Tổ đỉa và ghẻ nước: Chữa nhầm một ly, bệnh đi một dặm
Sự tương đồng về triệu chứng bệnh khiến nhiều người không khỏi băn khoăn: “Tổ đỉa và ghẻ nước là một bệnh hay hai bệnh?”. Trong khi những người tò mò tranh luận thì người bệnh lại thấy hoang mang, không biết mình nên làm gì. Để làm rõ vấn đề này, Sodermix mời quý độc giả cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Tổ đỉa và ghẻ nước là 2 bệnh khác biệt
Rất rõ ràng, tổ đỉa và ghẻ nước không phải cùng một bệnh. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa hai căn bệnh này qua nguyên nhân gây bệnh và khả năng lây nhiễm. Cụ thể:
Khác biệt trong nguyên nhân gây bệnh
Sự khác biệt đầu tiên giữa bệnh tổ đỉa và ghẻ nước là nguyên nhân gây bệnh, cụ thể:
- Bệnh ghẻ nước: Nguyên nhân gây bệnh là ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis (cái ghẻ). Chúng sống ký sinh trên da, đào hang và đẻ trứng và khiến bệnh nhân gặp phải hàng loạt các vấn đề về da liễu.
- Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa y học làm rõ. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra bệnh thường được khởi phát bởi: Yếu tố dị ứng, di truyền, môi trường ô nhiễm, môi trường ô nhiễm, stress, trầm cảm,…
Khác biệt trong khả năng lây nhiễm
Điểm bất đồng tiếp theo giữa hai bệnh ghẻ nước và tổ đỉa chính là khả năng lây bệnh:
- Bệnh tổ đỉa: Không lây nhiễm ngay cả khi người lành bệnh tiếp xúc trực tiếp với dịch từ vùng da bị tổ đỉa
- Bệnh ghẻ ngứa: Có lây. Cái ghẻ có thể di chuyển từ người bệnh sang người lành bệnh thông qua hoạt động tiếp xúc trực tiếp hay khi dùng chung vật dụng cá nhân
☛ Tham khảo thêm: Bệnh tổ đỉa là gì?
Làm thế nào để phân biệt được tổ đỉa và ghẻ nước?
Tổ đỉa và ghẻ nước khiến người bệnh dễ nhầm lẫn bởi nhiều triệu chứng tương đồng. Hầu hết bệnh nhân đều bị ngứa ngáy dữ dội và mọc mụn nước li ti. Tuy nhiên, chỉ cần quan sát kỹ, bạn hoàn toàn có thể phân biệt 2 bệnh lý này dựa trên những triệu chứng lâm sàng.
Phân biệt dấu hiệu bệnh tổ đỉa
Để xác định triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu mà mình đang gặp phải có phải do bệnh tổ đỉa hay không, bạn hãy xác nhận những biểu hiện dưới đây:
- Vị trí nổi mụn ngứa: Mụn và ngứa do tổ đỉa gây ra thường chỉ khu trú ở khu vực kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
- Hình thái mụn ngứa: Tổ đỉa gây mụn nước mọc rải rác hoặc thành đám, mảng. Mụn ẩn sâu dưới da, lớp da bọc nước dày, khó vỡ.
- Thời điểm ngứa: Bất cứ thời gian nào trong ngày, ngứa tăng lên khi người bệnh gãi nhiều.
- Sự lan rộng của mụn ngứa: Người bệnh gãi càng nhiều, cọ xát càng mạnh thì vùng da nổi mụn nước càng mở rộng.
- Sự phát triển của mụn nước: Mụn nước tổ đỉa có thể tự khỏi. Nếu không bị ngoại lực làm vỡ, mụn nước sẽ khô lại, teo biến và tạo nên lớp vảy sừng màu vàng. Sau một thời gian, lớp vảy sừng này bong ra để lộ nền da hồng, nhẵn và bờ da vằn vèo.
- Thời gian khởi phát triệu chứng: Thường vào mùa xuân hè trong giai đoạn giao mùa, độ ẩm môi trường cao.
- Biến chứng nhiễm trùng: Biểu hiện rõ ràng bởi các dấu hiệu: mụn chứa mủ, sưng tấy, đau nhức, nóng sốt toàn thân, nổi hạch ở cổ, nách, bẹn,…
Phân biệt triệu chứng ghẻ nước
Mụn ngứa do ghẻ nước cũng có những dấu hiệu đặc trưng riêng, gồm:
- Vị trí mụn ngứa: Xuất hiện ở khu vực cái ghẻ ký sinh và làm tổ, thường là các vùng da non như: kẽ ngón tay, kẽ ngón chân, đùi trong, thắt lưng, cơ quan sinh dục… Cá biệt ở trẻ 2 dưới 2 tuổi, mụn ngứa có thể xuất hiện ở toàn thân.
- Hình thái mụn ngứa: Mụn ngứa do ghẻ nước có hình tròn, tối ở xung quanh, mụn mọc nông và rải rác trên bề mặt da. Lớp da bọc nước mỏng, rất dễ vỡ. Quan sát kỹ có thể thấy những rãnh nhỏ dài khoảng 2 – 4mm.
- Thời điểm ngứa: Người bệnh ngứa dữ dội vào ban đêm, khi cái ghẻ đào hang để đẻ trứng.
- Sự lan rộng của mụn ngứa: Mụn ghẻ tự mở rộng sang vùng da lành khác theo vùng ký sinh của cái ghẻ.
- Sự phát triển của mụn nước: Mụn ngứa do ghẻ nước gây ra không tự khỏi nếu cái ghẻ vẫn ký sinh trên da. Nếu không có biện pháp điều trị can thiệp, vết thương do mụn nước vỡ có thể tiến triển nặng dẫn đến nhiễm trùng.
- Biến chứng nhiễm trùng: Người bệnh dễ dàng phát hiện thông qua dấu hiệu: Chảy mủ, viêm tấy, chốc hóa, viêm nang lông, viêm hạch.
Ghẻ nước và tổ đỉa: Bệnh nào nguy hiểm hơn?
Tổ đỉa và ghẻ nước gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ nhưng lại không gây nguy hiểm cho nếu được can thiệp kịp thời. Bệnh nhân chỉ thật sự bị đe dọa khi không điều trị tích cực dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Như vậy, không thể khẳng định bệnh nào nguy hiểm hơn. Thay vào đó, bệnh nhân cần điều trị sớm và đúng để tránh gặp phải những nguy cơ dưới đây:
- Sẹo vĩnh viễn: Là hậu quả do vùng da bệnh không được chăm sóc tốt dẫn đến nhiễm trùng, viêm, loét. Những ổ loét này khiến da tổn thương nặng nề và để lại hố sẹo lớn, sâu sau khi khỏi bệnh.
- Viêm mô tế bào: Thường xuất hiện khi da bị nhiễm trùng nặng. Ổ hoại tử tấn công đến lớp cuối cùng của da gây ra tổn thương trầm trọng. Nếu không được can thiệp điều trị nhanh chóng, người bệnh có nguy cơ cao gặp phải biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
- Nhiễm khuẩn huyết: Là biến chứng nặng nề nhất có thể xảy ra ở bệnh nhân tổ đỉa và ghẻ nước. Ổ loét ăn sâu vào mô, cơ làm tổn thương hệ thống mạch máu. Các loại vi khuẩn theo con đường này phân tán vào máu, di chuyển đến các cơ quan, gây bệnh và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.
- Biến dạng móng tay, móng chân: Chỉ gặp ở bệnh nhân tổ đỉa khi vết thương ở các kẽ móng tay, chân trở nên nặng nề và làm sưng viêm hệ bạch huyết. Móng chân, tay của người bệnh trở nên biến dạng, vặn vẹo ngay cả khi đã lành bệnh.
Tìm hiểu phương pháp điều trị tổ đỉa và ghẻ nước
Tổ đỉa và ghẻ nước là hai bệnh lý khác biệt. Vì vậy, mỗi bệnh đều có phác đồ điều trị riêng. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp kiểm soát tổ đỉa hoặc ghẻ nước, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây.
Điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả
Tổ đỉa là bệnh lý mãn tính, chưa rõ nguyên nhân và hay tái phát. Vậy nên, các phác đồ điều trị hiện nay đều hướng tới việc áp chế triệu chứng, giúp bệnh nhân có chất lượng sống tốt hơn.
Điều trị tổ đỉa bằng thuốc Tây
Dựa trên tình trạng mụn ngứa và triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê các thuốc sau:
- Dung dịch sát khuẩn nhẹ: Giúp làm sạch da, ngăn bội nhiễm. Thuốc được dùng thường là: Cồn BSI, xanh methylen, milian,…
- Thuốc mỡ chống viêm corticoid: Có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, ngăn tổ đỉa lan rộng. Thuốc được kê phổ biến là: Dermovate, Flucinar, Eumovate,…
- Thuốc kháng histamin: Dùng phổ biến là thuốc thế hệ I và thế hệ II, gồm các hoạt chất Chlorpheniramine và Loratadine.
- Thuốc kháng sinh: Thường là kháng sinh nhóm Beta-lactam để trị tụ cầu và liên cầu.
- Thuốc chống nấm: Phổ biến là các thuốc griseofulvin, ketoconazole và itraconazole.
Đông y điều trị tổ đỉa
Những vị thuốc Đông y từ lâu cũng được sử dụng để kiểm soát triệu chứng bệnh tổ đỉa. Một số phương pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng như:
- Đắp lá đào tươi: Lấy khoảng 50g lá đào tươi, rửa sạch rồi giã nát. Lấy thuốc đắp lên vùng da tổ đỉa khoảng 30 phút. Áp dụng cách này 2 lần/ ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.
- Xông khói thương truật: Bạn đốt vài miếng thương truật khô trên bếp than hoa. Khi khói từ dược liệu bốc lên thì bạn đưa vùng da tổ đỉa vào để xông đến khi khói tan thì dừng.
- Xoa bột rượu đại hoàng: Bạn dùng khoảng 15g bột địa hoàng gói trong vài sạch rồi tẩm với rượu trắng. Tiếp tục, lấy phần thuốc này xoa lên da sẽ thấy ngứa ngáy giảm nhanh.
☛ Tham khảo thêm: Mách các cách chữa tổ đỉa bằng dân gian
Điều trị ghẻ nước
Khác với tổ đỉa, ghẻ nước có nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Vì vậy, y học đã xây dựng thành công phác đồ đặc trị căn bệnh này từ lâu.
Điều trị bệnh ghẻ nước bằng thuốc Tây
Đa số người bệnh ghẻ nước chỉ cần sử dụng thuốc điều trị tại chỗ. Một số trường hợp ghẻ nước bị bội nhiễm thì cần kết hợp thêm thuốc điều trị toàn thân. Cụ thể:
- Thuốc bôi tại chỗ: Bệnh nhân có thể sử dụng những thuốc sau: D.E.P, Benzyl Benzoate 33%, Permethrin 5%, Lindane 1%, crotamiton 10%, thuốc mỡ lưu huỳnh,…
- Thuốc điều trị toàn thân: Gồm có thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin kết hợp với một số vitamin.
Điều trị ghẻ nước bằng Đông y
Bệnh ghẻ nước có thể được kiểm soát bởi thuốc Đông y. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh ghẻ hiệu quả:
- Bài thuốc 1: Sử dụng cao thuốc chế từ: 50g vỏ trắng cây xoan, 50g quả bồ kết và 100ml dầu vừng (dầu lạc). Bôi lên vùng da ghẻ 2 lần/ ngày.
- Bài thuốc 2: Cao thuốc chế từ: 20g rễ, lá, cành cây kiến cò, 20g rễ cây muồng trâu và 100ml rượu trắng 45 độ. Bôi lên vùng da ghẻ 2 lần/ ngày
- Bài thuốc 3: Cao thuốc chế từ: 50g hạt máu chó và 100ml dầu vừng (lạc). Bôi lên vùng da ghẻ 1 – 2 lần/ ngày.
Điều gì xảy ra nếu điều trị nhầm lẫn 2 bệnh?
“Chữa sai 1 ly, bệnh đi một dặm” là cách nói của nhiều chuyên gia khi nhắc đến thói quen “đoán mò” rồi tự điều trị bệnh của nhiều bệnh nhân.
Phân tích phác đồ thuốc điều trị tổ đỉa và ghẻ nước dễ dàng nhận ra những khác biệt rõ ràng. Trong khi thuốc điều trị ghẻ nước chủ yếu là nhóm thuốc sát khuẩn giúp tiêu diệt ký sinh trùng, ngăn nhiễm trùng thì thuốc điều trị tổ đỉa lại chứa khá nhiều nhóm khác nhau, đặc biệt là nhóm thuốc Corticoid.
Corticoid là nhóm thuốc chống viêm mạnh, giúp ức chế miễn dịch, giảm nhanh triệu chứng viêm và dị ứng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc không đúng cách, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ như: teo da, mỏng da, suy giảm miễn dịch. Và nếu dùng nhầm thuốc, một làn da yếu ớt sẽ là “món quà tuyệt vời” bạn dành tặng cho ký sinh trùng cái ghẻ.
Ngược lại, thuốc điều trị cái ghẻ không thể kiểm soát được bệnh tổ đỉa. Dùng thuốc sai sẽ kéo dài thời gian mắc bệnh làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Sodermix – Thấu hiểu làn da bị tổ đỉa và ghẻ nước
Có thể thấy được, tổ đỉa và ghẻ nước đều có một điểm chung là gây ra triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, cực kỳ khó chịu và bất tiện. Vậy nên, nhu cầu kiểm soát triệu chứng bệnh cũng cấp thiết không kém nhu cầu điều trị khỏi bệnh.
Một giải pháp giúp xua tan cơn ngứa ngáy, bảo vệ da cho bệnh nhân tổ đỉa và ghẻ nước được nhiều chuyên gia sử dụng là “Kem bôi Sodermix”. Đây là dòng kem thảo dược được nhập khẩu từ Pháp đã được kiểm chứng hiệu quả qua thử nghiệm lâm sàng.
Chiết xuất cà chua xanh trong Sodermix cung cấp Enzyme SOD giúp ức chế phản ứng viêm, phản ứng dị ứng. Nhờ đó, triệu chứng ngứa ngáy được kiểm soát nhanh chóng. Sodermix còn được bổ sung thêm thành phần tinh chất quả bơ giúp làm mềm da, dưỡng da, tăng khả năng tái tạo. Thành phần dầu khoáng tự nhiên giúp tạo nên lớp bảo vệ cho da, hạn chế bụi bẩn và vi khuẩn tấn công da gây bội nhiễm.
Qua các thử nghiệm lâm sàng, Sodermix cho thấy khả năng trì hoãn thời gian khởi phát cơn ngứa, giảm thời gian ngứa và giảm mức độ ngứa hiệu quả.
Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”
Lời kết
Bệnh tổ đỉa và ghẻ – Tưởng như 1 bệnh nhưng thực tế là 2 bệnh. Việc phân biệt chính xác quyết định trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh. Vậy nên, chúng tôi khuyên bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra chính xác, tránh tình trạng phán đoán sai dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Tài liệu tham khảo
- https://www.healthline.com/health/scabies#symptoms
- https://emedicine.medscape.com/article/1122527-overview
- https://benhvienquandan102.org/to-dia-va-ghe-nuoc-14771.html