Á sừng ở chân - Hiểu rõ để điều trị đúng

Á sừng ở chân là tình trạng da liễu khá phổ biến, không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, gây lo lắng, bất an, đau đớn, khó chịu khi di chuyển. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Cách điều trị như thế nào? Có nguy hiểm hay không và những thông tin khác đều sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi.

Á sừng ở chân là bệnh gì?

Á sừng là tình trạng tổn thương da ở lớp sừng, thông thường người mắc sẽ có những triệu chứng điển hình như da nứt nẻ, bong tróc, khô. Có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu tại vùng bàn tay, bàn chân, gót tay, gót chân. Gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, có thể tái phát nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng.

Á sừng ở chân là bệnh gì? 1
Á sừng ở lòng bàn chân gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Bệnh á sừng ở chân xuất hiện chủ yếu ở vùng lòng bàn chân, kẽ ngón và gót chân, nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Chính vì thế khi chân người bệnh bị á sừng thường ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề đi lại. Làm khó khăn, thậm chí là đau đớn khi di chuyển, không những thế còn gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tâm lý của người mắc.

Biểu hiện của á sừng ở chân

Các triệu chứng của á sừng chân thường không phải lúc nào cũng giống nhau, một số bệnh nhân còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh như thời tiết, hóa chất…

Biểu hiện của á sừng ở chân 1
Móng chân của người bị á sừng có màu vàng và sần sùi.

Một số dấu hiệu điển hình của á sừng ở chân mà bạn thường gặp nhất như:

  • Da nứt nẻ, thô ráp, bong tróc: Biểu hiện rõ nhất có thể thấy ngay tại vị trí bị á sừng là vùng da bị nứt nẻ, thô ráp và sần sùi khi chạm tay vào. Các mảng da dày lên, bong tróc đi do quá trình hình thành tế bào không hoàn thiện làm xuất hiện tình trạng da bị đỏ tấy.
  • Khô da: Tùy thuộc vào độ ẩm trên da. Mùa đông thường bị khô nhiều hơn do không khí thiếu độ ẩm, nếu thời tiết lạnh, da có thể nứt nẻ dẫn đến chảy máu và đau nhức. Nếu trời nóng, các triệu chứng nhẹ hơn và da thường không bị nứt.
  • Mất vân chân: Bong nhiều khiến da mỏng đi, các vân chân không kịp hoàn thiện nên ở người bị á sừng chân, vân thường bị mờ, gần như không còn thấy nữa.
  • Ngứa: Cảm giác ngứa tùy thuộc theo mức độ của bệnh, bệnh càng nặng ngứa càng nhiều. Nhất là đối với những người thường xuyên gãi vào vùng da bị tổn thương.
  • Tấy đỏ đau, chảy máu: Nguyên nhân do da thường xuyên bong tróc, lớp da mới còn mỏng hoặc do thường xuyên gãi làm da trầy xước, tấy đỏ đau hay thậm chí là chảy máu. Các cảm giác đau rát không nhất thiết chỉ do gãi mới xảy ra, mà còn có thể do các vết nứt trên bề mặt, bong tróc da gây nên.
  • Thay đổi màu móng: Mặc dù hiếm thấy, nhưng tình trạng móng chân có thể bị thay đổi như chuyển sang màu vàng, có các vết gồ lên, gãy móng vẫn có thể xảy ra.

☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng chính xác!

Nguyên nhân gây á sừng ở chân

Mặc dù nguyên nhân của á sừng đến nay vẫn chưa được biết rõ nhưng ở Việt Nam, á sừng chân thường gặp đối với những người có khả năng vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc môi trường ô nhiễm, chăm sóc y tế kém, tác nhân gây bệnh khác.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc khởi phát bệnh có thể kể đến như:

Di truyền

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đối với tình trạng này. Nếu trong gia đình có cha, mẹ, cả hai hoặc người thân cận huyết bị mắc viêm da cơ địa, á sừng ở chân thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự.

Cơ chế di truyền bệnh hiện nay vẫn chưa được làm rõ nhưng điều này cho thấy rằng, mặc dù bệnh không lây giữa người với người nhưng trong một gia đình có thể có nhiều người cùng mắc. Giúp thuận lợi trong việc chẩn đoán và điều trị sau này.

Cơ địa

Người có cơ địa nhạy cảm, cơ địa dị ứng là những đối tượng có hệ miễn dịch kém, dễ bị rối loạn. Trong đó, sự kích ứng của da cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang trong tình trạng phản ứng ngược lại với tác nhân gây bệnh khiến nguy cơ bị á sừng của bạn tăng cao.

Tiếp xúc hóa chất

Người thường xuyên tiếp xúc với một số hóa chất có thể khiến da bị á sừng ở chân, thường do người bệnh làm việc trong môi trường ô nhiễm như bùn đất, tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, bột giặt, xà phòng,… Ngoài ra, khi chân người nhạy cảm đi trên các loại giày dép không đảm bảo chất lượng, chứa nhiều tạp chất gây hại cũng có nguy cơ bị á sừng.

Tiếp xúc hóa chất 1
Các loại nước tẩy rửa, xà phòng có thể khiến á sừng phát triển.

Vệ sinh không đúng cách

Chân là nơi chứa nhiều vi khuẩn, nếu không được chăm sóc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chúng và các loại hóa chất độc hại, bụi bẩn xâm nhập vào trong cơ thể.

Các hoạt động chà xát mạnh ở chân hay khi tắm lâu, ngâm chân bằng nước quá nóng sẽ làm mất đi lớp dưỡng ẩm vốn có, khiến cho da bị khô, thiếu độ ẩm, nhất là vào mùa đông, nguy cơ bong tróc và nứt nẻ cao hơn nên tạo điều kiện thuận lợi cho á sừng phát triển.

Thời tiết

Nhất là thời điểm vào mùa đông, khi không khí khô và lạnh. Da dễ bị mất nước, thiếu độ ẩm nên tạo cơ hội cho á sừng. Mùa hè thường ít có nguy cơ hơn, nhưng việc tiết nhiều mồ hôi, nắng nóng cũng là nguy cơ cho sự mất cân bằng độ ẩm ở da chân, khiến da khu vực này bị suy yếu.

Thời tiết 1
Chân bị á sừng vào mùa đông thường bong tróc, nứt nẻ.

Thay đổi nội tiết

Thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, mãn kinh, rối loạn nội tiết do căng thẳng,…là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Lượng hormone thay đổi đột ngột, mất cân bằng làm ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể, trong đó có da. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, hóa chất, không khí ô nhiễm xâm nhập.

Thiếu vi chất dinh dưỡng

Các chất dinh dưỡng giúp cho mọi hoạt động sống trong cơ thể diễn ra bình thường, duy trì và phát triển. Trong đó là các vitamin A, D, E, C,…rất cần thiết cho da.

Nếu quá trình này bị gián đoạn bởi thiếu một hoặc nhiều chất khác nhau, nhất là các loại vitamin, vi chất, sẽ làm quá trình trao đổi bên trong cơ thể bị gián đoạn, trong đó da không thể hoàn thành quá trình tổng hợp các tế bào sừng, gây nguy cơ bị á sừng.

Ngoài ra, khi không đủ chất sẽ khiến da suy yếu, tạo cơ hội cho khói bụi, ô nhiễm bên ngoài xâm nhập, tấn công da.

Bệnh á sừng ở chân có nguy hiểm không?

Bệnh á sừng ở chân có nguy hiểm không? 1
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh trở nặng gây nên nhiều biến chứng khó lường.

Á sừng ở chân là một trong những tình trạng viêm da cơ địa phổ biến với biểu hiện điển hình là lớp sừng bong tróc, bệnh không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như tính mạng cho người mắc phải. Nhưng nếu chủ quan, không được điều trị đúng cách và nhanh chóng, bệnh có thể trở nặng và gây các khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày hoặc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng sinh hoạt: Các vùng á sừng gây ngứa, khó chịu, làm mất tập trung trong công việc và học tập.
  • Gây mất thẩm mỹ: Á sừng có khả năng tái phát nhiều lần, khiến bệnh khó hồi phục, dễ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, trong quá trình bệnh da trở nên sần sùi, bong vảy nên trông xấu hơn, khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống.
  • Da bị suy yếu, giảm chức năng bảo vệ: Da thường xuyên bong tróc, các vết nứt, tấy đỏ làm cho thành phần cấu tạo da bị biến đổi, không còn khả năng bảo vệ tốt như cũ nữa. Là cơ hội cho các yếu tố môi trường như vi khuẩn, virus, khói bụi xâm nhập vào cơ thể.
  • Da bị bội nhiễm, hoạt tử: Các vết nứt trong quá trình da bị bong, các lỗ chân lông bị bít tắc do bụi bẩn bám vào hoặc khi ngứa người bệnh gãi làm trầy xước là cơ hội cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập làm nhiễm trùng da, bội nhiễm, nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây hoại tử.
  • Nguy cơ nhiễm trùng máu: Chức năng bảo vệ da không còn, da bị nhiễm trùng, các vi khuẩn như: tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh,…có thể vào sâu bên trong cơ thể thông qua mạch máu để đến các cơ quan. Một số gây nên các bệnh về tủy xương, tim mạch,…
Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh, điều trị theo phác đồ của bác sĩ để được nhanh chóng điều trị khỏi. Tránh các hậu quả đáng tiếc.

Á sừng ở chân có lây không? có chữa được không?

Mặc dù á sừng ở chân là một bệnh phổ biến nhưng đây không phải là bệnh có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Tuy nhiên, vùng da bị á sừng có thể lan rộng ra các vùng xung quanh, khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn, khó điều trị.

Chính vì vậy, khi xuất hiện tình trạng này, bạn cần đặc biệt quan tâm theo dõi để được điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, đây là bệnh có yếu tố di truyền nên những người trong gia đình có cha mẹ hoặc một trong hai mắc viêm da cơ địa, á sừng ở chân thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh. Theo nhiều nghiên cứu, nguy cơ này lên đến 45%.

Á sừng ở chân có lây không? có chữa được không? 1
Á sừng ở chân trẻ em có thể có cha mẹ cũng mắc á sừng hoặc viêm da cơ địa khác.

Tuy không gây nhiều phiền toái, thế nhưng bệnh này là một dạng viêm da cơ địa mãn tính, không thể điều trị tận gốc, rất dễ tái phát nếu gặp điều kiện thích hợp. Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào điều trị khỏi hoàn toàn bệnh, chỉ có thể cải thiện tình trạng của da, giảm nguy cơ tái phát.

Quá trình điều trị cần kiên nhẫn, bởi nguy cơ bệnh trở lại rất cao nếu tiếp xúc với một hay nhiều tác nhân gây bệnh như thời tiết, hóa chất,…

☛ Tham khảo thêm tại: Á sừng có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi?

Làm gì khi mắc á sừng ở chân?

Để điều trị á sừng ở chân một cách hiệu quả, bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ đưa ra những chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời. Tránh điều trị chậm trễ làm tái phát, gây biến chứng.

Ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị, bạn có thể thực hiện một số mẹo hoặc biện pháp hỗ trợ dân gian dưới sự đồng ý của bác sĩ để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Các mẹo thực hiện tại nhà

Các mẹo thực hiện tại nhà 1
Dưỡng ẩm da chân là một trong những phương pháp hạn chế á sừng ở chân.

Một số cách tại nhà có thể giúp bạn cải thiện tình trạng da, rút ngắn thời gian điều trị có thể tham khảo như:

  • Hạn chế tiếp xúc lâu với nước: Sau khi tắm hoặc tiếp xúc chân với nước, cần dùng khăn khô lau sạch nước đọng, nhất là các vùng da bị nứt nẻ.
  • Dưỡng ẩm da: Da bong tróc, khô ráp khiến cho tình trạng tổn thương ngày càng nghiêm trọng hơn nên việc cấp ẩm cho da vô cùng cần thiết. Sử dụng một số loại kem dưỡng hoặc dầu oliu sẽ giúp da được cung cấp độ ẩm thích hợp.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất: Hạn chế dùng các loại xà phòng, sữa tắm có độ tẩy mạnh khi tiếp xúc với da chân. Khi đến môi trường có nguồn nước ô nhiễm, chân cần mang ủng, giày dép để bảo vệ.
  • Uống nhiều nước: Để cung cấp đủ nước cho da, hạn chế tình trạng khô da, bong tróc.
  • Không làm tổn thương da: Tránh gãi vào vùng da chân bị á sừng hay cậy, bóc các vảy da thừa.
  • Không ngâm nước muối: Nước muối khiến da ngày càng khô nẻ nhiều hơn nên cần hạn chế việc ngâm chân với nước muối.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh chứa nhiều vitamin, giúp da khỏe mạnh.

Dùng thuốc tây trong á sừng ở chân

Dùng thuốc tây trong á sừng ở chân 1
Thuốc tây được sử dụng phổ biến trong điều trị á sừng.

Các loại thuốc trong điều trị á sừng chân thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh ở mức vừa và nặng. Một số loại thuốc thường được sử dụng có thể kể đến như:

  • Nhóm thuốc Corticoid: Thuốc có khả năng chống viêm và cấp ẩm hiệu quả, giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu,…Được chỉ định hầu hết trong trường hợp bệnh trở nặng. Một số loại thuốc điển hình như: Prednisolon, Betamethason,…
  • Thuốc kháng Histamin: Giúp da giảm các tình trạng ngứa ngáy, hiệu quả nhanh. Một số loại phổ biến như: Cetirizin, Fexofenadin,…
  • Thuốc Acid Salicylic: Có khả năng tiêu sừng, cấp ẩm lên bề mặt da, còn có khả năng sát trùng. Tuy nhiên thuốc thường không dùng cho vùng da nứt nẻ và chảy máu ở diện tích lớn.
  • Thuốc kháng sinh: Khi da chân có sự nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da, có hiện tượng mưng mủ thì kháng sinh sẽ giúp kiểm soát được tình trạng này.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch: Một số thuốc giúp tăng cường hệ miễn dịch như: Tacrolimus, Pimeccromimus,…

☛ Tìm hiểu chi tiết: Thuốc trị á sừng loại nào tốt?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp, tránh các tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc mang lại. Vì vậy đối với thuốc tây, bạn không nên tự ý sử dụng khi không được chỉ định.

Sodermix – giải pháp cho á sừng ở chân an toàn hiệu quả!

Kem bôi Sodermix là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất tại Pháp với các thành phần thiên nhiên như cà chua xanh, quả bơ, dầu khoáng thiên nhiên giúp làm mềm mịn, dưỡng ẩm. Được thử nghiệm lâm sàng tại Khoa Da liễu và Thẩm mỹ – Đại học Y khoa Quốc gia Donetsk cho thấy sản phẩm có tác dụng đối với các vấn đề về da như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm,…

Sodermix - giải pháp cho á sừng ở chân an toàn hiệu quả! 1
Sodermix là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên nên phù hợp với hầu hết mọi đối tượng sử dụng.

Đặc biệt thành phần Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) có khả năng chống lại sự oxy hóa, làm giảm các triệu chứng như sừng hóa, bong tróc da, tấy đỏ,…của á sừng, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, hạn chế nhiễm trùng da, nứt nẻ,…

Sản phẩm hoàn toàn không chứa corticoid trong bảng thành phần nên hoàn toàn phù hợp với phụ nữ các thai và trẻ nhỏ. Được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép sử dụng, vì vậy được nhiều khách hàng tin cậy sử dụng để điều trị.

Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, vui lòng xem chi tiết TẠI ĐÂY

Để đặt mua kem bôi Sodermix giao hàng tận nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Lời kết 

Á sừng ở chân tuy gây nhiều phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt nhưng nếu kiên trì điều trị sẽ giúp làn da bạn nhanh chóng trở lại bình thường nhất. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này, nếu có ý kiến đóng góp hoặc thắc mắc về bệnh, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số điện thoại 18006225 để được hỗ trợ và tư vấn.

Tham khảo

https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-a-sung-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-ieu-tri
https://www.trungtamdalieudongy.com/benh-a-sung-o-chan.html

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...