Chàm dị ứng, loại chàm phổ biến nhất!
Chàm dị ứng là một dạng tổn thương da mãn tính phổ biến nhất, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy đây là bệnh gì, triệu chứng nhân biết như thế nào và cách điều trị ra sao. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Chàm dị ứng là gì?
Chàm dị ứng là một trong những thể chàm thường gặp – hay còn được gọi là viêm da tiếp xúc dị ứng. Bệnh thường khởi phát ngay sau tiếp xúc với các yếu tố dị ứng như thời tiết, thực phẩm, lông động vật, hóa mỹ phẩm,…
Chàm dị ứng là bệnh da liễu mãn tính, có xu hướng bùng phát mạnh khi có yếu tố dị nguyên thúc đẩy và thuyên giảm khi được chăm sóc đúng cách. Một số trường hợp, bệnh có thể đi kèm với các tình trạng viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn.
Bệnh hầu như không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, các cơn ngứa ngáy dai dẳng có tác động không nhỏ đến đời sinh hoạt đời sống hàng ngày của người bệnh.
Cũng như những loại chàm khác, chàm dị ứng khó điều trị dứt điểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có những phương pháp khắc phục kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng ngứa gáy, giảm tổn thương da và hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.
2. Nguyên nhân gây chàm dị ứng
Tất cả bệnh chàm nói chung và chàm dị ứng nói riêng đều bắt nguồn từ 2 nguyên nhân kết hợp giữa yếu tố bên trong cơ thể và tác nhân bên ngoài môi trường bao gồm:
Nguyên nhân nội giới
Di truyền: Chàm nói chung và chàm dị ứng nói riêng đều có yếu tố lịch sử gia đình. Khi người thân trong gia đinh như bố mẹ, ông bà từng mắc các bệnh liên quan đến viêm da, con sinh ra sẽ có nguy cơ bị chàm dị ứng cao hơn bình thường
Cơ địa nhạy cảm: Mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau. Các rối loạn chức năng về bài tiết, tiêu hóa, … làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập, gây nên hiện tượng chàm
Nguyên nhân ngoại giới
- Dị ứng thực phẩm: Với một số người, khi ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa bò và các chế phẩm từ sữa,… là nguyên nhân khiến chàm dị ứng bùng phát.
- Dị ứng với các dị nguyên, hóa chất: Mỹ phẩm bôi trên da, cá loại nước tẩy rửa, xà phòng, bột giặt, kim loại,… là những tác nhân dễ gây dị ứng cho da
- Thời tiết thay đổi: Thời tiết đột ngột thay đổi, đặc biệt là vào mùa đông làm da khô, dễ mất nước, tạo điều kiện cho chàm dị ứng dễ phát triển và bùng phát.
- Ngoài ra, các yếu tố như căng thẳng, mệt mỏi, stress cũng có thể khiến cho triệu chứng của chàm trầm trọng hơn.
3. Ai nguy cơ cao mắc chàm dị ứng?
Chàm dị ứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, khoảng 65% người bệnh bắt đầu có những triệu chứng của bệnh khi chưa đến 1 tuổi, và khoảng 90% trong số đó bắt đầu có triệu chứng trước 5 tuổi. Do đó, bệnh chàm dị ứng là bệnh phổ biến ở trẻ em được các bác sĩ da liễu nhi điều trị nhiều nhất.
Tuy chàm dị ứng là một bệnh ngoài da mãn tính, tính chất dai dẳng và tái phát nhiều lần. Nhưng hầu hết, các triệu chứng của bệnh sẽ hết trước khi trẻ lên 4 tuổi. Một số trẻ sẽ hết khi con bước vào độ tuổi thành niên. Một số khác có thể bị bệnh suốt đời, không thể điều trị dứt điểm mà chỏ có thể làm dịu các triệu chứng
Một nhóm đối tượng khác cũng dễ bị chàm dị ứng là những người kèm theo các bệnh lý khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng hay những người mà trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm.
4. Dấu hiệu nhận biết các triệu chứng của chàm dị ứng
Các triệu chứng đặc trưng của chàm dị ứng là: da phồng rộp, nổi sẩn, gây rát đỏ và sưng da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu,… Thông thường, các triệu chứng sẽ bùng phát ngay sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Hầu hết chàm dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên, trong đó chàm bàn tay thường là vị trí dễ thương tổn nhất vì đây là bộ phận họat động và tiếp xúc nhiều nhất với các yếu tố dị nguyên.
Hình thái tổn thương và vị trí ảnh hưởng của của bệnh phụ thuộc nhiều vào cơ địa và yếu tố dị nguyên. Xong các triệu chứng của chàm dị ứng được đặc trưng để người bệnh dễ nhận biết, bao gồm:
- Da sẩn đỏ, nổi mụn nước và ngứa ngáy dữ dội
- Mụn nước vỡ ra dây chảy dịch, da trợt loét dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nếu không được vệ sinh sạch sẽ
- Mụn nước sau khi vỡ sẽ gây bết dính lên vùng da bị chàm, lâu dần da sẽ dày lên hóa thành lớp sừng bì cứng
- Sau một thời gian, da bắt đầu khô lại và đóng vảy tiết
- Lớp vảy bong ra để lại lớp da non nhẵn, bóng có màu sẫm hơn vùng da xung quanh
- Bệnh tiến triển lâu ngày khiến bề mặt da sần sùi, thô ráp. Trên bề mặt da xuất hiện các vết nứt, hằn rõ lên vũng da tổn thương.
- Các vết nứt có thể khiến da chảy máu, xuất hiện tình trạng bội nhiễm: da đỏ, sưng phù, lở loét và tụ mủ
5. Các phương pháp điều trị chàm dị ứng hiệu quả
Mục tiêu của phương pháp điều trị chàm dị ứng là kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tiến triển, phòng tránh bệnh tái phát. Điều này cần kết hợp giữa biện pháp điều trị ý tế với chế độ chăm sóc và lói ống h
Như đã đề cập, bệnh chàm dị ứng không thể chữa trị hoàn toàn. Vì vậy để kiểm soát triệu chứng và ngăn chặn tiến triển của bệnh, cần kết hợp giữa các biện pháp điều trị y tế với chế độ chăm sóc và lối sống lành mạnh, cụ thể bao gồm
Chăm sóc tại nhà
Một trong những cách điều trị chàm dị ứng hữu ích nhất mà bạn có thể thực hiện tốt đó là tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Cụ thể bạn có thể thực hiện một số biện pháp như:
- Tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: đồ hải sản, sữa bò và các chế phẩm từ sữa, đậu phộng,…
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên như: mỹ phẩm, lông động vật, chất tẩy rửa mạnh, dung môi công nghiệp,,…
- Sử dụng các loại sữa tắm chiết xuất từ thiên nhiên, ít bọt, chất tẩy rửa không quá mạnh, lành tính và an toàn với làn da bị chàm
- Nên lựa chọn quần áo có sợi mềm, thấm hút mồ hôi như lanh, 100% cotton giúp cho da khô thoáng. Tránh mặc quần áo chất liệu từ len, sợi tổng hợp vì chúng có thể gây bí da, sợi vải cứng cọ sát khiến cho da bị tổn thương, tình trạng chàm cũng trở nên nặng hơn
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý dưỡng ẩm da thường xuyên – đây là phương pháp giúp điều trị chàm dị ứng hàng ngày có tác dụng giảm tình trạng khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy và phục hồi màng lipid bảo vệ da. Một số lưu ý khi sử dụng kem dưỡng ẩm như:
- Tốt nhất nên lựa chọn kem dưỡng ẩm không mùi, không chất phụ gia. Ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính, an toàn với da và tuyệt đối không chứa corticoid.
- Khuyến khích sử dụng kem dưỡng ẩm dạng thuốc mỡ hoặc dạng kem vì chúng có tác dụng làm ẩm tốt hơn so với dạng lotion
- Thời điểm thích hợp nhất để bôi kem dưỡng ẩm là khi bạn vừa tắm xong. Vì lúc này là da đã được vệ sinh sạch sẽ, đồng thời da giữ được độ ẩm nhất định, giúp hấp thụ tác kem dưỡng hiệu quả hơn.
- Bôi kem dưỡng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối và nhiều hơn nếu tình trạng bệnh nặng hơn.
- Kem dưỡng chỉ nên bôi trên bề mặt vết chàm, tuyệt đối không bôi lên vết thương hở.
Sử dụng thuốc điều trị
Thuốc điều trị có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của bệnh chàm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ đưa ra những loại thuốc khác nhau.
Có 2 loại thuốc điều trị chàm nói chung và chàm dị ứng nói riêng là dạng thuốc bôi/thoa trên bề mặt hoặc thuốc uống dạng viên hay dung dịch. Một số loại tuộc tiêu biểu sau:
- Thuốc kháng histamine H1: Chàm dị ứng chỉ khởi phát khi có phản ứng dị ứng. Vì vậy điều trị ưu tiên đối với bệnh lý này là sử dụng thuốc kháng histamine H1. Thuốc có tác dụng kháng dị ứng, giảm ngứa ngáy và cải thiện tổn thương da.
- Thuốc bôi corticoid: Thuốc được sử dụng trực tiếp lên vùng da bị chàm nhằm giảm ngứa và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Loại thuốc này đáp ứng tốt và cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên corticoid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc bôi chứa axit salicylic: Trong trường hợp da dày sừng và nứt nẻ, bác sĩ có thể kê toa thuốc bôi chứa axit salicylic. Nó có tác dụng làm sạch da, sát trùng và loại bỏ tế bào chết.
- Corticoid đường uống: Corticoid đường uống thường được chỉ định khi tổn thương da nặng, phù nề và lan tỏa rộng. Thuốc có tác dụng kháng dị ứng bằng cách ức chế hoạt động miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm nên chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc kháng sinh: Đối với trường hợp xuất hiện chàm bội nhiễm, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh từ 7 – 10 ngày. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bội nhiễm da.
Thuốc điều trị được bác sĩ chỉ trong các trường hợp thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà nhưng không đạt hiệu quả, ngoài ra tình trạng bệnh cũng trở nên nặng hơn, tần suất diễn ra nhiều và không có dấu hiệu bao trước.
6. Giảm chàm dị ứng bằng sản phẩm từ thiên nhiên
Ngoài các biện pháp điều trị trên, các bác sĩ da liễu khuyên người bị chàm nên kết hợp sử dụng kem bôi thảo dược SODERMIX® CREAM.
SODERMIX® là kem bôi độc đáo không chứa corticoid, đây là liệu pháp điều trị đẩu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh được chiết xuất từ cà chua xanh. Thành phần này có nguồn gốc tự nhiên hiệu quả và an toàn trong kiểm soát và ngăn chặn tức thời cảm giác ngứa, cải thiện hiệu quả tình trạng chàm dị ứng trên da
Ngoài ra, Sodermix còn có tinh dầu paraffin từ quả bơ làm giữ ẩm và phục hồi vùng da bị chàm. Tốt nhất để chàm hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da, bạn cần sử dụng kem bôi Sodermxi ngay từ khi các triệu chứng của chàm bắt đầy xuất hiện giúp ngăn chặn kịp thời sự tiến triển và lan rộng của vùng da bị chàm.
Công dụng của Sodermix trong việc điều trị viêm da cơ địa đã được chứng minh lầm sang, bạn có thể xem chi tiết qua bài viết: Sodermix kem bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả của Pháp
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Nếu bạn còn bất thứ thắc mắc nào, vui lòng gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.
Chàm dị ứng là căn bệnh có khả năng tái phát cao, tiến triển mãn tính và dai dẳng. Tuy nhiên nếu tích cực điều trị và chủ động trong việc phòng ngừa, bạn có thể kiểm soát tổn thương da và hạn chế nguy cơ tái phát. Bài viết trên đã cung cấp thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điệu trị bệnh. Mong rằng với những thông tin trên sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích để tránh xa căn bệnh ngoài da này.
Nguồn: Sodermix.vn