Tổ đỉa có tự khỏi được không? Kiểm soát bệnh bằng cách nào?

Tổ đỉa là một bệnh da liễu khá phổ biến, thường xuất hiện ở khu vực bàn tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân,… Bệnh gây nhiều khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người mắc. Chính vì vậy mà câu hỏi “tổ đỉa có tự khỏi được không?” được rất nhiều người quan tâm. Giải đáp cho vấn đề này, các bạn cùng theo dõi thông tin dưới đây.

Tổ đỉa có tự khỏi được không? Kiểm soát bệnh bằng cách nào? 1

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là chàm tổ đỉa, là một thể đặc biệt của bệnh chàm – Eczema với các tổn thương da thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân. Đây là một bệnh da liễu có tiến triển mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách có thể gây những tổn thương ảnh hưởng đến cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh.

Về nguyên nhân gây tổ đỉa thì vẫn chưa được xác định rõ ràng, chỉ biết bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền. Ngoài ra, có rất nhiều yếu tố có thể khiến tổ đỉa bùng phát, có thể phân loại thành 2 nhóm chính sau:

  • Yếu tố nội sinh: Rối loạn thần kinh giao cảm khiến tay chân ra nhiều mồ hôi, biến chứng của nấm kẽ tay, kẽ chân,…
  • Yếu tố ngoại sinh: Tiếp xúc với hóa chất, xăng dầu, xi măng, bùn đất, nguồn nước bẩn, thời tiết thay đổi,…

Triệu chứng phổ biến khi mắc tổ đỉa đó là lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân hoặc ngón chân xuất hiện các mụn nước mọc thành chùm, nằm sâu dưới da, khiến bề mặt da trở nên sần sùi. Những mụn nước này thường không tự vỡ, sau một thời gian chúng sẽ tự xẹp, vùng da tổn thương sẽ bong tróc mạnh, để lộ lớp da bên dưới màu hồng với những đường viền ngoằn ngoèo.

Tổ đỉa không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lại rất dễ tái phát, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp không được chăm sóc đúng cách, cào gãi nhiều, tổ đỉa có thể dẫn đến những biến chứng như nhiễm trùng da, biến dạng móng, để lại sẹo xấu, gây tâm lý tự ti cho người mắc.

Xem chi tiết: Bệnh tổ đỉa – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? 1

Về câu hỏi bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? Các chuyên gia da liễu giải đáp như sau:

Bệnh tổ đỉa thường bùng phát mạnh vào khoảng thời gian xuân hè và sau khoảng thời gian 2-4 tuần, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhiều, các mụn nước có xu hướng tự tiêu, để lại lớp vảy vàng. Lớp vảy này bong hết sẽ trả lại nền da có màu hồng, căng bóng.

Tuy tổ đỉa có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng trong giai đoạn bùng phát, các triệu chứng của bệnh gây nhiều khó chịu, cản trở đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người mắc. Thậm chí, nếu các tổn thương da không được chăm sóc đúng cách còn dẫn đến bội nhiễm, tụ mủ, đau nhức. Vì thế, các bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh điều trị tổ đỉa trong giai đoạn bùng phát mạnh nhằm cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục da.

Mặt khác, dù có thể tự khỏi nhưng tổ đỉa lại rất dễ tái phát. Do đó, người bệnh cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp, ngăn chặn bệnh quay trở lại.

Kiểm soát bệnh tổ đỉa như thế nào hiệu quả?

Để kiểm soát các triệu chứng bệnh tổ đỉa hiệu quả, cải thiện các tổn thương da, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại, người bệnh có thể tham khảo, áp dụng các biện pháp sau:

Tránh xa các yếu tố nguy cơ

Để kiểm soát triệu chứng, không để tổ đỉa tiến triển theo chiều hướng xấu, hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần tránh xa khỏi các yếu tố nguy cơ. Cụ thể gồm:

Tránh tiếp xúc hóa chất: Người bệnh nên tránh tiếp xúc với các loại hóa chất như xà phòng, thuốc tẩy, dầu khoáng, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu, nước bẩn,… Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc thì nên dùng đồ bảo hộ như găng tay, ủng, quần áo bảo hộ,…

Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng da do nấm: Nấm kẽ tay, kẽ chân là một trong những yếu tố khiến tổ đỉa bùng phát, vì vậy người bệnh nên chủ động phòng và điều trị triệt để chứng bệnh này.

Không ăn uống các loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Nước uống chứa niken, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như nhộng tằm, thịt bò, hải sản,… có thể kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamine vào da gây các triệu chứng tổ đỉa. Vì vậy, người bệnh cần tránh xa các loại đồ uống và thực phẩm này.

Hạn chế các hoạt động cơ học gây ảnh hưởng không tốt: Việc cào gãi, ma sát, đè nén,… sẽ kích thích tổ đỉa bùng phát hoặc chuyển biến nặng hơn nên người bệnh cần hạn chế tối đa các hành động này.

Điều trị y tế

Điều trị y tế 1

Can thiệp y tế giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng bệnh, thúc đẩy phục hồi các tổn thương da, hạn chế tối đa biến chứng. Với bệnh tổ đỉa, điều trị y tế chủ yếu là sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Tùy thuộc vào đối tượng cũng như nguyên nhân và mức độ phát triển của bệnh, các bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc phổ biến gồm:

  • Dung dịch sát trùng: Sử dụng khi tổ đỉa mới khởi phát, các tổn thương mới chỉ là các mụn nước đơn thuần. Dung dịch này có tác dụng sát trùng, làm khô các tổn thương, ngăn ngừa bội nhiễm. Các loại được kể đến như dụng dịch Bạc Nitrat, Cồn BSI 1-3%, Hồ nước,…
  • Thuốc mỡ chứa corticoid: Giúp giảm viêm và ngứa ngáy, giữ ẩm cho da. Các loại gồm Flucinar, Dermovate, Eumovate,… Ngoài ra còn có các loại thuốc bôi chứa corticoid kết hợp với kháng sinh sử dụng khi tổ đỉa có xuất hiện bội nhiễm.
  • Thuốc chống nấm: Dùng trong trường hợp nguyên nhân gây tổ đỉa là do các vi nấm (nấm kẽ). Thuốc giúp ức chế tác hại của nấm men, giảm các tổn thương da.
  • Thuốc kháng histamin: Giúp giảm triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy dữ dội do tổ đỉa gây ra. Các loại thường dùng như: Clorpheniramine, Cetirizine, Loratadin,…
  • Thuốc kháng sinh: Có tác dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng, thường dùng khi tổn thương do tổ đỉa bị nhiễm trùng.
  • Thuốc điều trị rối loạn thần kinh giao cảm: Dùng trong trường hợp tổ đỉa do người bệnh bị stress, ra nhiều mồ hôi tay, chân vì thần kinh giao cảm bị rối loạn.

Việc sử dụng thuốc Tây trị tổ đỉa tuy hiệu quả nhanh, cải thiện triệu chứng tốt nhưng lại khiến bệnh dễ tái phát, người bệnh thường phải phụ thuộc vào thuốc nhiều. Chưa kể, thuốc Tây còn gây nhiều tác dụng phụ, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu người bệnh lạm dụng.

Vì thế, ngoài sử dụng thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo nhiều cách trị tổ đỉa khác như: dùng sản phẩm chiết xuất tự nhiên, áp dụng liệu pháp ánh sáng, dùng thuốc Đông y, mẹo dân gian,…

Sử dụng sản phẩm thành phần tự nhiên – Sodermix Cream

Như đã nói ở trên, điều trị tổ đỉa bằng thuốc tây sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nguy cơ tái phát bệnh cao. Còn nếu áp dụng liệu pháp ánh sáng thì dễ bị ung thư da, uống thuốc Đông y thì cần nhiều thời gian mới thấy được tác dụng, các mẹo dân gian chỉ phù hợp với bệnh lúc nhẹ.

Vậy giải pháp nào vừa giúp kiểm soát bệnh nhanh chóng vừa an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng? Đó chính là Sodermix – kem bôi nhập khẩu từ Pháp, giúp nhanh chóng đánh bay các triệu chứng khó chịu của tổ đỉa, tăng cường dưỡng ẩm, phục hồi da tối ưu.

Sử dụng sản phẩm thành phần tự nhiên - Sodermix Cream 1

Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, có tác dụng phân giải các gốc tự do mạnh mẽ, từ đó ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, nổi mẩn, nổi mụn nước,… mà tổ đỉa gây ra.

Không những vậy, thành phần dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên khác có trong Sodermix còn giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, cải thiện tình trạng bong tróc, phục hồi da nhanh chóng.

Một điều đặc biệt khác, Sodermix hoàn toàn không chứa corticoid nên cực kỳ an toàn, người bệnh có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ. Các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ mang thai cũng hoàn toàn sử dụng được sản phẩm.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Nâng cao sức khỏe tổng thể

Căn nguyên gây bệnh tổ đỉa có liên quan đến yếu tố cơ địa và hệ miễn dịch. Khi sức khỏe suy yếu, hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố kích thích xâm nhập, làm giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, từ đó gây bùng phát các triệu chứng tổ đỉa.

Nâng cao sức khỏe tổng thể 1

Vậy nên, muốn các triệu chứng tổ đỉa không tiến triển, hạn chế bệnh tái phát, người bệnh nên cải thiện sức khỏe tổng thể, nâng cao hệ miễn dịch bằng lối sống lành mạnh, khoa học. Cụ thể như sau:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất.
  • Hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, thực phẩm đóng hộp, nhiều chất bảo quản,…
  • Luôn ngủ đủ giấc mỗi ngày, nên ngủ trước 23h và đảm bảo giấc ngủ kéo dài 7h/ngày.
  • Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh lao động quá sức, căng thẳng kéo dài.
  • Tập thể dục thường xuyên, có thể bắt đầu bằng các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…
  • Tránh xa các loại thức uống chứa cồn và chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà đặc,…
  • Nên bỏ thói quen xấu như hút thuốc, dùng chất kích thích.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Tổ đỉa có tự khỏi được không?” cùng với một số cách kiểm soát bệnh hiệu quả. Hi vọng qua đây, các bạn đã có thêm phần nào kiến thức giúp chăm sóc sức khỏe làn da của bản thân và gia đình tốt hơn.

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...