Viêm da dị ứng ở mặt xử lý thế nào?
Một làn da khỏe mạnh không chỉ nói lên sức khỏe của bạn mà còn giúp bạn cảm thấy tự tin mỗi khi giao tiếp. Tuy nhiên, môi trường ô nhiễm, sản phẩm làm đẹp…dễ dẫn tới các bệnh lý về da trong đó phải kể tới viêm da dị ứng ở mặt. Da ngứa ngáy, nổi sẩn đỏ thậm chí có thể gây nhiễm trùng không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn khiến người bệnh tự ti, không dám đi ra ngoài. Cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặt và cách khắc phục hiệu quả nhé.
Mục lục
- Bệnh viêm da dị ứng là gì?
- Viêm da dị ứng ở mặt có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặt
- Triệu chứng viêm da dị ứng ở mặt phổ biến
- Chẩn đoán viêm da dị ứng ở mặt như thế nào?
- Biện pháp điều trị viêm da dị ứng ở mặt phổ biến
- Chế độ ăn cải thiện viêm da dị ứng ở mặt
- Biện pháp phòng ngừa viêm da dị ứng ở mặt
Bệnh viêm da dị ứng là gì?
Viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh chàm, đây là tình trạng viêm nhiễm ngoài da khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mẫn với một vài dị nguyên có sẵn ở môi trường sống. Bệnh gây ảnh hưởng tới các vùng da của cơ thể trong đó có cả vùng da mặt. Da có đặc điểm khô, ngứa, châm chích, có thể dày lên hoặc nứt nẻ, thi thoảng bị chảy máu. Bệnh thường tiến triển thành mãn tính, tái phát nhiều lần đặc biệt trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường.
Theo thống kê có khoảng 10% dân số thế giới mắc bệnh này và đang ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ dễ mắc bệnh hơn đàn ông.
Viêm da dị ứng không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng bệnh có tính di truyền, nếu cha mẹ mắc viêm da dị ứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở con cái.
Viêm da dị ứng nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể tiến triển nặng, gây sốc thuốc với các biểu hiện như tím tái, khó thở, huyết áp giảm, chân tay lạnh…Không thể xác định viêm da dị ứng bao lâu khỏi vì còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơ địa của người bệnh và quá trình điều trị. Phát hiện sớm và điều trị tích cực có ý nghĩa quan trọng quyết định tới thời gian hồi phục của người bệnh. Khi có các triệu chứng của bệnh tốt nhất nên thăm khám sớm để không bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị.
☛ Xem chi tiết: Viêm da dị ứng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm da dị ứng ở mặt có nguy hiểm không?
Tuy viêm da dị ứng ở mặt không lây nhiễm từ người bệnh sang người lành nhưng bệnh dễ lây lan gây tổn thương rộng hơn ở trên mặt. Người bệnh đối mặt với các triệu chứng khó chịu như da nổi mụn, ngứa ngáy gây ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.Ngoài ra, bệnh khởi phát trên vùng da mặt gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của người bệnh.
Viêm da dị ứng ở mặt nếu không được điều trị đúng cách có thể dễ phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm. Đặc biệt, khi các tổn thương trên da mặt nặng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm tấn công và gây hại dẫn tới viêm nhiễm phát sinh. Dưới đây la là một số biến chứng nguy hiểm:
- Nhiễm trùng da: Viêm da dị ứng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, gãi lên da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây nên các vết nứt, loét da.
- Viêm da thần kinh: Vùng da bị trầy xước dần trở nên dày hơn, có màu đỏ đậm hơn so với những vùng da khác. Khi gãi da bị đổi m àu hoặc để lại sẹo trên mặt, tình trạng sẹo đôi khi cần phải cần đến liệu pháp thẩm mĩ mới có thể xóa mờ.
- Biến chứng ở mắt: Mi mắt bị viêm, chảy nước, viêm kết mạc có thể làm mắt vĩnh viễn không nhìn thấy được. Đây được coi như biến chứng nguy hiểm bậc nhất của bệnh viêm da dị ứng ở mặt.
Khi có biểu hiện của viêm da dị ứng ở mặt người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời. Điều này không chỉ giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao mà giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặt
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở mặt rất đa dạng và liên quan khá nhiefu tới các vấn đề trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu các yếu tố phổ biến kích hoạt sự khởi phát của bệnh lý trên:
- Do di truyền: Nếu các thành viên trong gia đình mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mề đay…nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường.
- Do cơ địa: Những người có cơ địa dị ứng, làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng khi tiếp xúc với dị nguyên dễ bị viêm da dị ứng ở mặt.
- Thời tiết thay đổi: Đây là yếu tố khiến bạn bị viêm da dị ứng đặc biệt mỗi khi có sự biến đổi về nhiệt độ và độ ẩm đột ngột. Tình trạng này thường tái diễn mỗi năm, bùng phát rộng, khó phòng tránh và tái đi tái lại theo mùa.
- Các chất gây kích ứng: Khi tiếp xúc với một số chất dễ gây kích ứng như chất tẩy rửa, đồ trang điểm, phấn hoa, các loại dung môi, lông chó mèo, bụi bẩn, mạt bụi kim loại…có thể dẫn tới kích ứng da mặt khiến da bị dị ứng.
- Quần áo: Một số trang phục được làm bằng chất liệu như len, sợi thủy tinh hay vải tổng hợp có khả năng gây kích ứng lên da thậm chí cả da mặt
- Thuốc: Một số có thể gây tác dụng phụ khi bạn sử dụng trong thời gian dài như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid hay thuốc trị ung thư, co giật… là những nhóm rất dễ gây ra tác dụng phụ trên da. Lạm dụng thuốc lâu dài cũng khiến viêm da nặng hơn do chức năng thải độc của gan thận bị ảnh hưởng.
- Trường hợp hiếm gặp: Khi một số mỹ phẩm bị ánh sáng chiếu vào gây biến đổi chất và là nguyên nhân gây dị ứng trên da mặt.
Viêm da dị ứng ở mặt có diễn biến phức tạp, khả năng tái phát cao do đó cần tuân thủ điều trị của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị, có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
Triệu chứng viêm da dị ứng ở mặt phổ biến
Viêm da dị ứng ở mặt có các triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, thường gặp nhất vẫn là tình trạng da khô, nứt nẻ và ngứa. Cụ thể:
- Viêm da dị ứng xuất hiện tại các vị trí như ở má, quanh mắt, trán…
- Da mặt ngứa rát âm ỉ đặc biệt vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh mà phần lớn người bệnh đều gặp phải. Ki gãi ngứa tay người bệnh đem theo các vi khuẩn và dị nguyên có thể xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm nặng hơn.
- Da mặt xuất hiện các mụn đỏ rải rác trên diện rộng gây ngứa rát. Khi gãi khiến mụn vỡ ra tạo thành dịch màu vàng, nếu không gãi, mụn có thể tự khô sau một thời gian tạo thành lớp sừng dày
- Bề mặt da đỏ, khô, sần lên, da đóng vảy, nứt nẻ
- Tại vị trí các vết nứt thường bị rỉ chất lỏng hoặc chảy máu.
Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh còn có thể bị sưng viêm, ảnh hưởng đến mắt và hệ thần kinh.
Ngoài ra, triệu chứng của bệnh khác nhau dựa trên 3 giai đoạn của bệnh:
- Giai đoạn cấp tính
- Giai đoạn bán cấp
- Giai đoạn mạn tính
Ở giai đoạn cấp tính: Da mặt xuất hiện các đám da đỏ và không rõ ranh giới, da sẩn, có mụn nước tiết dịch, không có vảy ra. Da xuất hiện phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết. Khi gãi ngứa, các vết xước tạo thành các vết chợt, bội nhiễm tụ cầu tạo thành mụn mủ, vẩy tiết vàng.
Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng nhẹ hơn, da không bị phù nề hay tiết dịch.
Giai đoạn mạn tính: Bệnh tiến triển tới giai đoạn này khiến da trở nên dày, thâm, ranh giới rõ, các vết nứt đau và xuất hiện lichen hóa, nếp da sâu thành đường kẻ song song hoặc hình thoi, những vết trầy xước, dát đỏ và nhiễm sắc tố.
Chẩn đoán viêm da dị ứng ở mặt như thế nào?
Để chẩn đoán viêm da dị ứng ở mặt bác sĩ dựa vào các triệu chứng trên da của người bệnh, yếu tố hoặc có thể tiến hành một số xét nghiệm Patch test.
- Kiểm tra da: Bác sĩ thấy da mặt nổi mẩn đỏ, có mụn nước, da khô có thể chẩn đoán viêm da dị ứng ở mặt. Nếu tái phát nhiều lần, da có tình trạng dày lên, sạm màu và hình thành các kiểu ô vuông đặc trưng
- Các yếu tố gợi ý: Bác sĩ kiểm tra lịch sử bệnh án của người bệnh, người bệnh có cơ địa nhạy cảm không hoặc gia đình có ai từng bị viêm da dị ứng không để xác đinh khả năng mắc bệnh.
- Xét nghiệm Patch test: Xét nghiệm nhằm mục đích xác định yếu tố gây dị ứng. Thực hiện bác sĩ dùng tấm dán có chứa yếu tố gây dị ứng để dán lên bề mặt da có biểu hiện dị ứng. Nếu tại vị trí đó có dấu hiệu viêm da thì chứng tỏ người bệnh bị dị ứng da mặt do yếu tố đó.
Qua chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh bác sĩ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất đối với người bệnh và các lưu ý quan trọng để người bệnh lưu ý.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không? – Chuyên gia giải đáp!
Biện pháp điều trị viêm da dị ứng ở mặt phổ biến
Viêm da dị ứng ở mặt có nguyen nhân đa dạng nên điều trị không hề đơn giản. Phương pháp điều trị triệu chứng có tính tạm thời vì khi người bệnh gặp tác nhân gây dị ứng có thể tái phát lại. Do đó bên cạnh điều trị thông thường cần tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch nhằm giúp cơ thể chống chọi với các dị nguyên ngoài môi trường. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm da dị ứng ở mặt phổ biến nhất:
Chữa viêm da dị ứng ở mặt theo Tây Y
Hiện nay, tây y chưa có thuốc đặc trị viêm da dị ứng mà chủ yếu sử dụng các thuốc giảm triệu chứng kết hợp với phòng ngừa bằng cách tìm ra yếu tố dị nguyên và hạn chế tối đa tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng để ngăn bệnh tái phát. Một số thuốc kê cho người người bệnh sử dụng như:
Kem dưỡng ẩm:
Có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, có tác dụng làm tăng độ ẩm và mềm da từ đó ngăn ngừa tình trạng khô da cũng như bong tróc da. Tuy nhiên, vùng da mặt rất nhạy cảm nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tư vấn loại kem phù hợp. Bạn có thể test kem lên da tay trước khi thoa lên mặt để hạn chế rủi ro.
Sử dụng thuốc:
Người bệnh có thể được kê một số loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng ngứa rát, sưng, hạn chế nổi nhiều mụn trên mặt. Kể tới một số loại thuốc sau:
Thuốc kháng Histamin: Đây là nhóm thuốc phổ biến trong điều trị về kích ứng, dị ứng. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng sưng đỏ, ngứa hay phát ban, mề đay trên da mặt. Ngoài ra, nhóm thuốc này còn có tác dụng với các triệu chứng đi kèm như chảy nước mắt, nghẹt mũi, khó thở…
Một số thuốc thông dụng có thể kể đến như:
- Loratidin
- Cetirizin
- Astemizol
- Terfenadin
- Fexofenadin
- Acrivastin
Tuy đem lại khả quan trong điều trị nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gặp các tác dụng ngoài ý muốn. Vì vậy, cần sử dụng theo kế hoạch mà bác sĩ chỉ định. Khi có vấn đề phát sinh cần chủ động thông báo cho bác sĩ.
Nhóm Corticosteroid: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, sưng, ngứa nên được sử dụng phổ biến để điều trị viêm da dị ứng ở mặt. Tuy nhiên, không sử dụng trong thời gian dài và cần theo dõi tiến triển của bệnh. Với các tổn thương nặng cấp tính cần tiêm vào tĩnh mạch hoặc uống kết hợp bôi tại chỗ.
Dung dịch thuốc tím 1/10.000: Sử dụng cho trường hợp da tiết dịch nhiều và nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng làm săn da và sát khuẩn.
Người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng viên uống vitamin A, C, E, và kẽm để tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch cho da.
☛ Tham khảo thêm tại: Viêm da dị ứng uống thuốc gì? – Tổng hợp các loại thuốc trị viêm da dị ứng hiệu quả
Chữa viêm da dị ứng ở mặt theo cách dân gian
Ngoài sử dụng thuốc tây y, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc dân gian giúp điều trị viêm da dị ứng ở mặt nhằm giảm, hết tạm thời các dấu hiệu của bệnh. Dưới đây là một số loại thảo dược và cách chữa viêm da dị ứng trên mặt có thể thực hiện ngay tại nhà.
Gel nha đam:
Lá nha đam rửa sạch sau đó bỏ vỏ và lấy phần gel thoa lên da mặt. Sử dụng phương pháp này có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng da, dưỡng ẩm da, làm dịu cơn ngứa rát do viêm da dị ứng gây nên.
Sữa chua:
Làm sạch da, thoa trực tiếp từng lớp sữa chua lên mặt và để trong 10 phút. Có thể kết hơp với mật ong, dầu oliu giúp tăng hiệu quả. Cách này nhằm diệt khuẩn, giảm ngứa, kháng viêm và tăng độ đàn hồi cho da, giúp dưỡng ẩm da hiệu quả.
Mướp đắng:
Quả mướp bỏ ruột, cắt miếng và xay với 100ml nước và cho vào cấp đông. Sau khi rửa sạch mặt, lăn viên đá đó khắp vùng da mặt giúp loại bỏ vảy sừng, phục hồi da tổn thương, tăng đề kháng cho da và trị sẹo rất tốt.
Trà xanh:
Trà xanh lấy một nắm còn tươi, rửa sạch và đun sôi với muối hạt. Dùng nước để rửa vùng da mặt bị viêm da dị ứng giúp loại bỏ mụn li ti, giảm viêm, hết ngứa và giúp đào thải độc tố, cải thiện làn da.
Lá tía tô:
Lấy 1 nắm lá tía tô tươi đun với nước hoặc giã nát, dùng để đắp lên da mặt bị viêm, dị ứng. Cách này giúp kháng khuẩn, chống viêm và phục hồi làn da cho người bệnh.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bài thuốc dân gian chữa viêm da dị ứng hiệu quả!
Phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng do an toàn với sức khỏe vì nguyên liệu thiên nhiên, chi phí thấp. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không điều trị bệnh. Người bệnh vẫn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để dược điều trị hiệu quả nhất.
SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da dị ứng
Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.
Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da dị ứng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi.
Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương
Cách sử dụng Sodermix rất đơn giản: Sau khi vệ sinh sạch và để khô ráo vùng da cần điều trị, bạn chỉ cần bôi một lớp kem mỏng Sodermix 2-3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Vì Sodermix còn giúp tái tạo da và ngăn ngừa tái phát, bạn nên duy trì sử dụng Sodermix cho đến khi không còn dấu hiệu của bệnh thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Chế độ ăn cải thiện viêm da dị ứng ở mặt
Nên ăn gì?
Để cải thiện tình trạng dị ứng da mặt, bạn có thể bổ sung những thực phẩm sau đây vào thực đơn hàng ngày:
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt chưa tinh chế giúp cải thiện làn da, giúp da hết khô và trở nên mịn màng hơn.
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin C, A, E và những khoáng chất thiết yếu như kẽm giúp làn da khỏe mạnh, các tổn thương trên da mau lành
- Thực phẩm giàu omega – 3 tự nhiên như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá ngừ…có tác dụng kháng viêm hiệu quả
- Ăn thịt lợn nạc thay thế cho các loại thịt khác
Không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bạn cần kiêng hoặc tránh những thực phẩm sau tránh gây kích ứng khiến viêm da dị ứng ở mặt càng nặng nề hơn.
- Các loại hải sẳn trừ cá thu, cá hồi và các loại hải sản có chứa omega -3. Phần lớn các loại hải sản có nguy cơ gây dị ứng cao nên người bệnh hạn chế ăn
- Các loại thịt bò, thịt chó, da gà…khiến tình trạng viêm da dị ứng càng nặng hơn, các tổn thương lâu lành nên cần hạn chế
- Dưa muối, cà muối.
- Đồ ngọt: Kẹo, bánh, các loại thức ăn có nhiều đường cần tránh
- Sữa và các chế phẩm từ sữa, đặc biệt là sữa bò
- Thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn.
- Đồ ăn nhanh, chiên nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay nóng như tỏi, tiêu, ớt…gây nóng càng khiến làn da ngứa ngáy, khó chịu hơn
- Các loại đồ uống chứa cồn, đồ uống có ga nên hạn chế
Những nhóm thực phẩm trên chứa các yếu tố gây kích ứng da dẫn tới dị ứng nói chung và viêm da dị ứng ở mặt nói riêng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Viêm da dị ứng nên ăn gì? kiêng ăn gì?
Biện pháp phòng ngừa viêm da dị ứng ở mặt
Để phòng bệnh hiệu quả yếu tố cần thiết nhất là loại bỏ căn nguyên gây dị ứng. Người bệnh cần lưu ý những bất thường ở da và sức khỏe mỗi khi tiếp xúc với các dị nguyên nghi ngờ bệnh và loại trừ. Cần chú ý những điều sau đây:
- Vệ sinh da sạch sẽ, nên dùng nước ấm không quá nóng hoặc quá lạnh
- Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm có thành phần tự nhiên và an toàn cho da
- Không sử dụng các loại mỹ phẩm gây kích ứng da mặt của bạn. Không dùng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc chứa thành phần chứa hóa chất độc hại cho da.
- Mỗi khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, đăc biệt khi tới những nơi bụi bẩn, ô nhiễm, khói bụi.
- Tránh ra đường trong thời tiết nắng bức hoặc gió lạnh…
- Hạn chế tiếp xúc với các loại vật nuôi có lông, các loại cây cỏ dễ gây dị ứng như cây thường xuân, cây có phấn hoa.
- Không ăn thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng
- Không gãi ngứa quá nhiều khiến da bị tổn thương
Bệnh viêm da dị ứng ở mặt có diễn biến phức tạp, khả năng tái phát cao nên cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, người bệnh có ý thức phòng bệnh. Điều trị có hiệu quả cao nhất khi điều trị đúng cách và loại bỏ tác nhân gây bệnh.