Chàm sữa

Chữa chàm sữa bằng lá trầu không có hiệu quả không?

Mẹo chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp đã được biết đến từ lâu, được áp dụng và lưu truyền khá rộng rãi. Theo ghi chép, cách chữa này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, cải thiện ngứa ngáy và hạn chế nhiễm khuẩn. Vậy thực hư hiệu quả ra sao? Cách thực hiện như thế nào để mang lại kết quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểm thật kỹ qua bài viết dưới đây. ➤  Tìm hiểu thêm: Chàm sữa là bệnh gì? Mục lục1. Tác dụng của lá trầu không trong việc trị chàm sữa2. Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu khôngCách 1: Chữa chàm sữa bằng tinh dầu lá trầu khôngCách 2: Dùng bã lá trầu không để chữa chàm sữa.Cách 3: Chữa chàm chữa bằng cách tắm lá trầu không3. Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng lá trầu không điều trị chàm sữaƯu điểmNhược điểm4. Chữa chàm sữa bằng lá trầu có hiệu quả không?5. Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không 1. Tác dụng của lá trầu không trong việc trị chàm sữa Trẻ sơ sinh bị chàm sữa thường xuất hiện những nốt sẩn đỏ, mụn nước li ti, sờ vào có cảm giác thô ráp. Da của bé rất khô bị kéo căng kèm theo ngứa ngáy khiến bé khó chịu, quấy khóc, bú kém,… điều này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước. Điều trị chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng bởi từ lâu vị thảo dược này đã được tận dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Hơn nữa, mẹo chữa này có nguồn gốc tự nhiên an toàn với làn da bé và nguyên liệu sẵn có giúp tiết kiệm được chi phí trong quá trình điều trị. Theo đông y, lá trầu có vị cay cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc có công dụng sát trùng, diệt khuẩn giúp điều trị tốt các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm, mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa,… Người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng vì độ an toàn của nó. Để biết thêm thông tin về tác dụng của lá trầu không, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225  Ngoài ra theo nghiên cứu, trong 100g lá trầu không có tới 2.5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Chính vì vậy mà lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như: mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước. Không chỉ vậy, các hợp chất phenol, tanin và vitamin được tìm thấy nhiều trong lá có công dụng tốt trong việc cải tạo và phục hồi tổn thương da do chàm gây ra, kích thích tế bào da mới phát triển. Chính vì những lí do trên đã khiến việc sử dụng lá trầu không trong điều trị chàm sữa trở nên phổ biến và được nhiều phụ huynh lựa chọn. 2. Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không Dù lá trầu không là thành phần tự nhiên và an toàn, xong làn da của trẻ mỏng và nhạy cảm, trong thời gian bị chàm sữa càng dễ kích ứng hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và thực hiện đúng các bước khi dùng lá trầu không để chữa chàm cho con. Với duy nhất trầu không, chúng ta đã có nhiều cách chữa chàm khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa chàm từ lá trầu không được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cách 1: Chữa chàm sữa bằng tinh dầu lá trầu không Phương pháp này được sử dụng với chàm mức độ nhẹ và chỉ xảy ra ở phạm vi nhỏ. Tinh dầu từ lá trầu có thể giúp giảm viêm và ngứa ngáy ở trẻ, ngoài ra còn thúc đẩy tốc độ phục hổi da, giảm sưng và làm dịu hiện tượng kích ứng. Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và ngâm với nước muối để diệt khuẩn. Vò hoặc giã nát lá trầu để tiết ra tinh dầu. Vệ sinh da trẻ sạch sẽ với nước, sau đó dùng bông thấm tinh dầu thu được thoa đều lên vùng da bị chàm. Để yên như vậy qua đêm rồi vệ sinh lại cho bé vào sáng hôm sau. Nên thực hiện cách này từ 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Cách 2: Dùng bã lá trầu không để chữa chàm sữa. Chữa chàm sữa bằng bã lá trầu Khi bé bắt đầu có dấu hiệu của bệnh chàm sữa như nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti, ngứa ngáy thì việc đắp bã lá trầu không lên da bé có thể thực hiện hàng ngày. Cụ thể phương pháp này được thực hiện như sau: Lấy một nắm lá trầu không, rửa thật sạch rồi đem giã nhuyễn cùng một chút muối để tăng công dụng diệt khuẩn. Vò nát lá trầu vừa phải sao cho tinh dầu không bị tiết hết ra ngoài. Sau đó, dắp bã trầu lên vùng da bị chàm hoặc mẹ có thể nhẹ nhàng xoa bã trầu lên vùng da bị tổn thương của bé từ 15-20 phút. Để thêm 10 phút để tinh dầu ngấm sâu vào da rồi nhẹ nhàng lau bằng khăn mềm ẩm. Để đạt kết quả tốt, mẹ nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ Để nhận tư vấn trị chàm sữa cho trẻ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225  Cách 3: Chữa chàm chữa bằng cách tắm lá trầu không Tắm lá trầu không thích hợp với những trẻ bị chàm sữa trên phạm vi rộng như lưng, tay, chân hay mặt. Mẹo chữa này giúp giảm ngứa ngáy, làm sạch da và hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn da. Bên cạnh đó, tắm nước lá trầu không còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ như rôm sảy và hăm tã. Cách thực hiện: Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch và vó xát nhẹ. Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho lá trầu không vào. Đun thêm khoảng 15 phút để tinh chất của lá trầu tan ra hết trong nước. Có thể thêm một chút muối để tăng công dụng kháng khuẩn. Chờ nước nguội bớt rồi dùng để tắm cho trẻ. Nên áp dụng đều đặn 1 lần/ngày trong thời gian dài để thấy hiệu quả. 3. Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng lá trầu không điều trị chàm sữa Ưu điểm Lá trầu là một nguyên liệu dễ kiếm, cách sơ chế đơn giản và dễ sử dụng. Nguyên liệu tự nhiên, lành tính, an toàn với da trẻ, đặc biệt là làn da nhạy cảm do chàm sữa. Tiết kiệm được chi phí điều trị bệnh do giá thành rẻ. Các mẹo từ lá trầu không đều có tác dụng giảm ngứa mà không bị giới hạn vùng điều trị. Nhược điểm Phương pháp điều trị bằng lá trầu không chỉ có tác dụng làm giảm tổn thương trên da chứ không có tác dụng chữa trị dứt điểm chàm sữa. Các triệu chứng có xu hướng giảm trong quá trình điều trị nhưng nguy cơ tái phát cao. Không đem lại hiệu quả ngay lập tức mà chuyển biến từ từ. Do đó đòi hỏi cha mẹ cần kiền kiên trì khi áp dụng mẹo này. Tùy vào cơ địa của từng bé mà tác dụng đem đến khác nhau, có thể có hiệu quả hoặc không, có tác dụng nhanh hoặc chậm. Lá trầu không có tính cay và nóng do đó khi dử dụng không được để dây vào mắt, mũi, miệng, tai,… Để nhận tư vấn trị chàm sữa cho trẻ, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225  4. Chữa chàm sữa bằng lá trầu có hiệu quả không? Mẹo chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp điều trị từ dân gian đơn giản và dễ thực hiên. Hơn nữa, phương pháp này sử dụng nguyên liệu thảo dược từ thiên nhiên vì thế an toàn và lành tính với mọi làn da, kể cả trẻ nhỏ hay phụ nữ đang mang thai. Trên thực tế, công dụng chữa chàm sữa từ lá trầu không cũng đã được chứng minh từ cải thiện ngứa ngáy, đẩy lùi các triệu chứng mẩn đỏ, mụn nước đến kháng khuẩn, chống viêm cho vùng da bị tổn thương. Dù là nguyên liệu tự nhiên, ít gây mẫn cảm với da, xong có một số trường hợp trẻ điều trị chàm sữa bằng lá trầu không vẫn xảy ra một số kích ứng trên da. Điều này xảy ra do phụ huynh trong quá trình điêu trị mắc các sai lầm như không vô trùng nguyên liệu, áp dụng lên vùng da có vết thương hở, hay lạm dụng trong thời gian dài. Mặt khác vì là nguyên liệu thô, tự nhiên nên tác dụng chậm và không hiệu quả như khi sử dụng thuốc. Do đó chỉ nên áp dụng phương pháp này khi chàm sữa ở mức độ nhẹ, không sung đỏ, rỉ nước hay có dấu hiệu viêm nhiễm. Với những trường hợp bệnh chàm sữa ở mức độ nặng hơn, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Hoặc các bạn có thể nhanh chóng kết nối qua Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp nhanh nhất. Các bậc phụ huynh nếu đang phân vân giữa lựa chọn phương pháp điều trị tự nhiên với sử dụngkem bôi trị chàm sữa có thể tham khảo SODERMIX® CREAM Sodermix cream là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bậc phụ huynh có con nhỏ mắc chàm sữa bởi sản phẩm là dạng kem bôi độc đáo KHÔNG CHỨA CORTICOID, đặc biệt an toàn với làn da của trẻ. Ngoài ra, Thành phần chính của SODERMIX®  là Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên, có tác dụng kiểm soát và ngăn chặn tức thời cảm giác ngứa. Vì vậy sản phẩm có độ lành tính ao, rât san toàn cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Các thành phần khác có trong Sodermix cream như dầu trái bơ, dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, khôi phục làn ra bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của chàm sữa. Tốt nhất để chàm hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da bé, mẹ nên sử dụng Sodermix ngay từ khi các triệu chứng của chàm sữa mới bắt đầu giúp ngăn chặn kịp thời sự tiến triển và lan rộng của vùng da bị chàm. ➤ Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng đã được chứng minh: SODERMIX® cải thiện 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY 5. Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không Một số lưu ý phụ huynh cần ghi nhớ khi dùng lá trầu không để chữa chàm sữa giúp mang lại hiểu quả tốt hơn và tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Bố mẹ nên thử trên một vùng da nhỏ của bé trước, nếu không thấy xuất hiện dấu hiệu kích ứng mới áp dụng cho phạm vi rộng hơn. Khi chọn lá trầu nên chọn lá vừa và tươi, không nên chọn lá quá non hoặc quá già giúp mang lại hiệu quả tốt nhất Trước khi dùng nên rửa và ngâm lá sạch sẽ bằng nước muối loãng giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên trên lá Vì lá trầu không có tính cay nồng nên tránh sử dụng ở mắt, miệng, tai Không tự ý sử dụng các loại thuốc nôi điều trị chàm, đặc biệt là những thuốc có chứa corticoid khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ Thường xuyên vệ sinh da bé, đặc biệt là vùng da bị chàm. Luôn giữ cho da trẻ được sạch sẽ và thoáng mát Ngoài điều trị bên ngoài, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con, bổ sung vitamin và dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Tóm lại hiệu quả của việc điều trị chàm sữa bằng lá trầu không tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Nếu cơ địa của bé phù hợp với mẹo dân gian này thì hiệu quả nhanh và ngược lại. Trong quá trình điều trị, các mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường như tình trạng bệnh không biến chuyển, vết thương trên da nặng hơn cần dừng ngay tất các các phương pháp điều trị và đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế gần nhất. ➤  Tìm hiểu thêm: Tổng hợp phương pháp điều trị chàm sữa cho trẻ Nguồn: Tổng hợp Chia sẻ

Bé bị chàm sữa có thể tự khỏi không?

Câu hỏi: Chào chuyên gia, bé nhà tôi nay đã được gần 4 tháng tuổi và cháu bị chàm sữa đã hơn 1 tuần rồi mà chưa có dấu hiệu khỏi. Tôi nghe nhiều người nói chàm sữa có thể tự khỏi. Vậy chuyên gia cho tôi hỏi, bé bị chàm sữa có tự khỏi được không và khoảng bao lâu thì hết hay cần phải chữa trị. Do bé còn nhỏ và da bé cũng khá mẫn cảm nên tôi sợ da bé bị ảnh hưởng khi sử dụng các biện pháp chữa trị. Tôi xin cảm ơn! (Thu Hương) Hình ảnh bé 5 tháng tuổi bị chàm sữa Mục lụcNguyên nhân gây chàm sữa ở trẻCơ địaYếu tố bên ngoàiKhi nào chàm sữa xuất hiện lần đầu tiên?Chàm sữa có thể tự khỏi không?Trẻ bị chàm sữa bao lâu thì khỏi?Cách điều trị khi chàm sữa khi trẻ không tự khỏiGiai đoạn bé bị chàm sữa nhẹGiai đoạn chàm sữa nặng kéo dài Trả lời: Chào chị Hương, Như chị chia sẻ thì bé nhà chị đã được gần 4 tháng và đang bị chàm sữa 1 tuần này chưa có dấu hiệu khỏi. Thực ra, chàm sữa là bệnh ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Thông thường những bé bị chàm sữa trong giai đoạn đầu đời có thể do cơ địa của bé hoặc do dị ứng với một số dị nguyên gây kích thích chàm sữa khởi phát. (Chị có thể tìm hiểu chi tiết về chàm sữa tại bài viết: ➤ Lác sữa (chàm sữa) bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ) Quay lại việc trả lời câu hỏi của chị thì chúng tôi xin trả lời hầu hết chàm sữa sẽ tự thuyên giảm và khỏi hẳn khi trẻ lên 4 tuổi nếu cha mẹ biết cách chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ vẫn bị chàm sữa dù đã qua 4 tuổi. Vi vậy việc chàm sữa có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bé. Để hiểu vấn đề rõ hơn, chị Hương có thể đọc bài viết chúng tôi trình bày chi tiết dưới đây! Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ Chàm sữa là một dạng viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ từ 2 tháng – 2 tuổi. Bệnh được đặc trưng bằng những mảng hồng ban, sẩn, mụn nước li ti, rỉ nước, bong tróc vảy. Thương tổn thường xuất hiện ở mặt, đối xứng hai bên má. Chàm sữa thường gặp ở những bé có cơ địa dị ứng Nguyên nhân gây ra chàm sữa rất phức tạp và vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bác sĩ da liễu thấy rằng chàm sữa khởi phát là do sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và các tác nhân bên ngoài bao gồm: Cơ địa Di truyền: Chàm sữa là bệnh có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bé từng có tiền sử mắc các bệnh về da như nấm, chàm, mề đay, hắc lào,… thì trẻ có tỷ lệ mắc chàm sữa sẽ cao hơn so với những bé khác. Cơ địa dị ứng:  Do cơ địa khiến da bé dễ nhạy cảm. Điều này khiến bé dễ mắc chàm sữa và các bệnh dị ứng ngoài da. Ngoài ra do một số rối loạn quá trình trao đổi chất khiến sức đề kháng suy yếu, đây là điều kiện thuận lợi để chàm sữa khởi phát và phát triển mạnh. Yếu tố bên ngoài Bên cạnh những nguyên nhân do di truyền, cơ địa – là những nguyên nhân không thể thay đổi được khiến bé bị chàm thì còn nhiều tác nhân bên ngoài khác cũng gây ra chàm sữa bao gồm: Ăn phải thức ăn gây dị ứng: Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân khiến bé bị bùng phát chàm có thể do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Một số thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa bò, phô mai, sữa chua, đồ hải sản (tôm, cua,…) Dị ứng lông động vật: Trẻ nhỏ thường rất yêu quý vật nuôi nên hay thường tiếp xúc thân mật với động vật. Tuy nhiên một số trẻ có thể khởi phát chàm sữa do dị ứng với lông thú cưng như lông chó, lông mèo,… Tiếp xúc với dị nguyên: Một số hoạt chất gây kích ứng da bé có trong thuốc nhuộm, bột giặt hay xà phòng tắm cho trẻ. Do đó cha mẹ cần chú ý khi lựa chọn các sản phẩm hóa học vì chúng có thể gây kích ứng da bé khiến bé bị chàm sữa. Do thay đổi thời tiết: Thời tiết lạnh và khô là điều kiện thuận lợi khiến chàm sữa tái phát và tiến triển nặng hơn. Vì đây là bệnh lý mạn tính, hay tái phát nên để được tư vấn tốt nhất, bạn kết nối qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp. Khi nào chàm sữa xuất hiện lần đầu tiên? Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bé bị chàm sữa là da khô, căng, thậm chí có vảy. Những cơ bùng phát đầu tiên thường xảy ra khi con được 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Có bé thậm chí nhiễm bệnh khi chỉ khi chỉ mới 18 tuần tuổi mà thôi. Chàm sữa xuất hiện đầu tiên khi con được 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Một số khác xuất hiện sớm khi khi bé 18 tuần tuổi. Lúc này, da bắt đầu xuất hiện các mảng hồng ban, sau đó là mụn nước li ti, rỉ nước rồi bong tróc vảy. Tuy nhiên chúng sẽ không gây ra thương tổn lâu dài trừ khi cha mẹ không điều trị đúng cách khiến da bé bị nhiễm trùng. Từ hai tháng đến một tuổi, phần lớn bùng phát sẽ xuất hiện trên các vùng mũm mĩm trên cơ thể bé, chẳng hạn như: cằm, hai bên má có thể lan ra cánh tay, bụng, chân,… Khi trẻ bắt đầu mọc răng khoảng 6 tháng, một đột bùng phát có thể xuất hiện bất chấp sự chăm sóc của cha mẹ. Điều này không có nghĩa là tình trạng đã xấu đi hoặc bạn đã làm gì đó sai. Nó chỉ đơn giản là sự căng thẳng do bé đang mọc răng gây ra một phản ứng tiêu cực lên da của bé. Sau 1 tuổi, chàm sữa có thể xuất hiện ít hơn trên các vùng da mũm mĩm của em bé nhưng lại xuất hiện nhiều hơn trên các nếp gấp da, như khuỷu tay, cổ, mặt sau đầu gối, cổ tay và thậm chí sau tai (đặc biệt là phần dễ bị dị ứng của cơ thể). Sau 2 tuổi, bệnh chàm sữa sẽ thuyên giảm và có thể biến mất. Điều này là nhờ kết hợp giữa sự can thiệp trong quá trình điều trị của phụ huynh và sự phát triển của trẻ. Ngay cả sau khi các triệu chứng đã biến mất, hãy tiếp tục chăm sóc thật tốt cho da của trẻ để giảm thiểu tình bệnh có thể bùng phát. Chàm sữa có thể tự khỏi không? Theo các bác sĩ da liễu nhận định, chàm sữa là triệu chứng ngoài da chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Do đó, bệnh có thể tự khỏi nến cha mẹ biết cách chăm sóc cho trẻ phù hợp. Thông thường các triệu chứng chàm sữa sẽ thuyên giảm và có thể tự khỏi hoàn toàn khi trẻ 2 tuổi – thời điểm mà sức để kháng và hệ miễn dịch của bé đã ổn định hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp trẻ sau 4 tuổi vẫn bị tràm sữa. Lúc này, bệnh có khả năng tiến triển kéo dài, hay tái phát và phát triển thành bệnh chàm thể tạng. Bởi vậy, chàm sữa có thể tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Ở những trường hợp chàm thể tạng thường là do hệ miễn dịch của trẻ kém, phụ huynh chủ quan trong điều trị khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng và trở thành mãn tính. Chàm sữa không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho trẻ. Các cơn ngứa có thể khiến bé quấy khóc, lười ăn, mất ngủ. Từ đó sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ bị chàm sữa bao lâu thì khỏi? Các triệu chứng chàm sữa thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Ngay từ giai đoạn đầu, khi các mảng hồng ban xuất hiện, nếu được phát hiệu sớm và điều trị kịp thời, chàm sữa hoàn toàn có thể kiểm soát được mà không hình thành các mụn nước. Thời gian phục hồi sau tổn thương phụ thuộc vào việc cha mẹ có phát hiện sớm hay không và sức đề kháng của trẻ ra sao. Thông thường, thương tổn có thể tự khỏi sau 7-10 ngày ở những trẻ có sức đề kháng tốt. Lâu hơn là 2-3 tuần. Một số trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém, đặc biệt giai đoạn trẻ 2 tháng đến 2 tuổi là thời điểm da còn mỏng và nhạy cảm. Khi tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây kích ứng làm chàm sữa diễn biến phức tạp hơn. Do đó, việc điều trị khó khăn hơn và thời gian phục hồi sau tổn thương cũng kéo dài hơn. Với những trường hợp này, phụ huynh không nên chủ quan điều trị ở giai đoạn đầu, nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể trở thành mãn tính, gây ảnh hưởng đến cuộc sống say này của bé. Không có ít trường hợp, cha mẹ vì nôn nóng, áp dụng sau phương pháp điều trị gây viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng đến da của trẻ. Vì vậy bố mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia thông qua Zalo 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình. Cách điều trị khi chàm sữa khi trẻ không tự khỏi Chàm sữa tự khỏi không đúng trong mọi trường hợp. Có trẻ tự khỏi, cũng có bé bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. trong trường hợp 3-7 ngày mà chàm sữa không có dấu hiệu thuyên giảm, tổn thương lan rộng và các triệu chứng như hồng ban, mụn nước, ngứa xuất hiện nhiều hơn thì cha mẹ cần tìm hiểu phương pháp điều trị . Ở mỗi giai đoạn sẽ có những cách điều trị khác nhau mà phụ huynh cần lưu ý: Giai đoạn bé bị chàm sữa nhẹ Đây là giai đoạn dễ điều trị nhất. Nếu điều trị đúng cách, chàm sữa có thể biến mất hoàn toàn, trả lại làn da mịn màng cho bé. Dưỡng ẩm thường xuyên giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da bé và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Ở thời điểm này, mẹ có thể dễ dàng nhận biết chàm sữa qua các biểu hiện trên da như xuất hiện các mảng hồng ban ở mặt, hai má kèm theo mụn nước li ti. Khi sờ vào sẽ có cảm giác thô giáp, sần sùi. Lúc này, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như: Đây là thời điểm dễ điều trị nhất. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết chàm sữa qua các triệu chứng như các vùng da ở mặt, má hoặc cổ, đầu xuất hiện các vùng ửng đỏ, các mụn nước li ti chớm xuất hiện. Khi mẹ sờ tay vào sẽ thấy cảm giác thô ráp, sần sùi. Ngay từ giai đoạn này, các mẹ có thể áp dụng một số biện pháp như: Vệ sinh sạch sẽ cho da bé Tắm rửa và vệ sinh cơ thể bé mỗi ngày là điều cần phải làm, đặc biệt là vùng da bị chàm. Mẹ nên tắm cho bé từ 1-2 lần/ngày, chỉ nên tắm khoảng 10 phút, không nên tắm quá lâu. Nước tắm cho bé nên pha ấm vừa phải, tránh tắm nước quá nóng hay lạnh vì có thể làm khô da bé, khiến chàm nặng hơn. Với việc lựa chọn sữa tắm cho bé, che mẹ nên chọn dạng sữa tắm ít bọt, có nguồn gốc tự nhiên, lành tính với da của trẻ. Giảm ngứa cho da Ngứa là một trong những triệu chứng dai dẳng, xuất hiện ngay từ đầu khiến bé khó chịu, quấy khóc. Nếu không giúp bé giảm bớt các cơn ngứa, bé thường gãi, lấy tay dụi mặt để cho đỡ ngứa, điều này có thể gây trầy xước da khiến viêm nhiễm vùng da bị chàm Cha mẹ có thể sử dụng SODERMIX® CREAM – một loại kem vừa có tác dụng giảm ngứa, vừa giúp dưỡng ẩm và phục hồi tổn thương hiệu quả. Đặc biệt loại kem này với thành phần chính là Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ cà chua xanh. Thành phần tự nhiên nên an toàn với mọi loại da, kể cả những người có làn da nhạy cảm như trẻ em, bà bầu. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Dưỡng ẩm thường xuyên Chàm sữa khiến da khô ráp kèm theo hiện tượng bong vảy. Do đó, cha mẹ cần dưỡng chăm sóc tốt cho da bé bằng cách dưỡng ẩm thường xuyên cho da bé. Thời điểm để bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên là ngay sau khi tắm vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao nên dễ thẩm thấu. Giai đoạn chàm sữa nặng kéo dài Ở giai đoạn này, biểu hiện rõ ràng qua việc mụn nước bị vỡ, rỉ nước, đóng vảy trên bề mặt. Nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ, vùng da bị chàm có thể chảy máu gây bội nhiễm dễ hình thành sẹo, gây mất thẩm mỹ cho bé sau này. Thời điểm này, cha mẹ có thể sử dụng một số thuốc có tác dụng mạnh hơn bao gồm cả thuốc bôi ngoài da và thuốc kháng sinh bao gồm: Dung dịch thuốc tím 1% Thuốc kháng Histamin Thuốc Corticosteroid liều thấp Thuốc kháng sinh: Tetracyclin hoặc Erythromycin Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Vì đây là bệnh lý mạn tính, hay tái phát nên để được tư vấn tốt nhất, bạn kết nối qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia giải đáp. Lưu ý: Tất các các loại thuốc trên đều phải sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ. Các bậc phụ huynh không được tự ý mua về điều trị cho con bởi có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khi không hiểu rõ tác dụng của thuốc. Đặc biệt là thành phần Corticosteroid, sử dụng trong thời gian dài, không đúng liều lượng có thể gây teo da, mấ màu da và nhiều tác dụng phụ khác. Nguồn: Tổng hợp Chia sẻ

Bé bị chàm có gây ngứa không? Cần làm gì để nhanh hết ngứa?

Chàm gây ngứa do đó con thường có xu hướng chà hai tay lên má hoặc dụi mặt vào gối cho bớt ngứa. Tình trạng này khiến không ít các bận phụ huynh lo lắng. Làm thế nào để giảm ngứa nhanh chóng cho con? 3 bí kíp dưới đây sẽ giúp các mẹ xử lí chàm sữa nhanh gọn, an toàn với làn da của bé. ➤ Tìm hiểu trước: Chàm sữa (lác sữa) là bệnh gì? Mục lục1. Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ?Cơ địaTác nhân bên ngoài2. Chàm có gây ngứa không?3. Cơ chế gây ngứaủa chàm4. Mách mẹ tuyệt chiêu giảm ngứa cho bé khi bị chàm sữaSODERMIX CREAM – Kem giảm ngứa hiệu quả cho bé bị chàm sữa 1. Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ? Nguyên nhân gây ra chàm sữa hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các nhà khoa họ đã cho thấy, chàm sữa khởi phát là do sự kết hợp giữa hai yếu tố là cơ địa và các tác nhân bên ngoài bao gồm: chàm sữa khởi phát là do sự kết hợp giữa hai yếu tố là cơ địa và các tác nhân bên ngoài Cơ địa Di truyền: Cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bé có tiền sử mắc các bệnh ngoài da như chàm, viêm da, vẩy nến,… thì trẻ sinh ra có tỷ lệ cao sẽ bị chàm sữa Do cơ địa dị ứng: Trường hợp trẻ có cơ địa dễ dị ứng thường sẽ nhạy cảm. Điều này khiến bé dễ mắc chàm sữa hay các bệnh ngoài da. Tác nhân bên ngoài Bên cạnh những nguyên nhân do di truyền, cơ địa từng bé là những nguyên nhân không thể thay đổi được khiến bé bị chàm thì còn nhiều tác nhân bên ngoài khác cũng gây ra bệnh chàm sữa được y học ghi nhận như: Dị ứng với nguồn thức ăn: Một số loại thực phẩm có thể khiến bé dị ứng như đồ hải sản, trứng, … Dị ứng với lông động vật: Lông chó, mèo,… Dị ứng với các loại hóa chất, làm kích ứng da như: thuốc nhuộm, bột giặt, xà bông, nước hoa … Thay đổi thời tiết: Thời tiết lạnh và khô là điều kiện thuận lợi khiến chàm sữa tái phát và tiến triển nặng hơn. ➤ Xem chi tiết hơn trong bài viết: Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ nhỏ 2. Chàm có gây ngứa không? Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa – là căn bệnh viêm da cơ địa với triệu chứng đặc trưng là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Các cơn ngứa từ ẩm ỉ đến dữ dội khiến trẻ hay dụi tay vào mặt hay gãi nhiều gây trầy xước da. Mức độ ngứa ở mỗi bé là khác nhau, có bé ngứa nhiều, có bé lại ngứa ít. Các mức độ ngứa nhiều hay ngứa ít cũng tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển của chàm sữa. Giai đoạn 1: Da bị tấy đỏ Da nổi những mảng đỏ, thường xuất hiện ở đối xứng hai bên má Đây là giai đoạn đầu của chàm sữa, da bắt đầu xuất hiện các vết ửng đỏ hay còn gọi là hồng ban, hơi cộm (thường xuất hiện đối xứng hai bên má), các dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với dị ứng da. Quan sát kỹ ở vùng da đó nhận thấy các sẩn tròn nhỏ (thực chất là mụn nước sắp nổi) Ở giai đoạn này, tổn thương da thường gây ngứa dữ dội rất khó chịu. Giai đoạn 2: Nổi mụn nước trên da Mụn nước bắt đầu xuất hiện, số lượng mụn nước nhiều và tập chung thành từng đám quanh. Mụn nước bắt đầu nổi ở bề mặt da bị đỏ, số lượng mụn nước nhiều và tập chung thành từng đám, có thể lan ra vùng da xung quanh. Tình trang ngứa ngáy lúc này vẫn kéo dài, không thuyên giảm. Chính vì thế, mẹ sẽ thấy bé hay quơ tay lên mặt hoặc chà đầu, đôi khi trẻ cũng hay dụi mặt vào gối cho đỡ ngứa khiến các mụn nước vỡ ra. Giai đoạn 3: Chảy nước Mụn nước trên da vỡ và chảy nước, dịch bên trong màu vàng. Giai đoạn này, nếu không được vệ sinh cẩn thận, da trẻ rất dễ bị bội nhiễm. Các triệu chứng ngứa lúc này vẫn còn nhưng đã thuyên giảm. Giai đoạn 4: Nhẵn da Sau một thời gian chảy dịch, da bắt đầu khô lại, đóng lớp vảy tiết dày. Khi lớp vảy bong ra để lại bên dưới lớp da nhẵn bóng, giai đoạn này xảy ra tương đối ngắn, khoảng 1-3 ngày Giai đoạn còn gọi là lên da non, ngứa ngáy quay lại và nhiều hơn so với giai đoạn 3 khiến trẻ quấy khóc, mất ngủ,… Giai đoạn 5: Bong vảy Lớp da mỏng vừa hình thành ở giai đoạn 4 rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám Chàm sữa tiến triển lâu ngày khiến bề mặt da bé xù xì, thô ráp. Lớp da mỏng vừa hình thành ở giai đoạn 4 rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám. Các vết nứt, hằn da nổi rõ ở vùng da bị tổn thương. Giai đoạn này được gọi là liken hóa trên da. Nếu tình trạng mụn nước không tái phát da sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu mụn nước tiếp tục mọc, da lại bắt đầu một vòng lặp như trên, khiến da dày lên kèm theo sắc tố chàm tăng theo. Vậy kèm theo các vết mẩn đỏ hay mụn nước thì ngứa là triệu chứng điển hình của bệnh chàm sữa. Đây là triệu chứng xuyên suốt, xuất hiện sớm nhất và tồn tại dai dẳng. 3. Cơ chế gây ngứaủa chàm Cơ chế gây ngứa ở trẻ khi mắc bệnh chàm sữa liên quan đến một chất nội sinh có tên là histamin. Bình thương chất này tập trung nhiều ở các tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, khi có các tác nhân bên ngoài kích thích như: thời tiết lạnh, hóa chất từ xà phòng, sữa tắm, bụi bẩn, ăn phải thực phẩm dị ứng,… histamin được giải phóng ra khỏi tế bào bạch cầu dưới dạng tự do, tác động vào những thụ thể đặc biệt trên da sẽ làm các đầu mút thần kinh bị kích thích, gây ngứa ngáy. Ngoài ra cảm giác ngứa sẽ tăng lên rõ rệt khi làn da của trẻ bị khô do thiếu độ ẩm. Bên cạnh ngứa, chàm sữa còn kèm theo các triệu chứng khác sẽ xuất hiện lần lượt như: nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti. rỉ nước, đóng vảy và bong tróc vảy,… 4. Mách mẹ tuyệt chiêu giảm ngứa cho bé khi bị chàm sữa Vệ sinh da trẻ sạch sẽ Vệ sinh sạch sẽ cho bé thông qua việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa và loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng da. Chàm sữa có ngứa không cũng phụ thuộc rất lớn vào việc vệ sinh cho bé. Vệ sinh sạch sẽ cho bé thông qua việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa và loại bỏ những nguy cơ gây nhiễm trùng da. Vệ sinh cho bé bằng cách tắm từ 1-2 lần một ngày, chỉ nên tắm cho trẻ dưới 15 phút, không nên tắm quá lâu. Các mẹ lưu ý tắm pha nước ấm để tắm cho trẻ, không nên dùng nước nóng vì có thể làm khô da khiến trẻ ngứa hơn. Để diệt khuẩn, làm sạch da bé, mẹ có thể dung sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh, có nguồn gốc từ thảo dược, lành tính với da trẻ. Tránh nhưng sản phẩm có chất tạo mùi, tạo bọt sẽ gây kịch ứng da trẻ, khiến chàm sữa nặng hơn. ➤ Mẹ nên đọc: Mách mẹ lá tắm giúp giảm ngứa khi trẻ bị chàm Hạn chế gãi khi bị ngứa Các triệu chứng ngứa dai dẳng làm bé khó chịu, vì vậy mẹ thường thấy các con hay đưa tay chà lên mặt hay dụi đầu vào gối. Tuy nhiên điều này càng làm bé ngứa hơn. Gãi ngứa còn làm trầy da, tổn thương da dẫn đến viêm nhiễm. Để giảm ngứa, các mẹ có thể dùng nước mát để rửa những vùng bị chàm. Ngoài ra nên cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ để đảm bảo trẻ không dùng tay gãi ngứa làm tổn thương da. Thường xuyên dưỡng ẩm cho da bé Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để cung cấp độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Ngứa ngáy một phần là do da trẻ bị khô khi mắc chàm sữa. Chính vì thế mà bố mẹ cần phải chăm sóc da bé thật tốt bằng cách bôi kem dưỡng da cho bé, để cung cấp độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm xong, vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao, dễ thẩm thấu. Có 2 loại sản phẩm dưỡng ẩm được khuyên dùng với trẻ bị chàm sữa là kem dưỡng ẩm hà thuốc mỡ. Chúng có tác dụng ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da giúp da không bị khô từ đó làm giảm tình trạng ngứa ngáy ở trẻ. ➤ Xem thêm: Dùng kem dưỡng ẩm nào khi bé bị chàm? Giữ cho vết chàm thoáng mát, khô ráo Thay tã lót cho trẻ khoảng 3 lần 1 ngày, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu, dẫn đến tình trạng da bị kích ứng. Thời tiết nóng bức sẽ khiến cho những cơn ngứa trên vùng da bị chàm sữa trở nên dữ dội hơn. Chính vì vậy luôn giữ cho vết chàm sữa thoáng mát bằng cách cho bé mặc những loại quần áo có vải mềm, rộng rãi. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên chọn những trang phục thoáng mát, dễ chịu, dễ thấm hút mồ hôi như: các loại vải sợi mềm, sợi lanh, cotton 100%, bông nhẹ sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát. Nên mặc bỉm vừa kích cỡ và thay bỉm thường xuyên (khoảng 3 lần 1 ngày) tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu khiến con bị quá bức bí, gây ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra nên để con được sống và sinh hoạt trong không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa mát để giảm tình trạng ngứa ngáy cho con. Luôn cố gắng giữ người bé khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều gây ẩm ướt khó chịu. Thay tã lót cho trẻ khoảng 3 lần 1 ngày, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu, dẫn đến tình trạng da bị kích ứng. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn. SODERMIX CREAM – Kem giảm ngứa hiệu quả cho bé bị chàm sữa Để giảm ngứa nhanh chóng, không ít các phụ huynh đã dử dụng dạng kem bôi có chứa corticoid. Tuy có tác dụng nhanh chóng làm giảm các triệu chứng của chàm xong khi sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến da của bé bị tổn thương. Sodermix cream là sự lựa chọn thông minh cho các bậc phụ huynh bởi không những không chứa corticoid mà còn là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hoàn toàn lành tính với da trẻ.       Thành phần của SODERMIX® Cream có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa đặc hiệu và mạnh nhất trong cơ thể được chiết xuất từ cà chua xanh, có tác dụng kiểm soát và ngăn chặn tức thời cảm giác ngứa. Ngoài ra, SODERMIX® còn bổ sung tinh dầu Paraffin từ quả bơ và các khoáng chất giúp dưỡng ẩm, mềm da và khôi phục vùng da bị tổn thương. Tác dụng giảm ngứa của SODERMIX® cũng đã được kiểm nghiệm lâm sàng, xem tại đây : Thử nghiệm lâm sàng về tác dụng giảm ngứa của SODERMIX® Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn Nguồn: Tham khảo Chia sẻ

Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ - điều mẹ phải biết!

Chàm sữa là một bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng rất dễ tái phát khiến bé khó chịu, dễ bỏ ăn và khó ngủ. Vậy khi bé bị chàm sữa, các mẹ nên làm gì ? Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé! Trẻ sơ sinh bị chàm sữa các mẹ nên làm gì? Mục lụcChàm sữa (lác sữa) là gì?Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻTại sao trẻ nhỏ lại bị chàm sữa?Chàm sữa ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám gấp?Khi bé bị chàm các mẹ nên làm gì?Bôi kem dưỡng ẩm cho béChế độ dinh dưỡng hợp lýVệ sinh thân thể bé thường xuyênSử dụng xà phòng riêng cho trẻ bị chàmLựa chọn trang phục thoáng mátSử dụng kem bôi ngoài da trị chàm sữaTuyệt đối không nên trì hoãn việc điều trị Chàm sữa (lác sữa) là gì? Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Chàm sữa tuy không nguy hiểm xong các cơn ngứa dữ dội thường gây khó chịu cho con trẻ khiến bé biếng ăn, quấy khóc, sụt cân. Lác sữa thường sẽ khỏi khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Sau đó nếu trẻ vẫn còn gặp phải tình trạng chàm thì bệnh sẽ kéo dài, dễ tái phát và phát triển thành chàm thể tạng. Bệnh này ở trẻ tuy không lây lan thế nhưng khó điều trị nếu để lâu. Dấu hiệu nhận biết chàm sữa ở trẻ Theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa, đặc biệt nhiều nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thương tổn thường xuất hiện ở trên mặt, đối xứng hai bên má và có thể lan ra toàn thân. Trẻ sơ sinh bị chàm da có các biểu hiện như da khô, nổi mẩn đỏ, có vảy, có mụn nước nhỏ gây cảm giác ngứa. Ban đầu, chàm sữa khởi phát là những nốt mẩn đỏ, rồi hình thành các mụn nước nhỏ li ti, màu đỏ. Các mụn nước này gây nứt da, rịn nước gây bết dính lên vùng chàm tạo thành lớp vảy cứng. Sau khoảng 1 tuần, da non tái tạo làm bong tróc vảy. Ở những vùng da bị lác sữa, khi chạm vào sẽ có cảm giác thô ráp kèm theo vảy nhỏ li ti, da rất khô và căng. Những mảng da khô và mẩn đỏ này thường xuất hiện ở trên mặt và các vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân. Khi bị lác sữa, những vùng da tổn thương bị ngứa khiến trẻ khó chịu. Chính vì thế, mẹ sẽ thấy bé hay quơ tay lên mặt hoặc chà đầu, đôi khi trẻ cũng hay dụi mặt vào gối cho đỡ ngứa khiến các mụn nước vỡ ra gây chảy máu. Nếu như không được vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm khuẩn (thậm chí bội nhiễm), khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại thâm sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Chàm sữa có thể kèm thêm các triệu chứng dị ứng của bệnh viêm mũi hoặc hen suyễn.Điều này khiến bé rất khó chịu nên thường xuyên có biểu hiện quấy khóc, ngủ không ngon giấc hoặc không chịu bú mẹ. Thông thường, chàm sữa sẽ thuyên giảm (khi trẻ trên 1 tuổi) và có thể tự khỏi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng. ➤ Xem chi tiết hơn: Dấu hiệu chàm sữa giúp mẹ phân biệt với bệnh khác Tại sao trẻ nhỏ lại bị chàm sữa? Trẻ bị chàm sữa có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau: Di truyền: Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bé từng có tiền sử bệnh nấm da như chàm, mề đay, hắc lào,… thì bé có tỷ lệ cao sẽ bị chàm. Do cơ địa dị ứng: Do cơ địa dễ dị ứng nên da bé thường sẽ nhạy cảm. Điều này khiến bé dễ mắc chàm sữa và các bệnh dị ứng ngoài da. Chế độ ăn của mẹ: Thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh là sữa mẹ. Vì thế nếu mẹ không chú ý đến chế độ dinh dưỡng có thể khiến bé dễ mắc bệnh. Việc ăn quá nhiều đồ tanh, hải sản, thực phẩm giàu đạm khiến bé không thể hấp thụ và tiêu hóa hết qua đường sữa mẹ. Đây cũng cũng nguyên do khiến bé bị chàm sữa. Các tác nhân từ bên ngoài: Việc tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như lông động vât, phấn hoa hoặc do ăn phải các thức ăn gây dị ứng như tôm, cua, cá biển có thể khiến trẻ bị chàm. Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do một số yếu tố khác như môi trường ô nhiễm, thời tiết hanh khô, vệ sinh da kém, dị ứng thành phần xà phòng tắm, các loại thuốc tẩy, nước giặt,… Chàm sữa ở trẻ có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám gấp? Về cơ bản, bệnh chàm sữa ở trẻ em được xem là triệu chứng tạm thời, không quá nguy hiểm đến sức khỏe cũng như không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé. Nguy cơ xấu nhất có thể xảy ra khi bé bị chàm đó là cào gãi nhiều dẫn đến bội nhiễm và nhiễm trùng da. Hoặc các phụ huynh không có biện pháp điều trị kịp thời cho bé, khiến chàm sữa phát triển thành chàm thể tạng. Lúc này, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, nguy cơ để lại sẹo cao hơn, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống của trẻ sau này. Vì vậy, khi thấy trên da trẻ xuất hiện những triệu chứng bất thường, nghi ngờ con mắc chàm sữa, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ da liễu thăm khám và đưa ra cách điều trị phù hợp. Nhất là trong các trường hợp sau, cần đưa bé đi khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất: Những tổn thương da mà chàm sữa gây ra trở nên nghiêm trọng, thậm chí lở loét, chảy máu. Xuất hiện nhiễm trùng, bội nhiễm tại vùng da bị chàm sữa. Các triệu chứng của chàm sữa khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, bú ít hoặc bỏ bú,… ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Đã áp dụng các biện pháp điều trị nhưng không mang lại kết quả, chàm sữa không thuyên giảm mà lại tiến triển nặng hơn. Chàm sữa có nguy cơ gây những biến chứng nghiêm trọng trên da. Khi bé bị chàm các mẹ nên làm gì? Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nguy hiểm và hoàn toàn có thể hạn chế và tìm cách khắc phục để bệnh không diễn biến nặng hơn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Muốn được như vậy, cha mẹ cần chú ý tới bé và bản thân phải biết cách chăm trẻ sao cho đúng. Dưới đây là những giải pháp cho mẹ khi chăm sóc con bị chàm sữa. Bôi kem dưỡng ẩm cho bé Bôi kem dưỡng ẩm có tác dụng ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da, cung cấp độ ẩm cho da giúp da không bị khô Nguyên nhân gây ra chàm sữa chính là do lớp da bảo vệ bé bị tổn thương, chính vì thế mà bố mẹ cần phải chăm sóc da bé thật tốt bằng cách bôi kem dưỡng da cho bé, để cung cấp độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Có hai sản phẩm dưỡng ẩm thường được khuyên dùng trong việc điều trị chàm: thuốc mỡ và kem. Các loại kem này có tác dụng ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da, cung cấp độ ẩm cho da giúp da không bị khô, hạn chế nứt nẻ, ngừa bệnh tái phát. Thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ là ngay sau khi tắm xong, vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao, rất dễ thẩm thấu. Mẹ nên làm ẩm da cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày và nên thoa vào buổi tốt trước khi đi ngủ. Lựa chọn một loại kem dưỡng ẩm có xuất xứ rõ ràng, không mùi và dành riêng cho trẻ sơ sinh sẽ là lựa chọn đúng đắn lúc này. Để chắc chắn hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thoa cho bé. ➤ Đọc thêm: Có nên dùng kem dưỡng ẩm khi bé bị chàm sữa, cách chọn kem phù hợp! Chế độ dinh dưỡng hợp lý Với trẻ sơ sinh, chế độ ăn cho mẹ hay cho bé đều quan trọng vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ trong thời kỳ đầu. Mẹ nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian càng lâu càng tốt khi trẻ đang trong độ tuổi sơ sinh. Trong quá trình cho con bú, mẹ ăn gì thì con cũng sẽ được hấp thụ những chất dinh dưỡng đó. Do đó với những trẻ bị chàm mẹ nên hạn chế ăn những loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như hải sản, trứng, các loại thực phẩm lên men, thực phẩm cay và nhiều chất béo. Chỉ nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Nên ăn những món thanh đạm, nhiều chất xơ, và ít gia vị để bé học ăn từ từ. Vệ sinh thân thể bé thường xuyên Tắm cho bé bằng nước ấm làm giảm tình trạng ngứa ngáy đồng thời làm giảm khả năng nhiễm khuẩn da. Làn da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị tác nhân bên ngoài tấn công gây chàm da. Chính vì vậy việc vệ sinh sạch sẽ thân thể cho con cũng là cách chữa chàm sữa ở trẻ. Bạn nên tắm rửa thường xuyên cho trẻ, tuy nhiên mẹ không nên tắm quá lâu, chỉ khoảng 5-10 phút. Lưu ý không chà xát vào những vùng da đang bị chàm sữa vì điều này có thể khiến da bé bị xước dẫn đến nhiễm khuẩn Tắm cho bé bằng nước ấm có pha chút tinh dầu tràm trà làm giảm tình trạng ngứa ngáy đồng thời làm giảm khả năng nhiễm khuẩn da. Sau khi tắm xong, dùng một chiếc khăn bông sạch và thấm thật khô nước trên da bé để giữ cho da bé thoáng mát. Luôn cố gắng giữ người bé khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều gây ẩm ướt khó chịu. Thay tã lót cho trẻ khoảng 3 lần 1 ngày, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu, dẫn đến tình trạng da bị kích ứng. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn. ➤ Mách mẹ: Trẻ bị chàm tắm lá gì cho nhanh khỏi? Sử dụng xà phòng riêng cho trẻ bị chàm Lưu ý khi lựa chọn xà phòng, sữa tắm cho bé cần lựa chọn những sản phẩm lành tính và phù hợp dành riêng cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối hạn chế các loại sữa tắm không rõ nguồn gốc hay chứa các chất tẩy rửa có thể khiến làn da trẻ bị dị ứng với những sản phẩm hoá học. Trên thị trường hiện có bày bán khá nhiều loại sữa tắm gội toàn thân dành cho trẻ bị chàm da, bạn có thể sử dụng chúng để tắm cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, cần hỏi kĩ bác sĩ trước khi dùng, tránh trường hợp da trẻ không phù hợp hoặc mua nhầm hàng kém chất lượng. Ngoài ra, các mẹ có thể tìm mua các loại xà phòng dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên, ít màu, ít hương liệu và dành cho da nhạy cảm. Đây cũng là một cách để có thể làm giảm chàm sữa trên da bé. Tuy nhiên, với loại xà phòng này chỉ nên tắm cho bé từ 3-4 lần/tuần đồng thời phải pha thật loãng vào nước, và sau đó tắm lại với nước mát. Lựa chọn trang phục thoáng mát Một việc đơn giản mà các mẹ vẫn hay quên, đó là chú ý đến quần áo của con mình. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên chọn những trang phục thoáng mát, dễ chịu, dễ thấm hút mồ hôi như: các loại vải sợi mềm, sợi lanh, cotton 100%, bông nhẹ sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát. Bên cạnh đó, bậc làm cha mẹ nên hình thành thói quen giặt thật sạch quần áo mới mua trước khi mặc. Việc làm này sẽ có thể loại bỏ bụi bẩn cùng các tác nhân gây hại bám vào quần áo (nếu có). Sử dụng kem bôi ngoài da trị chàm sữa Thông thường bệnh chàm sữa có thể tự khỏi được, nhưng để giảm ngắn thời gian tổn thương da cho bé, giúp bé sớm vui khỏe, các mẹ có thể lựa chọn các loại kem bôi trị chàm sữa. Có rất nhiều loại kem bôi có cùng tác dụng này tuy nhiên các mẹ nên lựa chọn các loại kem không chứa corticosteroid. Với trẻ nhỏ bởi da thường mỏng và nhạy cảm, việc dùng trong thời gian dài có thể làm teo da, mất màu da hoặc có thể gây suy tuyến thượng thận.   Sodermix cream là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – thành phần tự nhiên chiết xuất từ cà chua xanh an toàn với làn da trẻ trong kiểm soát và ngăn chặn tức thời cảm giác viêm ngứa. Đồng thời sản phẩm còn chứa hoạt chất dầu Paraffin giúp dưỡng ẩm, mềm da khôi phục phần da bị tổn thương của bé nhanh hơn. ➤ Đọc thêm: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ Để tìm địa chỉ gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng “XEM TẠI ĐÂY” “BẤM VÀO ĐÂY” Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà. Tuyệt đối không nên trì hoãn việc điều trị Chàm sữa là một dạng viêm da dị ứng, tuy không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe của bé nên các mẹ không nên xem thường căn bệnh này. Nếu sau 1 tuần áp dụng các phương pháp điều trị trên mà tình trạng chàm sữa trên da bé không tiến triển, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khác và điều trị cụ thể. Hãy nhớ, đừng trì hoãn việc điều trị chàm sữa cho trẻ nhỏ, bởi càng để lâu bệnh càng nghiêm trọng và khó điều trị dứt điểm. Tất cả các loại thuốc sử dụng trong việc điều trị cần làm theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống đủ thuốc và đúng liều lượng. Tái khám đúng hẹn để ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Hi vọng với những chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc con bị chàm sữa theo phương pháp an toàn nhất cho bé. Nguồn: Tổng hợp Chia sẻ

Tổng hợp nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa

Chàm sữa là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng mẩn đỏ, da khô của chàm sữa thường bị nhầm lẫn sang hiện tượng nẻ da, rôm sảy,… Ngoài ra nguyên nhân gây chàm sữa cũng rất phức tạp khiến cha mẹ khó xác định. Bài viết hôm nay giúp các bậc phụ huynh nắm rõ được nguyên nhân khiến con bị chàm sữa, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Mục lụcChàm sữa ở trẻ là bệnh gì?Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa?Do di truyềnDo cơ địa của mỗi béDo môi trường và khí hậuDo thói quen ăn uốngDo bị biến chứng từ bệnh khácDo các nhân tố khácChàm sữa có lây không?Cách phòng ngừa chàm sữa cho bé hiệu quảGiải pháp cho phụ huynh khi có con bị chàm sữa Chàm sữa ở trẻ là bệnh gì? Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa – là một bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ nhỏ. Căn bệnh là giai đoạn đầu tiên của bệnh chàm thể tạng, với các triệu chứng như đỏ rát, khô da, ngứa ngáy và bong tróc vảy. Chàm sữa thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi sơ sinh từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm. Lúc đầu làn da chỉ nổi các mảng hồng ban, sau đó trên bề mặt tổn thương sẽ nổi nhiều mụn nước. Một thời gian sau, mụn nước tự vỡ gây chảy dịch có thể gây nhiễm khuẩn, đóng vảy tiết và bong da. Bệnh có thể đi kèm các triệu chứng khác như tiêu chảy, viêm tai giữa. Chàm sữa có thể xuất hiện ở bất cứ bị trí nào trên cơ thể con. Tuy nhiên chúng sẽ xuất hiện nhiều ở má, trán, quanh miệng, sau đó có thể lan ra cả ở tay, chân và toàn thân. Thông thường, chàm sữa sẽ thuyên giảm khi trẻ lớn dần, nhưng đối với một số trường hợp qua 4 tuổi mà bệnh chưa khỏi, bệnh có nguy cơ diễn tiến kéo dài, chuyển sang mạn tính và trở thành bệnh chàm thể tạng. ➤ Đọc thêm: Chàm sữa (lác sữa) ở trẻ nhỏ – những điều mẹ phải biết Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa? Chàm sữa là tình trạng khá phổ biến làm tổn thương da của trẻ, xuất hiện nhiều ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Chàm sữa có biểu hiện như da khô, nổi mẩn đỏ, có mụn nước gây ngứa ngáy. Thương tổn thường khởi phát ở mặt, hai bên má và có thể lan ra cơ thể. Đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến bé khó chịu. Nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất phức tạp và vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bác sĩ da liễu thấy rằng chàm sữa khởi phát là do sự kết hợp giữa yếu tố bên trong cơ thể và các tác nhân bên ngoài môi trường. Nguyên nhân bên trong: Do di truyền, cơ địa bé dễ dị ứng, rối loạn chuyển hóa,… Nguyên nhân bên ngoài: Tiếp xúc với chất gây dị ứng, môi trường ô nhiễm, thay đổi khí hậu,… 2 nhóm nguyên nhân chính này được bác sĩ da liễu phân thành 6 nhóm các yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị chàm cao hơn bao gồm: Do việc di truyền. Do tùy theo cơ địa của trẻ. Do môi trường và khí hậu. Do thói quen ăn uống. Do bị biến chứng từ bệnh khác. Do các nhân tố khác. Phân tích rõ các yếu tố nguy cơ khiến bé chị chàm sữa giúp cha mẹ bảo vệ con khỏi căn bệnh ngoài da này tốt hơn. Do di truyền Theo kết quả thống kê cho thấy, 73% trẻ em bị chàm sữa có tiền sử gia đình mắc các bệnh về viêm da cơ địa. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bé từng có tiền sử bệnh nấm da như chàm, mề đay, hắc lào,… thì bé có tỷ lệ cao sẽ bị chàm. Có bé thậm chí nhiễm bệnh khi chỉ khi chỉ mới 18 tuần tuổi mà thôi. Ngoài ra, với các trường hợp bố mẹ hay bị dị ứng, có tiền sử hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ bị nấm da, chàm ở trẻ. Theo kết quả thống kê cho thấy, 73% trẻ em bị chàm sữa có tiền sử gia đình mắc các bệnh về viêm da cơ địa. Do cơ địa của mỗi bé Bệnh chàm thường dễ bị nhiễm do cơ thể trẻ có một số rối loạn nhất định: Rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa: Sự suy giảm chức năng của nội tạng như gan, tuyến giáp, dạ dày, sức đề kháng,… tạo điều kiện thuận lợi để các dị nguyên hoặc vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây hại kích thích cơ chế hình thành chàm sữa ở trẻ Rối loạn chức năng thần kinh và nội tiết: Sự rối loạn này không chỉ làm trẻ dễ căng thẳng mà còn tác động đến hoạt động của hệ miễn dịch, kích thích tế bào lympho và gây bùng phát chàm. Do môi trường và khí hậu Chàm sẽ sẽ phát triển nhanh hơn trong điều kiện môi trường khói thuốc, khói xe, ô nhiễm nấm mốc. Thời tiết lạnh và khô chính là điều kiện thuận lợi làm chàm sữa ở trẻ tái phát và chuyển biến nặng hơn. Do thói quen ăn uống Trẻ nhỏ bùng phát chàm sữa khi ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa bò, hải sản,… Theo các chuyên gia da liễu thì rất nhiều trẻ nhỏ bùng phát chàm sữa do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Trẻ thường xuyên ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng, các đồ ăn nhiều quá dinh dưỡng và khó tiêu hóa có thể kích thích các triệu chứng của chàm sữa bùng phát. Nhiều bé bị dị ứng với những thành phần có trong thực phẩm ví dụ như: Sữa bò và các chế phẩm từ sữa, như phô mai, sữa chua …. Quá nhiều trứng mỗi tuần: Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm khiến cơ thể bé sinh ra phản ứng với các protein lạ trong nguồn sữa cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị chàm. Hải sản như tôm, cua, ốc, hến và cá. Dị ứng sữa mẹ: Thức ăn chủ yếu của các bé sơ sinh luôn là sữa mẹ. Hơn nữa, trong sữa mẹ cũng sẽ chứa những chất có từ việc ăn uống hằng ngày của mẹ. Vì thế, nếu mẹ ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng khiến bé không thể hấp thụ hết và tiêu hóa được hết qua đường sữa mẹ gây nên bệnh dị ứng và khiến cho cơ thể bé nổi chàm. Do bị biến chứng từ bệnh khác Một lý do nữa là bị biến chứng từ các bệnh bên dưới cũng gây ra nguy cơ bị chàm da rất cao: Bệnh hen suyễn hoặc bệnh về thận. Viêm gan, viêm đại tràng, viêm xoang, viêm tai mũi họng …. Do các nhân tố khác Dị ứng với lông động vật như chó, mèo cũng là nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa. Bên cạnh những nguyên nhân do di truyền, cơ địa từng bé là những nguyên nhân không thể thay đổi được khiến bé bị chàm thì còn nhiều tác nhân bên ngoài khác cũng gây ra bệnh chàm sữa được y học ghi nhận như: Dị ứng với lông thú cưng như chó, mèo. Dị ứng với các loại hóa chất, làm kích ứng da như: thuốc nhuộm, bột giặt, xà bông, nước hoa …. Quần áo, khăn tắm được làm bằng sợi vải thô như len, sợi tổng hợp,… chà xát lên da bé gây kích ứng da do da của trẻ thường mỏng và nhạy cảm. Nơi bé chơi có các tấm thảm, đệm, gối lâu ngày không vệ sinh làm tích tụ mầm bệnh nấm mốc, vi khuẩn. ➤ Nên đọc: Phân biệt chàm sữa với các bệnh ngoài da khác Chàm sữa có lây không? Bệnh chàm sữa có liên quan chặt chẽ đến hai yếu tố: cơ địa dị ứng và dị nguyên từ môi trường. Bệnh không do bất kì một loại virus nào gây ra. Vì vậy, chàm sữa hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Vì vậy, bé bị chàm sữa có thể sinh hoạt chung với người khỏe mạnh bình thường mà không cần bận tâm đến vấn đề lây lan. Tuy chàm sữa không lây từ người sang người, song bệnh thường lan sang các vùng da khác trên cơ thể bé như cánh tay, chân, ngực hoặc các bộ phận khác. Chàm sữa là một dạng viêm da mãn tính, không phải bệnh lây nhưng lại dễ tái phát, rất khó điều trị dứt điểm. ➤ Xem chi tiết: Bệnh chàm sữa có lây không? Cách phòng ngừa chàm sữa cho bé hiệu quả Để phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ mắc chàm sữa ở trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý các vấn đề sau: – Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, nhiệt độ luôn ổn định, không được quá nóng hoặc quá lạnh. – Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn, ga, gối, giường, đệm của bé. – Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là nên lau sạch mặt và miệng cho trẻ mỗi khi ăn hoặc bú xong. – Không nên cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, môi trường ô nhiễm hoặc lông chó mèo. Tốt nhất là tránh nuôi những loại vật nuôi này trong giai đoạn trẻ dễ có nguy cơ mắc chàm sữa. – Luôn giữ cho cơ thể trẻ khô thoáng, hạn chế đổ mồ hôi, ẩm ướt. Chú ý thay tã thường xuyên cho bé, sau khi tắm xong thì thay luôn đồ, không để bé mặc lại đồ cũ. – Cho trẻ mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát, dễ thấm mồ hôi. Hạn chế mặc những loại quần áo chất liệu len dạ, sợi tổng hợp,… vì chúng dễ gây bít tắc da, làm tăng nguy cơ mắc chàm sữa. – Cần lựa chọn sản phẩm sữa tắm an toàn, phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ. Không cho trẻ tắm bằng các loại xà phòng, sữa tắm chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt. – Các mẹ cũng cần cẩn thận với những loại lá tắm dân gian vì những loại lá này dễ dính tạp chất, vi khuẩn gây kích ứng, nhiễm trùng cho làn da của bé. – Nhớ thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ, nhất là sau khi tắm xong. Như vậy sẽ giúp bé luôn có làn da mềm mượt và ẩm mịn. Chú ý chỉ sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm lành tính cho bé. – Nếu trẻ còn bú mẹ, các mẹ nên ăn nhiều cá biển để tăng chất ARA, giúp trẻ chống dị ứng. Đồng thời cũng hạn chế ăn các loại thức ăn như trứng, trứng vịt lộn, mỡ động vật, nội tạng động vật,… để tránh gây dị ứng cho trẻ qua đường sữa. – Trường hợp trẻ ăn dặm, các mẹ không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thức ăn lên men, cà chua,… vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chàm sữa ở một số trẻ. Giải pháp cho phụ huynh khi có con bị chàm sữa Vì chàm là một bệnh ngoài da nên cũng có thể dùng loại thuốc bôi. Nhưng trẻ sơ sinh bị chàm sữa bôi thuốc gì cho hiệu quả? Nhiều mẹ khi thấy con mình nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu liền nôn nóng tìm mọi cách để “đánh đuổi” chúng đi. Do đó, cha mẹ thường chọn những thuốc có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, những loại thuốc có tác dụng nhanh thường có chứa corticoid, sẽ không tốt cho làn da của trẻ. Da có trẻ mỏng và dễ bị kích ứng, khi bôi corticosteroid lâu ngày sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, teo da, mất màu da, da bé nhiễm nấm. Kem bôi để điều trị chàm sữa cho trẻ nên là sản phẩm chiết xuất từ thảo dược hoặc có nguồn gốc tự nhiên để an toàn cho làn da của trẻ. Vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo Sodermix Cream. Sodermix Cream là kem bôi độc đáo không chứa Corticoid, đây là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – là một Enzyme chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể tác dụng trung hòa các gốc tự do (gốc oxy hóa) giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị viêm da cơ địa, chàm sữa đồng thời ức chế collagen tránh để lại thâm sẹo và khôi phục vùng da bị tổn thương. Sodermix chứa thành phần tự nhiên chiết xuất từ cà chua xanh nên rất an toàn với trẻ em. Hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng bởi nhà khoa học của Ukraina. ➤ Xem tại đây: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Chàm sữa tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến trẻ đặc biệt khó chịu làm các bậc cha mẹ lúc nào cũng sốt sắng lo lắng. Các phương pháp điều trị tùy vào tình trạng bệnh của trẻ. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất là nên tìm sự trợ giúp của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa biết công dụng tránh các tác dụng phụ và tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn. Nguồn: Tổng hợp Chia sẻ

Mẹ Dược sĩ chia sẻ bí quyết đánh bay Chàm sữa

Chị Minh Khuê vốn là dược sĩ duy nhất trong gia đình nên hễ ai có vấn đề về sức khỏe thì mọi người đều tin tưởng, nhất nhất nghe theo. Ấy thế mà, cũng có lúc chị cảm thấy bất lực – đó là khi là khi bé Na bị chàm sữa (viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ). Bất lực khi nhìn con khóc vì đau và ngứa ngáy, bất lực vì phải dùng loại thuốc không an toàn cho con… Đúng là Dao sắc không gọt được chuôi… Bé Na là con gái đầu lòng của anh chị, là niềm hạnh phúc của cả gia đình. Trộm vía, tháng đầu tiên con rất ngoan, chỉ ăn với ngủ nên chị Khuê lại sức khá nhanh. Hàng ngày, ngắm nhìn và hít hà hương thơm tự nhiên của con là niềm hạnh phúc vô bờ của chị. Đang tận hưởng hạnh phúc đó thì chị phát hiện trên mặt bé Na xuất hiện các mẩn đỏ trên má. Ban đầu, các vết mẩn đỏ chỉ li ti, nhưng càng ngày nó càng dầy lên, vỡ ra rồi đóng vảy, ngứa ngáy vô cùng. Bằng những kiến thức của mình, chị biết con mình đang bị chàm sữa – một căn bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần và gặp khá nhiều ở trẻ sơ sinh Chị Khuê dùng nước lá để tắm cho con Lúc đó, vì da con còn quá non nớt nên chị Khuê không dám bôi thuốc gì, chỉ dám dùng dưỡng ẩm rồi nhờ bà ngoại gửi lên các loại lá mát để tắm. Đồng thời, chị cho bé Na đi bao tay cả ngày để tránh con không cào lên mặt. Thế nhưng, bệnh không thuyên giảm khiến chị vô cùng stress. Chị Khuê tâm sự: “Thương con lắm, thương nhất là ban đêm, con mệt quá mà không ngủ nổi vì ngứa và đau. Thỉnh thoảng lại cứ giật mình thon thót, con khóc, mẹ cũng khóc theo”. Bất lực lựa chọn sản phẩm nhiều tác dụng phụ cho con Là người sinh ra con mà chứng kiến đứa con bé bỏng ngày ngày vật lộn với chàm sữa, thử hỏi có người mẹ nào mà không xót xa? Rồi nhiều khi xót con quá, hai vợ chồng cũng hục hoặc với nhau. Nhưng xuất thân là một dược sĩ, chị biết hầu như các thuốc điều trị chàm sữa đều có chứa Corticoid nên chưa dám dùng. Tuy vậy, giữa lúc không còn lựa chọn nào khác nên chị đành lựa chọn sản phẩm trị chàm sữa với hàm lượng Corticoid thấp để đỡ làm hại da con. Sau khoảng 2 ngày bôi, da con đã bắt đầu se lại, các vết loét đỡ dần. Khi đó, chồng chị cũng bảo “Biết thế bôi sớm cho con, có phải con khỏi sớm không?”. Chị hiểu, anh trách chị cũng là vì xót con thôi. Nhưng là một dược sĩ chị biết: đây là căn bệnh tái đi tái lại nhiều lần, bôi Corticoid có thể đỡ nhanh nhưng lại rất dễ tái phát, mà lần tái phát sau chắc chắn sẽ nặng hơn… Chị Khuê “bắt buộc” phải sử dụng thuốc chứa Corticoid cho con Đúng như chị dự đoán, 2 bên má con đỡ rất nhanh. Chỉ sau 4-5 ngày thì con đỡ được khoảng 80%, nhưng cũng sau khi dừng bôi 3 ngày thì má con lại bắt đầu ửng đỏ, da khô. Các vết loét bắt đầu quay trở lại và tiến triển nhanh hơn, lan rộng hơn. Lúc đó, chị tiếp tục bắt buộc phải bôi thuốc chứa Corticoid để ngăn ngừa đợt tái phát này. Trong thâm tâm, chị luôn tự trách mình nên mỗi đêm đi ngủ, chị luôn thầm ước có một sản phẩm trị chàm sữa cho con mà không chứa Corticoid để chị có thể yên tâm bôi dài kỳ cho con… Và lời ước nguyện trở thành sự thật Chị Khuê vẫn nhớ, đó là ngày chủ nhật khi chị đang bế tắc vì tình trạng tái đi tái lại của con. Không biết làm thế nào, chị gửi lời ước nguyện lên Facebook để mong cứu cánh của các anh chị em đồng nghiệp. Thế rồi, một chị Dược sĩ rất có uy tín trong ngành đã giới thiệu về SODERMIX® (Sô-đê-míc), hàng nhập khẩu từ Pháp và đã được chứng minh lâm sàng hiệu quả trên đối tượng viêm da cơ địa, chàm sữa ở trẻ. Đặc biệt, SODERMIX® không chứa Corticoid – Là điều mà chị đang tìm kiếm bấy lâu nay. Bài Post của chị Khuê trên Facebook Tìm hiểu thêm, chị được biết SODERMIX® ngoài cơ chế chống viêm, giảm ngứa thì còn bổ sung dưỡng ẩm, tái tạo vùng da bị tổn thương, tạo thành 2 mũi nhọn quan trọng khi điều trị chàm sữa nên rất hiệu quả. Hoàn toàn bị thuyết phục, chị Khuê đặt mua 1 tuýp về dùng thử cho con. Chị biết, với những sản phẩm không chứa Corticoid thì tác dụng sẽ không được nhanh nên cũng không dám hy vọng nhiều về khoản này. Ấy thế mà, chỉ sau 3 ngày chị đã thấy da bé Na khô dần, các nốt mẩn đỏ cũng giảm rõ rệt. Đặc biệt, chị thấy con không còn đưa tay lên dụi trên mặt do ngứa nữa. Và giờ, sau 2 tuần bôi SODERMIX®, chị thấy con đã gần như khỏi, da con mềm mịn chứ không bị khô ngứa nữa. Gia đình chị Khuê hạnh phúc khi bé Na đã cải thiện được đáng kể “Chị ưng SODERMIX® không chỉ vì sản phẩm không chứa Corticoid, mà SODERMIX® còn có thêm giúp ngăn ngừa sẹo nữa. Đây là một điểm cộng rất lớn vì chị sẽ không phải lo di chứng gì về sẹo trên mặt con cả”. Vậy là niềm vui là trở lại trong ngôi nhà nhỏ của chị Khuê. Thật may khi chị đã tìm được sản phẩm an toàn và phù hợp cho bệnh chàm sữa của bé Na. Kết thúc câu chuyện, chị chia sẻ với mét mặt rạng ngời: “Chị nhất định sẽ giới thiệu cho nhiều người biết về SODERMIX®, sản phẩm tốt và an toàn thế cơ mà”. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Hoàn lại 100% tiền nếu không giảm ngứa và phục hồi da sau một liệu trình Được nhập nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, với hơn 10 năm có mặt trên thị trường, SODERMIX® vô cùng tự tin với chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng, SODERMIX® cam kết sẽ hoàn lại 100% tiền nếu không giảm nhanh ngứa ngay trong tuần đầu sử dụng và phục hồi da sau một liệu trình. Thời gian đăng ký: Từ 00:00 ngày 30/11/2023 đến 23:59 ngày 31/05/2024 Cách thức đăng ký tham gia chương trình: Bước 1: Cá nhân gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn cụ thể và đăng ký tham gia chương trình Bước 2: Khách hàng gửi ảnh chụp vùng da bị tổn thương cho Dược sĩ chuyên môn phụ trách. Yêu cầu ảnh chụp rõ nét, rõ kích thước và vị trí. Bước 3: Sử dụng SODERMIX® theo liệu trình được hướng dẫn.  Lưu ý: Quý khách cần áp dụng liệu trình liên tục không ngắt quãng trong 2 tháng và sẽ được tư vấn cụ thể theo tình trạng da của mỗi cá nhân. Để biết thêm chi tiết và đăng ký tham gia chương trình, Quý khách vui lòng gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 Lý do kem bôi SODERMIX® hiệu quả với chàm sữa 1. SODERMIX® hoàn toàn không chứa CORTICOID, cơ chế chống viêm, giảm ngứa rõ ràng, thuyết phục Theo các nghiên cứu gần đây, Gốc tự do chính là tác nhân chính gây tăng nặng tình trạng viêm nhiễm ở những trẻ bị viêm da, chàm sữa. Vì vậy, SOD có trong SODERMIX® giúp trung hòa và tiêu diệt các gốc tự do. Từ đó, giảm rõ rệt tình trạng viêm ngứa và ngăn ngừa tại phát hiệu quả. Ngoài ra, SODERMIX® còn chứa dầu Quả bơ và dầu Parrafin giúp dưỡng ẩm, làm mềm và tái tạo da. Giảm viêm ngứa, dưỡng ẩm, khôi phục vùng da bị tổn thương chính là những mũi nhọn SODERMIX® hướng tới và người dùng sẽ cảm nhận hiệu quả ngay giảm ngứa, bong tróc từ tuần đầu sử dụng.  2. Đã được chứng minh nghiên cứu lâm sàng SODERMIX® là một trong những sản phẩm hiếm hoi trong điều trị Chàm sữa đã được nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Nhi khoa tại Ukraine, tiến hành trên 67 trẻ em bị viêm da cơ địa (chàm sữa), được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng SODERMIX® và nhóm còn lại chỉ dùng dưỡng ẩm. Sau 1 tháng sử dụng, nhóm trẻ dùng SODERMIX® ghi nhận: 77,1% trẻ giảm ngứa sau 4-5 ngày 85,7% trẻ giảm mức độ tổn thương da sau 5-6 ngày 82,9% trẻ giảm số lượng và kích thước sẩn da sau 2 tuần Đối với nhóm 2 dùng dưỡng ẩm, thật không may mắn vì trẻ vẫn còn ngứa và ban da đỏ tồn tại dai dẳng. Thậm chí 2/3 số trẻ được yêu cầu phải sử dụng corticoid bôi tại chỗ. Phản hồi của khách hàng đã sử dụng SODERMIX® cho bệnh chàm sữa, lác sữa, viêm da cơ địa Chỉ với 1 tuýp SODERMIX®, bé Mon đã “chia tay” chàm sữa thành công Hằng ngày SODERMIX® đều nhận được rất nhiều feedback của cha mẹ gửi đến và rất vui vì các con đều có hiệu quả tốt Đây là một bài chia sẻ của Dược sĩ Minh Dân về công dụng trị chàm sữa, viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ của SODERMIX®. Bài viết đã thu hút được hơn 130 lượt tương tác like, 167 bình luận và 26 lượt chia sẻ. Review kem bôi SODERMIX® chuyên biệt cho chàm sữa, lác sữa trên fanpage Facebook Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Phản hồi của chuyên gia về tác dụng của SODERMIX® trên bệnh chàm sữa, viêm da cơ địa Kem bôi SODERMIX® (Sô-đê-míc) đã được tin dùng tại hơn 100  quốc gia trên Thế giới chỉ sau 10  năm ra đời. Tại Việt Nam, SODERMIX® được nhập khẩu và phân phối rộng rãi từ năm 2018 tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Da Liễu TW, Bệnh viện 108, Bệnh viện Nhi, … và nhận được rất nhiều sự ủng hộ và đón nhận của các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Đăng Quyết, Nguyên Trưởng khoa Da liễu Bệnh viện 103 đánh giá: “SODERMIX® là một loại kem bôi được sản xuất ở Pháp, có chứa enzym SOD và các chất dưỡng da, làm ẩm da nguồn gốc tự nhiên. Đây là một loại kem được khẳng định là không có Corticoid. Do đó, khi dùng trong viêm da cơ địa chúng ta có thể dùng dài ngày và yên tâm không có tác dụng phụ. SODERMIX® dùng được không những cho người lớn và cả trẻ em, dùng được cho cả những vùng da mỏng” Bác sĩ Chuyên khoa 1 Trần Văn Tuyên, Bệnh viện Phong và Da liễu Hà Nam chia sẻ sau khi trực tiếp sử dụng cho bệnh nhân: “SODERMIX® là sản phẩm có hiệu quả và đáp ứng tốt với người viêm da, chỉ cần sau khoảng vài ngày là thấy giảm triệu chứng” Cách sử dụng SODERMIX® như thế nào để hiệu quả nhất? Bởi thành phần kem từ tự nhiên, hoàn toàn không chứa Corticoid, nên tác dụng của SODERMIX® sẽ không nhanh như dùng thuốc. Khách hàng sẽ cảm nhận hiệu quả ngay giảm ngứa, bong tróc từ tuần đầu sử dụng.  Để SODERMIX® phát huy được tác dụng nhanh và hiệu quả nhất, người bị viêm da cơ địa cần sử dụng theo các bước sau: Bước 1: Vệ sinh sạch và thấm khô vùng viêm da bị ngứa, khô bong, nứt nẻ, mụn nước. Bước 2: Lấy một lượng kem vừa đủ lên đầu ngón tay, chấm vào các vùng da tổn thương và xoa đều tạo 1 lớp mỏng (không nhìn thấy lớp kem trắng trên da là được). Bước 3: Chờ 30 giây cho kem thẩm thấu hết. Bước 4: Sử dụng đều đặn 3 lần mỗi ngày vào sáng, trưa, tối để giảm nhanh ngứa, khô da, bong tróc, nứt nẻ, mụn nước.  Bước 5: Sau khi triệu chứng giảm hẳn, bạn nên tiếp tục sử dụng đủ liệu trình từ 2-3 tháng để da hồi phục hoàn toàn và phòng ngừa tái phát. Lưu ý trong quá trình sử dụng: Làn da của người viêm da cơ địa, chàm, tổ đỉa rất nhạy cảm. Vì vậy cần hạn chế tiếp xúc vùng da bị tổn thương với chất tẩy rửa, hóa chất, nhiệt độ quá cao (nước nóng) cũng như kiêng ăn các món dễ kích thích tái phát viêm da (nhộng, thịt gà, thịt bò, tôm và các loại hải sản khác…) Trong SODERMIX® đã có dầu trái bơ và dầu khoáng để dưỡng ẩm, làm mềm da. Nhưng với các trường hợp da quá khô, bong tróc, nứt nẻ nhiều, bạn có thể dùng thêm kem dưỡng ẩm (như Vaseline, Vitamin E…) sau khi bôi SODERMIX® 30 phút để tăng hiệu quả. Tác dụng của sản phẩm sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người Đặc biệt, SODERMIX® cam kết sẽ hoàn lại 100% tiền nếu không giảm nhanh ngứa ngay trong tuần đầu sử dụng và phục hồi da sau một liệu trình. Mua SODERMIX® ở đâu? Để tìm mua sản phẩm, quý khách hàng có thể lựa chọn 1 trong 3 cách sau: Cách 1: Truy cập vào đường link này để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX® Cách 2: Đặt mua hàng online, Giao hàng – Thanh toán tại nhà Cách 3: Gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được các dược sĩ hỗ trợ. Lưu ý: Kem bôi SODERMIX® được phân loại là thiết bị y tế (không phải mỹ phẩm). Thông tin chi tiết xem tại đây: Bản phân loại trang thiết bị y tế và Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính, hay tái phát nên để được tư vấn tốt nhất, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 hoặc nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX® để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!

anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...