Tổ đỉa có đau không? - Giải đáp chính xác!

“Tổ đỉa có đau không?” là nghi vấn được nhiều người đưa ra khi đứng trước nguy cơ phải “chung sống” với căn bệnh này. Cùng với đó, những lời đồn thổi, truyền tai nhau về sự đáng sợ của bệnh tổ đỉa khiến người mắc càng trở nên lo lắng. Vậy, chứng bệnh này có thật sự “khủng khiếp” như vậy? – Đáp án được chúng tôi trình bày trong nội dung dưới đây.

Trước khi giải đáp câu hỏi “tổ đỉa có đau không?”, bạn cần nắm được những thông tin bệnh lý cơ bản. Phần nội dung này giúp bạn hiểu được tình trạng của mình, dễ dàng chọn lọc được kiến thức hữu ích và tránh bị “lừa gạt” khi tiếp cận với những luồng thông tin được thổi phồng.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa – Tên tiếng anh là Dyshidrotic eczema ( hay pompholyx) là một loại bệnh chàm da. Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng mụn nước ngứa dữ dội phát triển trên các kẽ ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Mụn nước trong bệnh tổ đỉa thường có đường kính từ 1 – 2 mm, mọc rải rác hoặc tập trung từng đám ở phía sâu dưới da.

Bệnh tổ đỉa là gì? 1
Bệnh tổ đỉa xuất hiện ở khu vực bàn tay và chân

Dựa trên mức độ tổn thương trên da mà bệnh tổ đỉa được chia thành 4 thể bệnh gồm:

  • Thể đơn giản: Đây là thể bệnh phổ biến và nhẹ nhất. Thể bệnh này chỉ khiến da tổn thương ở mức độ nhẹ và vừa.
  • Thể nhiễm khuẩn: Thể bệnh này bao gồm những trường hợp bị viêm, nhiễm trùng tại vùng da bị tổ đỉa.
  • Thể bọng nước: Chỉ những trường hợp có bọng nước to xuất hiện trên da gây tổn thương nặng.
  • Thể khô: Đây là thể “tổ đỉa đặc biệt” với tình trạng đỏ rát, tróc vảy mà không có mụn nước dưới da.

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh tổ đỉa hiện vẫn chưa được y học xác định. Tuy nhiên, khá nhiều yếu tố liên quan đến sự khởi phát bệnh tổ đỉa được biết đến, như: di truyền, cơ địa dị ứng, sống trong môi trường ô nhiễm, mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch….

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh tổ đỉa. Những phác đồ điều trị hiện tại đều hướng tới việc kiểm soát nguyên nhân, giảm triệu chứng để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

☛ Chi tiết hơn đọc tại bài viết: Bệnh tổ đỉa – nguyên nhân triệu chứng và giải pháp!

Tổ đỉa có đau không? – “Giải mã” cơn đau trong bệnh tổ đỉa.

Đáp án của câu hỏi “tổ đỉa có đau không?” là: Có đau. Ngoài triệu chứng ngứa thì đau cũng là dấu hiệu thường gặp của người mắc tổ đỉa. Tuy nhiên, đau trong bệnh tổ đỉa không quá đáng sợ. Bệnh tổ đỉa gây ra cảm giác đau tiến triển ở mức độ khác nhau. Cụ thể mức độ đau trong từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn khởi phát

Trên da xuất hiện tình trạng nóng ran, đỏ và đau nhẹ. Soi kỹ dưới da thấy xuất hiện các sẩn như hạt gạo. Lúc này, triệu chứng đau rất mờ nhạt nên hầu hết người bệnh không để ý.

Giai đoạn khởi phát 1
Mụn nước mọc dày đặc có thể gây đau, cộm và khó chịu khi cử động

Giai đoạn nổi mụn nước

Người bệnh ngứa nhiều hơn, càng gãi thì càng ngứa dữ dội và mụn nước nổi lên càng nhiều. Ở những vị trí mụn nước nổi lên dày đặc, người bệnh xuất hiện cảm giác đau tức khi co duỗi ngón tay, ngón chân, khi gập bàn tay hay khi đi lại. Triệu chứng đau ở giai đoạn này rõ ràng hơn nhưng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến hoạt động của bệnh nhân.

Giai đoạn mụn nước vỡ

Mụn nước có thể vỡ do bị gãi, chà xát mạnh và để lộ ra vết thương hở. Tại vị trí vết thương, đau đớn xuất hiện rõ rệt khi người bệnh chạm vào hay tiếp xúc với bất kỳ thứ gì. Đau do mụn nước vỡ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.

Giai đoạn nhiễm trùng

Không phải tất cả người bệnh đều trải qua giai đoạn này. Nhiễm trùng chỉ xuất hiện khi vết thương do mụn nước vỡ bị vi trùng xâm nhập. Lúc này, miệng vết thương tấy đỏ, sưng, chảy mủ tạo nên những ổ viêm, loét nghiêm trọng. Đau trong tổ đỉa bội nhiễm nặng nề và đáng sợ. Việc điều trị bệnh cần có sự giám sát của bác sĩ và hỗ trợ từ nhân viên y tế.

Giai đoạn nhiễm trùng 1
Các mụn tổ đỉa chứa đầy mủ bên trong

Giai đoạn lành bệnh

Vết tổn thương trên da bắt đầu đóng vảy và lành lại. Triệu chứng đau cũng giảm dần đi. Sau cùng, lớp da non nhẵn bóng được hình thành và triệu chứng đau biến mất hoàn toàn.

Các bác sĩ cho biết, đau không phải là triệu chứng đặc trưng của bệnh tổ đỉa. Ở những bệnh nhân không nhiễm khuẩn, sự bất tiện lớn nhất đến từ cảm giác ngứa ngáy dữ dội và bề mặt da sần sùi mụn nước.Tuy nhiên, đau do tổ đỉa lại gây cản trở khá nhiều trong sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, bệnh nhân cần kiểm soát tốt những nguy cơ dẫn đến vết thương hở.

☛ Tham khảo thêm: Cách chữa tổ đỉa theo từng mức độ

Khi nào tổ đỉa gây đau cần gặp bác sĩ?

Những bệnh nhân tổ đỉa thể giản đơn và có tiền sử tái phát tổ đỉa nhiều lần không nhất thiết phải điều trị trực tiếp với bác sĩ. Người bệnh chỉ cần chú ý chăm sóc da theo những hướng dẫn trước đó và theo dõi tại nhà nếu bệnh tiến triển bình thường.

Khi nào tổ đỉa gây đau cần gặp bác sĩ? 1
Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Ngược lại, bệnh nhân tổ đỉa gặp những cơn đau nhức kéo dài ngày càng trở nên dữ dội hoặc bệnh tiến triển nặng có dấu hiệu dưới đây cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn điều trị:

  • Bệnh tổ đỉa tái phát liên tục: Bệnh tổ đỉa tái phát với thời gian ngày càng ngắn cho thấy bạn đang tiếp xúc thường xuyên với yếu tố gây bệnh hoặc cơ thể có vấn đề bất thường. Vì vậy, bạn cần gặp bác sĩ để làm rõ nguyên nhân của tình trạng này.
  • Xuất hiện nhiễm trùng: Biểu hiện cụ thể nhất là vùng da tổ đỉa bị lở, loét, sưng tấy, đau đớn và chảy mủ. Lúc này, vết thương trên da không thể tự lành bằng phương pháp chăm sóc thông thường. Vậy nên, bạn cần đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
  • Dấu hiệu bất thường: Người bệnh bị sưng hạch bạch huyết, sốt cao, tổn thương ăn sâu vào kẽ móng, vùng da tổ đỉa xuất hiện các mụn ngứa chi chít và không có dấu hiệu thuyên giảm. Đây có thể là biểu hiện của một dạng biến chứng mà bạn không kiểm soát được. Vậy nên, hãy tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ.

Cải thiện tình trạng bệnh tổ đỉa bằng cách nào?

Như đã đề cập, việc điều trị bệnh tổ đỉa hướng tới mục tiêu áp chế nguyên nhân và giảm triệu chứng cho người bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh cụ thể mà bệnh nhân cần áp dụng một hoặc đồng thời nhiều phương pháp.

Sử dụng thuốc

Dựa trên triệu chứng của từng giai đoạn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Cụ thể:

Sử dụng thuốc 1
Thuốc Corticoid là chỉ định thường thấy trong điều trị tổ đỉa
  • Giai đoạn cấp tính: Mục tiêu dùng thuốc lúc này là giảm đau ngứa, giảm mụn nước và bảo vệ bề mặt da. Thuốc được sử dụng trong giai đoạn này thường là: Thuốc tím 1:20.00, dung dịch burrow, hexamidine hoặc chlorhexidine để rửa thương tổn
  • Giai đoạn bán cấp: Thuốc thường được chỉ định là dung dịch eosin 2% hoặc Milan. Thuốc giúp sát khuẩn vết thương hở, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Giai đoạn mạn tính: Thuốc được kê là các kem bôi chứa Corticoid hoặc phối hợp Corticoid và acid salicylic, điển hình như: Tacrolimus, Eumovate,  Flucinar,  Dermovate,… Thuốc giúp tiêu sừng, làm mềm da, giảm khó chịu
  • Thuốc điều trị toàn thân: Được kê dựa trên triệu chứng ở thời điểm hiện tại của người bệnh. Phác đồ thường gồm: Thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa, thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn, thuốc chống viêm và giải dị ứng không đặc hiệu nhằm giảm kháng thể và hạn chế phóng thích histamin.
Hiệu quả nhanh là ưu điểm khi điều trị tổ đỉa bằng thuốc Tây. Tuy nhiên, nguy cơ tác dụng phụ cũng luôn thường trực trong thời gian chữa bệnh. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ và bắt buộc phải tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.

☛ Chi tiết tham khảo bài: Thuốc trị tổ đỉa loại nào tốt?

Cải thiện triệu chứng tổ đỉa bằng mẹo

Có nhiều mẹo dân gian được lưu truyền khá hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của tổ đỉa bao gồm cả tình trạng đau ngứa. Dưới đây là 1 số mẹo có thể áp dụng tại nhà:

Ngâm chân tay bị tổ đỉa với nước lá trầu không: Trong lá trầu không chứa nhiều các hoạt chất có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng, kháng viêm nấm giúp giảm viêm đau, ngứa hiệu quả. Cách sử dụng: “Lấy một nắm lá trầu không đem rửa sạch rồi vò nát, sau đó cho vào nồi đun cùng 2 lít nước, nước sôi thì đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. Đổ nước này ra chậu, pha thêm nước lạnh cho ấm rồi dùng để ngâm chân, tay trong khoảng 10-15 phút, trong lúc ngâm có thể lấy bã lá trầu chà nhẹ vào vùng da bị bệnh.”

Trị tổ đỉa bẳng tỏi: Chất allicin có trong tỏi giúp kháng khuẩn và sát trùng rất tốt, phù hợp để khắc phục các triệu chứng mà tổ đỉa gây ra. Cách sử dụng: “Lấy 3-4 củ tỏi đem lột vỏ, đập dập sau đó cho vào hũ ngâm với 300ml rượu trắng. Ngâm sau 7 ngày có thể mang ra dùng. Người bệnh tổ đỉa lấy một ít rượu tỏi chấm vào vùng da bị tổn thương, giữ nguyên trong khoảng 10 phút rồi đem rửa sạch bằng nước. Ngày thực hiện 2 lần.”

Muối biển trị tổ đỉa hiệu quả: nguyên liệu có tính sát trùng, chống viêm cực tốt, có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, giảm đau cũng như ngăn ngừa nguy cơ phát triển của tình trạng viêm nhiễm da. Cách sử dụng: “Lấy khoảng 2 thìa cà phê muối hạt cho vào chảo rang nóng khoảng 10 phút, sau đó đổ ra một cái khăn mỏng chờ một lúc cho bớt nóng rồi đắp lên vùng da bị tổ đỉa trong vòng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.”

☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp mẹo dân gian trị tổ đỉa hiệu quả!

 Khi áp dụng các mẹo dân gian trị tổ đỉa, tuyệt đối không thực hiện trên các vùng da xuất hiện tổn thương bội nhiễm. Nếu vẫn cố tình áp dụng thì có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng, tồi tệ hơn.

Lưu ý chăm sóc da cho bệnh nhân tổ đỉa

Việc chăm sóc và bảo vệ da đúng cách không chỉ tăng hiệu quả điều trị mà còn giúp phòng ngừa bệnh tái phát. Vậy nên, người bệnh tổ đỉa nên lưu ý những điều sau trong sinh hoạt hàng ngày:

Lưu ý chăm sóc da cho bệnh nhân tổ đỉa 1
Người bệnh nên bằng nước sạch và các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên
  • Hạn chế tiếp xúc với dị nguyên: Bao gồm tất cả những yếu tố gây dị ứng cho da, thường gặp như: dịch tiết động vật, hóa chất, mỹ phẩm,…
  • Vệ sinh da sạch sẽ: Các chuyên gia khuyến cáo người có tiền sử tổ đỉa phải vệ sinh cơ thể mỗi ngày bằng nước sạch và các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Tránh để bụi bẩn, mồ hôi tồn đọng gây viêm da, tổ đỉa.
  • Sử dụng thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ: Tuyệt đối không lạm dụng các thuốc bôi trên da, đặc biệt là các chế phẩm chứa corticoid. Điều này có thể khiến da yếu đi và dễ bị bệnh hơn.
  • Lựa chọn chất liệu vải phù hợp: Người bệnh nên dùng bao tay, bao chân từ vải mềm, vừa vặn để tránh cọ xát, khó chịu hay bí bách khiến da dễ bị kích ứng.
  • Dưỡng da bằng sản phẩm tự nhiên: Người bệnh nên có thói quen dưỡng da, tránh để da bị quá khô. Tuy nhiên, bạn nên xin tư vấn từ các chuyên gia y tế để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.

Kem bôi Sodermix trị tổ đỉa an toàn hiệu quả.

Sodermix là dòng sản phẩm chăm sóc da có nguồn gốc từ Pháp được nhập khẩu vào Việt Nam từ năm 2018. Đây là một trong số rất ít những sản phẩm được nhiều chuyên gia da liễu lên tiếng ủng hộ.

Kem bôi Sodermix trị tổ đỉa an toàn hiệu quả. 1
Sodermix – Chuyên gia chăm soc da cho bệnh nhân tổ đỉa

Dưới sự tác động của enzyme SOD có trong chiết xuất cà chua xanh, Sodermix giúp trung hòa gốc tự do, ngăn cản phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Nhờ đó, triệu chứng ngứa, đau do tổ đỉa được kiểm soát ngay sau khi sử dụng.

Cơ chế thu dọn gốc tự do của enzyme SOD tỏ ra hiệu quả hơn khi có hỗ trợ của tinh chất quả bơ và thành phần dầu khoáng tự nhiên. Những thành phần này có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và kích thích quá trình tái tạo của da. Nhờ đó, da bị tổ đỉa được bảo vệ tốt hơn, giảm vỡ mụn nước từ đó ngăn chặn cơn đau xuất hiện.

Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”

Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”

Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh vấn đề: Tổ đỉa có đau không?. Bên cạnh đó, bài viết cũng mong muốn giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý tổ đỉa. Hy vọng những kiến thức này có thể giải đáp toàn bộ băn khoăn và giúp bạn lựa chọn được hướng điều trị bệnh phù hợp.

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...