Chàm sữa

Lác đồng tiền ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách trị

Lác đồng tiền ở trẻ em là một trong những bệnh lý về da rất dễ gặp do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển toàn diện. Đây là bệnh lý da liễu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lác đồng tiền ở trẻ em và cách điều trị để mang lại hiệu quả tốt nhất. Mục lục1. Lác đồng tiền ở trẻ em là gì?2. Nguyên nhân gây lác đồng tiền ở trẻ emVệ sinh kémTiếp xúc với mầm bệnhCơ địa nhạy cảm và yếu tố di truyềnKhông gian sốngKhí hậu oi bức3. Dấu hiệu nhận biết lác đồng tiền ở trẻ em4. Phương pháp điều trị lác đồng tiền ở trẻ emSử dụng thuốc TâySử dụng thảo dược tự nhiênBiện pháp chăm sóc lác đồng tiền tại nhà 1. Lác đồng tiền ở trẻ em là gì? Lác đồng tiền ở trẻ em cũng giống như lác đồng tiền ở người lớn, bệnh xảy ra do sự tấn công gây hại của nhóm vi nấm Dermatophytes gây ra. Lác đồng tiền còn có tên gọi phổ thông hơn bệnh hắc lào. Hình ảnh lác đồng tiền ở trẻ em Khi bị lác đồng tiền, trên da trẻ sẽ xuất hiện những đốm dẫn đến ngứa rất khó chịu. Ban đầu, trên da bé sẽ xuất hiện 1-5 nốt khá đặc trưng, cụ thể tròn như đồng tiền, bên trong có màu sáng hơn so với viền. Vết đốm tròn này sẽ to dần ra biểu thị sự lan rộng của nấm. Nếu số lượng vùng da tổn thương do lác đồng tiền gây ra nhiều hơn 5 nốt thì khả năng cao là bệnh đã tiến triển sang mức độ nặng. Một số vị trí trên cơ thể trẻ thường dễ phát triển lác đồng tiên như khe ngón tay, ngón chân, nách, bẹn, da đầu,… Nếu các vết đốm này xuất hiện ở các khe kẽ thì triệu chứng ngứa ngáy sẽ dữ dội hơn. Lác đồng tiền làm trẻ rất khó chịu và hay quấy khóc. Bố mẹ cần tìm cách chữa trị sớm, bệnh có khả năng trở nên nặng hơn gây ra bội nhiễm hoặc trở thành bệnh mãn tính ở trẻ. Để được tư vấn bởi chuyên gia, bố mẹ có thể kết nối qua Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất về bệnh Lác đồng tiền ở trẻ nhỏ. 2. Nguyên nhân gây lác đồng tiền ở trẻ em Nguyên nhân chính gây ra bệnh lác đồng tiền ở trẻ em là vi nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Các vi nấm này luôn tồn tại trên làn da, khi gặp các điều kiện lý tưởng, chúng sẽ sinh sôi mạnh mẽ, tấn công làn da và gây ra bệnh. Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ phát bệnh lác đồng tiền ở trẻ em mà mẹ cần lưu ý bao gồm: Vệ sinh kém Yếu tố vệ sinh liên quan trực tiếp đến bệnh lác đồng tiền Vệ sinh kém hoặc vệ sinh sai cách là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lác đồng tiền ở trẻ em. Khi cơ thể trẻ không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo thành môi trường trú ẩn lý tưởng cho các vi nấm và vi khuẩn gây hại, sau đó chúng sẽ dần phát triển mạnh mẽ và tấn công gây ra bệnh. Trước hết, trẻ rất hiếu động và cũng thường ra nhiều mồ hôi. Trên biểu bì da vốn có rất nhiều vi khuẩn, vi nấm trú ngụ. Khi không được tắm rửa sạch sẽ, chúng sẽ dễ dàng tấn công vào da của bé, nhất là những vùng gấp, khe kẽ. Đối với trường hợp vệ sinh sai cách đó là đôi khi bố mẹ cho bé sử dụng các loại xà phòng chứa nhiều chất tẩy rửa hoặc chà xát quá mạnh lên da bé khiến da bé dễ bị tổn thương trong khi trẻ nhỏ thường có làn da mỏng và nhạy cảm. Tiếp xúc với mầm bệnh Bệnh lác đồng tiền có thể lây từ người lớn sang trẻ nhỏ, từ động vật nuôi sang trẻ nhỏ và từ các đồ vật có tế bào nấm sinh sống trên đó. Khả năng lây lan của bệnh rất lớn và trẻ em chính là đối tượng hàng đầu do hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện. Bên cạnh đó, vi nấm gây lác đồng tiền cũng có khă năng bám vào vật dụng của trẻ. Do đó, lác đồng tiền cũng có thể bùng phát nếu trẻ có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Một số nguồn bệnh có thể là vật dụng như chăn ga đệm bé thường hay tiếp xúc hay sàn nhà, bàn ghế, đồ chơi hàng ngày cũng có thể tiềm tàng những mềm bệnh. Bởi nấm có thể tồn tại trên các đồ vật trong khoảng 20 tháng nếu không được vệ sinh hay tiêu hủy. Cơ địa nhạy cảm và yếu tố di truyền Cơ địa nhạy cảm và yếu tố di truyền có mối liên hệ mật thiết với bệnh lác đồng tiền ở trẻ Theo kết quả nghiên cứu, bệnh lác đồng tiền ở trẻ nhỏ có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền và cơ địa nhạy cảm. Đối với yếu tố di truyền: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trẻ em có cha mẹ, ông bà hay những người thân trong gia đình đã từng mẵ lác đồng tiền hoặc có tiền sử mắc bệnh trước đó thì con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những trẻ khác. Đối với cơ địa nhạy cảm: Những trẻ có cơ địa nhạy cảm hơn người bình thường cùng với hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa phát triển hoàn thiện sẽ có nguy cơ cao nhiễm vi nấm và mắc bệnh lác đồng tiền. Không gian sống Nếu trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm hoặc có nguồn nước ô nhiễm, không gian sinh hoạt của bé quá nhiều bụi bặm, thiếu ánh sáng, thiếu không khí gây ẩm thấp cũng sẽ tạo điều kiện cho lác đồng tiền phát triển vì đây chính là môi trường tồn tại hoàn hảo của nấm. Sống trong không gian có môi trường nóng ẩm, thiếu ánh nắng mặt trời vừa khiến bé ra nhiều mồ hôi và da đào thải nhiều tế bào chết vừa khiến hệ miễn dịch của bé yếu đi. Ngoài ra, cơ địa từng bé hoặc thời tiết diễn biến thất thường cũng có thể gây hắc lào, nấm đồng xu ở trẻ. Khí hậu oi bức Khí hậu oi bức được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bệnh lác đồng tiền ở trẻ em xảy ra và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu. Bởi vào những ngày thời tiết nóng bức, khí hậu oi bức sẽ khiến tuyến bã nhờn và mồ hôi hoạt động mạnh. Cơ thể tiết nhiều mồ hôi sẽ tạo điều kiện cho lượng vi nấm, vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da sinh sôi, gây viêm và gây bệnh hắc lào. Ngoài ra giai đoạn chuyển mùa cũng được đánh giá là yếu tố phổ biến khiến nguy cơ mắc bệnh lác đồng tiền ở trẻ cao hơn so với thông thường. 3. Dấu hiệu nhận biết lác đồng tiền ở trẻ em Khi trẻ bị lác đồng tiền, mẹ chỉ cần chú ý quan sát thật kỹ triệu chứng ngoài da là có thể dễ dàng phát hiện ra bệnh. Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh lác đồng tiền ở trẻ em là: Lác đồng tiền xuất hiện là các đốm tròn màu đỏ hình dáng tương tự như đồng tiền. Trên vùng da bị tổn thương của trẻ có xuất hiện các đốm tròn màu đỏ hình dáng tương tự như đồng tiền. Quan sát kỹ mẹ sẽ thấy vùng da bị tổn thương củ bé hơi sần sùi, nhô cao hơn với vùng da xung quanh. Các đốm tròn có viền đỏ rõ ràng, phân rõ ranh giới với vùng da lành, nhìn kĩ sẽ thấy bên trong màu da nhạt hơn phần viền. Ngoài ra ở viền ngoài có thể có cả bọng nước nhỏ li ti mọc xen kẽ nhau. Những đóm này có dấy hiệu phát triển băng cách tăng diện tích vòng tròn và đậm nét hơn. Lác đồng tiền có viền đỏ rõ ràng, phân rõ ranh giới với vùng da lành. Khi bị lác đồng tiền, trẻ luôn trong tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu bệnh phát triển ở trẻ sơ sinh sẽ thấy trẻ trở nên cáu gắt, chán ăn, quấy khóc. Các triệu chứng của bệnh ở trên sẽ nhanh chóng phát triển lan rộng nếu trẻ thường xuyên cào gãi, cơ thể đổ nhiều mô hôi hoặc mặc quần áo bó chật hoặc không thấm nước. Ở trẻ sơ sinh thì lác đồng tiền thường khởi phát ở các khe kẽ, nếp gáp, móng tay, móng chân, da đầu, gáy,… Nếu trẻ đang gặp các triệu chứng kể trên, bố mẹ hãy liên hệ ngay chuyên gia qua Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để được tư vấn kĩ càng và tìm cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất cho bé. 4. Phương pháp điều trị lác đồng tiền ở trẻ em Bệnh lác đồng tiền ở trẻ em rất dễ phát triển lan rộng do thói quen cào gãi của trẻ. Vì thế, ngay khi phát hiện trẻ bị bệnh mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám xác định mức độ tổn thương, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh lác đồng tiền ở trẻ em. Hai phương pháp trị lác đồng tiền thường được áp dụng để cải thiện tình trạng bệnh ở trẻ em là dùng thuốc Tây y và thảo dược tự nhiên. Ngoài ra để kiểm soát bệnh, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cha mẹ phương pháp chăm sóc tại nhà cho bé Sử dụng thuốc Tây Sử dụng thuốc bôi ngoài da điều trị lác đồng tiền ở trẻ Dùng thuốc Tây điều trị lác đồng tiền là phương pháp được áp dụng phổ biến trong y khoa. Bác sĩ sẽ dựa vào những tổn thương trên da, triệu chứng của bệnh, độ tuổi mắc bệnh và thể trạng của trẻ để có thể lên đơn thuốc điều trị phù hợp. Một số loại thuốc bôi tại chỗ thường được sử dụng để chữa lác đồng tiền cho trẻ em là: Clotrimazole Lamisil Lotrimin Miconozale Nizoral Silkron Tolnaftate Các loại thuốc bôi được liệt kê trên đây đều là thuốc không kê đơn và mang lại hiệu quả chữa bệnh rất nhanh chóng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường có làn da nhạy cảm nên cách tít nhất là mẹ không nên tự ý mua thuốc để trị bệnh tại nhà. Cha mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng thuốc khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Trường hợp thuốc bôi tại chỗ không đem lại kết quả thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc kháng nấm theo đường uống. thuốc này có tác dạng rất mạnh nên dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế trong thời gian cho trẻ sử dụng thuốc, mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ, nếu có bất kì dấu hiệu khác thường nào đều cần thông báo ngay cho bác sĩ. Sử dụng thảo dược tự nhiên Đây là phương pháp điều trị rất thích hợp áp dụng đối với những trường hợp bệnh mới phát triển ở mức độ nhẹ, khi mà các tổn thương trên da còn chưa lan rộng. Phương pháp điều trị này có nguồn gốc là các loại thảo dược tự nhiên lành tính, dó đó khi dùng để trị bệnh sẽ an toàn cho làn da của bé. Dưới đây là một số mẹo dân gian trị lác đồng tiền được áp dụng phổ biến bạn có thể tham khảo: ➤ Trị lác đồng tiền bằng cây so đũa Nguyên liệu: Một nắm lá cây so đũa. Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá cây so đũa đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo. Đem lá so đũa đi giã nát rồi vắt lấy phần nước cốt. Vệ sinh vùng da bị lác đồng tiền thật sạch sẽ rồi dùng khăn sạch lau khô. Dùng bông gòn thấm vào nước cốt lá so đũa rồi thoa lên những khu vực có da bị tổn thương. Để nguyên nước thuốc trên da trong vòng 30 phút rồi vệ sinh da lại với nước ấm. Áp dụng cách này đều đặn 2 -3 lần/ngày, kiên trì sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương do lác đồng tiền gây ra dần biến mất. ➤ Trị lác đồng tiền bằng rau sam Dùng rau sam để chữa bệnh lác đồng tiền cho trẻ tại nhà có độ an toàn cao Rau sam sau khi thu hái về đem đi rửa sạch đất cát rồi ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn. Sau 15 phút vớt rau sam ra rửa sạch với nước rồi đem đi giã nát, vắt lấy nước cốt. Cho nước cốt rau sam vào nồi cùng với một ít sáp ong, bắc lên bếp đun sôi cho đến khi sáp ong tan chảy thì vặn nhỏ lửa lại. Tiếp tục đun cho đến khi hỗn hợp sệt lại thành cao đặc thì tắt bếp. Vệ sinh vùng da cần điều trị thật sạch sẽ rồi dùng hỗn hợp trên thoa trực tiếp lên da. Áp dụng cách trị bệnh này khoảng 2 lần/ngày, kiên trì trong khoảng thời gian dài sẽ thấy bệnh thuyên giảm đáng kể. ➤ Trị lác đồng tiền bằng chuối xanh Nguyên liệu: Một quả chuối xanh. Cách thực hiện: Rửa sạch chuối xanh Thái chuối xanh thành nhiều lát mỏng. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị lác đồng tiền bằng nước muối sinh lý. Đắp chuối xanh lên những khu vực có da bị tổn thương. Để yên chừng 30 phút cho thành phần dược tính trong nhựa chuôi xanh thẩm thấy vào da. Sau đó gỡ bỏ phần chuối và dùng nước ấm để vệ sinh lại vùng da bệnh. Bạn cần cho trẻ áp dụng chữa bệnh lác đồng tiền bằng chuối xanh 2 lần mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong 10 ngày để thấy được công dụng trị bệnh. Biện pháp chăm sóc lác đồng tiền tại nhà Lác đồng tiền là bệnh lý không quá nguy hiểm, có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện từ sớm nhưng cũng dễ tái phát trở lại. Trẻ em là đối tượng còn chưa chủ động được trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân, vì thế sẽ có nguy cơ mắc bệnh trở lại là rất cao. Giữ vệ sinh môi trường sống và vui chơi của trẻ bằng cách thường xuyên giặt giũ quần áo, thay chăn gối, ga trải giường để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Để hỗ trợ điều trị và giúp trẻ phòng tránh bệnh lác đồng tiền thì cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây: Cha mẹ không nên để trẻ tự tắm mà thay vào đó hãy giúp đỡ trẻ trong việc làm sạch cơ thể. Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm làm sạch da phù hợp với cơ địa của trẻ. Vào những ngày thời tiết nóng nực, oi ả, mẹ nên tắm rửa và thay quần áo thường xuyên cho bé, tránh để mồ hôi và bụi bẩn tích tụ trên cơ thể trẻ quá lâu sẽ trở thành vi khuẩn gây hại cho da bé. Sau khi tắm, mẹ nên dùng khăn mềm lau khô nước trên cơ thể bé, đặc biệt chú trọng đến vùng da có nếp gấp, bởi đây là khu vực rất dễ khởi phát bệnh. Mẹ nên cho trẻ mặc những trang phục rộng rãi và làm bằng chất liệu có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tránh những trang phục bó sát gây hầm bí hoặc làm bằng chất liệu dễ gây dị ứng. Ba mẹ lưu ý giữ vệ sinh môi trường sống và vui chơi của trẻ bằng cách thường xuyên giặt giũ quần áo, thay chăn gối, ga trải giường và vệ sinh những đồ chơi mà trẻ hay sử dụng để loại bỏ tác nhân gây bệnh. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh và môi trường có người bị bệnh. Trẻ em có cơ địa rất nhạy cảm và hệ miễn dịch còn yếu, vì thế không nên cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với những người khác trong gia đình. Chế độ ăn uống của trẻ phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể. Đồng thời mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để cấp ẩm cho da, có thể thay thế bằng nước ép trái cây tươi giúp nâng cao sức đề kháng. Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh lác đồng tiền ở trẻ em cha mẹ nên tham khảo để hiểu rõ hơn. Do tính chất bệnh dễ lây nhiễm và có khả năng tái phát cao, vì vậy mà khi phát hiện trẻ bị bệnh mẹ nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám và điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nguồn: Sodermix.vn Chia sẻ

Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?

Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những bệnh lý thuộc nhóm viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ. Nhưng tổn thương trên da mà 2 bệnh này gây nên có nhiều đặc điểm giống nhau. DO đó, câu hỏi đặt ra ở đây là “Chàm sữa có phải là viêm da cơ địa không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên. Mục lục1. Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?2. Những điểm giống nhau bất ngờ giữa chàm sữa và viêm da cơ địa3. Phân biệt điểm khác nhau giữa chàm sữa và viêm da cơ địaĐối tượng mắc bệnhNguyên nhân gây bệnhTriệu chứng nhận biết4. Điều trị và chăm sóc chàm sữa và viêm da cơ địa như thế nào?Nguyên tắc điều trị chung với chàm sữa và viêm da cơ địaNguyên tắc điều trị riêng đối với chàm sữa và viêm da cơ địa5. Sodermix – giải pháp không Corticoid cho viêm da cơ địa, chàm sữa6. Kết luận 1. Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không? Phân biệt chàm sữa và viêm da cơ đại giúp người bệnh chủ động trong việc phòng và chữa bệnh Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những vấn đề thường gặp về da. Với những biểu hiện khá giống nhau, nhiều người vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt 2 căn bệnh về da trên. Chàm sữa (hay còn được dân gian gọi là lác sữa): Thuộc thể bệnh viêm da dị ứng. Là một dạng tổn thương do viêm da cơ địa. Bệnh dễ hình thành, tái phát nhiều lần và có khả năng cao tiến triển thành mãn tính. Viêm da cơ địa có tên gọi khoa học là Eczema, hay còn được dân gian gọi là chàm. Bệnh xảy ra do rối loạn chức năng ở da và vó thể phát triển thành mãn tính nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Như vậy, ta có thể thấy được cả chàm sữa và viêm da cơ địa đều thuộc thể bệnh chàm. Ngoài ra, các triệu chứng trên da mà 2 căn bệnh này mang lại đó có nét tương đồng nhau: ví dụ như khởi phát đều là những nốt mẩn đó, sau đó mụn nước xuất hiện, bong tróc vảy và ngứa ngáy. Chính vì thế mà khiến cho nhiều người vẫn còn gặp khó khăn trong việc phân biệt 2 căn bệnh về da trên. Kết luận: Trả lời cho câu hỏi đặt ra ở tiêu đề của bài, chúng tôi khẳng định: “Chàm sữa và viêm da cơ địa là hai căn bệnh khác nhau”. Tuy vậy, hai căn bệnh này cũng có một số điểm tương đồng và khác biệt lớn. Để phân biệt được dễ dàng hai căn bệnh này, hãy cùng chúng đọc chi tiết bài viết dưới đây. Hoặc bạn đọc cũng có thể nhận giải đáp nhanh chóng bằng cách liên hệ Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để nhận tư vấn. 2. Những điểm giống nhau bất ngờ giữa chàm sữa và viêm da cơ địa Là hai bệnh lý về da khác nhau khác nhau nhưng bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa vẫn có những điểm giống nhau nhất định. Đó là lý do rất nhiều người nghĩ rằng chàm sữa là viêm da cơ địa và ngược lại, bao gồm: Đặc điểm chung: Cả chàm sữa và viêm da cơ địa đều là bệnh mạn tính tiến triển từng đợt, thường gặp ở trẻ nhỏ với đặc điểm là ngứa và có tổn thương dạng chàm. Nguyên nhân và cơ chế bệnh: Chàm sữa và viêm da cơ địa đều có nguyên nhân và cơ chế gây bệnh khá giống nhau đó là cả hai bệnh đều chịu tác động của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Cụ thể hơn về nguyên nhân gây bệnh như sau: Nếu chàm sữa thường gặp ở trẻ có tiền sử bản thân hay gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi xoang dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mày đay thì yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm da cơ địa. Bên cạnh đó, viêm da cơ địa cũng có liên quan đến một số gen. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra: có khoảng 60% người lớn bị viêm da cơ địa có con bị bệnh này, nếu cả bố và mẹ cùng bị bệnh thì con đẻ ra có đến 80% cũng bị bệnh. Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng đóng vai trò động lực để gây ra bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa ở trẻ. Cụ thể ô nhiễm môi trường, bụi bẩn, các dị nguyên có trong bụi nhà, lông thú bông, lông súc vật, quần áo và đồ dùng gia đình… đều là những tác nhân làm gia tăng hoặc trầm trọng hơn các bệnh lý này. 3. Phân biệt điểm khác nhau giữa chàm sữa và viêm da cơ địa Rất nhiều người nhầm lẫn giữa chàm sữa và viêm da cơ địa. Sự nhầm lần này có thể dẫn tới điều trị sai phương pháp khiến hiểu quả đạt được không như mong muốn, hay thậm chí tệ hơn là bệnh có thể tiến triển nghiêm trọng. Nhằm giúp người đọc có thể phân biệt dễ dàng giữa chàm sữa và viêm da cơ địa, bài viết sẽ chia thành các mục nhỏ làm nổi bật sự khác biệt về nguyên nhân, triệu chứng, đối tượng mắc của 2 bệnh trên. Hãy cùng chúng tôi đọc chi tiết bài viết dưới đây. Đối tượng mắc bệnh Chàm sữa thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi, trong khi viêm da cơ địa có thể xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng. Chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những bệnh lý thuộc nhóm viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo thống kê có hơn 60% trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm sữa trong 3 tháng đầu đời, và tỷ lệ trẻ sơ sinh viêm da cơ địa thậm chí còn cao hơn. Chàm sữa chỉ xảy ra ở trẻ em từ 2 tháng tuổi đến dưới 2 tuổi (có trường hợp trẻ 4-5 tuổi vẫn mắc bệnh). Bệnh chiếm khoảng 15% các vấn đề về da của trẻ nhỏ. Trong khi đó, viêm da cơ địa lại có phạm vi đối tượng mắc bệnh rộng hơn khá nhiều. Bệnh gặp ở tuổi ấu thơ từ 2 tháng đến 2 tuổi được gọi là chàm sữa, viêm da cơ địa ở trẻ nhở dưới tuổi chiếm 80-90% gọi, còn khoảng 10% bện kéo dài đến trưởng thành. Như vậy nói cách khác thì bất cứ ai cũng có thể bị viêm da cơ địa. Tuy nhiên, độ tuổi dễ bị bệnh nhất nằm trong khoảng 5-15 tuổi và từ 40-60 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh Nhìn chung, viêm da cơ địa và chàm sữa đều là những căn bệnh ngoài da không truyền nhiễm. Phần lớn những nguyên nhân của bệnh xuất phát từ cơ địa, và bệnh có khả năng di truyền cao nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh. Tuy nhiên, những nguyên nhân được xác định gây ra bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có những điểm khác biệt. Cụ thể là: ☛ Nguyên nhân của bệnh chàm sữa Trẻ có cơ địa mẫn cảm: Chàm sữa có khả năng xảy ra cao hơn ở những trẻ có cơ địa nhạy cảm hơn so với các trẻ khác. Đặc biệt, nếu như trẻ có làn da khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các nốt chàm sữa xuất hiện. Sức đề kháng: Thông thường trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu thì dễ mắc chàm sữa hoặc những vấn đề liên quan đến sức đề kháng như mất cân bằng trong dinh dưỡng, thiếu hoặc thừa các vi chất cũng sẽ khiến cho da trẻ bị kích ứng. Di truyền: Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân gây bệnh thường gặp. Nghiên cứu cho thấy nếu trẻ có bố hoặc mẹ có cơ đị dị ứng thì 50% con sinh ra có nguy cơ mắc chàm sữa. Trường hợp cả bố và mẹ đề dị ứng thì tỷ lệ này sẽ là 80%. Các rối loạn trong cơ thể: Nếu trẻ gặp phải những rối loạn liên quan đến hệ bài tiết, tiêu hóa, hoạt động nội tiết, chức năng thần kinh sẽ làm tăng nguy cơ chàm sữa ở trẻ nhỏ. ☛ Nguyên nhân gây viêm da cơ địa Không giống như chàm sữa, bệnh viêm da cơ địa không có nguyên nhân gây ra bệnh một cách chính xác, mà chỉ có các yếu tố tăng nguy cơ hình thành bệnh như sau: Bệnh hen suyễn: Trẻ sơ sinh có cha mẹ bị bệnh hen suyễn mãn tính có nguy cơ lớn bị di truyền hen suyễn, dị ứng và viêm da cơ địa từ bố và mẹ. Vấn đề tuổi tác và giới tính: Khác với chàm sữa chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, bất cứ ai cũng có thể bị viêm da cơ địa nhưng người ở độ tuổi trung niên thường sẽ mắc bệnh nhiều nhất. Trong đó thống kê ghi nhận, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Tiếp xúc dị nguyên: Thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy tây rửa, các loại sữa tắm hoặc dầu gội có hương liệu, kim loại nặng, phấn hoa, lông động vật,… sẽ khiến da bị kích ứng gây nên viêm da cơ địa. Triệu chứng nhận biết Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những vấn đề về da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Những biểu hiện cơ bản là tình trạng đỏ da, sẩn, ngứa, mụn nước hoặc mụn mủ… Tuy nhiên nếu quan sát rõ, phụ huynh sẽ nhận thấy viêm da cơ địa và chàm sữa có triệu chứng tương đối khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu trên da giúp bạn nhanh chóng phân biệt được bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa. ☛ Triệu chứng của bệnh chàm sữa Chàm sữa khiến da của trẻ bị khô, bóng tróc sau khi đóng vảy Chàm sữa thường khởi phát ở trẻ từ 2-3 tuần tuổi, ban đầu ở má, trán (hình móng ngựa), quanh miệng, đầu, sau có thể bị ở cổ, mặt duỗi, thân mình, … Tổn thương khởi phát cấp tính với các mảng hồng ban, khô, ngứa, sau đó xuất hiện nhiều mụn nước nông, nhỏ, to dần hoặc tập hợp lại thành bóng nước. Các mụn dễ vỡ do bé chà gãi hoặc tự vỡ, chảy dịch xuất tiết và đóng vảy tiết, da khô bong tróc vảy. Nếu diễn tiến tốt, các triệu chứng biến mất, da sẽ trở về bình thường sau vài tuần. Nếu diễn tiến xấu các tổn thương có thể tiếp tục xuất hiện tại chỗ hoặc lan ra nhiều nơi khác. Tổn thương có thể bị bội nhiễm bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ da cho bé khiến dịch tiết có mủ, bé bị sốt và hạch vùng lân cận sưng đau. Chàm sữa hay tái phát, mạn tính và rất nhạy cảm với thay đổi thời tiết hay môi trường sống. Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ được 18-24 tháng. ☛ Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa Viêm da cơ địa ở người trưởng thành Khác với chàm sữa, triệu chứng của viêm da cơ địa chia thành các giai đoạn với những biểu hiện khác nhau: * Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Hay còn gọi là viêm da cơ địa nhũ nhi (ở trẻ từ 2 tuần tuổi đến 2 tuổi). Giai đoạn này, viêm da cơ địa ở giai đoạn trẻ sơ sinh chính là tình trạng chàm sữa, vì vậy các triệu chứng của bệnh có thể dùng chàm sữa để hình dung. * Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ: Từ 2 tuổi đến 12 tuổi Thương tổn là các sẩn đỏ, vết trợt, da dày, mụn nước khu trú hay lan toả cấp tính kèm theo nhiễm khuẩn thứ phát. Vị trí hay gặp nhất là ở nếp gấp khuỷu tay, mi mắt, hai bên cổ, cẳng tay, ở cổ có sạm da mạng lưới, mắt cá hay nếp gấp giữa mông và đùi, ít khi ở mặt duỗi các chi. Xuất hiện triệu chứng cấp tính khi trẻ tiếp xúc với lông động vật, mặc đồ len, dạ… Biểu hiện trên da lúc này là các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy và kèm theo các cơn ngứa ngáy khó chịu. Các cơn ngứa từng đợt, mức độ ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội. Theo thời gian, các vị trí tổn thương có thể sậm màu hoặc chuyển thành màu trắng do bong vảy nhiều. Lúc này, các vùng da thương tổn sẽ sần sùi, da dầy lên do gãi nhiều – đây là hiện tượng liken hóa. Vùng da dầy lên xuất hiện các nốt sần và ngứa liên tục. Nếu tổn thương trên 50% diện tích da, trẻ thường suy dinh dưỡng. 50% sẽ khỏi khi trẻ được 10 tuổi. Khoảng 70% trẻ bị viêm da cơ địa sẽ khỏi khi lớn lên. Còn lại 30% kéo dài dai dẳng. Khoảng 30-50% người bệnh viêm da cơ địa sẽ xuất hiện thêm các bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản. * Viêm da cơ địa ở thanh thiếu niên và người lớn Biểu hiện là mụn nước, sẩn đỏ dẹt, có vùng da mỏng trên mảng da dày, lichen hoá, ngứa. Vị trí hay gặp: Nếp gấp khuỷu tay, đầu gối, gáy, vùng da quanh mắt đối với thanh thiếu niên. Khi bệnh lan toả thì vùng nặng nhất là các nếp gấp. Diện tích thương tổn có thể lan rộng trên cơ thể, thể hiện rõ nhất ở cổ và mặt. Da rất khô, dày sừng, tróc vảy nhiều và gây ngứa liên tục. Viêm da lòng bàn tay, chân: Gặp ở 20-80% người bệnh, là dấu hiệu đầu tiên của viêm da cơ địa ở người lớn. Viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú nếu xảy ra với nữ giới Viêm da cơ địa ở người lớn thường tiến triển mạn tính, bệnh ảnh hưởng nhiều bởi các dị nguyên, môi trường, tâm sinh lý người bệnh. 4. Điều trị và chăm sóc chàm sữa và viêm da cơ địa như thế nào? Về điều trị bệnh, chàm sữa và viêm da cơ địa có những biện pháp khá tương đồng. Cả 2 bệnh đều có thể tự xử lí tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, không cần phải nhập viện theo dõi (trừ trường hợp nặng). Và đối với các bệnh về da thì việc giữ vệ sinh, dưỡng ẩm và chăm sóc da vẫn luôn là điều cần thiết nhất Nguyên tắc điều trị chung với chàm sữa và viêm da cơ địa Chàm sữa và viêm da cơ địa đều làm da khô, vì thế điều quan trọng là cần dưỡng ẩm thường xuyên cho da Điều trị tại chỗ bằng cách sử dụng thuốc có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa cho trẻ. Chàm sữa và viêm da cơ địa đều làm da khô, vì thế điều quan trọng là cần dưỡng ẩm thường xuyên cho da. Nếu như trẻ bị chàm sữa và viêm da cơ địa thể nhẹ, da khô và ửng đỏ trong phạm vi nhỏ có thể chỉ cần sử dụng kem dưỡng ẩm. Bôi tại chỗ hoặc tắm toàn thân bằng sữa tắm có độ ẩm cao, từ 1 đến 2 lần một ngày. Trường hợp trẻ có tổn thương tiết dịch, phụ huynh nên sử dụng thuốc bôi dạng nước như Eosin 2%, thuốc xanh methylen hoặc vệ sinh vùng da bằng dung dịch thuốc tím pha loãng màu hồng cánh sen, kết hợp bôi hồ nước sát khuẩn. Có thể sử dụng thuốc chống viêm chứa corticoid theo hướng dẫn của bác sĩ. Liều dùng corticoid tùy thuộc chỉ định chuyên khoa, thuốc bôi tại chỗ có corticoid giúp tái tạo lớp hàng rào da bảo vệ cơ thể. Dùng thuốc Corticoid tại chỗ dạng mỡ, đối với trẻ em nên sử dụng diflucortolon,dermovat, diprosalic hoặc betamethasone, … từ 1-2 lần/ngày. Trường hợp da trẻ có dấu hiệu bội nhiễm từ vi khuẩn: Có thể sử dụng kháng sinh theo kê đơn của bác sĩ giúp chống nhiễm khuẩn đặc biệt là tụ cầu vàng, liên cầu. Trẻ em dưới 2 tuổi chỉ nên dùng kháng sinh từ 10-14 ngày. Tránh để trẻ dùng thuốc trong thời gian dài sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn. Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, trứng, thức ăn lên men. Đồng thời hạn chế để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như chât stayar rửa, cà phòng tắm, bột giặt, lông động vật, phấn hoa,… Vệ sinh cơ thể cho trẻ với nước ấmhàng ngày từ 1-2 lần và bôi kem dưỡng ẩm da sau khi lau khô người cho trẻ. Tránh cào gãi lên vùng da bị chàm có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nguyên tắc điều trị riêng đối với chàm sữa và viêm da cơ địa Ngoài nguyên tắc điều trị chung kể trên, để trị dứt điểm chàm sữa và viêm da cơ địa cần phải áp dụng nguyên tắc điều trị và chăm sóc riêng cho hai bệnh lý. Cụ thể: ➤  Đối với bệnh chàm sữa Trẻ sơ sinh bị chàm sữa nên dùng các nhóm thuốc có hoat tính yếu như hydrocortison 1-2,5%. Không dùng thuốc này trên mặt vì có thể gây teo da, sạm da. Tốt nhất là cha mẹ nên tránh các loại thuốc có thành phần corticoid, bởi khi sử dụng liều cao có thể gây ảnh hưởng tuyến thượng thận và sự phát triển của bé. Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh dạng uống không được sử dụng cho trường hợp trẻ bị chàm sữa khởi phát. Bởi lúc này, da của bé còn mỏng và nhạy cảm, do đó, cha mẹ nên lựa chọn các phương pháp chăm sóc và dưỡng ẩm da là chủ yếu. ➤  Đối với trẻ bị viêm da cơ địa Trẻ lớn hơn 2 tuổi có thể sử dụng thuốc có hoạt tính trung bình như desonid, clobetason butyrat. Nếu như vùng da của bé có tổn thương sẵn, da mỏng, nhạy cảm nên sử dụng thuốc mỡ corticoid liều lượng nhẹ, duy trì trong thời gian ngắn. Vùng da bị lichen hóa, bề mặt dày sừng thì dùng corticoid mạnh hơn để giảm ngứa, giảm viêm. Thuốc giảm ngứa được sử dụng khi trẻ bị ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt. Trong đó nhóm kháng histamin tổng hợp có tác dụng chống ngứa và chống dị ứng đồng thời. Liều dùng thuốc chữa viêm da cơ địa do dị ứng: Chlopheniramin (4mg) 2 viên/ ngày hoặc vitamin C (0,10g) 10 viên /ngày, Histalong 10mg 1 viên / ngày. Nếu như triệu chứng viêm da cấp tính mới vừa bùng phát, trẻ cần được nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Ngoài ra nếu như trẻ còn trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ không được sử dụng chất kích thích hay các loại thực phẩm dễ gây kích ứng để bảo toàn chất lượng sữa. 5. Sodermix – giải pháp không Corticoid cho viêm da cơ địa, chàm sữa SODERMIX® – Giải pháp điều trị tại nhà KHÔNG CORTICOID cho người viêm da cơ địa, chàm sữa. Đây là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh vì vậy lành tính với mọi loại da. Trẻ nhỏ hay phụ nữ mang bầu – những người có làn da nhạy cảm đều có thể an tâm sử dụng sản phẩm mà không cần lo về tác dụng phụ. Công dụng trong điều trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh đã được thử nghiệm lâm sàng. Sử dụng ngày 2 lần giúp kiểm soát bệnh đồng thời ngăn ngừa thâm sẹo để lại. Xem thêm tại đây: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa Sodermix là một dạng kem dưỡng nhưng lại có tác dụng không thề thua các loại thuốc đặc trị trong quá trình trị viêm da cơ địa, chàm sữa. Với công thức độc đáo bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể có chiết xuất từ cà chua xanh. Enzyme này có tác dụng trung hòa các gốc tự do – điều này tác động trực tiếp lên nguyên nhân hình thành viêm da cơ địa, chàm sữa. Từ đó nhanh chóng làm giảm các trứng ngứa ngáy, mẩn đỏ đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng tổn thương da. Ngoài ra, SODERMIX® còn chứa chiết xuất từ quả bơ và dầu khoáng (Paraffinum liquidum) có tác dụng giữ ẩm, phục hồi vùng da bị tổn thương. Cách sử dụng Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm trước khi bôi. Đây là kem bôi ngoài da nên có thể sử dụng trực tiếp lên vùng da bị chàm. Ngày bôi 1-2 lần, với trẻ nhỏ thì thời điểm thích hợp nhất để bôi là sau khi bé vừa tắm xong. Dùng hàng ngày có tác dụng cung cấp độ ẩm cần thiết, giảm ngứa ngáy và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Sodermix là một trong những sản phẩm hiếm hoi trong điều trị Chàm sữa ở trẻ em đã được nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Nhi khoa tại Ukraine, tiến hành trên 67 trẻ em bị viêm da cơ địa (chàm sữa), được chia thành 2 nhóm: 1 nhóm sử dụng Sodermix và nhóm còn lại chỉ dùng dưỡng ẩm. Sau 1 tháng sử dụng, nhóm trẻ dùng Sodermix ghi nhận: 77,1% trẻ giảm ngứa sau 4-5 ngày 85,7% trẻ giảm mức độ tổn thương da sau 5-6 ngày 82,9% trẻ giảm số lượng và kích thước sẩn da sau 2 tuần 6. Kết luận Bài viết trên đây đã giúp người đọc trả lời được câu hỏi “Chàm sữa có phải viêm da cơ địa không?”. Ngoài ra với những thông tin cung cấp mang tính tham khảo cũng làm người đọc nhận ra sự khác biệt giữa bệnh chàm về viêm da cơ địa. Chuẩn bị những kiến thức cơ bản giúp bạn chủ động trong việc phòng và chữa bệnh hiệu quả. Nếu còn câu hỏi cần giải đáp, bạn cũng có thể nhanh chóng nhận hỗ trợ từ chuyên gia bằng cách liên hệ tổng đài miễn cước 1800.6225 hoặc Zalo 0862.241.650. Nguồn: Sodermix.vn Chia sẻ

Bé bị chàm sữa, bao lâu thì khỏi?

Làn da của bé sơ sinh vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, bé thường mắc nhiều chứng bệnh về da làm cha mẹ lo lắng. Trong đó thì bệnh chàm sữa khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Vậy bệnh chàm sữa bao lâu thì hết? Bài viết này sẽ giải đáp cụ thể cho các mẹ! Mục lục1. Đặc điểm giúp mẹ nhận biết chàm sữa ở trẻ2. Chàm sữa có tự khỏi không?3. Chàm sữa bao lâu thì khỏi4. Biện pháp chăm sóc rút ngắn thời gian chàm sữa ở trẻ5. Kem bôi ngoài da hỗ trợ điều trị triệu chứng chàm sữa 1. Đặc điểm giúp mẹ nhận biết chàm sữa ở trẻ Chàm sữa là một dạng viêm da cơ địa mãn tính phổ biến ở trẻ em và không có tính lây lan. Theo thống kê, tỷ lệ chàm sữa ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 20%, tức là cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 20 bé bị bệnh. Trong số đó có đến 60% số trẻ mắc chàm sẽ phát triển trước 1 tuổi. Phổ biến là như vậy, nhưng có tới 90% các bậc cha mẹ lại không hề có chút kiến thức nào về bệnh lý này, thậm chí còn không biết con đang mắc phải chàm sữa. Trẻ sơ sinh bị chàm sữa sẽ có biểu hiện: Khô da, nổi mẩn đỏ, ngứa Vì vậy, việc phát hiện sớm chàm sữa ở trẻ là rất quan trọng giúp kiểm soát tình trạng bệnh và tránh nguy cơ tái phát. Dưới đây là những dấu hiệu giúp mẹ nhận biết chàm sữa ở trẻ, bao gồm: Ban đầu, chàm sữa khởi phát là những mảng hồng ban hoặc nốt mẩn đỏ. Chúng thường xuất hiện ở vị trí đối xứng hai bên má, vùng cổ, thái dương, trán. Các mẹ thường bị nhầm lẫn triệu chứng này với hiện tượng rôm sảy, nẻ da. Trên lớp hồng ban sẽ nổi lên các mụn nước lấm tấm gây ngứa. Mụn nước này nhỏ li ti, mọc với số lượng nhiều, vị trí mọc san sát nhau tập trung thành từng đám. Mụn nước có xu hướng tự vỡ hoặc vỡ do gãi gây rỉ dịch. Dịch vàng tiết ra kết hợp với huyết tương trên da lâu dần sẽ đóng vảy cứng. Ở những vùng da bị lác sữa, khi chạm vào sẽ có cảm giác thô ráp kèm theo vảy nhỏ li ti, da rất khô và căng. Sau khoảng 1 tuần khi mụn nước vỡ, các vết thương khô lại sẽ dần hình thành những vảy tiết dày. Vảy khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng được gọi là lớp da non. Chàm sữa tiến triển lâu ngày khiến bề mặt da bé xù xì, thô ráp. Lớp da mỏng vừa hình thành sẽ bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám. Các vết nứt, hằn da nổi rõ ở vùng da bị tổn thương. Đây là biểu hiện của lichen hóa trên da. Khi bị chàm sữa, những vùng da tổn thương bị ngứa khiến trẻ khó chịu. Chính vì thế, mẹ sẽ thấy bé hay quơ tay lên mặt hoặc chà đầu, đôi khi trẻ cũng hay dụi mặt vào gối cho đỡ ngứa khiến các mụn nước vỡ ra, trợt da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Nếu như không được vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm khuẩn (thậm chí bội nhiễm), khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại thâm sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Ngoài ra, chàm sữa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc,bỏ bữa, sút cân,… ➤ Đọc thêm: Dấu hiệu chàm sữa giúp mẹ nhận biết phân biệt với bệnh khác! 2. Chàm sữa có tự khỏi không? Tuy là một bệnh phổ biến, nhưng bác sĩ da liễu nhận định chàm sữa có thể tự khỏi được. Trường hợp chàm sữa khởi phát do các yếu tố gây dị ứng thì bệnh có thể chữa khỏi bằng cách loại bỏ nguyên nhân đó. Mẹ tránh không cho bé tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây dị ứng cao như: chất tẩy rửa, xà phòng tắm, cao su, dung môi công nghiệp, lông động vật, các thực phẩm dễ gây dị ứng,… là các đơn giản và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề chàm. Ngoài ra, đối với những trẻ bị chàm sữa do các nguyên nhân ít rõ ràng hơn thì câu hỏi “Chàm sữa có tự khỏi không?” còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Thông thường, triệu chứng chàm sữa sẽ tự thuyên giảm khi trẻ được 2 tuổi – thời điểm mà sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ đã ổn định hơn và 60% trẻ sẽ tự khỏi khi lên 6. Tuy nhiên vẫn có ít một số ít trường hợp trẻ vần còn chàm sữa qua giai đoạn này. Những trẻ sau 4 tuổi mà bệnh chàm không thuyên giảm, tổn thương có phần nặng và lan rộng hơn thì khả năng cao là bệnh đã tiến tiển thành chàm thể tạng. Ngay cả khi đã thuyên giảm bệnh chàm sữa, trẻ thường vẫn nhạy cảm với các chất gây kích ứng. Điều này chứng tỏ, chàm sữa có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng bé. Chàm sữa không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho trẻ, các cơn ngứa ngáy khiến trẻ lười ăn hay quấy khóc, mất ngủ. Từ đó trẻ có thể bị sụt cân, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, một chuyến đi đến bác sĩ da liễu là rất quan trọng.Phụ huynh cần chủ động tìm các biện pháp điều trị cho bé càng sớm càng tốt để tránh các hệ lụy này xảy ra. 3. Chàm sữa bao lâu thì khỏi Thông thường, thương tổn có thể tự khỏi sau 7-10 ngày ở những trẻ có sức đề kháng tốt Các triệu chứng chàm sữa thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Ngay từ giai đoạn đầu, khi các mảng hồng ban xuất hiện, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chàm sữa hoàn toàn có thể kiểm soát được mà không hình thành các mụn nước. Thời gian phục hồi sau tổn thương phụ thuộc vào việc cha mẹ có phát hiện sớm hay không và sức đề kháng của trẻ ra sao. Thông thường, thương tổn có thể tự khỏi sau 7-10 ngày ở những trẻ có sức đề kháng tốt. Lâu hơn là 2-3 tuần, thậm chí là dài hơn. Một số trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng, sức đề kháng kém, đặc biệt giai đoạn trẻ 2 tháng đến 2 tuổi là thời điểm da còn mỏng và nhạy cảm. Khi tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây kích ứng làm chàm sữa diễn biến phức tạp hơn. Do đó, việc điều trị khó khăn hơn và thời gian phục hồi sau tổn thương cũng kéo dài hơn. Với những trường hợp này, phụ huynh không nên chủ quan điều trị ở giai đoạn đầu, nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể trở thành mãn tính, gây ảnh hưởng đến cuộc sống say này của bé. Không có ít trường hợp, cha mẹ vì nôn nóng, áp dụng sau phương pháp điều trị gây viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng đến da của trẻ. 4. Biện pháp chăm sóc rút ngắn thời gian chàm sữa ở trẻ Chàm sữa là một bệnh da liễu mãn tính, hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa dứt điểm được bệnh. Các biện pháp chăm sóc nhằm mục đích bình thường hóa làn da, rút ngắm thời gian chàm sữa trên da, hạn chế tình trạng tái phát chứ không giải quyết triệt để được nguồn gốc gây bệnh. Một số cách chăm sóc cho trẻ bị chàm sữa mà mẹ có thể tham khảo, bao gồm: Bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da, cung cấp độ ẩm cho da giúp da không bị khô, hạn chế nứt nẻ, ngừa bệnh tái phát. Mẹ cần lưu ý trong khâu lựa chọn kem dưỡng ẩm, tốt nhất là mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ bị chàm sữa để phát huy tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ là ngay sau khi tắm xong, vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao, rất dễ thẩm thấu. Bôi kem dưỡng ẩm có tác dụng cung cấp độ ẩm cho da giúp da không bị khô, ngừa bệnh tái phát Vệ sinh da bé thường xuyên bằng nước ấm giảm tình trạng ngứa ngáy đồng thời làm giảm khả năng nhiễm khuẩn da. Tắm rửa sạch sẽ cho bé không có nghĩa là tắm lâu, mẹ chỉ nên tắm cho con khoảng 5-10 phút. Lưu ý không chà xát vào những vùng da đang bị chàm sữa vì điều này có thể khiến da bé bị xước dẫn đến nhiễm khuẩn. Sau khi tắm xong, dùng một chiếc khăn bông sạch và thấm thật khô nước trên da bé để giữ cho da bé thoáng mát. Lưu ý khi lựa chọn xà phòng, sữa tắm cho bé cần lựa chọn những sản phẩm lành tính và phù hợp giành riêng cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối hạn chế các loại sữa tắm không rõ nguồn gốc hay chứa các chất tẩy rửa có thể khiến làn da trẻ bị dị ứng với những sản phẩm hoá học. Luôn giữ cho cơ thể bé khô ráo, thoáng mát, tránh đổ mồ hôi nhiều gay ẩm ướt khó chịu bằng việc thay bỉm tã thường xuyên cho con. Thay tã lót cho trẻ khoảng 3 lần 1 ngày, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu, dẫn đến tình trạng da bị kích ứng. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn. Giữ môi trường xung quanh bé luôn ổn định, không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh. Đồng thời cũng giữ cho môi trường có độ ẩm nhất định, không quá khô: chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh thì nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng. Không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà bông tắm cho bé có chứa chất tẩy rửa mạnh bởi chúng có thể khiến dàn da trẻ bị dị ứng với những thành phần hóa học có trong sản phẩm. Mẹ nên ưu tiên các sản phẩm lành tính và phù hợp giành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc có chiết xuất từ thiên nhiên, không có quá nhiều bọt như: Cetaphil, Saforell, Physiogel… Sử dụng xà phòng riêng để tắm cho trẻ bị chàm sữa Lựa chọn những trang phục thoáng mát, dễ chịu, dễ thấm hút mồ hôi như: các loại vải sợi mềm, sợi lanh, cotton 100%, bông nhẹ sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Bên cạnh đó, bậc làm cha mẹ nên hình thành thói quen giặt thật sạch quần áo mới mua trước khi mặc. Việc làm này sẽ có thể loại bỏ bụi bẩn cùng các tác nhân gây hại bám vào quần áo Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé bằng việc tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt như cá, rau xanh, trái cây,… Không cho bé ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa bò, … Một thực đơn giàu dinh dưỡng, đủ chất nhằm tăng sức khỏe giúp bé phát triển hoàn thiện. Tuyệt đối không để bé cào gãi lên vùng da bị chàm vì điều này có thể làm trầy xước vùng da bị chàm, tăng nguy cơ bội nhiễm ở trẻ. Để giải thích hành động gãi ngứa này ta có thể hiểu, do chàm sữa dây ngứa, khó chịu, mà bé còn quá nhỏ chưa thể ý thức hết sự ảnh hưởng của việc gãi. Do đó, để tránh tác hại do gãi các mẹ cần cắt ngắn móng tay hoặc cho trẻ mang bao tay khi ngủ. ➤ Đọc thêm: Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ bị chàm sữa đúng cách! 5. Kem bôi ngoài da hỗ trợ điều trị triệu chứng chàm sữa Thông thường, các triệu chứng chàm sữa thường diễn ra từ 7-10 ngày. Vì vậy, với mong muốn làm giảm ngắn thời gian tổn thương da cho bé, giúp bé sớm vui khỏe, các chuyên gia da liễu đã cho ra kem bôi chàm sữa Sodermix cream. 90% phụ huynh hiện nay vì tâm lý nhanh chóng muốn chữa bệnh cho con mà dẫn đến chọn sai sản phẩm chứa corticoid. Tuy đem lại tác dụng nhanh chóng trong việc điều trị chàm sữa, xong khi sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến da của bé bị tổn thương. Vì vậy, sự ra đời của Sodermix cream trở thành lựa chọn thông minh của các bận phụ huynh. Sodermix cream là giải pháp điều trị tại nhà KHÔNG CORTICOID cho trẻ bị chàm. Đây là sản phẩm đầu tiên và suy nhất có Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh vì vậy lành tính với mọi loại da. Kể cả đối tượng có làn da nhạy cảm như trẻ nhỏ hay phụ nữ mang bầu đều có thể an tâm sử dụng sản phẩm mà không cần lo về tác dụng phụ. Ngoài ra, trong thành phần của Sodermix cũng có chứa dầu Paraffin có trong quả bơ cũng có tác dụng dưỡng ẩm làm mềm da và khôi phục phần da bị tổn thương của bé nhanh hơn. ➤  Tác dụng điều trị của sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn Nguồn: Sodermix.vn Chia sẻ

Bé bị chàm sữa, mẹ phải làm sao?

Hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một trong các bệnh ngoài da thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với các trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Theo thống kê của ngành y tế thì có khoảng 20% bé bị chàm sữa sau khi sinh. Vậy khi bé bị mắc chàm sữa, mẹ phải làm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lục1. Tại sao cha mẹ cần phải tìm hiểu về bệnh chàm sữa?2. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh3. Vì sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa?4. Phương pháp nhận biết biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh5. Mẹ cần phải làm gì khi bé bị chàm sữa nặng?Điều trị tại nhàĐưa trẻ đến gặp bác sĩ 1. Tại sao cha mẹ cần phải tìm hiểu về bệnh chàm sữa? Cha mẹ cần hiểu bệnh chàm sữa giúp ứng phó kịp thời khi con mắc bệnh. Nuôi con là trải nghiệm đầy thú vị nhưng cũng vô cùng gian nan của các bậc làm cha làm mẹ. Khi con khỏe mạnh, phát triển bình thường, mọi thứ sẽ thật êm đềm. Nhưng khi con ốm đau, bệnh tật, dù chỉ là những bệnh ngoài da thông thường như chàm sữa cũng khiến cha mẹ sốt sắng không yên, “vái tứ phương” để mong tìm được cách chữa. Theo thống kê, tỷ lệ chàm sữa ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 20%, tức là cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 20 bé bị bệnh. Trong số đó có đến 60% số trẻ mắc chàm sẽ phát triển trước 1 tuổi. Phổ biến là như vậy, nhưng có tới 90% các bậc cha mẹ lại không hề có chút kiến thức nào về bệnh lý này, thậm chí còn không biết con đang mắc phải chàm sữa, dẫn đến áp dụng sai cách điều trị. Chính vì sự thiếu hiểu biết này đã dẫn tới nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết về chàm sữa giúp ứng phó kịp thời khi con mắc bệnh. 2. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh Chàm sữa ở trẻ sơ sinh Chàm sữa hay còn được dân gian gọi là lác sữa là một dạng chàm thể tạng. Đây là tình trạng bệnh bị viêm da mạn tính, không có khả năng lây lan nhưng hay tái phát nhiều lần. Bệnh có những biểu hiện chung là khô da, đỏ và ngứa. Các vết mẩn đỏ không chỉ xuất hiện trên mặt mà còn ở nếp gấp khuỷu tay, khuỷu chân, nặng hơn là lan tới khắp người. Mỗi bé có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Có bé ngứa nhiều, có bé lại ngứa ít hơn. Trường hợp nếu cha mẹ không biết cách vệ sinh sạch sẽ cho con sẽ khiến tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Mụn nước vỡ ra có thể tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm. Chàm sữa tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng để lâu sẽ khiến cho trẻ khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của con. 3. Vì sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa? Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, di truyền cũng được xem yếu tố nguyên nhân gây nen chàm sữa. Khi cha mẹ của bé có tiểu sử mắc các bệnh về viêm da cơ địa, bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con sinh ra có khả năng cao mắc chàm sữa. Các chuyên gia da liễu chỉ ra rằng, chàm sữa xảy ra là sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Ngoài cơ địa dịa ững thì các chất gây dị ứng đế từ bên ngoài môi trường và thông thường cha mẹ có thể điều trị chàm sữa nhờ việc loại bỏ hết những tác nhân gây dị ứng này. Những yếu tố gây làm tăng nguy cơ dị ứng dị ứng và khiến bệnh nặng thêm bao gồm: Thức ăn: Đôi khi những vết chàm xuất hiện do bé ăn phải thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa bò, trứng, đậu phộng, đồ dầu mỡ,… Phấn hoa, khói thuốc: Mặc dù, chàm ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng di ứng với một số chất cố định, xong phấn hoa, khói thuốc có thể là tác nhân tạo điều kiện cho bệnh phát triển. Quần áo: Da trẻ bị chàm thường mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, khi mặc quần áo chất liệu tổng hợp hoặc sợi len có thể gây kích ứng trên da. Hóa mỹ phẩm: Tiếp xúc với các chất kích ứng da có trong các loại sữa tắm, xà bông, bột gặt, nước tẩy rửa,… Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khó hậu lạnh, hanh khô làm tăng nguy cơ bùng phát chàm sữa ở trẻ. Ngoài ra, lông động vật, thú nuôi cũng có thể gây dị ứng, làm bùng phát chàm sữa ở trẻ. ➤  Đọc chi tiết: Tổng hợp nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa 4. Phương pháp nhận biết biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh Chàm sữa gây ra các vảy nhỏ li ti, chạm tay vào sẽ thấy thô ráp Khi thấy làn da của trẻ có các dấu hiệu khác lạ, cha mẹ có thể dựa vào đó mà cân nhắc đưa ra các phán đoán về tình trạng viêm da dị ứng mà trẻ hiện đang mắc phải. Cụ thể: Chạm vào vùng da bị dị ứng của trẻ thấy thô ráp, xuất hiện các vảy nhỏ, chấm nhỏ li ti trên da. Mẹ sẽ thấy bé có thói quen thường xuyên gãi bởi cảm giác ngứa ngáy khiến bé khó chịu và hành động gãi ngứa giúp làm giảm nhanh cơn ngứa. Tuy nhiên hành động này có thể gây vỡ mụn nước, trợt da, tạp điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Tổn thương khi bé bị chàm sữa thường xuất hiện trên mặt, kèm với đó là các vùng da trên trán, cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, đầu gối, cổ tay,… Bệnh gây nên cảm giác khó chịu cho làn da khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, sút cân,… ☛ Dấu hiệu bé sơ sinh bị chàm sữa từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi: Xuất hiện những mảng hồng ban, sẩn, có mụn nước, ngứa, đóng mài. Vùng da bệnh thường vị trí ở 2 má, da đầu, cằm, trán và mặt duỗi cánh tay, khuỷu, đầu gối. Một vài trẻ bị nặng có thể lan toàn thân. Bệnh có thể khiến trẻ có các biểu hiện kèm theo như hay quấy khóc, ngủ ít. Với trẻ sơ sinh, trẻ có thể hay chà mặt hoặc đầu xuống gối hoặc quơ tay lên mặt. ☛ Triệu chứng bé bị chàm từ 2-10 tuổi: Thường có các mảng da khô ráp, rỉ dịch, đóng vảy, ngứa và dày da. Thường gặp ở vùng có nhiều nếp gấp trên cơ thể như mặt trước khuỷu, cổ tay, cổ chân. 5. Mẹ cần phải làm gì khi bé bị chàm sữa nặng? Một trong những yếu tố tiên quyết khi phát hiện con mắc chàm sữa là cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để bôi lên da bé để tránh những hệ lụy không hay xảy ra với bé. Bởi nhiều mẹ khi thấy con mình nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu liền nôn nóng tìm các loại thuốc bôi có chứa corticoid vì chúng có tác dụng lập tức lên vết thương, mang lại hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng, corticoid không tốt cho da trẻ. Việc lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ khôn lường. Dưới đây là một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng điều trị cho con khi phát hiện bé mắc chàm sữa: Điều trị tại nhà Khi phát hiện ra con mình bị chàm sữa nặng, các mẹ có thể tham khảo những cách xử lí tại nhà sau đây: ★ Chú ý tới chế độ dinh dưỡng Theo các chuyên gia da liễu thì rất nhiều trẻ nhỏ bùng phát chàm sữa do chế độ dinh dưỡng không phù hợp Chế độ dinh dưỡng của bé: Mẹ nên suy trì việc cho con bú trong thời gian lâu nhất có thể (ít nhất là 6 tháng đầu sau khi sinh) để cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật của bé. Thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ chất cho trẻ nhằm tăng cường sức khỏe và để bé phát triển toàn diện. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Nên phong phú bữa ăn cho bé, khi chế biến thức ăn mẹ nên nấu nhừ giúp trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa bò, các hạt khô. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ: Nên: Tăng cường ăn nhiều cá biển bổ sung ARA( chống lại tác nhân gây dị ứng), Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước Không nên: Hạn chế ăn nội tạng, mỡ động vật, đồ ăn cay nóng. Các thực phẩm có thể gây ngứa cho trẻ như tôm, cua, gà,… ➤ Mẹ có thể tham khảo chi tiết qua bài viết: Bé bị chàm sữa mẹ nên ăn gì kiêng gì? ★ Bôi kem dưỡng ẩm cho bé Dưỡng ẩm cho da bé thường xuyên giúp tăng cường độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Nguyên nhân gây chàm sữa là do lớp màng bảo vệ da tổn thương khiến da khô, vì thế cha mẹ cần bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để cung cấp độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Một loại kem dưỡng ẩm có xuất xứ rõ ràng, không mùi, không dầu, ưu tiên những sản phẩm có chiết suất từ thiên nhiên hoặc sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh sẽ là lựa chọn đúng đắn lúc này. Để chắc chắn hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thoa cho bé. Thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ là ngay sau khi tắm xong, vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao, rất dễ thẩm thấu. Mỗi ngày, mẹ có thể thoa cho bé 1 đến 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thoa kem dưỡng ẩm vừa làm mềm da, vừa có thể khôi phục “hàng rào” bảo vệ da nhanh chóng. ★ Tắm bằng nước ấm Vệ sinh sạch sẽ cho bé thông qua việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa và loại bỏ những nguy cơ gây nhiễm trùng da. Việc tắm rửa đúng cách góp phần điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Khi bé bị chàm sữa, làn da rất nhạy cảm, chính vì vậy mà cha mẹ cần phải chăm sóc kỹ hơn. Mẹ nên pha nước tắm hơi ấm, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng vì có thể làm da bé bị khô và thêm khó chịu. Một bồn tắm ấm áp có pha chút tinh dầu tràm trà sẽ phát huy công dụng trong việc giảm ngứa, và làm sạch da cho cho bé khá hiệu quả. Để đảm bảo nhiệt độ nước tắm phù hợp với bé, mẹ nên dùng cặp nhiệt độ để thử nhiệt độ trước khi cho bé vào tắm. Thời gian tắm không quá 10 phút và lưu ý không dùng tay hoặc khăn tắm chà xát vào những vùng da đang bị chàm sữa. Một mẹo nữa có thể giảm ngứa là pha vào nước tắm vài muỗng cà phê bột yến mạch. Sau khi tắm, dùng một chiếc khăn bông sạch và thấm thật khô nước trên da bé. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn. ★ Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ bị chàm Sử dụng xà phòng riêng cho trẻ bị chàm Một vấn đề cần chú ý là mẹ nên chọn những loại sữa tắm dành riêng cho bé bị chàm. Trên thị trường hiện có bày bán khá nhiều loại sữa tắm gội toàn thân dành cho trẻ bị chàm da, mẹ có thể tìm mua về để tắm bé hàng ngày. Lưu ý, hỏi kĩ bác sĩ trước khi dùng, tránh trường hợp da trẻ không phù hợp hoặc mua nhầm hàng kém chất lượng. Trường hợp không tìm được những loại sữa tắm chuyên dụng cho bé bị chàm, mẹ có thể tìm mua các loại xà phòng dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm organic, ít hương liệu và dành cho da nhạy cảm. Đây cũng là một cách để có thể làm giảm chàm sữa trên da bé. Mỗi tuần, mẹ chỉ nên tắm cho bé bằng xà phòng từ 3-4 lần, và phải pha thật loãng vào nước. Sau đó tắm bé lại với nước mát. Tuyệt đối không dùng những loại sữa tắm của người lớn hay những sản phẩm có quá nhiều bọt và hóa chất để tắm cho bé. Lưu ý: Chỉ sử dụng xà phòng chà xát lên da khi bé bị lấm bẩn. ★ Lựa chọn trang phục thoáng mát Chàm sữa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại khiến cho bé cảm thấy rất khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn và khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển. Một việc đơn giản mà mẹ vẫn hay quên, đó là chú ý đến quần áo của con mình. Đối với bé đang bị chàm sữa thì những trang phục thoáng mát, dễ chịu sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát. Mẹ nên ưu tiên chọn cho trẻ những chất liệu bằng vải tự nhiên, cotton đồng thời tránh len sợi và các vật liệu khác khiến cho da dễ bị trầy xước. Bên cạnh đó, bậc làm cha mẹ nên hình thành thói quen giặt thật sạch quần áo mới mua trước khi mặc. Việc làm này sẽ có thể loại bỏ bụi bẩn cùng các tác nhân gây hại bám vào quần áo (nếu có). ★ Tránh để trẻ cào gãi lên vùng da bị chàm Trong quá trình chăm sóc trẻ bị chàm sữa bố mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho con, đặc biệt là vệ sinh tay. Bởi chàm sữa có ngứa sẽ gây khó chịu, mà bé còn quá nhỏ chưa thể ý thức hết sự ảnh hưởng của việc gãi. Việc bé cào gãi cho bớt ngứa sẽ làm trầy xước vùng da bị chàm, điều này làm tăng nguy cơ bội nhiễm ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý không để trẻ gãi, thay vào đó, phụ huynh có thể xoa nhẹ hoặc thử ấn đè lên da giúp làm giảm cảm giác ngứa cho trẻ. Ngoài ra, nhằm tránh tác hại do gãi các mẹ cần cắt ngắn móng tay hoặc cho trẻ mang bao tay khi ngủ. ★ Bôi Sodermix cream – kem hỗ trợ điều trị chàm sữa Có một số sản phẩm bôi ngoài da có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa mà không cần phải kê đơn như Sodermix Cream. Sản phẩm này có tác dụng hiệu quả hơn trong việc điều trị chàm sữa giúp làm giảm triệu chứng và phục hồi làn da bị tổn thương do chàm sữa ở trẻ. Sodermix cream là giải pháp điều trị tại nhà KHÔNG CORTICOID cho trẻ bị chàm. Đây là sản phẩm đầu tiên và suy nhất có Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh vì vậy lành tính với mọi loại da. Kể cả đối tượng có làn da nhạy cảm như trẻ nhỏ hay phụ nữ mang bầu đều có thể an tâm sử dụng sản phẩm mà không cần lo về tác dụng phụ. Ngoài ra, trong thành phần của Sodermix cũng có chứa dầu Paraffin có trong quả bơ cũng có tác dụng dưỡng ẩm làm mềm da và khôi phục phần da bị tổn thương của bé nhanh hơn. ➤  Tác dụng điều trị của sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa Dù đây là sản phẩm không cần kê đơn xong mẹ cũng luôn phải kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng trước khi bôi lên da bé. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ Trường hợp điều trị tại nhà không thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể Nếu sau 1 tuần áp dụng tất cả những phương pháp trên mà tình trạng chàm sữa trên da bé không có tiến triển khả quan, thì lúc này, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khóa thăm khám và điều trị. Sau khi được các bác sĩ thăm khám, các mẹ cũng luôn ghi nhớ làm theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tái khám đúng hẹn (nếu có), uống thuốc đủ và đúng liều lượng. Chàm sữa nặng cũng như chàm da thông thường, không phải là bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng vì nó mang lại cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nên các mẹ không nên xem thường. Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về căn bệnh này phụ huynh giải quyết được vấn đề “bé bị chàm sữa phải làm sao?”. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể đến gặp bác sĩ để biết thêm chi tiết. Nguồn: Sodermix.vn Chia sẻ

Chàm sữa tái đi tái lại. Giải pháp giúp mẹ trị dứt điểm

Chàm sữa là một bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt nhiều ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thông thường bệnh sẽ thuyên giảm hoặc tự khỏi khi trẻ được 2-4 tuổi. Nhưng nếu qua 4 tuổi mà trẻ vẫn chưa khỏi thì khả năng chàm đã chuyển biến thành chàm thể tạng và tái đi tái lại nhiều. Vậy làm sao để chữa dứt điểm tình trạng chàm sữa tái phát nhiều lần, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây. Mục lục1. Chàm sữa – Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ.2. Nguyên nhân khiến chàm sữa tái đi tái lạiChưa loại trừ được tác nhân, căn nguyên gây dị ứngChăm sóc da bị chàm sữa chưa đúng cách3. Cách điều trị dứt điểm chàm sữa tái đi tái lạiTránh tiếp xúc với căn nguyên gây chàm sữaLàm sạch, kháng khuẩn, làm dịu, làm lành vết chàm sữaKết hợp bôi các sản phẩm điều trị chàm sữa 1. Chàm sữa – Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Chàm sữa phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da cơ địa mãn tính phổ biến ở trẻ em và không có tính lây lan. Theo thống kê, tỷ lệ chàm sữa ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 20%, tức là cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 20 bé bị bệnh. Trong số đó có đến 60% số trẻ mắc chàm sẽ phát triển trước 1 tuổi. Chàm sữa phổ biến ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi với các biểu hiện thường gặp nhất là ở 2 bên má, có thể lan ra tay, chân hoặc toàn thân. Biểu hiện ban đầu có thể chỉ là một số nốt màu hồng (khó quan sát vì da em bé mới sinh ra đều hồng hào). Sau đó có thể xuất hiện các mụn nước rải rác hoặc khu trú tại 1 vị trí, vỡ ra, tiết dịch, đóng vảy và tróc da. Kèm theo đó là các triệu chứng ngứa ngáy, khô da, bong tróc vảy. Chàm sữa tuy không ảnh hướng đến tính mạng. Song những ngứa ngáy, đau rát khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí là bỏ ăn, mất ngủ. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển , trưởng thành tự nhiên của trẻ. ➤ Tìm hiểu thêm: Hình ảnh nhận biết chàm sữa ở trẻ sơ sinh 2. Nguyên nhân khiến chàm sữa tái đi tái lại Thông thương, kể từ khi mắc bệnh, chàm sữa sẽ khỏi từ sau 1-2 tuần. Lâu hơn, bệnh sẽ thuyên giảm dần khi trẻ được 2-4 tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần, tình trạng lần sau nghiêm trọng hơn lần trước, về lâu dài sẽ tiến triển xấu thành chàm thể tạng khó chữa. Vậy vì sao chàm sữa ở trẻ tái đi tái lại nhiều lần? Trước hết, cần xem xét nguyên nhân ban đầu gây ra chàm sữa ở trẻ em. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ địa dị ứng ở trẻ có liên quan mật thiết đến tình trạng chàm sữa. Khi trẻ còn nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, điều này khiến trẻ dễ mắc chàm sữa. Vì liên quan đến cơ địa dị ứng, nên việc chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần do 2 nguyên nhân chính: Chưa loại trừ được tác nhân, căn nguyên gây dị ứng Tiếp xúc thường xuyên với lông động vật như chó, mèo cũng là nguyên nhân khiến chàm sữa tái phát nhiều lần. Các tác nhân gây dị ứng bao gồm: Thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, sữa bò, trứng, đậu phộng, đồ dầu mỡ,… Quần áo: Da trẻ bị chàm thường mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, khi mặc quần áo chất liệu tổng hợp hoặc sợi len ó thể gây kích ứng trên da. Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Các chất gây dị ứng có thể đến từ hóa chất trong các loại sữa tắm, bụi bẩn nấm mốc trong môi trường sống của bé như chăn màn, ga trải giường, thảm hay đồ chơi. Ngoài ra, lông động vật cũng có thể gây dị ứng. Với trẻ đang bú sữa mẹ, các tác nhân gây dị ứng có thể xuất phát thói quen ăn uống của mẹ, truyền qua sữa và gây dị ứng chàm sữa cho bé. Chăm sóc da bị chàm sữa chưa đúng cách Sai lầm trong cách chăm sóc da bị chàm sữa khiến bệnh khó chữa dứt điểm Dị ứng dường như là nguyên nhân chính gây nên chàm sữa. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm khuẩn lại là nguyên nhân chính khiến chàm sữa chậm lành, dễ tái lại. Các vết chàm sữa trong tình trạng viêm, rất dễ bội nhiễm bởi vi khuẩn, nấm mốc khiến cho viêm da càng trở nên nặng nề. Kết hợp thêm tâm lí nóng lòng muốn nhanh chóng điều trị cho bé của các bậc phụ huynh dễ dẫn đến những sai lầm trong quá tình trị chàm sữa khiến bệnh càng lâu khỏi, tái đi tái lại nhiều lần. Dưới đây là một số sai lầm trong điều trị chàm sữa mà phụ huynh hay mắc phải bao gồm: Thái độ Chủ quan: Điều đầu tiên phải kể đến là thái độ “Chủ quan” của cha mẹ. Trong giai đoạn đầu, chàm sữa có các biểu hiện giống với rôm sảy, nẻ da thường gặp ở trẻ khiến cha mẹ thường chủ quan. Việc chủ quan, thờ ơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, khó điều trị sứt điểm hoặc nghiêm trọng hơn có thể để lại các biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ cần quan tâm đến con hơn nhất là vấn đề nhỏ, đừng để phải trả giá đắt vì sự chủ quan với chàm sữa. Tâm lý nôn nóng: Tâm lí muốn trị thật nhanh chàm sữa chỉ trong 1-2 lần điều trị là sai lầm thường gặp ở 90% các bậc phụ huynh. Điều trị khỏi nhanh hay chậm còn dựa vào cơ địa của từng bé. Việc nôn nóng muốn trẻ khỏi nhanh không những khiến phụ huynh lựa chọn sai cách chữa mà còn làm bệnh tái đi tái lại nhiều lần và khó chữa hơn. Điều trị rập khuôn: Chàm sữa là bệnh lý về da có diễn biến phức tạp và phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau. Bởi vậy, ở mỗi giai đoạn cần có sự điều trị tương ứng, việc rập khuôn theo một phương pháp hoặc kết hợp cùng lúc quá nhiều phương pháp khác nhau sẽ chỉ khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn. Không vệ sinh vùng da vị chàm sữa: Nếu cha mẹ không giữ cho vùng da bị chàm thoáng mát, không tắm rửa, vệ sinh thường xuyên cho da bé thì sẽ khiến cho các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập. Điều này là nguyên nhân khiến chàm khởi phát và chuyển biến nặng hơn. Tự ý cho trẻ tắm nước lá(theo dân gian) khi chưa hiểu rõ về cách sơ chế, tác dụng, hay không có nguồn gốc rõ ràng khiến trẻ bị kích ứng da làm chàm sữa nặng hơn có thể gây bội nhiễm. Không dưỡng ẩm cho da bé: Khi mắc chàm sữa, da trẻ thường khô ráp. Nếu trong quá trình điều trị cha mẹ không thường xuyên dưỡng ẩm cho bé sẽ làm da trẻ nứt nẻ, rát đỏ, da căng tức có thể khiến chảy máu. Điều này làm bệnh lâu khỏi hơn. Lạm dụng kem bôi chứa corticoid: Nhiều mẹ khi thấy con mình nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu liền nôn nóng tìm các loại thuốc bôi có chứa corticoid vì chúng có tác dụng lập tức lên vết thương, mang lại hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng, corticoid không tốt cho da trẻ. Việc lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid trong thời gian dài sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, teo da, mất màu da và suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ. ➤  Đọc thêm: Tổng hợp nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa 3. Cách điều trị dứt điểm chàm sữa tái đi tái lại Căn cứ vào nguyên nhân gây tái phát chàm sữa, các bác sĩ chuyên khoa nhi đã xây dựng nguyên tắc chung trong điều trị chàm sữa ở trẻ, bao gồm các bước: Ngăn tiếp xúc với các nguồn gây bệnh nguy cơ Làm sạch, kháng khuẩn vết chàm, làm dịu, làm lành Giữ vệ sinh để phòng ngừa tái phát. Tránh tiếp xúc với căn nguyên gây chàm sữa Sự nhạy cảm của trẻ với thức ăn, môi trường, hoàn cảnh xung quanh là khác nhau. Chính vì vậy, cha mẹ cần kiểm tra, quan sát kỹ và phát hiện ra nguyên nhân gây chàm sữa trong từng trường hợp riêng biệt của trẻ. Các bước xác định nguyên nhân gây chàm sữa: Bước 1: Dự đoán các nhân tố nguy cơ gây chàm sữa ở trẻ. Bước 2: Loại bỏ các chất gây dị ứng tiềm ẩn, tránh cho trẻ tiếp xúc từ 2 – 4 tuần. Bước 3: Kiểm tra lại để xác định chính xác nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ. Tiếp tục cho trẻ tiếp xúc với tác nhân nghi ngờ gây chàm sữa. Nếu tình trạng chàm sữa của trẻ không giảm hoặc nặng hơn thì bạn đã tìm được chính xác nguyên nhân gây chàm sữa cho bé rồi đấy. Khi đã xác nhận được các nguyên nhân gây ra dị ứng, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với các căn nguyên dị ứng này. Cách ly ít nhất 6 tháng hoặc cho đến khi bé được 9-12 tháng tuổi. Vì ở độ tuổi này, hàng rào miễn dịch của trẻ đã hoàn thiện, vững chắc hơn giai đoạn sơ sinh. Dưới đây là một số các tác nhân gây chàm sữa mà trẻ cần tránh càng xa càng tốt: Thực phẩm có chất gây tanh: tôm, cua, cá hay tảo cũng không được ăn. Đây là loại thực phẩm dễ gây kích thích phản ứng hệ miễn dịch cao, được gọi là dị ứng. Đối với những bé đang ăn sữa mẹ, khi mẹ sử dụng thực phẩm kể trên, chúng sẽ đi qua sữa mẹ và khi trẻ bú sẽ gây kích thích chuỗi dị ứng. Thực phẩm có chất béo: thịt mỡ, thức ăn chiên rán có nhiều dầu,… Khi mẹ ăn nhiều thức ăn giàu chất béo có thể gây kích hoạt cơ địa dị ứng khiến chàm sữa ở trẻ dễ phát sinh thêm nốt. Thực phẩm có chất cay và tê: ớt, chanh, tiêu. Có thể thấy đây là những loại gia vị kích thích tiêu hóa mạnh thế nhưng chúng có thể gây ngứa và tiết nhiều mồ hôi khiến trẻ bị lác sữa sẽ thêm trầm trọng. Nếu mẹ ăn thức ăn có gia vị mạnh khiến sữa mẹ bị nóng và ảnh hưởng đến trẻ. Tránh để bé tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng có nhiều trong xà phòng tắm, chất tẩy rửa, các loại mỹ phẩm,.. Môi trường xung quanh bé chứa nhiều bụi bẩn, lông động vật hoặc phấn hoa cũng có thể là tác nhân khiến chàm sữa tái phát nhiều lần. Làm sạch, kháng khuẩn, làm dịu, làm lành vết chàm sữa Tắm cho bé bằng nước ấm làm giảm tình trạng ngứa ngáy đồng thời làm giảm khả năng nhiễm khuẩn da. Song song với việc quan sát, loại trừ nguyên nhân gây chàm sữa, cha mẹ nên tiến hành đồng thời việc chăm sóc da cho bé. Việc làm sạch, kháng khuẩn vùng da bị chàm là tiền đề cho việc tái tạo lại lớp da lành giúp bé nhanh chóng thoát khỏi chàm sữa. Dưới đây là một số biện pháp vệ sinh giữu cho da bé luôn khô thoáng, sạch sẽ: Tắm rửa và vệ sinh cơ thể bé mỗi ngày là việc cần thiết trong điều trị chàm sữa ở trẻ.  Mẹ nên tắm cho bé từ 1-2 lần/ngày, chỉ nên tắm khoảng 10 phút, không nên tắm quá lâu. Các mẹ lưu ý sử dụng nước ấm để tắm cho trẻ, không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến da bé bị khô gây ngứa hơn. Mẹ nên thận trọng khi lựa chọn sữa tắm cho bé. Để diệt khuẩn, làm sạch da bé, mẹ nên chọn sản phẩm dành riêng cho bé, lành tính với da của trẻ. Ưu tiên dạng sữa tắm ít bọt, có nguồn gốc tự nhiên. Tránh nhưng sản phẩm có chất tạo mùi, tạo bọt sẽ gây kịch ứng da trẻ, khiến chàm sữa nặng hơn. Thời tiết nóng bức sẽ khiến cho những cơn ngứa trên vùng da bị chàm sữa trở nên dữ dội hơn. Chính vì vậy luôn giữ cho vết chàm sữa thoáng mát bằng cách cho bé mặc những loại quần áo có vải mềm, rộng rãi. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên chọn những trang phục thoáng mát, dễ chịu, dễ thấm hút mồ hôi như: các loại vải sợi mềm, sợi lanh, cotton 100%, bông nhẹ sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát. Nên mặc bỉm vừa kích cỡ và thay bỉm thường xuyên (khoảng 3 lần 1 ngày) tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu khiến con bị quá bức bí, gây ngứa ngáy, khó chịu.Ngoài ra nên để con được sống và sinh hoạt trong không gian thoáng mát, nhiệt độ vừa mát để giảm tình trạng ngứa ngáy cho con. Luôn cố gắng giữ người bé khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều gây ẩm ướt khó chịu. Thay tã lót cho trẻ khoảng 3 lần 1 ngày, tránh để tình trạng tã ẩm ướt quá lâu, dẫn đến tình trạng da bị kích ứng. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn. Kết hợp bôi các sản phẩm điều trị chàm sữa Bôi kem trọ chàm sữa Để chàm sữa ở trẻ em được chữa khỏi dứt điểm, không tái đi tái lại, cha mẹ cần cho con dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tìm mua thuốc bôi cho con, vừa khó khỏi, còn có thể khiến con bị nhờn thuốc, điều trị không còn dễ nữa. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định: Dung dịch kháng khuẩn: Thuốc tím 0,001%, hồ nước, Milian, Eosin,… dùng để rửa sạch vùng da bị tổn thương trên cơ thể bé. Các loại thuốc kháng khuẩn này cần được bôi tại vùng da khoảng 2 – 3 lần/ngày. Kem bôi chứa corticosteroid: Thuốc với nồng độ thấp bôi trực tiếp tại vùng da tổn thương khi chàm sữa đã khô. Thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn 7-10 ngày với công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, nhanh chóng tái tạo vùng da tổn thương và thay da mới. Thuốc mỡ chứa corticoid hoặc salicylic acid: Sử dụng trong trường hợp các vết chàm sữa ở trẻ em đã bị dày sừng. Cần bôi để lớp da được mềm hơn, dễ bong hơn, kích thích tái tạo da mới khỏe mạnh, mềm mại hơn. Loại thuốc này cũng chỉ được phép bôi trong thời gian ngắn chứ không được lạm dụng. Thuốc kháng sinh: Chỉ được kê đơn khi chàm sữa ở trẻ em có nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ và trẻ bị sốt cao. Thường có các loại được sử dụng cho trẻ nhỏ như oxacillin, erythromycin, cephalexin, cefadroxyl. Điều quan trọng là cha mẹ cần có phương pháp chăm sóc da cho con cẩn thận trong suốt quá trình điều trị với thuốc. Như vậy thì bệnh mới mau chóng thuyên giảm và được chữa khỏi hẳn. Bài viết trên đây đã giải đáp giúp bạn lý do khiến bệnh chàm sữa ở trẻ em cứ tái đi tái lại nhiều lần. Đồng thời cung cấp cho cha mẹ thông tin đầy đủ về giải pháp điều trị dứt điểm tình trạng táo phát này. Hy vọng với thông tin trên, cha mẹ sẽ có biện pháp chăm sóc da cho con an toàn, để con mau chóng khỏi bệnh! Nguồn: Sodermix.vn Chia sẻ

Chữa chàm sữa bằng phương pháp dân gian

Chàm sữa có tính chất dai dẳng, dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Bởi các đặc điểm trên khiến cho cha mẹ lo ngại việc làm thế nào có thể chữa trị mà không gây tác dụng phụ. Do đó, các bậc phụ huynh có xu hướng thay thế các phương pháp chữa trị bằng thuốc tây thành các bài thuốc từ dân gian. Áp dụng cách trị chàm sữa đúng đắn sẽ giúp bé khỏe mạnh cũng như phòng tránh được các biến chứng do bệnh gây ra. Mục lụcVì sao nên chữa bệnh chàm sữa bằng phương pháp dân gian?Ưu nhược điểm khi chữa chàm sữa bằng dân gianƯu điểmNhược điểmNhững phương pháp dân gian giúp trị chàm sữaChữa chàm sữa bằng dầu dừaChữa chàm sữa bằng lá trà xanhChữa chàm sữa bằng lá trầu khôngChữa chàm sữa bằng khoai tâyChữa chàm sữa bằng lá ổiChữa chàm sữa bằng lá húng lủiNhững điều cần lưu ý khi áp dụng mẹo chữa chàm sữa theo dân gianSodermix – giải pháp KHÔNG CORTICOID cho chàm sữa Vì sao nên chữa bệnh chàm sữa bằng phương pháp dân gian? Các biện pháp dân gian chữa chàm sữa ở bé Chàm sữa còn được biết đến với cái tên là lác sữa, là một thể bệnh chàm phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Triệu chứng đặc trưng của chàm sữa là tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti, các mụn nước này có thể tự vỡ gây trợt loét, chảy dịch. Một thời gian sau đó, da sẽ khô và bong tróc vảy. Chàm sữa tuy không nguy hiểm đến tính mạng xong lại gây ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Các cơn ngứa ngáy khiến bé khó chịu, mất ngủ và khóc vào ban đêm do gãi ngứa liên tục. Điều này có thể khiến da bị tổn thương gây bội nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Để được tư vấn kĩ lưỡng về chàm sữa, bạn thể kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 và nhận giải đáp nhanh nhất. Trị dứt điểm căn bệnh chàm sữa của bé là một điều khó khăn. Chúng ta thấy rằng, bé còn nhỏ, sức đề kháng yếu vì chưa hoàn thiện, da mong cũng như cơ thể rất dễ bị dị ứng. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc Tây bởi chúng có nhiều thành phần có thể gây các tác dụng phụ không mong muốn. Hâu hết cha mẹ có con bị chàm sữa đều tìm đến các loại thuốc bôi ngoài da có chức corticoid vì chúng có tác dụng mạnh, làm giảm nhanh chóng triệu chứng của bệnh chàm sữa. Nhưng vì da bé mỏng nên khi sử dụng thuốc bôi trong thời gian dài có thể khiến bệnh nặng hơn, gây ra một số tác dụng phụ như mòn da, vàng da, giảm dức đề kháng,… Vì lí do trên mà chúng ta cần tìm cách trị bệnh chàm sữa cho trẻ nhỏ vừa an toàn vừa hiệu quả. Lúc này, áp dụng phương pháp dân gian trị chàm sữa cho bé là một giải pháp tuyệt vời. ➤  Đọc thêm: Dấu hiệu chàm sữa giúp mẹ nhận biết phân biệt với bệnh khác! Ưu nhược điểm khi chữa chàm sữa bằng dân gian Ưu điểm Ưu điểm đầu tiên đó là phương pháp dân gian tương đối an toàn, tiện lợi, không mất quá nhiều thời gian công sức Các thành phần đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính và đã được chứng minh hiệu quả trên nhiều đối tượng trẻ em Các nguyên liệu đều dễ tìm và sẵn có, khâu chế biến khá đơn giản, không cầu kỳ, giá thành rẻ nên hầu như mẹ nào cũng có thể áp dụng được. Nhược điểm Tùy thuộc vào đặc điểm cơ địa từng bé mà phương pháp dân gian sẽ có tác dụng với bé này mà không tác dụng với bé khác. Không thấy được hiệu quả ngay tức thì, mẹ mất khá nhiều thời gian, kiên trì để quan sát, theo dõi sự tiến triển của bệnh trên da bé. Không tác động vào nguyên nhân trực tiếp của bệnh chàm sữa mà chỉ có thể giải quyết triệu chứng. Do đó, đây không phải là phương pháp chữa dứt điểm bệnh chàm sữa cho bé. Các loại lá sử dụng có thể còn tồn dư bụi bẩn, vi khuẩn, thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu bên trong có thể gây kích ứng hoặc khiến tình trạng chàm trên da kéo dài lâu hơn. Dù là phương pháp chữa bệnh nào cũng đều có những ưu điểm và những mặt hạn chế nhất định. Do đó, mẹ nên cân nhắc kỹ để chọn được phương pháp điều trị phù hợp cho con. Đừng quên mẹ có thể tìm tới chuyên gia để hỗ trợ lựa chọn cách tốt nhất thông qua Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 . Những phương pháp dân gian giúp trị chàm sữa Bệnh chàm đã được nghiên cứu trong thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Chính vì thế, việc điều trị bệnh chủ yếu theo hướng làm giảm tổn thương da, kiểm soát tiến triển bệnh, ngăn biến chứng và cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Trong dân gian vẫn lưu truyền khá nhiều bài thuốc điều trị các triệu chứng bệnh chàm sữa bằng nguyên liệu tự nhiên. Những cách này đã chứng minh về mức độ hiệu quả và an toàn trên khá nhiều trẻ. Dưới đây là một số phương pháp dân gian được các bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau: Chữa chàm sữa bằng dầu dừa Dầu dừa còn chứa một số loại enzim giúp làm dịu cơn ngứa, hiện tượng đỏ da rất tốt do bệnh chàm sữa gây nên. Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong dầu dừa có chứa rất nhiều các thành phần quý để chữa trị bệnh chàm sữa ở trẻ. Cụ thể trong dầu dừa có chứa acid lauric nổi bật với khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất mạnh. Nhờ đó mà tiêu diệt được các loại vi khuẩn gây bệnh và giúp da phục hồi hiệu quả. Bên cạnh đó dầu dừa còn cung cấp vitamin E cùng một vài khoáng chất cần thiết, giúp tăng cường độ ẩm, duy trị độ mịn màng ngăn ngừa nứt nẻ bề mặt da, hạn chế khô da. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa một số loại enzim giúp làm dịu cơn ngứa, hiện tượng đỏ da rất tốt do bệnh chàm sữa gây nên. Vì vậy, dầu dừa trở thành sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các bà mẹ dùng để chữa chàm sữa cho con. Sản phẩm tự nhiên thay thế cho cho các loại kem dưỡng da hiện nay và mang lại hiệu quả tốt. Chuẩn bị Mẹ nên chuẩn bị sẵn chai dầu dừa nguyên chất cùng với một miếng vải bông mềm. Lưu ý, mẹ nên mua dầu dừa ở cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Cách thực hiện Bước đầu tiên, mẹ cần làm sạch vùng da bị chàm của bé bằng nước ấm, sau đó mẹ sử dụng miếng vải mềm sạch lau khô. Dùng vài giọt dầu dừa đổ vào lòng bàn tay, rồi massage nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm trong khoảng 10 đến 15 phút. Cuối cùng, mẹ rửa sạch lại với nước và dùng khăn mềm thấm khô nhẹ nhàng. Lưu ý Mẹ nên áp dụng cách này ngay sau khi bé vừa tắm xong. Độ ẩm vừa đủ trên da bé có thể giúp hấp thu tinh chất dầu dừa tốt hơn, ngăn chặn sự mất nước. Để điều trị đạt hiệu quả, mẹ nên kiên trì thực hiện cho bé từ 2 -4 tuần, các dấu hiệu sẽ thuyên giảm rõ rệt. Nếu mẹ còn thắc mắc nào về trị chàm sữa bằng dầu dừa, hãy kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để nhận giải đáp nhanh nhất. ➤ Đọc thêm: Bé bị chàm sữa, mẹ có nên bôi dầu dừa cho bé không? Chữa chàm sữa bằng lá trà xanh Lá trà xanh làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm. Không chỉ là thức uống bình dị, quen thuộc của người dân Việt Nam, lá chè xanh còn có thể dùng như một dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có các bệnh như rôm sảy, hăm tã và chàm sữa. Lá trà xanh có chứa hoạt chất Epigallocatechin gallate (EGCG), ngoài ra còn chứa các nguyên tố vi lượng như magie, sắt, canxi, mangan cùng các vitamin nhóm B, C. Các hoạt chất này không chỉ có lợi với sức khỏe tim mạch mà còn có khả năng làm sạch da, kháng viêm, kháng khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ phục hồi và tái tạo vùng da bị chàm. Để trị chàm sữa bằng lá chè xanh, các mẹ cần: Chuẩn bị: Mẹ chuẩn bị khoảng 100g lá chè tươi đã được rửa sạch, loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn, một ít muối hạt, nước sạch. Thực hiện Rửa sạch nhiều lần lá chè với nước muối, sau đó để ráo Mẹ giã nhỏ, cho lá chè vào nồi với một lượng nước nhất định, đun sôi. Chắt lấy phần nướ vừa đun, đợi nước ấm, lấy khăn thấm và lau lên vùng da bị chàm của con. Phần nước òn lại pha với nước nguội để tắm cho bé. Mẹ có thể tắm lịa với nưỡ sạch một lần nữa rồi lau khô bằng khăn sạch. Đều đặn tắm cho bé hàng ngày, chỉ sau 1 ngày các dấu hiệu chàm sữa trên da bé sẽ giảm rõ rệt. Nếu mẹ còn thắc mắc nào về trị chàm sữa bằng lá chè tươi, hãy kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để nhận giải đáp nhanh nhất. Chữa chàm sữa bằng lá trầu không Lá trầu không có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm sữa như: tấy đỏ, mẩn ngứa, mụn nước rất tốt. Theo y học cổ truyền, lá trầu có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có công dụng trừ phong, sát trùng, diệt khuẩn, tiêu viêm, giúp điều trị tốt các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm, mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa,… Người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng được vì độ an toàn của nó. Theo nghiên cứu trong 100g lá trầu không có tới 2.5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Chính vì vậy mà lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm sữa như: mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước. Ngoài ra, các hợp chất phenol, tanin và vitamin được tìm thấy nhiều trong lá có công dụng tốt trong việc cải tạo và phục hồi tổn thương da do chàm gây ra, kích thích tế bào da mới phát triển. Chính vì những lí do trên đã khiến việc sử dụng lá trầu không trong điều trị chàm sữa trở nên phổ biến và được nhiều phụ huynh lựa chọn. Chuẩn bị: Mẹ chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm bằng nước muối pha loãng loại bỏ bụi bẩn, hóa chất, thuốc trừ sâu. Cách thực hiện Mẹ vớt lá trầu không, để ráo nước, dùng tay vò nát, sau đó cho hết vào nồi nước, đun sôi khoảng 5-10 phút. Pha nước lá trầu không vừa đun với nước lạnh sao cho vừa đủ ấm để tắm cho bé. Mẹ dùng khăn sạch thấm nước rồi lau nhẹ nhàng lên da bé. Sau đó lau bằng khăn bông sạch, để người bé khô ráo. Hằng ngày mẹ nên tắm cho bé một lần để giúp làm sạch da, chống viêm, kháng khuẩn và loại bỏ chàm sữa hiệu quả. Với cách này mẹ cần kiên trì thực hiện một tuần để đạt hiệu quả tối đa. Nếu mẹ còn thắc mắc nào về trị chàm sữa bằng lá trầu không, hãy kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để nhận giải đáp nhanh nhất. ➤ Mẹ có thể đọc chi tiết: Chữa chàm sữa bằng lá trầu không có hiệu quả không? Chữa chàm sữa bằng khoai tây Khoai tây có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp làm lành các vết chàm và thúc đẩy quá tình tái tạo da. Khoai tây là thực phẩm có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như chất đạm, tinh bột và cellulose, giàu canxi, phốt pho, sắt, vitamin C, vitamin B1 và B2. Những dưỡng chất này có tác dụng rất tốt trong việc oxy hóa chất bẩn, loại bỏ chất độc hại, giữ ẩm và bảo vệ da. Ít ai biết rằng, khi bôi lên da, khoai tây còn có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, giúp làm lành các vết chàm và thúc đẩy quá tình tái tạo da. Do đó, chữa chàm sữa bằng khoai tây làm giảm thiêu các triệu chứng khó chịu cho bé. Chuẩn bị: Mẹ nên chuẩn bị 3-4 củ khoai tây tươi, mọng nước, vỏ không bị xanh và không mọc mầm. Cách thực hiện Rửa sạch khoai tây, khử trùng bằng cách đun với nước sôi trong 1 phút Sau đó mẹ vớt ra, để ráo nước, cắt thành từng lát, bỏ vào máy xay sinh tố thật nhuyễn. Trước khi đắp khoai tây, mẹ cần vệ sinh vùng da bị chàm của bé bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn mềm để thấm nhẹ cho đến khi khô. Mẹ dùng khoai tây đã xay nhuyễn đắp lên vùng da bị tổn thương. Để nửa tiếng rồi rửa sạch lại bằng nước sạch. Áp dụng cách này một thời gian dài, thực hiện đều đặn hằng ngày sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ cho bé. Nếu mẹ còn thắc mắc nào về trị chàm sữa bằng khoai tây, hãy kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để nhận giải đáp nhanh nhất. Chữa chàm sữa bằng lá ổi La ổi có tác dụng khử trùng, sát khuẩn, chống viêm, làm sạch da, giảm ngứa rát. Do đó, nó trị chàm sữa rất tốt. Sử dụng lá ổi cũng là một trong những mẹo chữa bệnh chàm sữa theo phương pháp dân gian được nhiều mẹ áp dụng. Y học cổ truyền cho rằng lá ổi có tác dụng cực tốt trong việc hút độc, giải độc nên có thể sử dụng để trị được nhiều chứng bệnh trong đó có chàm sữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học đồng thời chỉ ra rằng, các hoạt chất axit maslinic, tanin có trong lá ổi có tác dụng tích cực trong việc khử trùng, sát khuẩn, chống viêm, làm sạch da, giảm ngứa rát. Do đó, sử dụng lá ổi trong việc trị chàm sữa đem lại hiệu quả rất tốt. Bài thuốc chữa chàm sữa từ lá ổi cũng được thực hiện rất đơn giản như sau: Chuẩn bị: Một nắm lá ổi và nước sạch Thực hiện Mẹ rửa sạch nắm lá ổi, cho vào nồi nước đun sôi khoảng 5-7 phút. Sau đó để nước nguội rồi tắm cho bé. Mẹ có thể kết hợp dùng bã ổi chà xát nhẹ nhàng lên da bé. Sau đó tắm lại với nước sạch và lau khô bằng khăn mềm sạch. Thực hiện kiên trì cho đến khi đạt kết quả như mong muốn. Nếu mẹ còn thắc mắc nào về trị chàm sữa bằng lá ổi, hãy kết nối qua Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 để nhận giải đáp nhanh nhất. Chữa chàm sữa bằng lá húng lủi Có thể mẹ chưa biết, tinh dầu lá húng lủi có đặc tính chống lở loét, chống viêm hiệu quả. Mẹ chắc sẽ bất ngờ vì dùng húng lủi để trị chàm sữa cho trẻ. Thực sự loài cây này có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa cùng với thành phần kháng khuẩn và tinh dầu có đặc tính chống lở loét, chống viêm hiệu quả. Do đó, húng lủi cũng được ứng dụng để làm giảm bớt các triệu chứng của chàm sữa ở trẻ. Chuẩn bị: Mẹ có thể chuẩn bị một nắm lá húng lủi, rửa sạch, ngâm một lúc với nước muối loãng. Cách thực hiện Mẹ lấy nắm lá đã rửa sạch, để ráo nước, giã nát, chắt lấy phần nước. Dùng một cái khăn sạch, thấm phần nước vừa chắt được rồi lau lên vết chàm sữa của con. Sau 5 -10 phút, rửa sạch và lau lại bằng khăn mềm sạch. Mẹ có thể áp dụng cách này đều đặn vài lần mỗi ngày, kiên trì thực hiện nó để đạt kết quả tốt nhất. Kết luận: Chữa chàm sữa theo dân gian là phương pháp điều trị an toàn cho trẻ nhỏ bởi nguyên liệu lành tính, dễ tìm, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên các biện pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng, hiệu quả còn tùy thuộc vào từng cơ địa. Do đó, phương pháp này chỉ khuyến khích áp dụng cho trượng hợp bị chàm nhẹ. Những điều cần lưu ý khi áp dụng mẹo chữa chàm sữa theo dân gian Khi áp dụng phương pháp chữa chàm sữa theo kinh nghiệm dân gian, mẹ cần lưu ý một vài điểm sau: Trước khi chế biến, mẹ cần rửa sạch các nguyên liệu nhằm loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, sâu bọ, thuốc trừ sâu gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm của con kể cả trước và sau khi bôi thuốc. Mẹ có thể thử nghiệm trước ở một vùng da của bé, theo dõi xem vùng da đó có bị kích ứng hay mẩn đỏ, sau đó mới áp dụng cho bé. Dưỡng ẩm da thường xuyên. Thói quen này giúp giảm tình trạng khô da. Nên chọn những loại kem dưỡng dưỡng ẩm có kết cấu kem đặc hoặc dạng mỡ nhằm ngăn ngừa tình trạng thoát hơi nước, giữ ẩm cho da. Mẹ không nên tuy tiện sử dụng các loại kem bôi trị chàm sữa, đặc biệt là những loại kem có chứa thành phần corticoid bởi nếu dùng sai cách chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, không cho trẻ mặc quần áo có chất liệu len hoặc sợi tổng hợp để tránh gây ngứa, bí da. Tránh ăn hoặc cho bé ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa tươi nguyên chất, thịt bò… Bên cạnh đó mẹ bổ sung dinh dưỡng cần thiết, vitamin, dưỡng chất nhằm tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh để giúp bé có thể trạng tốt nhất để chống lại các bệnh ngoài da như chàm sữa. Khi áp dụng các biện pháp dân gian một thời gian dài mà không có chuyển biến, mẹ phải dừng ngay lập tức, tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Mẹ có thể kết hợp sử dụng kem nôi ngoài da Sodermix cream để đẩy nhanh quá trình điều trị và đạt hiệu quả tốt hơn. Sodermix – giải pháp KHÔNG CORTICOID cho chàm sữa Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID. Sodermix từ Pháp giúp dừng nhanh triệu chứng mẩn ngứa, mụn nước, khô da trong chàm sữa chỉ từ 2-3 ngày Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của chàm sữa, chàm, viêm da cơ địa,.. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng chàm sữa, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi. Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương. Sử dụng Sodermix cho bé rất dễ dàng như sau: Vệ sinh sạch vùng da cần chăm sóc và lau khô.  Lấy một lượng kem vừa đủ ra đầu ngón tay, thoa đều và massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da. Sử dụng Sodermix 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối) trong thời gian đầu để có tác dụng tốt nhất. Sau 2-3 tháng, bố mẹ có thể giảm xuống 2 lần/ngày để duy trì tác dụng và ngăn ngừa tái phát cho con hiệu quả. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Trên đây là những thông tin về cách điều trị chàm sữa, hy vọng các bậc phụ huynh có thêm kiến thức để chăm sóc tốt cho con trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn. Nguồn: Sodermix.vn Chia sẻ

anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...