Tổ đỉa tắm lá gì để mịn da hết ngứa?

“Tổ đỉa tắm lá gì cho mau khỏi?” là câu hỏi chúng tôi thường xuyên nhận được trong thời gian gần đây. Để làm rõ vấn đề này, Sodermix.vn xin dành riêng cho bạn bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

Lựa chọn lá tắm đúng chữa tổ đỉa?

Tổ đỉa là bệnh lý da liễu mãn tính, thường gặp ở nhiều người. Đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của các nốt mụn nước li ti mọc rải rác hoặc khu trú ở vùng da lòng bàn tay, lòng bàn chân và các ngón tay chân. Tổ đỉa khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là đau rát.

Lựa chọn lá tắm đúng chữa tổ đỉa? 1
Hình ảnh minh họa da bị bệnh tổ đỉa

Lựa chọn đúng các loại lá tắm giúp cải thiện tình trạng tổ đỉa một cách an toàn. Trong các loại lá tắm chữa bệnh tổ đỉa có chứa các hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa, đồng thời có thể làm giảm sự hình thành của các gốc tự do, từ đó khắc phục tình trạng ngứa ngáy, làm giảm mụn nước trên da hiệu quả. Không chỉ vậy, các loại lá tắm này cũng giúp thúc đẩy tái tạo, phục hồi tổn thương, mang lại cho người bệnh làn da mịn màng hơn.

☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh tổ đỉa nguyên nhân và điều trị!

Ưu nhược điểm khi dùng lá tắm chữa tổ đỉa

Giải pháp chữa tổ đỉa bằng lá tắm sẽ mang lại những ưu, nhược điểm nhất định. Cụ thể:

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu dễ kiếm, chi phí thấp
  • An toàn và lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng
  • Cách thực hiện đơn giản
  • Không gây phụ thuộc vào thuốc.

Nhược điểm:

  • Tác dụng chậm, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài
  • Không có tác dụng với các trường hợp bệnh nặng
  • Không được dùng khi xuất hiện tình trạng bội nhiễm trên da
  • Kết quả điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.

Tổ đỉa tắm lá gì?

Dưới đây là một số loại lá tắm thường được dùng trong điều trị tổ đỉa:

Lá trầu không

Lá trầu không 1
Lá trầu không có thể làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu

Lá trầu không có vị cay, tính ấm, là loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Chúng có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, chỉ khái và hạ khí. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, các hoạt chất trong lá trầu không như alkaloid, chavicol, eugenol, carvacrol,… có khả năng tiêu diệt và ức chế nhiều loại vi khuẩn. Chính vì vậy, lá trầu không thường được sử dụng để chữa các bệnh ngoài da, bao gồm cả tổ đỉa.

Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không, một ít đường phèn.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không
  • Vò nát lá trầu, cho vào ấm, đun sôi cùng 1 lít nước và một ít đường phèn
  • Chắt nước lá trầu không ra thau sạch, chờ nguội bớt rồi bắt đầu ngâm rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa
  • Sau khi ngâm xong, dùng khăn bông mềm thấm khô hết nước trên da.

Bạn nên áp dụng phương pháp này ít nhất 2-3 lần/tuần để thấy được hiệu quả.

Lá trầu không kết hợp cùng rau răm

Lá trầu không kết hợp cùng rau răm 1
Lá trầu không và rau răm có thể kết hợp cùng nhau để trị bệnh tổ đỉa

Rau răm có tính ấm, vị cay, mùi thơm, có công dụng tán hàn, ích trí, sát trùng, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị,… thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trong y học hiện đại cũng chỉ ra rằng các tinh dầu trong rau răm có thể kháng viêm, làm dịu da và giảm cảm giác ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa mang lại. Ngoài ra, hoạt chất trong rau răm cũng có thể hỗ trợ cải thiện tổn thương da hiệu quả.

Sử dụng rau răm, kết hợp cùng lá trầu không sẽ giúp người bệnh tổ đỉa cải thiện triệu chứng một cách nhanh chóng.

Cách 1:

Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không, một nắm rau răm, một ít muối hạt.

Thực hiện:

  • Rửa sạch, ngâm lá trầu không và rau răm cùng nước muối loãng, sau đó vớt ra, để ráo nước
  • Đun sôi khoảng 3 lít nước cùng một ít muối hạt
  • Khi nước sôi, cho lá trầu không và rau răm vào đun cùng, chờ nước lá sôi trong khoảng 5 phút
  • Chắt nước lá ra thau sạch, chờ nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa. Bạn có thể kết hợp chà nhẹ bã lá trầu không và rau răm lên da để tăng hiệu quả.

Để có thể cải thiện nhanh chóng các triệu chứng bệnh tổ đỉa, bạn nên áp dụng phương pháp này liên tục mỗi ngày từ 1-2 lần.

Cách 2:

Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không, một nắm rau răm, một ít muối hạt.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không và rau răm, ngâm nước muối loãng, sau đó vớt ra, để ráo nước
  • Vò nát lá trầu không, còn rau răm cho vào cối giã nát hoặc sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn
  • Đun 3 lít nước cùng một ít muối hạt, khi nước sôi cho lá trầu không vào, đun sôi thêm 5 phút
  • Chắt nước lá trầu không ra thau sạch, chờ nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da cần điều trị cho tới khi nước nguội hẳn
  • Tiếp đến, dùng lá rau răm đã giã nát đắp lên da, giữ nguyên trong 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Lá lốt

Lá lốt 1
Lá lốt thường được dân gian sử dụng chữa bệnh ngoài da

Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung, chỉ thống, trừ hàn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tinh dầu trong lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và tiêu viêm. Chính vì vậy, lá lốt thường được sử dụng để làm giảm tình trạng viêm ngứa trên da do các bệnh vảy nến, nổi mề đay, viêm da cơ địa và tổ đỉa.

Để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm của bệnh tổ đỉa, bạn có thể làm như sau:

Chuẩn bị: Một nắm lá lốt tươi, một ít muối hạt.

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá lốt, ngâm nước muối loãng để loại bỏ bớt vi khuẩn, tạp chất
  • Vò nát lá lốt rồi cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước sạch trong khoảng 5 phút
  • Chắt nước lá lốt ra thau sạch, pha thêm nước nguội cho vừa đủ ấm rồi dùng ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát lá lốt tươi và đắp lên vùng da bị bệnh, để trong khoảng 10 phút và rửa sạch lại với nước. Tinh dầu từ lá lốt sẽ thấm qua da, hỗ trợ chữa thành tổn thương một cách tối ưu.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Lá đào

Lá đào 1
Lá đào có khả năng giảm ngứa do tổ đỉa khá hiệu quả

Lá đào có khả năng kháng khuẩn, chống dị ứng và giảm viêm, thường được áp dụng để trị mẩn ngứa, rôm sảy và tổ đỉa.

Chuẩn bị: Một nắm lá đào tươi, một ít muối hạt

Thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm lá đào tươi với nước muối loãng
  • Vò nát lá đào rồi cho vào nồi đun sôi cùng nước sạch
  • Chắt nước lá đào ra thau, hòa thêm nước lạnh cho vừa đủ ấm, tiến hành ngâm rửa vùng da cần điều trị.

Lá khế

Lá khế 1
Lá khế có khả năng kháng histamin, giúp giảm ngứa ngoài da do tổ đỉa hiệu quả

Theo dân gian, lá khế có tính mát và có khả năng sát khuẩn cao nên thường được dùng để chữa trị các chứng bệnh da liễu, bao gồm cả bệnh tổ đỉa.

Bạn có thể sử dụng lá khế để trị tổ đỉa với cách đơn giản sau:

Chuẩn bị: Một nắm lá khế, một ít muối hạt

Thực hiện:

  • Rửa sạch lá khế, để ráo nước
  • Vò nát lá khế, cho vào nồi đun sôi cùng 1,5-2 lít nước sạch, trong lúc đun, thêm vào một ít muối hạt
  • Chắt nước lá khế đã đun sôi ra thau sạch, chờ nước nguội bớt rồi tiến hành ngâm, rửa vùng da bị tổ đỉa.

Trong khi ngâm, bạn có thể dùng bã lá khế chà nhẹ lên vùng da bị bệnh để hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng.

Lưu ý khi dùng lá tắm chữa tổ đỉa

Khi dùng lá tắm chữa tổ đỉa, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chữa tổ đỉa bằng lá tắm chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Ngoài ra, phương pháp này thường mang lại hiệu quả chậm, nên bạn cần thật sự kiên trì để nhận thấy sự cải thiện.
  • Không sử dụng các loại lá tắm kể trên nếu trên da xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Không gãi cào vùng da tổn thương, luôn giữ da sạch sẽ, khô thoáng để tránh bệnh nặng thêm và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa. Nếu buộc phải tiếp xúc, bạn nên đeo găng tay và sử dụng đồ bảo hộ cần thiết.
  • Thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya. Tránh xa rượu bia và các chất kích thích.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, kẽm,… và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Tránh ăn các thực phẩm có khả năng gây kích ứng như tôm, cua, ghẹ, đậu phộng, đồ ăn cay nóng,…
  • Uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, đồng thời hỗ trợ đào thải độc tố, cải thiện tổn thương da.
Chữa bệnh tổ đỉa bằng cách sử dụng các loại lá tắm chỉ là giải pháp mang tính kết hợp, tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và phối hợp điều trị. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp các sản phẩm kem bôi chuyên biệt từ thảo dược để giảm ngứa và cải thiện triệu chứng an toàn, nhanh chóng.

Đánh bay triệu chứng tổ đỉa với kem bôi Sodermix

Kem bôi Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ pháp với thành phần 100% tự nhiên, hoàn toàn không chứa Corticoid sẽ là lựa chọn hàng đầu giúp người bệnh tổ đỉa đẩy lùi các triệu chứng.

Đánh bay triệu chứng tổ đỉa với kem bôi Sodermix 1

Sodermix là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thế giới giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) từ chiết xuất trái cà chua xanh châu Âu. SOD là chất chống oxy hóa đặc hiệu, mạnh nhất trong cơ thể, có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống lại tình trạng viêm nhiễm, từ đó cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa như ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nước trên da một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, kem bôi Sodermix còn chứa dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm và dịu da, hỗ trợ tái tạo tổn thương da, nhanh chóng trả lại cho bạn làn da khỏe mạnh, mịn màng.

Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, bạn có thể xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY

Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY

Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 6225 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tổ đỉa là bệnh da liễu mãn tính với các triệu chứng dai dẳng và rất dễ tái phát. Do đó, nếu chỉ áp dụng các mẹo dân gian như sử dụng lá tắm sẽ không thể kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh. Tốt nhất, bạn vẫn nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị đúng cách, hạn chế nguy cơ tái phát.

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...