Bé bị chàm sữa ở mặt mẹ đừng lo với mẹo này!

Bé bị chàm sữa ở mặt không còn là tình trạng xa lạ với nhiều bậc cha mẹ. Hiện tượng mẩn ngứa, đau rát khiến trẻ quấy khóc, chán ăn, ngủ kém,… làm cho các mẹ đứng ngồi không yên. Nếu mẹ muốn giải quyết vấn đề này đừng bỏ qua các mẹo trong bài viết dưới đây.

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là giai đoạn đầu của bệnh chàm thể tạng, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  Đây là bệnh lý da liễu mãn tính, có tính chất dai dẳng, rất dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm.

Thông thường bệnh có thể tự khỏi khi trẻ được 2-4 tuổi. Tuy nhiên, nếu sau 4 tuổi mà tình trạng chàm sữa vẫn chưa được chữa khỏi thì các triệu chứng của bệnh sẽ tái phát liên tục, tiến triển thành chàm thể tạng.

Chàm sữa ở mặt là tình trạng xuất hiện các nốt ban đỏ li ti, mọc thành từng đám trên da mặt của bé, khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc,…

Chàm sữa là gì? 1
Chàm sữa là một bệnh viêm da mãn tính khiến da bị khô,  bong tróc và ngứa đỏ

☛ Tìm hiểu chi tiết: Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ – điều mẹ phải biết!

Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa ở mặt

Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được căn nguyên chính xác gây ra chàm sữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, căn bệnh này có thể khởi phát bởi rất nhiều nguyên nhân:

  • Di truyền: Nếu bố, mẹ có tiền sử mắc các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm hoặc bệnh hen suyễn,… thì khả năng con mắc chàm sữa có thể lên tới 40%.
  • Cơ địa: Những trẻ có cơ địa dị ứng có khả năng mắc chàm sữa cao hơn những trẻ khác.
  • Yếu tố môi trường: Các tác nhân gây hại từ môi trường như côn trùng, lông động vật, phấn hoa, khói bụi, thời tiết hanh khô,… cũng có thể gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ.
  • Chế độ ăn của mẹ: Sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Do đó, nếu mẹ ăn quá nhiều đạm, hải sản hoặc đồ tanh có thể khiến bé bị chàm sữa.
  • Dị ứng thực phẩm: Một số loại sữa bột có nguồn gốc từ sữa bò cũng có thể khiến da bé bị kích ứng. Ngoài ra, khi bé đến độ tuổi ăn dặm, các món ăn như hải sản, trứng cũng có thể gây nên tình trạng chàm sữa ở mặt.
  • Vệ sinh da kém: Vệ sinh mặt da kém cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa ở mặt. Bên cạnh đó, một số loại dầu gội, sữa tắm cũng khiến da bé bị kích ứng và gây bệnh.
  • Ra nhiều mô hôi: Một số trẻ thường xuyên bị ra mồ hôi tại vùng trán, sau đó chảy xuống lông mày và má. Tình trạng ẩm rồi khô liên tục khiến da mất cân bằng, dễ kích ứng và làm xuất hiện các dấu hiệu chàm sữa ở mặt.

Bé bị chàm sữa ở mặt có những triệu chứng gì?

Những triệu chứng thường gặp khi bé bị chàm sữa ở mặt bao gồm:

  • Da bị mẩn đỏ: Mặt của bé xuất hiện những mảng da đỏ, có những vảy nhỏ, sờ vào sẽ có cảm giác thô ráp. Trên vùng da hư tổn có thể xuất hiện một vài chấm trắng nhỏ li ti.
  • Xuất hiện mụn nước: Các chấm trắng li ti nhanh chóng phát triển thành mụn nước nhỏ, khiến trẻ bị ngứa ngáy dữ dội. Đôi khi các mụn nước này có thể tự gom lại thành bọng nước có kích thước lớn hơn. Các mụn nước có thể tự vỡ hoặc do trẻ gãi, cào, cọ xát làm vỡ.
  • Da khô, đóng vảy, bong tróc: Một thời gian sau khi mụn nước bị vỡ, da bắt đầu khô lại, đóng thành các lớp vảy tiết dày, sau đó nhanh chóng nứt nẻ, bong tróc, một số có thể rỉ máu và có nguy cơ hình thành sẹo sau này.
  • Ngứa ngáy, khó chịu: Bé luôn cảm thấy ngứa ngáy, thường xuyên muốn chạm vào vùng da bị bệnh, kèm theo các biểu hiện bứt rứt, quấy khóc, chán ăn, ngủ kém,…

Bên cạnh những triệu chứng kể trên, một vài trường hợp trẻ có thể gặp phải các biểu hiện như viêm mũi, ho, sốt, khó thở,…

☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu hàm chi tiết giúp nhận biết từng thể!

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt giúp mẹ dễ nhận biết

Tình trạng chàm sữa ở mặt của bé có thể xuất hiện tại những vị trí như:

Hai bên má: Chàm sữa ở má của trẻ thường xuất hiện đối xứng tại 2 bên má, ít trường hợp chỉ xuất hiện tại một bên. Chàm sữa khiến hai bầu má của bé đỏ ửng, da khô, nứt nẻ, thô ráp, có các vảy nhỏ li ti, xuất hiện những nốt mụn nước mọc rải rác thành từng đám.

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt giúp mẹ dễ nhận biết 1
Hình ảnh chàm sữa ở hai bên má của trẻ

Trên trán và hai bên lông mày: Trán và lông mày của bé sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ và mụn nước, chúng làm bé bị ngứa ngáy, thường xuyên đưa tay lên dụi, gãi. Sau khi mụn nước vỡ, đóng vảy và bong tróc, bé có thể bị rụng lông mày.

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt giúp mẹ dễ nhận biết 2
Chàm sữa trên trán  và lông mày của trẻ

Chàm sữa quanh miệng hoặc cằm: Vùng da quanh miệng, cằm của trẻ, đặc biệt là khóe miệng sẽ xuất hiện chi chít các mảng đỏ. Chàm sữa quanh miệng thường lâu lành bởi vùng da này có thể thường xuyên dính phải đồ ăn hoặc dãi của trẻ.

Hình ảnh bé bị chàm sữa ở mặt giúp mẹ dễ nhận biết 3
Hình ảnh bé bị chàm sữa quanh miệng và cằm

Các mẹo giải quyết chàm sữa ở mặt bé

Để giải quyết chàm sữa trên mặt bé một cách hiệu quả, mẹ cần chú trọng đến các vấn đề như: kiểm soát tình trạng viêm cung cấp đủ độ ẩm cho da của bé, đồng thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ (khi đến tuổi ăn dặm) và quan tâm đến dinh dưỡng của mẹ (nếu trẻ vẫn bú mẹ, đặc biệt khi con dưới 6 tháng tuổi).

Dưới đây là một số mẹo dân gian được đánh giá khá cao trong việc “giải quyết” tình trạng chàm sữa ở mặt cho trẻ:

Sử dụng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa 1

Trong dầu dừa có chứa tới 50% acid lauric, giúp kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn tích tụ trên bề mặt da. Ngoài ra, dầu dừa cũng có khả năng chống oxy hóa cao, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm loét trên da. Bên cạnh đó, hàm lượng cao vitamin E trong dầu dừa cũng sẽ giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, giúp da bé trở nên mềm mại, mịn màng hơn.

Cách sử dụng dầu dừa trị chàm sữa trên mặt cho bé rất đơn giản, mẹ chỉ cần vệ sinh vùng da bị bệnh cho bé thật sạch, sau đó lấy một lượng dầu vừa đủ ra lòng bàn tay rồi thoa lên vùng da mặt bị chàm sữa của trẻ. Sau đó kết hợp mát-xa nhẹ nhàng để tinh chất trong dầu dừa thấm vào da.

Mẹ nên thoa dầu dừa cho bé 2 lần/ngày, liên tục trong khoảng 2-3 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

☛ Tham khảo thêm: Chàm sữa bôi dầu dừa có hiệu quả?

Dùng lá trà xanh

Dùng lá trà xanh 1

Trong dân gian lá trà xanh thường được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có tình trạng chàm sữa ở mặt của trẻ. Lá trà xanh có đặc tính kháng khuẩn chống viêm, cùng hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi sự tấn công từ các tác nhân gây hại từ môi trường. Đồng thời, hoạt chất Theanine được tìm thấy trong lá trà xanh sẽ giúp cung cấp độ ẩm, cải thiện tình trạng da khô, mẩn đỏ hiệu quả.

Chuẩn bị: Lá trà xanh tươi, một ít muối hạt

Thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm lá trà xanh với nước muối loãng để loại bỏ bớt vi khuẩn, tạp chất, sau đó vớt ra, để ráo.
  • Cho lá trà xanh vào nồi đun cùng một lượng nước sạch vừa phải.
  • Chắt nước lá trà xanh ra thau sạch, chờ nguội bớt rồi dùng vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho trẻ.

Dùng lá trầu không

Dùng lá trầu không 1

Lá trầu không có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa, mang đến khả năng sát khuẩn sát trùng và giảm viêm hiệu quả. Cùng với đó, hoạt chất Phenol và các vitamin trong lá trầu cũng giúp hỗ trợ phục hồi những tổn thương trên da một cách nhanh chóng.

Bạn có thể áp dụng mẹo chữa chàm sữa ở mặt cho trẻ bằng lá trầu không như sau:

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không, một ít muối hạt

Thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm lá trầu không với nước muối loãng để loại bỏ bớt vi khuẩn, tạp chất. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn lá trầu không để lấy được nhiều tinh dầu.
  • Vệ sinh vùng da bị bệnh của bé bằng nước ấm sạch, sau đó dùng khăn mềm thấm khô.
  • Đắp trực tiếp lá trầu đã được giã nát lên da bé, mát-xa nhẹ nhàng trong khoảng 20 phút, sau đó để yên trong khoảng 10 phút.
  • Loại bỏ bã trầu không và rửa lại da bé với nước ấm sạch.
  • Bạn nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày 1 lần để thấy được hiệu quả.
Các mẹo dân gian thường an toàn, lành tính nhưng chỉ là biện pháp kết hợp, đem đến hiệu quả chậm và chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Tốt nhất, hãy đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Tuyệt đối không thực hiện các phương pháp kể trên nếu trên da bé có vết thương hở hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.

Chăm sóc da khi bé bị chàm sữa ở mặt

Các loại kem này có tác dụng ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da, cung cấp độ ẩm cho da giúp da không bị khô

Nếu mẹ muốn cải thiện các dấu hiệu bệnh chàm sữa ở mặt của bé một cách nhanh chóng, hạn chế nguy cơ tái phát thì cách chăm sóc làn da của bé cũng là vấn đề mẹ cần quan tâm.

  • Canh chừng, tránh để bé gãi cào vùng da bị tổn thương.
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với các yếu tố có thể gây bệnh như: lông động vật, khói bụi, xà phòng,… Nên thường xuyên vệ sinh không gian sống.
  • Chỉ nên sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ, “thân thiện” với làn da của trẻ.
  • Giữ vệ sinh cơ thể cho bé thật sạch sẽ, đặc biệt là vùng mặt, mẹ nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để hạn chế bé tự gây tổn thương da.
  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, lành tính và phù hợp với làn da của bé 2 lần/ngày. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra loại kem thích hợp nhất.
  • Tránh cho bé sử dụng quần áo có chất liệu len dạ vì chúng có thể khiến da bé bị kích ứng. Ưu tiên lựa chọn những trang phục mềm mại, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.

☛ Tham khảo thêm tại: Có nên dùng kem dưỡng ẩm cho bé bị chàm?

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị chàm sữa ở mặt

Chế độ dinh dưỡng cho bé bị chàm sữa ở mặt 1

Chế độ dinh dưỡng cũng có thể tác động đến làn da nhạy cảm của trẻ. Khi bé bị chàm sữa ở mặt, mẹ cần lưu ý một số vấn đề về dinh dưỡng như sau:

Với trẻ trong độ tuổi ăn dặm: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý cho trẻ, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế cho bé ăn những thực phẩm dễ kích ứng như tôm, cua, ghẹ, trứng, sữa bò,…

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ghi lại nhật ký ăn dặm của bé, nếu một vài ngày sau khi ăn món ăn “lạ” nào đó mà các triệu chứng chàm sữa trở nên nghiêm trọng hơn, tốt nhất lần sau mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng lại thực phẩm này.

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Nên cho bé bú mẹ hoàn toàn. Đặc biệt, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bé có thể hấp thu được nguồn dưỡng chất tốt nhất, nâng cao sức đề kháng.

Trong thời gian này, mẹ cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm có thể khiến bé bị kích ứng như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hải sản có nhiều chất tanh (tôm, cua, ghẹ,…), đậu nành, đậu phộng, trứng, sữa bò,…

Sodermix – giải pháp tối ưu cho các bé bị chàm sữa ở mặt

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp chữa chàm sữa ở mặt cho bé hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn, lành tính thì Sodermix chính là sự lựa chọn sáng suốt.

Sodermix - giải pháp tối ưu cho các bé bị chàm sữa ở mặt 1

Sodermix là dòng kem bôi chuyên biệt dành cho các trường hợp chàm ngứa, viêm da cơ địa, á sừng,… Sản phẩm có thành phần 100% tự nhiên, hoàn toàn KHÔNG CHỨA CORTICOID, đặc biệt an toàn với làn da mỏng manh, non nớt của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Kem bôi Sodermix có chứa thành phần Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. SOD là một loại enzyme chống oxy hóa đặc hiệu mạnh nhất trong cơ thể, có tác dụng kiểm soát và chặn đứng cảm giác ngứa, đồng thời làm giảm nhanh các triệu chứng viêm, mẩn đỏ của bệnh chàm sữa.

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng được bổ sung dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm, làm dịu và mềm da, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da diễn ra nhanh hơn, mau chóng lấy lại cho bé làn da mềm mại, mịn màng.

Sodermix - giải pháp tối ưu cho các bé bị chàm sữa ở mặt 2

Sodermix hiện đã được phân phối tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY

Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích được cho mẹ. Khi bé bị chàm sữa ở mặt, mẹ không nên quá lo lắng, hãy đưa trẻ đi khám và áp dụng các biện pháp chăm sóc, cải thiện hợp lý để bé luôn có làn da khỏe mạnh.

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...