Chữa tổ đỉa bằng lá lốt: Công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng

Trong các thảo dược chữa bệnh tổ đỉa không thể không nhắc đến lá lốt. Thảo dược này có tác dụng giảm đau, giảm ngứa và kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, lá lốt còn có khả năng tăng tốc độ phục hồi làn da bị tổn thương và chống oxy hóa. Tuy nhiên, nếu sử dụng lá lốt không đúng cách, bạn có thể gặp những tác dụng phụ. Bài viết dưới đây xin chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về công dụng, cách dùng, những lưu ý khi sử dụng cây lá lốt trong việc điều trị bệnh tổ đỉa.

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là gì? 1

Bệnh tổ đỉa ở bàn tay

Bệnh tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm – Eczema. Bệnh thuộc thể viêm da mãn tính, dấu hiệu nhận biết đặc trưng là nổi mụn nước sâu ở lòng bàn tay, bàn chân, và gây ngứa ngứa ngáy rất khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh thường do di truyền, tiếp xúc với chất gây dị ứng, hoặc do biến chứng của các bệnh lý từ gan, thận… đang gặp phải.

Bệnh tổ đỉa tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường kéo dài dai dẳng, hay tái đi tái lại nhiều lần, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.

Với những trường hợp tổ đỉa mức độ nhẹ, hoặc hỗ trợ điều trị bên cạnh các phương pháp Tây y, người bệnh có thể sử dụng thêm các dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ điều trị. Lợi thế của các thảo dược thiên nhiên này là khá an toàn và lành tính, giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi, tiết kiệm chi phí, và giúp giảm lượng thuốc tây phải sử dụng trong quá trình điều trị. Lá lốt là một trong số những dược liệu đó.

Tìm hiểu chi tiết hơn: Bệnh tổ đỉa và cách chữa theo từng mức độ

Tác dụng của cây lá lốt trong điều trị bệnh tổ đỉa

Mô tả cây lá lốt

Mô tả cây lá lốt 1

Cây lá lốt

Cây lá lốt có tên khoa học là Piper sarmentosum, thuộc họ hồ tiêu, là loài cây thân thảo, mọc thẳng đứng, sống lâu năm. Cây lá lốt có chiều cao trung bình từ 20 – 50m, phần thân có từ 5 – 6 gân tính từ cuống lá đến ngọn.

Lá cây lá lốt hình tim, thuộc dạng lá đơn, mặt trên nhẵn bóng, cuống lá có bẹ và mùi thơm đặc trưng. Hoa cây lá lốt mọc thành cụm ở nách lá, quả rất mọng, chứa 1 đến 2 hạt. Cây lá lốt có thể được thu hoạch quanh năm.

Vì sao cây lá lốt chữa được bệnh tổ đỉa?

Theo y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị nồng, hơi cay, khả năng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống. Quy vào 4 kinh: tỳ, vị, gan, mật. Lá lốt có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được sử dụng để chữa các bệnh:

  • Bệnh tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân.
  • Đổ mồ hôi nhiều ở tay chân.
  • Nôn mửa do bị khí lạnh bụng, đầy bụng, đau.
  • Nhức đầu, đau răng.
  • Viêm xoang, chảy nước mũi đặc.
  • Đại tiện lỏng ra nước, ra máu.
  • Đau nhức xương khớp.
  • Bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra khí hư,…

Theo y học hiện đại, cây lá lốt chứa nhiều tinh dầu, Ancaloit, Benzylaxetat, Betacaryophylen, Benzylaxeta… có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Từ những công dụng trên, áp dụng vào việc cải thiện những triệu chứng khó chịu mà bệnh tổ đỉa mang lại, người bệnh có thể dùng lá lốt để sắc nước uống, ngâm, hoặc đắp lên vùng da bị tổn thương. Dưới đây là một số cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt hiệu quả mà rất đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.

5 Cách chữa tổ đỉa bằng lá lốt

Chữa bệnh tổ đỉa bằng các món ăn từ lá lốt

Để cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa, các bạn có thể dùng lá lốt chế biến thành các món ăn hàng ngày. Kết hợp lá lốt với những thực phẩm giàu dinh dưỡng khác không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh mà còn giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường sức khỏe và đề kháng, hạn chế tổ đỉa tái phát.

Các bạn có thể tham khảo cách chế biến một số món ăn từ lá lốt dưới đây:

Trứng rán lá lốt

Chữa bệnh tổ đỉa bằng các món ăn từ lá lốt 1

Nguyên liệu: 100g lá lốt tươi; 3 quả trứng gà; 2 củ hành tím; gia vị.

Thực hiện:

  • Lá lốt rửa sạch, mang thái nhuyễn sau cho vào tô, đập 3 quả trứng gà vào cùng, nêm vào một chút gia vị rồi dùng đũa khuấy đều.
  • Hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn, xong cho vào chảo dầu phi thơm.
  • Tiếp theo, đổ hỗ hợp trứng và lá lốt đã khuấy đều ở trên vào chảo rán cùng, đến khi trứng chín vàng đều thì tắt bếp.
  • Cho trứng ra đĩa ăn cùng với cơm nóng.

Canh lá lốt nấu thịt heo

Nguyên liệu: 20g lá lốt tươi; 500g thịt heo nạc; tỏi; gừng; gia vị.

Cách làm:

  • Rửa sạch và sơ chế tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị: Lá lốt đem thái rối, thịt heo bằm nhuyễn xong ướp chút gia vị, tỏi băm nhuyễn, gừng cạo vỏ rồi thái lát mỏng.
  • Phi thơm tỏi với dầu ăn xong đổ thịt heo vào đảo cùng cho thịt săn lại.
  • Tiếp đó, đổ thêm khoảng 700ml nước sạch vào đun đến khi sôi thì cho lá lốt vào gừng vào. Nấu thêm 2 phút rồi nêm nếm gia vị vừa ăn xong tắt bếp.
  • Dùng canh khi nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chế biến các món ăn từ lá lốt để chữa tổ đỉa, các bạn nên hạn chế sử dụng nhiều dầu mỡ và không nên kết hợp với những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như thịt bò, hải sản,… Vì như vậy có thể gây phản tác dụng, khiến các triệu chứng tổ đỉa bùng phát nặng hơn.

Xem thêm: Bệnh tổ đỉa ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi?

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân bằng nước uống lá lốt

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân bằng nước uống lá lốt 1

Lá lốt tươi

Nguyên liệu: 30 gam lá lốt tươi

Cách dùng:

  • Lá lốt rửa sạch, cho vào cối giã nát, không cho vào máy xay vì phần bã lá lốt vẫn có thể sử dụng.
  • Sau khi lá lốt đã nát, vắt lấy nước cốt nguyên chất, uống hết trong ngày. Bạn có thể cho thêm chút đường để dễ uống.

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân bằng đắp bã lá lốt

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân bằng đắp bã lá lốt 1

Bã lá lốt giúp chữa bệnh tổ đỉa

Nguyên liệu: 30 gam lá lốt tươi.

Cách dùng:

  • Lá lốt rửa sạch, cho vào cối giã nát. Vắt lấy bã. Phần nước cốt vừa vắt có thể dùng uống trong ngày.
  • Cho bã vào đun sôi với 3 chén nước trong 10 phút. Vớt lấy bã lá lốt ra để riêng.
  • Phần nước lá lốt sau khi đun để cho nguội bớt. Khi nước còn ấm thì cho vùng da tay hay chân bị tổ đỉa vào ngâm, cho đến khi nước nguội hẳn.
  • Dùng khăn khô lau sạch chỗ vết thương, lấy bã lá lốt đắp vào. Dùng băng gạc bó lại để tránh bụi bẩn, côn trùng bám vào vết thương, tránh gây nhiễm trùng. Để yên trong 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm, lau khô.
  • Chăm chỉ thực hiện 2 lần mỗi ngày, duy trì trong khoảng 1 tuần để bệnh nhanh khỏi.

Chữa chứng chân tay ra nhiều mồ hôi bằng nước uống lá lốt

Chữa chứng chân tay ra nhiều mồ hôi bằng nước uống lá lốt 1

Lá lốt tươi thái nhỏ, đem sao vàng hạ thổ

Tổ đỉa thường xuất hiện khi mồ hôi ở kẽ ngón tay hoặc ngón chân không được làm sạch, thường xuyên bị ẩm ướt. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể dùng lá lốt tươi để uống hoặc ngâm trước khi đi ngủ. Các bước thực hiện như sau:

Nguyên liệu: 30 gam lá lốt tươi

Cách dùng:

  • Lá lốt đem rửa sạch, thái nhỏ, đem sao vàng hạ thổ.
  • Cho lá lốt vào nồi, sắc cùng với 3 bát nước, cho đến khi còn 1 bát thì tắt bếp.
  • Chia 2 lần uống mỗi ngày. Dùng trong 7 ngày liền. Sau đó, ngừng uống thuốc từ 4 đến 5 ngày, sau đó lại tiếp tục uống một tuần nữa.

Chữa chứng chân tay ra nhiều mồ hôi bằng nước ngâm lá lốt

Chữa chứng chân tay ra nhiều mồ hôi bằng nước ngâm lá lốt 1

Ngâm chân trong nước lá lốt

Nguyên liệu: 30 gam lá lốt tươi

Cách dùng:

  • Lá lốt đem rửa sạch, cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, thêm ít muối khi sôi.
  • Chờ cho nước ấm, cho hai tay và hai chân vào ngâm, cho đến khi nước nguội hẳn. Lau khô bằng khăn sạch.
  • Thực hiện thường xuyên ngày một lần trước khi đi ngủ, liên tục trong 5-7 ngày, bệnh sẽ cải thiện.

Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa

Lưu ý khi sử dụng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa 1

Nước lá lốt không dùng cho người bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón…

Lá lốt là một loại rau gia vị phổ biến, nhưng cũng là thuốc trong Đông y, vì vậy sẽ có những khuyến cáo riêng, không phải ai cũng có thể dùng lá lốt để chữa bệnh tổ đỉa. Cụ thể như sau:

  • Những người không nên uống nước lá lốt là người bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón. Lý do là người bị đau dạ dày dễ bị kích ứng niêm mạc khi dùng lá lốt, vốn có tính nhiệt. Với người bị táo bón, nhiệt miệng vốn là những người bị nóng trong, dùng nước lá lốt sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề.
  • Với những người bình thường, chúng ta cũng chỉ nên sử dụng lá lốt ở mức độ vừa phải, không sử dụng quá nhiều vì có thể khiến cơ thể bị nhiệt, nóng người, táo bón, môi lưỡi khô, háo nước, lợi hàm sưng đỏ, ảnh hưởng đến dạ dày,…
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng nước lá lốt, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến tuyến sữa của người mẹ.
  • Các mẹo chữa bệnh tổ đỉa từ cây lá lốt chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không thay thế các phương pháp chữa bệnh từ bác sĩ.
  • Các phương pháp này chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ, trên da chưa xuất hiện các tổn thương hở, nhiễm trùng hay lở loét.
  • Trong quá trình áp dụng, nếu có bất thường phát sinh, cần ngừng ngay và đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Sodermix – giải pháp an toàn trong điều trị bệnh tổ đỉa

Sodermix – giải pháp an toàn trong điều trị bệnh tổ đỉa 1

Trước đây người ta sử dụng corticoid là sản phẩm đầu tay trong điều trị bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên việc sử dụng corticoid dài ngày ở những bệnh nhân thường dùng corticoid gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.

Chính vì vậy các bác sĩ thường hướng người bệnh đến các sản phẩm an toàn, lành tính mà tác dụng lại rất khả quan, điển hình trong số đó là kem bôi Sodermix.

Sodermix cream là sản phẩm đầu tiên được sản xuất theo cơ chế trung hoà gốc tự do nhờ superoxide dismutase (SOD) giúp bổ sung enzyme superoxide dismutase từ tự nhiên (cây cà chua xanh).

Sản phẩm Sodermix mang lại những công dụng như:

  • Giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, cắt đứt nhanh các cơn ngứa ngáy
  • Hạn chế để lại sẹo do ức chế tăng sinh Collagen quá mức
  • Giúp dưỡng ẩm da, khôi phục vùng da bị tổn thương, làm sáng da

Sodermix được các chuyên gia da liễu đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh về da liễu như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa, chàm sữa, vẩy nến,… Sản phẩm có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.

Vì vậy Sodermix là sản phẩm tin cậy và được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng khi điều trị bệnh tổ đỉa.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Lời kết

Thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ đặc điểm, công dụng và cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt. Hy vọng bạn sẽ áp dụng đúng cách để tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc về tình trạng này, các bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.

Tài liệu tham khảo: Bệnh viện Đa khoa Tuệ Tĩnh

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...