Tổng hợp cách điều trị bệnh chàm triệt để

Chàm là một dạng tổn thương da nông có đặc điểm dai dẳng và hay tái phát. Đặc trưng của bệnh là các mảng da bị mẩn đỏ, mụn nước thành đám và ngứa ngáy kéo dài. Để góp sức giải quyết căn bệnh khó chịu này cho người bệnh, chúng tôi đã tổng hợp các phương pháp điều trị để bạn đọc tham khảo như sau:

Tổng hợp cách điều trị bệnh chàm triệt để 1

Bệnh chàm và nguyên nhân gây bệnh chàm

Bệnh chàm là một dạng tổn thương da nông, được đặc trưng bởi triệu chứng ngứa ngáy, da nổi mụn nước thành đám, trợt loét, chảy dịch, nhiễm cộm và dày sừng. Bệnh thường có đặc điểm dai dẳng và dễ tái phát. Rất khó để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này, hiện này các phương pháp điều trị chủ yếu nhắm vào việc giảm triệu chứng, giảm thương tổn da và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp, bao gồm yếu tố nội giới và ngoại giới:

Nguyên nhân nội giới 

  • Yếu tố di truyền
  • Do rối loạn chức năng nội tạng
  • Do rối loạn nội tiết
  • Do sức đề kháng yếu

Nguyên nhân ngoại giới

  • Môi trường ô nhiễm
  • Thời tiết diễn biến đột ngột
  • Dị ứng hóa chất, mỹ phẩm
  • Dị ứng thuốc

 ☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh chàm và những điều bạn cần biết

Điều trị bệnh chàm như thế nào là câu hỏi đặt ra của nhiều người mắc phải căn bệnh này. Với một căn bệnh ngoài da dễ trở thành mãn tính, điều trị bệnh chàm có nhiều cách khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích là kiểm soát tình trạng bệnh, giảm các triệu chứng và ngăn chặn tái phát. Dưới đây là một số cách điều trị hiểu quả bệnh chàm mà bạn cần biết.

Điều trị chàm bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh chàm cũng được khá nhiều người bệnh lựa chọn. Phương pháp này sử dụng những nguyên liệu tự nhiên an toàn với da có tác dụng giảm bớt các triệu chứng như rát đỏ, ngứa ngáy.

Dùng lá trầu không

Lá trầu giúp da đỡ mẩn đỏ, ngứa ngáy, ngăn ngừa bong tróc da hiệu
Lá trầu giúp da đỡ mẩn đỏ, ngứa ngáy, ngăn ngừa bong tróc da hiệu

Trong 100g lá trầu không có tới 2.5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Chính vì vậy mà lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như: mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước.

Cách thực hiện:
Trước tiên cần làm sạch lá trầu bằng cách rửa với nước, ngoài ra có thể ngâm với nước muối để diệt khuẩn. Với nguyên liệu là lá trầu, người bệnh có 3 cách chế biến để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh chàm:

  • Cách 1: Vò hoặc giã nát lá trầu để tiết ra tinh dầu. Dùng phần tinh dầu thu được thoa đều lên vùng da bị chàm.
  • Cách 2: Tận dụng phần bã trầu đắp lên vùng da bị chàm, dùng thêm băng gạt ý tế cố định lại để tránh làm rơi bã trầu.
  • Cách 3: Đun sôi lá trầu với 2 lít nước, phần nước thu được có thể dùng để tắm có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa đối với người bị chàm.

➤ Xem thêm:  Chữa chàm sữa cho trẻ bằng trầu không có hiệu quả?

Dùng lá ổi

Sử dụng lá ổi cũng là một trong những mẹo chữa bệnh chàm khô theo phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Lá ổi có khả năng khử trùng, kháng khuẩn, làm sạch da, giảm ngứa rát nên có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh chàm và các bệnh ngoài da khác.

Cách làm tương tự với lá trầu. Bạn cũng đun sôi lá ổi khoảng 20 phút. Sau đó nước lá ổi được dùng để rửa những vùng da bị chàm, bã lá ổi có thể dùng để chà xát lên các vùng da bị tổn thương để tăng thêm công dụng. Áp dụng liên tục mỗi ngày một lần như thế giúp cân bằng sự đàn hồi cho da, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, sát khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng, giảm ngứa rát ở da.

Lá ổi giúp cân bằng sự đàn hồi cho da, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, sát khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng
Lá ổi giúp cân bằng sự đàn hồi cho da, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, sát khuẩn, chống viêm, chống nhiễm trùng

Dùng lá trà xanh

Lá trà xanh có chứa hoạt chất Epigallocatechin gallate (EGCG), ngoài ra còn chứa các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, mangan cùng các vitamin nhóm B, C. Các hoạt chất này không chỉ có lợi với sức khỏe tim mạch mà còn có khả năng làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm. Bạn có thể đun sôi lá trà xanh với nước, để tăng khả năng kháng khuẩn bạn nên cho thêm một chút muối. Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị chàm 1 lần/ngày để thấy được sự thay đổi.

Lá trà xanh có khả năng làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm
Lá trà xanh có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm

Dùng dầu dừa

Theo nghiên cứu, trong dầu dừa có chứa các enzim có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa làm giảm và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh chàm khô ra các bộ phận khác trên cơ thể. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa vitamin E có khả năng dưỡng ẩm, có thể giúp ngăn ngừa nứt nẻ bề mặt da, hạn chế khô da. Do đó, nhiều người lựa chọn dầu dừa – một sản phẩm tự nhiên thay vì sử dụng các sản phẩm kem dưỡng.

Dầu dừa chứa vitamin E có khả năng dưỡng ẩm, có thể giúp ngăn ngừa nứt nẻ bề mặt da, hạn chế khô da
Dầu dừa chứa vitamin E có khả năng dưỡng ẩm, có thể giúp ngăn ngừa nứt nẻ bề mặt da, hạn chế khô da

➤ Đọc thêm: Tổng hợp cách chữa chàm theo dân gian

Chữa chàm bằng các bài thuốc Đông y

Bên cạnh các mẹo dân gian để điều trị chàm, phương pháp điều trị bằng đông y cũng được khá nhiều người lựa chọn với các bài thuốc uống, bôi ngoài, thuốc ngâm rửa là các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Các bài thuốc này chủ yếu là tận dụng dược lý của các thảo dược tự nhiên nhằm làm giảm thương tổn da, ngứa ngáy và phòng ngừa bệnh trở nặng

Bài thuốc Đông y trị bệnh chàm có thể làm giảm triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa bệnh trở nặng và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng
Bài thuốc Đông y trị bệnh chàm có thể làm giảm triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa bệnh trở nặng và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng

Dưới đây là các bài thuốc Đông y cổ truyền gợi ý cho các phụ huynh để điều trị chàm sữa cho con em của mình:

Bài thuốc số 1

Bài thuốc chữa chàm ở thể cấp tính, áp dụng sử dụng cho các triệu chứng ngứa, trên da xuất hiện các vết đốm màu đỏ nhạt, nổi mụn nước, chảy dịch vàng, loét.

Dùng 100g sài đất. Các vị còn lại gồm: ké đầu ngựa, kim ngân hoa, cam thảo đất, kinh giới, bồ công anh, cỏ mần trầu và thổ phục linh – mỗi vị 20g. Đem các vị thuốc trên trộn lẫn và sắc cùng với 1 lít nước, sắc cô đặc đến khi còn 300ml. Người bệnh sử dụng  uống mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 14-20ml. Thực hiện liên tục đều đặn sẽ thấy bệnh tiến triển rõ ràng.

Bài thuốc số 2

Bài thuốc áp dụng cho bệnh nhâ có triệu chứng như ở bài thuốc số 1 nhưng các vết thương ít loét hơn, da hỏi đỏ, ngứa, các mụn phát toàn thân.

Dùng 20g thạch cao. Các vị khổ sâm, phòng phong, kinh giới, ngưu bàng từ, mộc thông mỗi vị 12g; 8g tri mẫu cùng với 6g thuyền thoái. tất cả nghiền bột và pha với nước uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần sử dụng 8 – 12g pha cùng với nước ấm. Uống mỗi ngày vào buổi sáng sớm và buổi tối, dùng trước hoặc sau bữa ăn đều được.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu ở bài thuốc số 3 bao gồm xa tiền và sinh địa mỗi vị 16g. Dùng hoàng bá, hoàng liên, ngưu bàng tử, khổ sâm, mộc thông mỗi vị 12g. Bạch tiễn bì, phục linh, thương truật mỗi vị 8g cùng với 4g bạc hà. Tất cả sắc đặc thành một thang, mỗi ngày uống 1 thang. Nếu bạn uống chưa quen, nên chia thành các phần nhỏ cho trẻ dễ uống.

Bài thuốc Đông y trị bệnh chàm có thể làm giảm triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa bệnh trở nặng và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng. Tuy nhiên để tránh rủi ro khi áp dụng, người bệnh cần trao đổi với thầy thuốc về tính hiệu quả và mức độ an toàn của bài thuốc.

Điều trị chàm bằng thuốc tây

Bác sĩ có thế kê cho bạn một số thuốc bôi trên da nhằm kháng viêm và giảm ngứa ngáy
Bác sĩ có thế kê cho bạn một số thuốc bôi trên da nhằm kháng viêm và giảm ngứa ngáy

Điều trị bằng thuốc tây thường có hiệu quả nhanh hơn so với những phương pháp dân gian. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ về các loại thuốc, đặc biệt là những thuốc có chứa thành phần Corticosteroid. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng chúng.

Tùy vào vì trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh chàm mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc điều trị phù hợp, bao gồm:

Dung dịch sát khuẩn

Các dung dịch sát khuẩn (Milian, xanh metylen, hồ nước,…) được sử dụng trong giai đoạn da nổi nhiều mụn nước nhằm sát trùng, làm khô vùng da tổn thương và ngăn ngừa bội nhiễm.

Thuốc mỡ Corticosteroid

Thuốc này chỉ được sử dụng khi bệnh tiến triển nặng đến giai đoạn mãn tính, tổn thương trên da dần khô lại. Cơ chế hoạt động của corticoid lên làn da bị chàm là làm giảm chất trung gian trong phản ứng gây viêm, cải thiện tình trạng viêm và ngứa.

Thuốc kháng histamin

Thuốc hoạt động bằng cách ức chế histamine ở thụ thể H1 nhằm ngăn chặn hoạt động phóng thích histamine vào niêm mạc và da do đó thuốc được sử dụng trong trường hợp viêm da và ngứa ngáy dữ dội. Những loại thuốc thuộc nhóm này có khả năng ứng chế chất trung gian gây viêm, ngứa ngáy, dị ứng, từ đó làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và cảm giác khó chiu, nhất là vào ban đêm.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Hiện nay, có một loại thuốc chống viêm mới gọi là crisaborole (Eucrisa) có thể được dùng cho điều trị bệnh chàm từ nhẹ đến trung bình. Thuốc được chỉ định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Bôi crisaborole 2 lần mỗi ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng viêm da, giúp da trở lại trạng thái bình thường.

Corticosteroid dạng uống và tiêm

Dạng thuốc này có hoạt lực mạnh, có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh chàm nghiêm trọng hoặc khó điều trị. Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như tổn thương da, loãng xương nên chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Thuốc kháng sinh

Gãi nhiều do ngứa ngáy hoặc không vệ sinh da sạch sẽ là những yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm. Đối với những trường hợp chàm bội nhiễm này, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh dạng uống như Cephalosporin và Amoxicilin. Nhóm thuốc này được dùng liên tục trong 7 – 10 ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc tây y là cách chữa trị có cơ sở khoa học. Phương pháp này mang lại hiểu quả nhanh mà không tốn nhiều công sức, thời gian. Tuy nhiên, chi phí khám chữa bệnh chàm bằng thuốc Tây cao hơn nhiều so với các phương pháp khác. Đặc biệt điều quan trong hơn là các loại thuốc liệt kê trên có thể gây tác dụng phụ, nhất là những thuốc có chứa thành phần corticoid. Nếu lạm dụng corticoid dạng bôi trong thời gian dài có thể gây mòn da, teo da, sạm da…

Tất cả các loại thuốc có tác dụng điều trị đều cần được sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất là bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về sử dụng, nếu sử dụng sai có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, việc điều trị sẽ càng khó khăn.

SODERMIX® – Giải pháp điều trị chàm KHÔNG CORTICOID

Ngoài các biện pháp điều trị trên, các bác sĩ da liễu khuyên người bị chàm nên kết hợp sử dụng kem bôi thảo dược SODERMIX® CREAM.

SODERMIX® – Giải pháp điều trị chàm KHÔNG CORTICOID 1

SODERMIX® là kem bôi độc đáo không chứa corticoid, đây là liệu pháp điều trị đẩu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh được chiết xuất từ cà chua xanh có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Do đó sản phẩm có độ lành tính cao, rất an toàn, sử dựng được cho mọi làn da kể cả trẻ sơ sinh hay phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bằng cơ chế trung hòa gốc tự do (gốc oxy hóa) nhờ SOD, Sodermix giúp trì hoãn thời điểm khởi phát ngứa, giảm thời gian và mức độ ngứa, hiệu quả trong giảm triệu chứng ở bệnh nhân viêm da cơ địa , sẹo, vảy nến và viêm da do xạ trị đồng thời ngăn chặn quá trình tăng sinh quá mức Collagen gây sẹo giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình trị sẹo thâm do chàm để lại.

Ngoài ra, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của chàm.

➤ Công dụng của Sodermix trong việc điều trị viêm da cơ địa đã được chứng minh lầm sang, bạn có thể xem chi tiết qua bài viết: Sodermix kem bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả của Pháp

Những lưu ý cần chú ý trong quá trình điều trị

Trong quá trình điều trị bệnh chàm, người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau giúp điều trị nhanh hơn và đạt được hiệu quả tốt:

  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt tăng cường bổ sung các loại vitamin từ rau xanh, hoa quả.
  • Mặc những bộ quần áo rộng rãi, mềm mại để tránh cọ xát gây tổn thương đến những vùng da bị chàm.
  • Với những chất tẩy rửa như: sữa tắm, bột giặt, nước xả vải,.. cần lựa chọn những loại lành tính với da tránh gây kịch ứng cho da.
  • Tập các thói quen tốt: Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, tập luyện thể thao,…
  • Đối với vùng da bị tổn thương do chàm cần vệ sinh sạch sẽ, tránh gãi gây tổn thương da.
  • Nếu bệnh chàm của bạn nghiêm trọng, bạn cần tìm đến bác sĩ để trao đổi và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Bệnh chàm thường không điều trị dứt điểm được. Việc điều trị nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh và giảm thiểu tổn thương trên da. Để cải thiện tích cực tình trạng bệnh, bạn cần hiểu rõ mức độ tổn thương, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Hi vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu thêm về những biện pháp điều trị bệnh chàm và chăm sóc da phù hợp.

Nguồn: tổng hợp

Cập nhật lúc: 16/11/2023
  • Kim Khôi đã bình luận

    22/08/2020 05:15

    Tôi đã bị những vết chàm ngứa ngáy trên mặt như cánh mũi , gò má , dưới cằm. Da khô sần những chỗ đó đã nhiều năm mà không ...[Xem thêm]
    • Dược sĩ Nguyễn Hạnh đã bình luận

      24/08/2020 09:54

      Chào bạn Kim Khôi. Rất thông cảm về vấn đề mà bạn gặp phải, đã dai dằng và cũng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn. Viêm da cơ ...[Xem thêm]
  • Bài viết liên quan

    Xem thêm »
    anh-blog-800x450-1.png

    Bài Đọc Nhiều Nhất

    Loading...