Bị chàm nên ăn gì để mau khỏi bệnh, hãy đọc ngay!

Bệnh chàm nên ăn gì là câu hỏi đặt ra của rất nhiều người. Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh có thể giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm da do bệnh chàm gây ra. Đồng thời nó còn tạo điều kiện để việc áp dụng các biện pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm nên ăn cho người mắc bệnh chàm qua bài viết dưới đây.

➤ Tìm hiểu trước: Bệnh chàm là gì?

Yếu tố ăn uống liên quan đến bệnh chàm

Yếu tố ăn uống liên quan đến bệnh chàm 1
Thức ăn hàng ngày cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh chàm.

Chàm là tình trạng da bị viêm từ đó gây ra những cảm giác khó chịu từ những mảng phát ban hay các cơn ngứa ngáy. Nó cũng làm cho làn da bị khô, bong tróc, có khi là kèm theo cả mụn nước. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh mất đi sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày.

Chàm rất phổ biến, nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Theo nghiên cứu, khoảng 10-20% chàm xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; 1-3% chàm ảnh hưởng đến người lớn.

Bệnh chàm thường xuất hiện trên mặt, các nếp gấp trên cơ thể và trên cổ. Người lớn mắc bệnh chàm có thể bị phát ban ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng nó thường được phát hiện ở giữa các nếp gấp da và trên bàn tay, bàn chân và da đầu.

Có nhiều nguyên nhân góp phần gây bệnh như yếu tố miễn dịch, tình trạng stress kéo dài, da khô, bị dị ứng,… thì thức ăn chúng ta ăn hàng ngày cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh chàm.

Mặc dù chế độ ăn uống của một người không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Nhưng theo nghiên cứu, các chuyên gia thấy rằng, một số người mắc bệnh chàm cho kết quả các triệu chứng của họ thuyên giảm khi họ thay đổi chế độ ăn uống. Điều này cho thấy được mối liên quan giữa bệnh chàm và chế độ ăn uống.

Để biết thêm thông tin về bệnh chàm, bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp tận tình và nhanh chóng nhất.

Thực phẩm nên ăn dành cho người bị chàm

Thay vì tuân theo một chế độ ăn kiêng cụ thể, hãy tập trung vào việc lấp đầy đĩa thức ăn của bạn với các loại thực phẩm nên ăn và cơ lợi cho việc hỗ trợ điều trị bệnh chàm như: Trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng và axit béo omega-3,…

Các nhóm thực phẩm kể trên có thể kích hoạt việc giải phóng immunoglobulin-E hoặc IgE – là một loại kháng thể mà cơ thể sản xuất để chống lại các phản ứng viêm. Từ đó giảm các triệu chứng của bệnh.

Dưới đây là những thực phẩm mà người mắc chàm nên ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả:

Cá béo

Cá béo 1
Cá béo chứa nhiều axít béo omega-3 chống lại dị ứng, làm giảm thành phần gây viêm.

Một trong những món ăn đầu tiên được nhắc đến cần bổ sung trong thực đơn của người đang mắc chàm đó là các loại cá béo. Ăn nhiều cá béo sẽ giúp tăng ARA, một axít béo omega-3 rất tốt cho da.

Axit béo omega-3 là axit béo thiết yếu cần được tiêu thụ thông qua chế độ ăn uống vì cơ thể không thể tạo ra chúng. Các axit béo này cần thiết vì nhiều lý do, bao gồm cả chức năng bình thường của da. Do đó, sự thiếu hụt các axit béo thiết yếu trong da có thể gây ra bệnh chàm.

Bổ sung đầy đủ axit béo có trong danh sách thực phẩm nên ăn có tác dụng chống lại dị ứng và hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh chóng. Ngoài ra, cá béo còn giúp duy trì cân bằng giữa chất béo omega 3 và omega 6 trong cơ thể để làm giảm các thành phần gây viêm.

Những loại cá béo bạn nên bổ sung như: Cá mòi, cá thu, các trích, cá hồi,… Mỗi ngày nạp khoảng 250mg axit béo omega-3 từ cá béo để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dầu hạt lanh

Dầu hạt lanh 1
Dầu hạt lanh tốt cho bệnh chàm

Đây là một trong những thực phẩm rất tốt cho người mắc các vấn đề về da liễu, nhất là bệnh chàm.

Dầu hạt lanh là loại tinh dầu chứa nhiều axit béo, có thể ức chế đực quá trình hình thành prostaglandin – đây là một yếu tố gây nên tình trạng viêm da. Do đó, dầu hạt lanh có tác dụng làm giảm đáng kể triệu chứng của bệnh chàm như tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ.

Người mắc bệnh chàm nên tiêu thụ 1 muỗng canh dầu hạt lanh mỗi ngày hoặc có thể sử dụng dạng bột rắc lên thức ăn, ngoài ra, bạn có thể dùng dầu hạt lanh để thoa trực tiếp lên vùng da bị viêm thường xuyên sẽ giúp các triệu chứng bệnh giảm bớt.

Dầu anh thảo

Trong dầu anh thảo có chứa hàm lượng cao axit béo omega-6 (axit gamma-linolenic) giúp chữa lành các triệu chứng liên quan đến mụn nước trong bệnh chàm. Liều lượng 2-4 gam dầu anh thảo buổi tối, dùng chung với bữa ăn là cần thiết để ngăn ngừa bệnh chàm.

Kẽm

Kẽm 1
Thực phẩm chứa nhiều kẽm

Nếu còn chưa biết bị bệnh chàm nên ăn gì thì các thực phẩm chứa nhiều kẽm là sự lựa chọn tốt cho bạn. Kẽm có tác dụng ngăn ngừa đợt bùng phát của bệnh chàm. Ngoài ra, kẽm cũng giúp úa trình chữa lành vết thương của cơ thể trở nên nhanh hơn thông qua việc điều hòa sinh sản tế bào và quá trình tổng hợp protein.

Bạn có thể bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm như đậu hà lan, bột yến mạch, thịt gà, thịt lợn, hạt bí, gạo nâu, chocolate đen,… Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý rằng bổ sung quá nhiều kẽm có thể gây ra những vấn đề xấu đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn không nên ăn quá 30mg kẽm mỗi ngày.

Thực phẩm có chứa men vi sinh

Thực phẩm có chứa men vi sinh 1
Thực phẩm chứa nhiều men vi sinh giúp kiểm soát sức khỏe đường ruột và hạn chế sự bùng phát của bệnh chàm.

Men vi sinh có tên khoa học là probiotic. Cho bạn nào chưa biết thì probiotic là những vi sinh vật sống trong đường ruột mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Bạn có biết rằng hệ vi khuẩn trong đường ruột của một người bị bệnh chàm rất khác so với những người không mắc bệnh. Điều này là do sự mất cân bằng của vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Sức khỏe của ruột có liên quan đến chức năng miễn dịch, nên việc bổ sung probiotic có thể giúp giảm nguy cơ hoặc điều trị bệnh chàm bằng cách điều chỉnh phản ứng miễn dịch.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bổ sung men vi sinh có chứa các chủng Bifidobacterium cho phụ nữ bị chàm trong thời kỳ mang thai và cho con bú có thể ngăn ngừa 57% nguy cơ tiến triển bệnh và giảm 44% chàm dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Việc bổ sung những thực phẩm có chứa men vi sinh trong thực đơn hàng hàng không chỉ hỗ trợ tiêu hóa, giúp kiểm soát sức khỏe đường ruột mà còn hạn chế sự bùng phát của bệnh chàm.

Thực phẩm giàu probiotic bao gồm:

  • Sữa chua
  • Kim chi
  • Súp miso
  • Pho mát mềm
  • Các loại thực phẩm và đồ uống lên men khác
Một số người có thể bị dị ứng với những nguồn thực phẩm chứa men vi sinh cần lưu ý tránh chúng trong thực đơn, bởi chúng có thể làm bùng phát bệnh chàm.

Rau xanh

Rau xanh 1
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi trong chế độ ăn hàng ngày

Các nghiên cứu cho thấy, dầu rosmarinic được tìm thấy trong lá của các loại rau xanh có tác dụng chống oxy hóa và kháng histamine mạnh mẽ. Điều này có nghĩa là nó có tác dụng làm giảm viêm cũng như mức độ histamine trong cơ thể. Từ đó làm dịu các triệu chứng dị ứng và ngăn ngừa bùng phát bệnh chàm. Ngoài ra, rau xanh cũng chứa nhiều chất xơ và các khoáng chất rất tốt cho cơ thể.

Một số loại rau xanh nên bổ sung vào thực đơn của người mắc bệnh chàm bao gồm:

  • Súp lơ xanh
  • Rau cải
  • Rau bina
  • Rau ngót
  • Bên cạnh đó, một số loại rau củ như bắp cải tím, củ cải đường, cà rốt,… cũng nên được bổ sung vào thực đơn.

Các loại vitamin thiết yếu

Các loại vitamin thiết yếu 1
có tác dụng ngăn sản sinh histamin và kháng viêm hiệu quả
  • Vitamin A: Thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vitamin A giúp tăng cường kháng thể và các tế bào lympho, từ đó điều hòa tiến trình viêm trong bệnh chàm. Vitamin A được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây và rau quả có màu cam như cà rốt, đu đủ, xoài,…
  • Vitamin E: Vitamin E được biết đến như một phương pháp làm đẹp da tự nhiên cung cấp đủ độ ẩm giúp da mịn màng. Tuy nhiên vitamin E cũng hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng cách cải thiện triệu chứng trên da. Vitamin E có khả năng chống lại các gốc oxy hóa để bảo vệ và dưỡng ẩm làn da, đồng thời cũng được bổ sung trong các loại kem bôi tại chỗ để làm giảm triệu chứng đỏ và ngứa trong bệnh chàm. Các loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm dầu dừa, dầu hạnh nhân, quả bơ, giá đỗ, mầm lúa mạch,…
  • Vitamin C: Là một loại kháng histamine tự nhiên, làm giảm các triệu chứng dị ứng ở bệnh nhân chàm. Không những vậy vitamin C còn là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ và nuôi dưỡng làn da. Có thể bổ sung vitamin C từ các loại trái cây họ nhà cam, quýt, bưởi, chanh,… Ngoài ra còn có dâu tây, dưa hấu, táo,…dâu tây, cam, dưa hấu, táo,…
  • Vitamin B: Giúp duy trì sức khỏe của da, tóc, móng thông qua việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng và tái tạo mô. Các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin B bao gồm: Rau xanh, cá, ngũ cốc,…
  • Vitamin D: Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo, còn được gọi là “vitamin ánh nắng”. Công việc chính của nó là hỗ trợ hấp thụ canxi và phốt pho. Vai trò của vitamin D đối với bệnh chàm là giúp tăng cường sản sinh tế bào, thay đổi tế bào mới. Vitamin D được hấp thụ chủ yếu từ ánh nắng mặt trời, ngoài ra còn có nhiều trong các thực phẩm như: cá, nấm, phô mai…

Trên đây là các loại thực phẩm nên dùng khi bị chàm, mọi người có thể lưu lại danh sách để bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày. Chúng không chỉ  giúp cải thiện các triệu chứng mà còn làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh trở lại.

Những món đồ nên kiêng khi bị bệnh chàm

Cùng với những thực phẩm nên ăn thì người bị bệnh chàm cũng lưu ý đến những món đồ cần tránh để hạn chế sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh cần hạn chế:

Đồ ăn dễ gây dị ứng

Đồ ăn dễ gây dị ứng 1
Hải sản là nhóm thực phẩm đầu tiên được xếp đầu tiên trong danh sách những thực phẩm cần kiêng khi bị chàm.

Những loại thực phẩm như sữa, các chế phẩm từ sữa, lúa mì, thịt bò, nấm, hải sản, thực phẩm đóng hộp,… chứa các chất làm tăng nguy cơ dị ứng, gây tổn hại đến làn da. Chính vì thế, người bệnh chàm cần kiêng các loại thực phẩm này nhằm hạn chế sự bùng phát và tiến triển nặng thêm của bệnh.

Thực phẩm sống

Người bệnh chàm cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sống, có mùi tanh như các loại gỏi (gỏi cá, gỏi tôm), tiết canh, trứng sống,… vì trong những loại thức ăn này có chứa nhiều chất arachidon làm kích thích phản ứng viêm tấy và gia tăng tình trạng viêm nhiễm.

Thức ăn cay nóng

Tiêu thụ các loại đồ ăn cay nóng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh chàm bùng phát, thậm chí chúng còn gây kích ứng, làm vùng da nhiễm bệnh mưng mủ, nhiễm trùng, viêm loét.

Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng còn khiến chức năng hệ tiêu hóa suy giảm, dễ bị đau dạ dày, gây nóng trong người và nổi mụn,… Vì thế, dù có bị bệnh chàm hay không thì cũng nên hạn chế sử dụng những loại đồ ăn này.

Thực phẩm nhiều tinh bột, đường

Người bệnh chàm nếu dung nạp lượng lớn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, chất béo sẽ làm hàm lượng insulin trong máu tăng nhanh, từ đó tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cũng như kích ứng phản ứng viêm lan rộng. Do đó, để khắc phục và kiếm soát tốt bệnh chàm, người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm này. Tốt nhất là chỉ sử dụng đúng theo liều lượng mà bác sĩ quy định cho mỗi người.

Mật ong nguyên chất

Mật ong nguyên chất 1

Mặc dù có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng trong mật ong lại chứa một số hoạt chất có thể kích thích gây dị ứng. Do vậy, người bệnh chàm tốt nhất là không nên sử dụng mật ong vì chúng sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật cũng là một món ăn mà người bệnh chàm cần kiêng vì sau khi ăn người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy hơn bình thường. Thậm chí trong trường hợp nặng, chúng còn gây kích ứng da, viêm nhiễm, mưng mủ,…

Bia, rượu, chất kích thích

Uống nhiều bia, rượu, cà phê, chất kích thích sẽ khiến chức năng nội tạng suy giảm, đặc biệt là chức năng gan. Điều này làm độc tố không được đào thải hết ra ngoài, dẫn đến tăng nguy cơ dị ứng, nhất là ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc mắc các bệnh da liễu như chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… Vì thế, các chuyên gia luôn khuyên bệnh nhân mắc chàm sữa là tránh xa rượu, bia, chất kích thích,…

➤ Xem chi tiết hơn tại:  Bị chàm nên kiêng gì?

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh chàm

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh chàm 1
Hạn chế ăn muối khi đnag mắc bệnh chàm

Các chuyên gia cũng khuyên người bệnh cần phải chú ý một số điểm dưới đây trong khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Trong thời gian đầu khi mắc bệnh, bạn nên ghi lại tất cả những thực phẩm ăn hàng ngày để theo dõi đâu là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát và hạn chế ăn chúng.
  • Nên cân bằng chế độ ăn của mình, không nên kiêng tuyệt đối cũng như ăn thường xuyên một loại thức ăn nào đó. Một loại thực phẩm đều có mặt lợi và mặt hại của riêng mình, việc ăn đủ đúng lượng sẽ giúp bệnh mau chóng phục hồi.
  • Giảm muối trong khẩu phần ăn: Lượng muối tăng cao sẽ khiến thần kinh ngoại biên bị kích ứng, không những thế ảnh hưởng rất lớn đến chức năng thận. Việc ăn nhạt sẽ giúp bạn giảm thiểu các nguy cơ biến chứng do bệnh chàm gây ra.
  • Nếu các vết chàm có dấu hiệu phù nề, xuất tiết thì nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều nước như: Súp, cháo, canh,…
  • Tránh ăn các thực phẩm có tính cay nóng hoặc hàn lạnh quá mức vì khi ăn cơ thể dễ có những phản ứng bất lợi đối với việc điều trị bệnh.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp hỗ trợ tiêu hoá và rất có lợi cho sức khỏe.
  • Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì chế độ tập luyện cũng rất quan trọng. Thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, có đủ năng lượng để chống đỡ bệnh tật.

Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị chàm

Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.

Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị chàm 1
Sodermix từ Pháp là sản phẩm được tin dùng điều trị chàm da trên hơn 100 quốc gia

Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị chàm 2

Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương

Kết quả nghiên cứu lâm sàng về tác dụng giảm ngứa đã cho thấy kem bôi Sodermix có khả năng trì hoãn thời điểm khởi phát ngứa, làm giảm thời gian cũng như mức độ ngứa. Do đó, Sodermix sẽ là giải pháp hiệu quả trong giảm mẩn ngứa và các triệu chứng bong tróc, nứt nẻ… của bệnh chàm da. Chỉ cần bôi kem Sodermix đều đặn 2 lần mỗi ngày lên vùng da bị tổn thương, bạn sẽ sớm không còn phải lo lắng về tình trạng nổi mẩn ngứa trên tay chân mình nữa.

Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị chàm 3
Điều trị chàm da, viêm da cơ địa xúc bằng Sodermix trong 2- 3 ngày

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Bài viết này cung cấp các thông tin đầy đủ để trả lời câu hỏi bệnh chàm nên ăn gì? Như vậy với sự lựa chọn hợp lí những thực phẩm cần bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày, bệnh nhân hoàn toàn có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm. Ngoài ra, chàm là bệnh da liễu rất dễ mắc nhưng lại khó có thể điều trị dứt điểm. Do đó, song song với việc điều trị, người bệnh cũng cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát cho bản thân.

Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp về bệnh chàm, hãy liên hệ ngay với Zalo chuyên gia theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hỗ trợ tận tình.

Nguồn: Sodermix.vn

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...