Viêm da cơ địa

Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh nguy hiểm hơn? - Điều cha mẹ cần biết!

Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ khiến cho các mẹ không khỏi lo lắng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, rất nhiều bậc phụ huynh còn thiếu kiến thức về bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinh cũng như cách chăm sóc, điều trị bệnh cho các bé. Hãy tìm hiểu ngay các kiến thức hữu ích về căn bệnh này trong bài viết sau đây. Mục lụcTổ đỉa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?Triệu chứng giúp nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinhNguyên nhân nào gây tổ đỉa ở trẻ sơ sinh?Cơ địa dị ứngYếu tố di truyềnCác yếu tố khácTổ đỉa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh có lây lan?Khi nào bố mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ?Chữa tổ đỉa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?Các mẹo trị tổ đỉa từ dân gianTrị tổ đỉa cho bé bằng thuốc Tây YKem bôi Sodermix – trị dứt điểm tổ đỉa ở trẻ sơ sinhLưu ý trong chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị tổ đỉa Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Hình ảnh minh họa về bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinh Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý viêm da cơ địa đặc biệt thuộc thể chàm – Eczema, xuất hiện do da trẻ sơ sinh bị viêm nhiễm ở lớp thượng bì. Bệnh đặc trưng bởi các mụn nước li ti nổi lên từng đám, mọc sâu dưới các lớp da, dày cứng, khó vỡ. Các mụn nước này tập trung chủ yếu ở bàn tay, bàn chân, các ngón và kẽ ngón tay, chân gây cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt rất khó chịu. Bệnh thường tiến triển dai dẳng và nguy cơ tái phát rất cao, nhất là với đối tượng trẻ sơ sinh có làn da non nớt và hệ miễn dịch còn rất yếu. ☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh tổ đỉa – nguyên nhân và giải pháp điều trị Triệu chứng giúp nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinh Tổ đỉa mặc dù không quá nguy hiểm nhưng rất dễ chuyển sang mạn tính, kéo dài dai dẳng vừa làm bé khó chịu, vừa làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé. Vì thế, bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi nhận thấy bé có các triệu chứng sau đây: Nổi mụn nước: Dấu hiệu đặc trưng và dễ nhận biết nhất là các mụn nước li ti, màu trắng đục, kích thích từ 1-2mm, mọc thành từng đám ở bàn tay, chân, các kẽ ngón tay, chân, một số trường hợp hiếm gặp có thể nổi mụn ở mu bàn tay, bàn chân.. Các mụn nước này có lớp sừng dày, khó vỡ, nổi cộm lên bề mặt da. Sau một thời gian, các mụn nước này vỡ ra, để lại vết màu vàng đậm trên da. Ngứa ngáy: Trẻ thường bị ngứa ngáy, khó chịu do mụn nước. Do chưa nhận thức được bệnh nên trẻ thường có phản xạ cào, gãi làm vỡ các mụn nước, khiến bệnh lây lan nhiều. Da bị đỏ: Làn da non nớt của bé khi tổn thương có thể xuất hiển các mảng đỏ ửng, sưng tấy. Bên cạnh đó, trẻ gãi ngứa, cọ xát dễ làm cho da trầy xước, lở loét… gây bội nhiễm. Nóng, sốt: Thường gặp ở các trường hợp bệnh nặng. Quấy khóc, bỏ bú. Nguyên nhân nào gây tổ đỉa ở trẻ sơ sinh? Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh giúp các bậc phụ huynh phòng tránh được nguy cơ nhiễm bệnh, làm giảm tỉ lệ tái phát và tiến triển của bệnh. Có nhiều nguyên nhân được cho là gây ra bệnh lý này ở trẻ em, trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau: Cơ địa dị ứng Những bé có cơ địa dị ứng sẽ càng có nguy cơ mắc các bệnh ngoài da cao hơn, đặc biệt là bệnh tổ đỉa. Dị ứng thời tiết Thời tiết giao mùa, trong môi trường hanh khô, độ ẩm thấp là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển gây bệnh tổ đỉa. Đặc biệt với các bé có cơ địa dễ dị ứng với thời tiết dễ bị nhiễm bệnh tổ đỉa hơn so với các bé khác. Dị ứng thực phẩm Các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng minh, không có loại thực phẩm nào là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, một số loại cá, một số động vật có vỏ… lại có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Yếu tố di truyền Theo các chuyên gia, bệnh tổ đỉa có tính chất di truyền qua các thế hệ. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh này thì gen bệnh có thể di truyền cho các bé. Khi gặp phải các tác nhân gây bệnh hay điều kiện môi trường thuận lợi, bệnh tổ đỉa có nguy cơ bùng phát. Các yếu tố khác Ngoài những nguyên nhân kể trên, thì việc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, lông động vật, hóa chất độc hại, sữa tắm hay sữa rửa mặt gây kích ứng da… cũng là một trong những lý do gây nên bệnh tổ đỉa ở trẻ. Như vậy, để đề phòng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa ở trẻ, khi chế biến thức ăn cho bé, các mẹ phải lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng, đồng thời đảm bảo môi trường sạch sẽ, thoáng mát để không tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Đối với người lớn, bệnh tổ đỉa thường chỉ ảnh hưởng ở ngoài da, mất thẩm mỹ mà không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, điều này trái ngược với trẻ sơ sinh. Bất kì bệnh lý nào xảy ra ở trẻ sơ sinh cũng gây nguy hiểm hơn nhiều so với người lớn. Cụ thể: Bệnh tổ đỉa thường dai dẳng, dễ tái phát, khó chữa trị. Sức đề kháng của trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện đầy đủ. Làn da của trẻ non nớt, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Các biện pháp giảm nhẹ và điều trị bệnh khó thực hiện hơn ở đối tượng trẻ sơ sinh so với người lớn. Hậu quả dễ nhận thấy nhất của bệnh tổ đỉa là bé quấy khóc, bỏ ăn, gây sụt cân, làm giảm sức đề kháng cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ dễ bị các tác nhân xấu xâm nhập gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Bệnh tổ đỉa có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ sơ sinh Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm dễ lan rộng, gia tăng nguy cơ bội nhiễm, thậm chí dẫn tới một vài biến chứng nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng lâu dài. Có thể kể đến như: Bội nhiễm: Những mụn nước li ti có thể bị vỡ ra do tình trạng cào gãi hay chà xát mạnh, làm chảy ứ dịch mủ, khiến da sưng tấy, đau nhức. Một số trường hợp còn kèm theo sốt cao, co giật, sưng hạch bạch huyết… Lichen hóa da: Biến chứng này xảy ra do hiện tượng cào, gãi ngứa ở trẻ khiến da bị dày sừng, nổi cộm ngứa ngáy dữ dội. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da bé. Biến chứng này không chỉ làm suy giảm sức khỏe, mà còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ. Nhiễm trùng máu, shock phản vệ: Xảy ra khi vi khuẩn, virus theo tổn thương xâm nhập vào máu của trẻ sơ sinh. Ở đó, chúng tiết các chất độc, kháng nguyên lạ kích thích phản ứng phản vệ quá mẫn ở trẻ. Hậu quả có thể dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó những vết mụn li ti sau một thời gian sẽ tạo thành những nốt vàng sậm trên da, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vì vậy, nếu phát hiện những dấu hiệu của bệnh tổ đỉa, các mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu sớm nhất để có những biện pháp phù hợp điều trị dứt điểm. Tổ đỉa ở trẻ sơ sinh có lây lan? Các bác sĩ và chuyên gia đã khẳng định rằng, bệnh tổ đỉa không phải bệnh truyền nhiễm, không lây lan từ người này qua người khác, kể cả khi tiếp xúc với các nốt sần hay các dịch nhầy từ các nốt mụn trên da. Tuy vậy, bệnh lại có thể lây lan giữa các vùng da khác nhau trong cùng một cơ thể. Các chuyên gia giải thích hiện tượng này là do phản xạ cào gãi, cọ xát của bé khi ngứa ngáy làm vỡ các mụn nước, tổn thương da nặng hơn khiến tổ đỉa lan rộng, ảnh hưởng đến các vùng da khác trong cơ thể. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý để hạn chế tình trạng này. ☛ Chi tiết tại bài viết: Tổ đỉa có lây không, lây qua đâu? Khi nào bố mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ? Vì da trẻ khá mỏng manh và yếu, dễ để lại di chứng vĩnh viễn trên da, nên ngay khi các bậc phụ huynh phát hiện các dấu hiệu liên quan đến mắc bệnh tổ đỉa, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bác sĩ da liễu để thăm khám cũng như có phương pháp trị liệu hiệu quả. Đặc biệt trong các tình huống sau, phụ huynh cần đưa con đi khám ngay tại cơ sở y tế gần nhất: Tổ đỉa làm bé ngứa ngáy, khóc đêm, bú ít, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Tổn thương da nghiêm trọng, thậm chí chảy máu, lở loét… Tổ đỉa có kèm theo bội nhiễm. Tổ đỉa dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng trên da. Chữa tổ đỉa ở trẻ sơ sinh bằng cách nào? Bởi tổ đỉa không phải bệnh hiếm gặp ở trẻ em, nên cho đến ngày nay, có rất nhiều bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng. Các mẹo trị tổ đỉa từ dân gian Các biện pháp từ dân gian được coi là lành tính, an toàn, phù hợp với tình trạng bệnh trong giai đoạn đầu, mới tái phát. Dưới đây là các mẹo điều trị tại nhà các mẹ có thể áp dụng sử dụng điều trị dứt điểm tổ đỉa cho bé nhà mình: Chữa tổ đỉa từ lá lốt Lá lốt là nguyên liệu chế biến các món ăn quen thuộc, đồng thời cũng là vị thuốc chữa bệnh lý ngoài da rất hiệu quả. Mẹ cần rửa sạch rồi vò nát lá lốt, nấu cùng với nước đun sôi trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Khi nước nguội có thể trực tiếp ngâm tay hoặc chân, những nơi có vùng da nổi mụn của trẻ trong nước 1-2 lần một ngày. Hoặc có thể vò nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Phương pháp sử dụng lá lốt được coi là phương pháp phổ biến bởi nguyên liệu dễ kiếm cũng như đem lại hiệu quả tốt sau một thời gian kiên trì sử dụng. ☛ Tham khảo thêm: Chữa tổ đỉa bằng lá lốt có thực sự hiệu quả? Lá trầu không chữa tổ đỉa Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, sử dụng lá trầu không giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục, giảm mức độ tổn thương da và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Mẹ đem rửa sạch lá trầu không, đem ngâm với gừng tươi hoặc phèn chua, rồi sử dụng để vệ sinh vùng da bị tổ đỉa của trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể giã lá trầu không trực tiếp cùng với muối, sau đó đắp lên da của bé trong khoảng 10 phút cũng giúp trị bệnh rất hiệu quả. Lá đào làm giảm các triệu chứng của bệnh Lá đào có công dụng chính là kháng khuẩn, chống dị ứng và chống viêm hiệu quả nên thường dùng cho bé bị bệnh tổ đỉa mức độ nhẹ, hoặc mới tái phát. Mẹ chỉ cần rửa sạch, xay nhuyễn hoặc giã nát lá đào tươi, đem đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương của bé trong 25-30 phút rồi rửa sạch với nước. Cách này tuy đơn giản nhưng lại giúp giảm cơn ngứa rất hiệu quả. Lá chè xanh đẩy lùi cơn ngứa Tắm với nước lá chè tươi có tác dụng giảm ngứa ngáy và viêm nhiễm Lá chè có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, làm dịu các vết thương ngoài da. Bạn rửa sạch lá chè tươi, đem đun sôi cùng với nước, pha loãng cùng với nước rồi tắm cho bé. Gừng tươi – khắc tinh của tổ đỉa Gừng tươi đem rửa sạch, cắt lát mỏng và đun sôi cùng với nước, pha cùng với nước để tắm tương tự như lá chè xanh giúp giảm ngứa nhanh chóng. Những mẹo chữa bệnh dân gian tuy dễ kiếm nguyên liệu cũng như dễ thực hiện nhưng chỉ đem lại kết quả giảm triệu chứng bên ngoài đối với tình trạng da mới xuất hiện mụn, hoặc mới tái phát bệnh tổ đỉa mà không trị triệt để bệnh. ☛ Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 8 cách chữa tổ đỉa trong dân gian Trị tổ đỉa cho bé bằng thuốc Tây Y Nếu bé có triệu chứng tổ đỉa phức tạp như lở loét, chảy dịch, hoặc đã mắc bệnh trong một thời gian nhất định, các biện pháp dân gian không đem lại hiệu quả thì các bác sĩ khuyên dùng các thuốc Tây y để đem lại hiệu quả phục hồi nhanh chóng và tốt nhất. Một số loại thuốc Tây Y an toàn và phù hợp với trẻ sơ sinh được bác sĩ kê đơn là: Dung dịch ngâm rửa Dung dịch ngâm rửa có tác dụng làm dịu và làm sạch, loại bỏ các vi khuẩn trên vùng da bị tổn thương, nhờ đó giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm ngứa nhanh, giúp làm khô các đốm mụn. Ngoài ra, đây cũng là biện pháp hạn chế sự lây lan của bệnh sang các vùng da lành, phòng tránh nguy cơ bội nhiễm. Thuốc bôi ngoài da Đối với các mụn mới nổi, các mẹ có thể dùng hồ nước hoặc cồn BSI để làm giảm viêm, dịu da, làm sạch vùng da ngứa, sưng đỏ. Các loại dung dịch này khá an toàn nên các mẹ có thể an tâm sử dụng. Dung dịch thuốc tím Methyl hoặc Milian Trong trường hợp da trẻ xuất hiện tình trạng lở loét, rỉ dịch, tổ đỉa ở mức độ nặng nguy cơ bội nhiễm, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng hai loại dung dịch này để ức chế vi khuẩn, hỗ trợ phòng và điều trị bệnh. Thuốc kháng Histamine Thuốc kháng Histamine có tác dụng ức chế sản sinh Histamine – một chất trung gian hóa học gây viêm, giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy nặng, kéo dài ở trẻ sơ sinh. Thuốc bôi Corticoid Thuốc bôi Corticoid được dùng khi bệnh trở nặng và không còn sự lựa chọn điều trị nào khác. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, làm giảm đỏ, ngứa ở các vùng nổi mụn li ti, giảm nhanh các triệu chứng tổ đỉa. Các thuốc có chứa Corticoid có thể gây ra các tác dụng phụ như gây dị ứng, ngứa rát, teo da, khô da, thậm chí gây hoại tử ở trẻ nhỏ. Nếu lạm dụng Corticoid có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm rất nguy hiểm. Vì vậy, khi bôi thuốc chứa thành phần Corticoid cho trẻ, các mẹ cần sử dụng theo đúng chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Các nhóm thuốc khác Ngoài các thuốc trên, trong một số trường hợp, một số nhóm thuốc khác cũng được kê đơn như: Thuốc hạ sốt: Paracetamol, Diclofenac…. Thuốc kháng sinh: Được dùng khi trẻ bị tổ đỉa có bội nhiễm. ☛ Tham khảo chi tiết: Thuốc trị tổ đỉa nên chọn loại nào? Các thuốc Tây Y tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ, đặc biệt với đối tượng trẻ sơ sinh. Phụ huynh cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi cho bé sử dụng bất kì loại thuốc nào. Đồng thời, bố mẹ cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị cũng như thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy bệnh không thuyên giảm hoặc có bất kì dấu hiệu bất thường nào ở trẻ. Kem bôi Sodermix – trị dứt điểm tổ đỉa ở trẻ sơ sinh Da của bé vốn yếu, khá mỏng manh và tương đối nhạy cảm nên việc tìm được cách chữa trị đem lại hiệu quả, không gây tổn thương cho bé, đồng thời không tốn nhiều thời gian là câu hỏi đặt ra của rất nhiều phụ huynh. Và Sodermix Cream chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất khiến của bố mẹ không còn lo lắng. Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và là liệu pháp chữa tổ đỉa hoàn toàn không chứa Corticoid. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da của trẻ sơ sinh. Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa chiết xuất từ cà chua xanh có tên Enzyme Superoxide Dismutase (SOD), được các chuyên gia đánh giá là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm, ngứa ngoài da, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da, Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng ở Viện Nhi của Ukraina, các bé bị viêm da cơ địa sau khi sử dụng Sodermix, mức độ tổn thương da giảm 85,7% sau 7 ngày, đồng thời tình trạng ngứa giảm đến 77,1% sau 4-5 ngày. Sodermix không hề gây ra tác dụng phụ như các dòng thuốc Tây Y thông thường nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng cho bé. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY” Hoặc “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà với giá niêm yết 310.000đ/ tuýp Lưu ý trong chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị tổ đỉa Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như kết hợp với các bài thuốc dân gian, bố mẹ khi chăm sóc các bé cũng cần lưu ý những vấn đề sau: Luôn giữ cơ thể bé luôn khô ráo, sạch sẽ, đặc biệt khi thời tiết giao mùa, đồng thời giữ ấm vào mùa lạnh, thoáng mát vào mùa hè. Chọn lựa và sử dụng các loại sữa tắm, xà phòng lành tính, dịu nhẹ, nguồn gốc thiên nhiên phù hợp cho da nhạy cảm của bé. Khi vệ sinh cho bé tránh chà xát mạnh vì có thể gây bong tróc, tổn thương vùng da bị bệnh. Đồng thời sử dụng nước có độ ấm vừa phải, phù hợp. Sử dụng khăn sạch, mềm để lau người cho bé, tránh hiện tượng chà xát mạnh vào da bé. Giữ gìn môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Tránh cho trẻ ăn quá nhiều các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: trứng, sữa bò, tôm, cua, cá biển, ốc… Trên đây là những thông tin về bệnh tổ đỉa ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích, giúp các bậc cha mẹ tìm ra nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho các bé nhà mình. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-to-ia-la-gi-co-lay-khong-trieu-chung-va-cach-chua-tri https://vienyduocdantoc.org.vn/benh-to-dia-o-tre-em.html Chia sẻ

Á sừng có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi?

Bệnh á sừng là một cơn ác mộng với rất nhiều bệnh nhân. Với những biểu hiện như ngứa ngáy, bong tróc da, khó chịu… á sừng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Rất nhiều bệnh nhân đặt ra câu hỏi bệnh á sừng có khỏi được không, bao lâu thì khỏi? Hãy theo dõi bài viết này để có thêm thông tin nhé! Mục lụcBệnh á sừng là gì?Á sừng có tự khỏi được không?Bệnh á sừng bao lâu thì khỏi?Hạn chế tiếp xúcTránh làm tổn thương vùng da bệnhTuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩChế độ ăn uống hợp lýThiết lập lối sống lành mạnhKhi nào bệnh nhân á sừng nên thăm khám bác sĩ?Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả!Chăm sóc da với kem dưỡng ẩmTrị á sừng tại nhà bằng phương pháp dân gianThuốc Tây Y điều trị á sừngKem bôi Sodermix – á sừng biến mất sau 3 tuần sử dụng Bệnh á sừng là gì? Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là một bệnh lý về da liễu thuộc nhóm viêm da cơ địa. Y học hiện đại đã định nghĩa, bệnh á sừng là hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da chưa được chuyển hóa hoàn toàn. Các tế bào sừng vẫn còn sót lại phần nhân và nguyên sinh chất của tế bào sừng mới sinh. Bệnh á sừng là một loại bệnh lý viêm da cơ địa phổ biến hiện nay Bệnh đặc trưng bởi các dấu hiệu như: Da khô, nứt nẻ, bong tróc. Đau rát, chảy máu. Ngứa ngáy ở vùng da bị á sừng. Nổi mụn nước Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện nhiều ở vùng da như bàn tay, bàn chân và các ngón chân… Á sừng do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ cơ địa người bệnh và các tác động từ môi trường: Cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc ở người tiết nhiều mồ hôi khiến da khô, mất cân bằng pH và nứt nẻ. Thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng đổ nhiều mồ hôi hay mùa đông quá lạnh. Tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất, chất gây kích ứng da… Do yếu tố di truyền. Ngoài ra, thiếu hụt các vitamin thiết yếu như vitamin A, E, D, C… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng. Nhìn chung, á sừng không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều sự bất tiện, phiền toái trong cuộc sống cũng như nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. ☛ Chi tiết đọc tại bài viết: Bệnh á sừng – nguyên nhân, triệu chứng & điều trị Á sừng có tự khỏi được không? Á sừng là một dạng viêm da cơ địa, các triệu chứng dai dẳng, tính tái phát cao và KHÔNG THỂ TỰ KHỎI. Đến nay, có nhiều phương pháp điều trị nhưng vẫn chưa tìm được phương pháp trị tận gốc bệnh á sừng. Mặc dù không chữa được tận gốc bệnh, nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi các triệu chứng á sừng theo từng đợt khởi phát hoặc tái phát của bệnh. Nếu được điều trị triệu chứng tích cực, phục hồi tổn thương trên da cùng với chế độ chăm sóc, sinh hoạt hợp lý và có biện pháp bảo vệ da tốt, bệnh có thể được kiểm soát trong một thời gian dài, thậm chí gần như biến mất. Phương pháp trị bệnh á sừng hiện nay là điều trị triệu chứng, phục hồi tổn thương da Với những bệnh nhân mới khởi phát bệnh, nếu được thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh có thể được kiểm soát tốt, nguy cơ tái phát cũng sẽ thấp hơn những trường hợp nặng. Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh á sừng, bạn hãy đến gặp bác sĩ, chuyên gia da liễu để được thăm khám, điều trị kịp thời, tránh tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh á sừng bao lâu thì khỏi? Như đã phân tích ở trên, bệnh á sừng không thể tự khỏi, nhưng nếu điều trị triệu chứng một cách tích cực hoàn toàn có thể chữa được triệt để triệu chứng và ổn định bệnh lâu dài. Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố bao gồm mức độ bệnh, chế độ dinh dưỡng, cách điều trị, tâm lý… Vì vậy không thể đưa ra một con số cụ thể cho thời gian khỏi bệnh á sừng. Ngoài ra khi đã chữa được triệu chứng bệnh á sừng, nhưng nếu gặp yếu tố thuận lợi như môi trường ô nhiễm, hóa chất, chất tẩy rửa,…thì bệnh sẽ tái phát. Để có thể nhanh chóng kiểm soát tốt tình trạng á sừng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau: Hạn chế tiếp xúc Xà phòng, hoá chất, chất tẩy rửa… là những yếu tố nguy cơ gây tái phát bệnh. Bạn nên hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất này. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với chúng, bạn nên sử dụng găng tay bảo vệ. Bệnh nhân á sừng cũng cần giảm thiểu tối đa tiếp xúc với nước vì có thể làm bong tróc các lớp sừng dưới da. Bệnh nhân á sừng nên hạn chế rửa tay, chân quá nhiều lần trong ngày. Khi bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên lau khô tay, chân bằng khăn khô, sạch. Ngoài ra, khi chế biến thức ăn, bệnh nhân bị á sừng da tay cũng nên tránh tiếp xúc các gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu… do có thể gây kích ứng cho da. Tránh làm tổn thương vùng da bệnh Bệnh á sừng thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, kích thích các phản ứng gãi, ma sát… của bệnh nhân để làm giảm sự khó chịu. Tuy vậy, các hành động này lại làm tổn thương lớp sừng, làm da bong tróc nhiều hơn. Gãi quá mạnh tay còn làm sứt da, chảy máu, vỡ các mụn nước tại điều kiện cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập vùng da tổn thương. Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ Việc tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh, đồng thời cũng làm giảm các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra. Chế độ ăn uống hợp lý Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để phòng tránh bệnh tái phát. Bên cạnh đó, bệnh nhân á sừng cũng nên chú ý kiêng một số món ăn có thể làm nặng thêm tình trạng dị ứng da như: thịt chó, nhộng tằm, da gà, rau muống, các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá… Người bệnh nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể, tránh tình trạng khô da, bong vẩy do thiếu nước. Thiết lập lối sống lành mạnh Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể. Tuy vậy, với bệnh nhân á sừng nên tránh vận động nhiều, liên tục ở khu vực da bị bệnh để tránh gây tổn thương và làm nặng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thay đổi một số thói quen như: đi giày, dép quá chật, chất liệu quá cứng khi bị á sừng ở chân, nên dùng các loại tất, bao tay, quần áo có chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi giúp hạn chế tiết mồ hôi tạo môi trường ẩm ướt, khiến tăng nguy cơ bệnh tái phát và tiến triển. Khi nào bệnh nhân á sừng nên thăm khám bác sĩ? Bệnh á sừng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ tái phát và tiến triển nhanh. Vì vậy, nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào sau đây, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất: Á sừng khiến cho da bị nứt nẻ, chảy máu ảnh hưởng đến sinh hoạt. Tình trạng ngứa ngáy do á sừng khiến bệnh nhân mất ngủ, suy nhược cơ thể. Á sừng lan rộng có kèm theo bội nhiễm. Tình trạng bệnh không được kiểm soát khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà. Cách chữa bệnh á sừng hiệu quả! Chăm sóc da với kem dưỡng ẩm Thoa kem dưỡng ẩm là phương pháp được áp dụng cho những bệnh nhân bị á sừng nhẹ. Trong giai đoạn đầu của bệnh, á sừng sẽ gay nên các triệu chứng như: da khô, bong tróc ít, thi thoảng xuất hiện cơn ngứa nhẹ. Lúc này, sử dụng một chút kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da sẽ giúp bạn khắc phục ngay tình trạng này. Bạn nên thực hiện biện pháp này 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối, sau khi vệ sinh da sạch sẽ. Bệnh nhân cũng cần lưu ý lựa chọn loại kem bôi dịu nhẹ, không chứa các chất gây kích ứng cho da. Ngoài ra, bạn nên duy trì thói quen thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày giúp phòng ngừa triệu chứng bệnh á sừng, ngăn ngừa bệnh tái phát, đặc biệt vào mùa hanh khô, da dễ bị nứt nẻ, bong tróc. Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày chỉ là phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng ngoài da trong thời kì đầu của bệnh. Bệnh nhân vẫn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ cũng như sử dụng thuốc trị á sừng đúng cách. Trị á sừng tại nhà bằng phương pháp dân gian Các bài thuốc lưu truyền trong dân gian chữa á sừng sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên nên được rất nhiều người bệnh tìm kiếm và thực hiện. Dưới đây là một số cách chữa dân gian được nhiều bệnh nhân áp dụng và đánh giá hiệu quả trị bệnh rất tốt: Chữa á sừng từ lá lốt Chữa á sừng từ lá lốt là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao Lá lốt vẫn được biết đến là một loại thực phẩm chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Nhưng ít người biết rằng, lá lốt cũng là một trong những thảo dược dân gian chữa các bệnh lý ngoài da rất hiệu quả, trong đó có bệnh á sừng. Bài thuốc xông hơi với nước lá lốt hoặc ngâm, rửa vùng da bệnh với nước lá lốt được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Các hoạt chất trong lá lốt vừa có tính sát khuẩn, chống viêm, vừa giúp làm lành da, thúc đẩy quá trình tạo tế bào mới. Cách làm này chỉ mất 10 -15 phút mỗi ngày nhưng lại đem lại hiệu quả trị liệu rất khả quan. Lá trầu không làm giảm triệu chứng bệnh á sừng Lá trầu không cũng là một loại thảo dược quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Trong các bài thuốc dân gian, lá trầu không là vị thuốc quen thuộc chữa các bệnh lý ngoài da, viêm da, nổi mẩn ngứa, á sừng… Lá trầu không chứa lượng tinh dầu lớn có tác dụng diệt khuẩn, giảm bớt tình trạng ngứa và bong tróc da. Để thực hiện phương pháp này, bạn dùng 7 – 10 lá trầu đem đun sôi 10 – 15 phút. Nước lá trầu không dùng để rửa, ngâm chân hằng ngày giúp giảm ngay các triệu chứng ngứa ngáy của bệnh á sừng. Chữa á sừng bằng quả chanh Vẫn luôn được biết đến là loại thực phẩm giàu Vitamin C, có công dụng làm sạch và diệt khuẩn hiệu quả. Đây cũng là lí do khiến quả chanh trở thành một vị thuốc thảo dược chữa bệnh á sừng rất hiệu quả. Để thực hiện phương pháp này, bệnh nhân chỉ cần cắt một lát chanh thật mỏng, rồi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị á sừng. Với vùng da bị nứt, chảy máu hoặc có bất kì tổn thương nào, bạn nên tránh dùng chanh vì acid trong loại quả này có thể gây đau xót, làm tăng các tổn thương ngoài da. Bên cạnh đó, biện pháp này chỉ nên áp dụng nhiều nhất 2 – 3 lần mỗi tuần bạn nhé! Chữa á sừng bằng dầu dừa Dầu dừa vừa có công dụng làm mềm, vừa giúp dưỡng ẩm cho da Dầu dừa chứa lượng lớn các loại vitamin, các chất kháng viêm, kháng khuẩn, đồng thời cũng là một lọai chất dưỡng ẩm từ thiên nhiên an toàn, lành tính với da. Thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng da bệnh sẽ giải quyết vấn đề bong tróc, nứt nẻ làn da ở người bệnh á sừng rất hiệu quả. Với ưu điểm an toàn, lành tính, dễ thực hiện, các phương pháp chữa á sừng được rất nhiều bệnh nhân tìm kiếm và thực hiện. Tuy vậy, á sừng chỉ giúp cải thiện các triệu chứng, giảm sự khó chịu mà không trị triệt để bệnh á sừng. Thuốc Tây Y điều trị á sừng Sử dụng thuốc Tây Y điều trị á sừng là biện pháp trị bệnh phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng thuốc Tây Y để điều trị bệnh cần có sự kê đơn, theo dõi, kiểm soát của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý mua hay sử dụng thuốc vì có thể gây ra nhiều biến cố nguy hiểm như: nhờn thuốc, teo da, hoại tử… Với trường hợp bệnh nhẹ và cấp tính, các phác đồ chủ yếu được dùng chỉ là biện pháp dự phòng á sừng tái phát và giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh. Còn với trường hợp bệnh nặng hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc uống giúp kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân , các bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng một vài loại thuốc dưới đây: Thuốc bôi Acid Salicylic Acid Salicylic là thuốc dùng bôi ngoài da để làm giảm các triệu chứng sừng hóa, bong tróc ngoài da, nhờ đó giúp da mềm mại, mịn màng. Đây đồng thời cũng là một hoạt chất chống viêm, sát trùng, chống nhiễm khuẩn giúp bảo vệ các tế bào da đang bị tổn thương, phòng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da. Tuy vậy, nếu lạm dụng quá mức loại thuốc này, Acid Salicylic có thể gây hoại tử da nếu dùng quá liều. Thuốc kháng Histamin Những thuốc này có tác dụng giảm giải phóng và ức chế hoạt động của Histamin – là các chất trung gian tế bào gây ra các phản ứng ngoài da như các phản ứng dị ứng, nổi mụn nước, ngứa ngáy khó chịu. Nhờ đó, sử dụng nhóm thuốc này giúp hạn chế bong tróc, giảm ngứa nhanh chóng, giảm khó chịu cho người bệnh. Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh thường được kê đơn khi các xét nghiệm và chẩn đoán cho thấy có dấu hiệu nhiễm trùng ở vùng da bị á sừng. Liệu trình sử dụng kháng sinh thường từ 7 – 10 ngày, tùy vào mức độ nặng của bệnh nhân. Thuốc bôi hoặc uống chứa Corticoid Corticoid được dùng chữa bệnh á sừng dưới nhiều dạng thuốc khác nhau: kem bôi ngoài da hoặc thuốc uống. Thuốc có khả năng chống viêm, chống phù, giảm nhanh các triệu chứng dị ứng, ngứa ngáy, bong tróc da… do á sừng gây ra. VÌ thế, Corticoid thường được dùng trong trường hợp á sừng nặng, á sừng có đi kèm biến chứng nguy hiểm… Một số loại Corticoid thường được kê đơn trong thực tế lâm sàng hiện nay là: Prednisolon, Dexamethason, Betamethason… Thuốc khác Ngoài các thuốc trên, bác sĩ có thể kê thêm một vài nhóm thuốc khác như: Thuốc giảm đau: Paracetamol, Naproxen, Ibuprofen… Thuốc điều hòa miễn dịch: Pimecrolimus, Tacrolimus… Các Vitamin tổng hợp: Vitamin A, C, D, E… Các thuốc Tây Y được ưa chuộng và sử dụng phổ biến vì hiệu quả điều trị, cải thiện triệu chứng nhanh chóng và rõ rệt. Tuy vậy, chúng lại ẩn chứa rất nhiều các tác dụng có hại cho cơ thể, đặc biệt khi điều trị bệnh á sừng phải sử dụng trong thời gian dài.  ☛ Tham khảo: Tổng hợp các cách chữa á sừng! Kem bôi Sodermix – á sừng biến mất sau 3 tuần sử dụng Kem bôi Sodermix là giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân bị á sừng. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, với ưu điểm là hoàn toàn không chứa Corticoid nên có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây bất kì tác dụng phụ nào. Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới có chứa enzym SOD được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu, có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, tiêu diệt các gốc tự do vốn là nguyên nhân gây ra các triệu chứng ngứa, nổi mẩn do bệnh lý viêm da cơ địa như chàm, tổ đỉa, á sừng… Ngoài ra, sản phẩm còn có chứa dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên, giúp duy trì độ ẩm, làm dịu da, khắc phục tình trạng da khô, bong tróc… Nghiên cứu lâm sàng về hiệu quả của Sodermix trên bệnh nhân viêm da cơ địa, á sừng được thực hiện tại Ukraina đã chứng minh: 93,1% số bệnh nhân sử dụng Sodermix đã khỏi hoàn toàn sau 3 tuần sử dụng. Liệu pháp này có thể thay thế Corticoid ở bệnh nhân bị á sừng vừa và nhẹ, giảm thời gian sử dụng Corticoid cho bệnh nhân thể nặng. Theo ghi nhận của rất nhiều khách hàng đã sử dụng thì với bệnh viêm da cơ địa, thường sau khoảng 2-3 ngày là thấy giảm ngứa, giảm sưng viêm, mẩn đỏ và mềm da hơn. Sau khi viêm ngứa giảm hẳn, bạn nên tiếp tục sử dụng thêm 1-2 tuần giúp hết triệu chứng, đồng thời tạo 1 lớp màng bảo vệ ngoài da, tránh tái phát. Sau khi bôi kem Sodermix tình trạng viêm da cơ địa, á sừng nặng của bệnh nhân này cũng thuyên giảm và đến nay đã đỡ được 95% Kem bôi Sodermix nhận được rất nhiều lời khen ngợi, đánh giá cao từ cả người bệnh và các bác sĩ, chuyên gia. Sản phẩm hiện có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, mỗi tuýp kem Sodermix 15gr đang được bán với giá 310.000đ/ tuýp có thể sử dụng được từ 1-2 tháng, tính chi phí trung bình chỉ khoảng 5.000đ – 10.000đ/ ngày. Với khoản chi phí này, Sodermix được đánh giá là “siêu rẻ” so với các chi phí điều trị khác. Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY” Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY” Lời kết Bệnh á sừng không thể tự khỏi. Để trị hoàn toàn các triệu chứng của bệnh á sừng, hạn hế nguy cơ tái phát, bạn phải thật kiên trì duy trì thói quen sinh hoạt, chăm sóc da… hằng ngày. Chúc bạn nhanh chóng thoát khỏi nỗi lo bệnh á sừng, duy trì làn da khỏe mạnh. Trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề á sừng có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi? Rất mong đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/genetics/condition/atopic-dermatitis/ https://medlineplus.gov/itching.html https://suckhoedoisong.vn/bi-a-sung-can-luu-y-gi-16973689.htm https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-a-sung-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-ieu-tri Chia sẻ

Bệnh á sừng ở trẻ em có nguy hiểm, chữa điều trị thế nào?

Á sừng ở trẻ em không phải là bệnh lý hiếm gặp, tuy nhiên hiện nay vẫn còn rất nhiều phụ huynh chủ quan, không biết bé mắc bệnh hoặc chưa hiểu đúng về bệnh dẫn đến việc điều trị hoặc chăm sóc sai cách. Điều này khiến tình trạng á sừng diễn tiến dai dẳng, trị mãi không dứt và những tiền ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Để có thể điều trị bệnh á sừng ở trẻ một cách tốt nhất, cha mẹ hãy tìm hiểu thêm về căn bệnh này qua những nội dung dưới đây. Mục lụcBệnh á sừng ở trẻ em là gì?Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở trẻDấu hiệu nhận biết bệnh á sừng ở trẻ emBệnh á sừng ở trẻ có nguy hiểm không?Khi nào phụ huynh cần đưa trẻ đi khám?Cách trị bệnh á sừng ở trẻ emChữa á sừng tại nhà với phương pháp dân gianKem dưỡng ẩmSử dụng thuốc tâySodermix – kem bôi chuyên biệt trị á sừng an toàn cho trẻCách chăm sóc trẻ bị á sừng tại nhà Bệnh á sừng ở trẻ em là gì? Á sừng là bệnh da liễu phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không loại trừ một ai. Bệnh á sừng ở trẻ em thực chất là một thể viêm da cơ địa, khiến da của bé xuất hiện tình trạng khô, dày sừng, bong tróc, nứt nẻ. Các triệu chứng á sừng có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trẻ nhưng chủ yếu là bàn tay, bàn chân và các ngón tay chân, gót chân. Bệnh có xu hướng kéo dài với các triệu chứng dai dẳng và rất dễ tái phát. Ở trẻ em, á sừng có thể khởi phát cả ở trẻ sơ sinh, trẻ từ 1-2 tuổi cho đến độ tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở trẻ Bệnh á sừng ở trẻ có thể khởi phát bởi những nguyên nhân sau: Di truyền: Nếu bé có bố hoặc/và mẹ có tiền sử mắc bệnh á sừng hoặc các bệnh viêm da cơ địa thì khả năng mắc bệnh này ở trẻ sẽ lên đến 40-50%. Cơ địa: Những trẻ có hệ miễn dịch yếu, cơ địa dễ kích ứng hoặc làn da nhạy cảm sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, khói bụi, nấm mốc,… khiến gia tăng khả năng mắc bệnh á sừng. Cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi: Bé bị ra nhiều mồ hôi khiến da luôn trong tình trạng ẩm rồi lại khô liên tục, làm da mất đi sự cân bằng, trở nên khô hơn, dễ bị bong tróc nứt nẻ. Thời tiết: Thời tiết hanh khô hoặc quá nóng, thay đổi đột ngột,… là điều kiện thuận lợi để bệnh á sừng khởi phát. Đặc biệt, các dấu hiệu của bệnh á sừng thường có xu hướng nặng thêm vào mùa đông. Cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin  A, C, D, E,… cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng phát triển. Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Làn da mỏng manh của trẻ có thể bị kích ứng, thậm chí là bào mòn bởi các loại hóa chất có trong bột giặt, sữa tắm và nhiều loại sản phẩm khác. Môi trường: Trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, phấn hoa, côn trùng,… sẽ dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có á sừng Vệ sinh da kém: Việc chăm sóc, vệ sinh da không đảm bảo sạch sẽ khiến các vi khuẩn tích tụ trên da và tấn công làn da non nớt của bé, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng “ghé thăm”. Một số loại thuốc hoặc vắc xin cũng có thể khiến da trẻ bị kích ứng, trở nên khô, bong tróc. Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng ở trẻ em Bệnh á sừng khiến da bé trở nên khô, bong tróc, nứt nẻ Bệnh á sừng thường khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, đau đớn,… Tùy tình trạng bệnh nặng nhẹ, các triệu chứng sẽ có những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, bệnh á sừng ở trẻ thường có những dấu hiệu điển hình sau: Da khô, bong tróc: Trên vùng da bị bệnh của trẻ, thường sẽ xuất hiện tình trạng da khô, dày sừng, bong tróc. Ngứa ngáy: đây là triệu chứng điển hình của bệnh á sừng, những cơn ngứa thường tăng thêm vào ban đêm, khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, khó ngủ và ngủ không yên giấc. Nhiều trẻ không chịu nổi, sẽ thường xuyên cào gãi, khiến tổn thương nghiêm trọng hơn, thậm chí gây chảy máu,… Da nổi mụn nước, mẩn đỏ: Khi các mụn nước xuất hiện trên da, tình trạng ngứa ngáy ở trẻ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Các mụn nước này rất dễ vỡ, đồng thời khi chúng vỡ ra sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, sinh sôi, làm các tổn thương da lan rộng hơn. Các mụn nước vỡ cũng khiến bé cảm thấy đau rát và để lại những vết thâm, sần trên da. Nứt nẻ, chảy máu: khi các lớp sừng bong tróc, da của bé trở nên mỏng hơn, khiến xuất hiện những vết nứt có thể rớm máu trên bề mặt, lúc này bé sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu. Tình trạng này càng gia tăng khi thời tiết khô hanh. Nứt gót chân: Trong một số trường hợp, đặc biệt ở trẻ trên 2 tuổi trẻ có thể sẽ bị nứt gót chân. Tổn thương này cũng có thể lan sang những vùng da khác. Biếng ăn, chậm lớn: Các triệu chứng của á sừng khiến bé luôn trong tình trạng khó chịu, dẫn đến tình trạng biếng ăn, bỏ bú và chậm lớn. Bệnh á sừng ở trẻ có nguy hiểm không? Bệnh á sừng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến ảnh hưởng không tốt tới tâm lý và tinh thần của trẻ, bệnh có thể khiến trẻ đau đớn, ngứa rát, khó chịu,… Á sừng có xu hướng lan rộng và trở nặng nếu không được điều trị đúng cách Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, các tổn thương trên da sẽ có xu hướng lan rộng ra cơ thể, khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Đây cũng là nguyên nhân có thể khiến hình thành sẹo xấu, mất thẩm mỹ, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trên da, làm xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: bội nhiễm, hoại tử da, nhiễm trùng máu,… Ngoài ra, bệnh á sừng có thể làm xảy ra tình trạng quấy khóc, khó chịu, biếng ăn và chậm lớn ở trẻ, lâu dần sẽ khiến sức đề kháng suy giảm, trẻ sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều bệnh lý khác. ☛  Tham khảo thêm: Á sừng có lây không? Khi nào phụ huynh cần đưa trẻ đi khám? Để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để được thăm khám ngay khi bé có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh á sừng. Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, quá trình điều trị bệnh sẽ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng và tốn ít chi phí hơn rất nhiều. Khi gặp phải các tình trạng dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt: Tình trạng ngứa ngáy dữ dội, khiến trẻ cào gãi liên tục Vùng da tổn thương trở nên sần sùi, nứt nẻ, chảy máu, nổi nhiều mụn nước trên da Xuất hiện tình trạng bội nhiễm, trẻ có thể bị sốt Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn. ☛  Có thể bạn muốn biết: Á sừng có chữa khỏi được hoàn toàn không? Cách trị bệnh á sừng ở trẻ em Á sừng là bệnh lý có tính chất mãn tính, dai dẳng và rất dễ tái phát do đó việc điều trị căn bệnh này đòi hỏi phải có sự kiên trì, nhẫn nại. Dưới đây là một số phương pháp điều trị á sừng ở trẻ phổ biến hiện nay: Chữa á sừng tại nhà với phương pháp dân gian Phụ huynh có thể tham khảo một vài mẹo dân gian dưới đây để giúp cải thiện các triệu chứng á sừng ở trẻ: Chữa á sừng cho trẻ bằng lá trầu không Trong giân dan, lá trầu không thường được sử dụng chữa bệnh á sừng ở cả người lớn và trẻ nhỏ Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không tươi. Thực hiện: Rửa sạch lá trầu không, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bớt vi khuẩn, tạp chất. Sau đó vò nát và đem đun sôi với nước. Sau đó chắt nước ra thau sạch, đợi nguội bớt rồi cho trẻ ngâm, rửa vùng da bị bệnh bằng nước này. Chữa á sừng cho trẻ bằng lá trà xanh Lá trà xanh có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, là một mẹo dân gian trị á sừng hiệu quả Chuẩn bị: 1 năm lá trà xanh, 1 ít muối biển. Thực hiện: Rửa sạch và ngâm lá trà xanh với nước muối, sau đó vò qua lá trà và đun sôi với nước. Sau đó chắt nước ra thau sạch, cho thêm 1 chút muối biển, chờ nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh cho trẻ. Những phương pháp dân gian thường có nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ, tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng với các trường hợp bệnh nhẹ và thường mất thời gian chuẩn bị. Ngoài ra, khi thực hiện nếu nguyên liệu không đủ đảm bảo vệ sinh có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn. Kem dưỡng ẩm Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể giúp cải thiện tốt tình trạng á sừng ở trẻ Dưỡng ẩm da là bước quan trọng trong điều trị á sừng. Thoa kem dưỡng ẩm có thể làm dịu cảm giác ngứa trên da, có thể cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc,nứt nẻ. Để lựa chọn được những loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da nhạy cảm, non nớt của con, tốt nhất phụ huynh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dùng kem theo đúng chỉ định được kê trong đơn thuốc sau khi thăm khám. Thông thường, các bác sĩ sẽ cân nhắc cho trẻ bị á sừng sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm sau: Kem dưỡng ẩm chứa Dimethicone: Những kem này có tác dụng làm ẩm da và phòng ngừa tổn thương lan rộng. Kem dưỡng ẩm chứa Ure hoặc Petrolatum: Đây là những loại kem bôi có khả năng làm ẩm và cải thiện tình trạng ngứa ngáy, bong tróc, mẩn đỏ trên da. Lưu ý: Phụ huynh nên bôi kem lên 1 vùng da nhỏ, kiểm tra phản ứng của trẻ trong vòng 24 giờ trước khi bắt đầu sử dụng. Sử dụng thuốc tây Sử dụng thuốc tây là phương pháp phổ biến trong điều trị bệnh á sừng. Để thực hiện phương pháp này, phụ huynh cần đưa bé đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám và kê đơn. Tùy vào tình trạng của bé, một số loại thuốc dưới đây có thể được chỉ định: Acid salicylic: Có tác dụng chống viêm và chống nhiễm khuẩn tại chỗ, làm giảm lớp sừng hóa, hạn chế tình trạng bong tróc trên da. Thuốc bôi chứa corticoid: Những thuốc này có tác dụng chống viêm tại chỗ, chống phù nề, dưỡng âm r cho da và ngăn ngừa tình trạng sừng hóa. Corticoid đường uống: Nếu tình trạng á sừng của trẻ nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ kê thêm các thuốc corticoid đường uống để điều trị kết hợp, tránh tình trạng tổn thương da lan rộng và phòng ngừa biến chứng. Thuốc chống nấm dạng bôi hoặc uống: Các thuốc này thường được sử dụng trong tình trạng da của trẻ có dấu hiệu nhiễm nấm. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ cân nhắc cho bé sử dụng thuốc uống hoặc bôi. Thuốc kháng sinh: Khi trên da xuất hiện các dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định thêm vào quá trình điều trị để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Thuốc chống dị ứng: Trong rất nhiều trường hợp, trẻ sẽ cần đến những loại thuốc này để làm dịu cơn ngứa và hạn chế tình trạng bong tróc trên da. Một số loại thuốc khác như vitamin tổng hợp, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc ức chế miễn dịch,… tùy theo tình trạng của trẻ. Thuốc Tây y thường mang lại hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên việc cho trẻ uống thuốc thường khiến phụ huynh gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, phụ huynh cần chú ý tuân thủ liều lượng và cách dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc bởi những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra như hoại tử da, mỏng da, teo da, giãn tĩnh mạch và các tác động xấu đến gan, thận,… ☛  Chi tiết xem tại: Tổng hợp phương pháp chữa á sừng hiệu quả Sodermix – kem bôi chuyên biệt trị á sừng an toàn cho trẻ Kem bôi Sodermix là dòng kem chuyên biệt cho viêm da cơ địa, á sừng, chàm ngứa, tổ đỉa,… Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hoàn toàn không chứa Corticoid, đặc biệt an toàn cho người sử dụng, mang lại phải pháp trị á sừng tối ưu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sodermix là giải pháp an toàn, hiệu quả giúp đẩy lùi bệnh á sừng ở trẻ em Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh châu Âu, giúp chống viêm ngừa khuẩn vô cùng hiệu quả, đồng thời còn chặn đứng cơn ngứa, giúp làn da non nớt của bé được xoa dịu nhanh chóng. Ngoài ra, kem bôi Sodermix còn chứa tinh dầu trái bơ và các thành phần dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho làn da mỏng manh của bé một cách dịu nhẹ, đẩy nhanh quá trình tái tạo, phục hồi hư tổn trên da, hạn chế hình thành sẹo và thâm sạm sau tổn thương. Hãy để Sodermix giúp các bậc cha mẹ nâng niu làn da của bé, giúp bé mau chóng lấy lại làn da mềm mại, mịn màng. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán kem bôi Sodermix, vui lòng “XEM TẠI ĐÂY” Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY” Cách chăm sóc trẻ bị á sừng tại nhà Để rút ngắn thời gian điều trị cũng như hạn chế nguy cơ tái phát, khi chăm sóc trẻ bị bệnh á sừng tại nhà, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị. Vệ sinh da sạch sẽ cho trẻ, sau khi tắm nên dùng khăn mềm thấm khô hết nước trên da, đặc biệt là các kẽ ngón tay, chân. Cắt móng tay, móng chân thường xuyên, chú ý không để trẻ gãi, cào khiến da tổn thương thêm. Phụ huynh cần để ý, nhắc nhở, không cho trẻ tự ý làm vỡ các mụn nước trên da. Tránh sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm có chất tẩy rửa cho trẻ. Tránh để trẻ tiếp xúc với các loại hóa chất như nước rửa chén bát, thuốc xịt côn trùng, thuốc tẩy,… Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thông thoáng. Lựa chọn cho trẻ những loại tất (vớ) có chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, tránh để trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, ghẹ, trứng, thịt bò,… Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi thì tốt nhất nên để trẻ bú mẹ hoàn toàn. Không cho bé mang giày, dép quá chật hoặc có chất liệu quá cứng vì chúng có thể làm da của bé bị tổn thương, nhất là khi di chuyển nhiều. Á sừng không phải một căn bệnh dễ chữa, hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn để điều trị và kiểm soát tốt căn bệnh này cho bé. Nếu còn bât kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh á sừng ở trẻ hoặc kem bôi Sodermix, vu lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 6225 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Chia sẻ

Viêm da cơ địa toàn thân và cách điều trị tối ưu nhất

Viêm da cơ địa toàn thân xảy ra khi các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa xuất hiện hoặc lan rộng khắp toàn thân. Lúc này, việc điều trị bệnh sẽ tương đối khó khăn vì vùng da bị ảnh hưởng khá rộng. Vậy cách điều trị nào tối ưu với trường hợp viêm da cơ địa toàn thân? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Mục lụcViêm da cơ địa toàn thân là bệnh gì? Đối tượng nào dễ mắc?Nguyên nhân nào gây viêm da cơ địa toàn thân?Triệu chứng cơ bản khi mắc viêm da cơ địa toàn thânĐiều trị viêm da cơ địa toàn thân tối ưu nhấtDùng thuốc TâyTắm lá thảo dượcSử dụng thuốc Đông ySodermix – Giải pháp nhanh chóng, hiệu quả, an toàn cho người viêm da cơ địa toàn thân Viêm da cơ địa toàn thân là bệnh gì? Đối tượng nào dễ mắc? Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da bị viêm nhiễm, nổi mẩn, ngứa rát, phù nề, bong tróc,… Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt và thẩm mỹ của người mắc. Viêm da cơ địa toàn thân là một dạng của viêm da cơ địa, trong đó các triệu chứng của bệnh khởi phát hoặc lan rộng cả toàn thân. Điều này không chỉ làm người bệnh cực kỳ khó chịu mà còn khiến quá trình điều trị gặp khá nhiều khó khăn vì vùng da bị tổn thương rộng, khó kiểm soát triệu chứng,… Tất cả mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc viêm da cơ địa toàn thân. Tuy nhiên, đối tượng trẻ nhỏ thường sẽ dễ mắc hơn. Còn ở người lớn, nhóm đối tượng sau sẽ có nguy cơ mắc viêm da cơ địa toàn thân cao hơn bình thường: người có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình mắc các bệnh lý liên quan đến dị ứng hoặc miễn dịch như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, mề đay, mẩn ngứa, dị ứng,… Tương tự như các bệnh viêm da cơ địa khác, viêm da cơ địa toàn thân là chứng bệnh không có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc thông thường. Vì thế, mọi người có thể thoải mái ăn uống và sinh hoạt cùng người bệnh. Con đường lây truyền duy nhất của bệnh đó là di truyền, nghĩa là nếu bố mẹ bị mắc bệnh này thì khả năng con cháu sau này bị mắc bệnh là rất cao. ➤ Tìm hiểu thêm: Viêm da cơ địa là gì? Những thông tin chi tiết nhất! Nguyên nhân nào gây viêm da cơ địa toàn thân? Nguyên nhân gây viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa toàn thân nói riêng đến hiện tại vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các nghiên cứu chỉ cho thấy bệnh có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác được cho là có khả năng kích thích viêm da cơ địa toàn thân bùng phát hoặc khiến triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể như: ✦ Yếu tố miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm làm gia tăng khả năng bùng phát viêm da cơ địa. Đặc biệt, ở những người có sức khỏe yếu, miễn dịch kém, viêm da cơ địa không chỉ gây nên những tổn thương ngoài da mà còn kích thích phát sinh những bệnh lý liên quan như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô,… ✦ Yếu tố dị ứng: Đây được coi là nhân tố hàng đầu dẫn đến viêm da cơ địa toàn thân. Hiện tượng dị ứng thường xảy ra do các nguyên nhân như thời tiết thay đổi thất thường, dị ứng thuốc, thức ăn, mỹ phẩm, nấm mốc,… ✦ Yếu tố kích ứng: Khi cơ thể tiếp xúc với nhựa cây độc, hóa chất mạnh hay bị côn trùng cắn sẽ gây nên tình trạng kích ứng da và kích thích các triệu chứng viêm da cơ địa bùng phát. ✦ Yếu tố cơ học: Mặc quần áo bó sát, chất liệu dày bí dễ khiến viêm da cơ địa khởi phát do da liên tục phải cọ xát nhiều với quần áo. Ngoài ra, mặc trang phục bằng các chất liệu len, dạ,… cũng làm nguy cơ mắc viêm da cơ địa tăng cao. ✦ Yếu tố tâm lý: Căng thẳng, stress kéo dài, xúc động, sang chấn tinh thần mạnh,… cũng là những yếu tố khiến viêm da cơ địa toàn thân khởi phát. Triệu chứng cơ bản khi mắc viêm da cơ địa toàn thân Các triệu chứng viêm da cơ địa toàn thân khá dễ nhận biết với những biểu hiện ngoài da như sau: Da toàn thân phát ban, nổi các mẩn đỏ, nằm rải rác hoặc tập trung thành từng mảng lớn. Da sần và thô ráp hơn bình thường, có thể xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti xung quanh. Những vùng da bị nổi mẩn thường sẽ kèm theo cả phù nề, da có cảm giác sưng, dày và cứng hơn. Ngứa ngáy được xem là triệu chứng không thể thiếu khi mắc viêm da cơ địa. Tình trạng ngứa sẽ càng dữ dội hơn vào ban đêm, có thể khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ, trẻ em thì quấy khóc,… Khi cơ thể tiết mồ hôi, người bệnh có thể có thêm cảm giác đau rát tại vùng da bị bệnh. Sau khi mụn nước vỡ, da dần dần khô lại, đóng vảy, bong tróc và tạo thành các vết nứt da. Gặp trời lạnh, hanh khô, các vết nứt này có nguy cơ chảy máu rất cao. ➤ Tìm hiểu chi tiết: Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn và trẻ nhỏ Điều trị viêm da cơ địa toàn thân tối ưu nhất Dùng thuốc Tây Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa toàn thân là biện pháp được đa số mọi người áp dụng hiện nay vì mang lại hiệu quả nhanh chóng, khả năng khống chế bệnh tốt. Thuốc có thể dùng dưới 2 dạng là bôi và uống, dưới đây là một số thuốc thường được sử dụng: ✦ Dung dịch sát khuẩn: Các loại như thuốc tím, Chlorhexidine, Hexamidine,… có tác dụng khử khuẩn, sát trùng nhẹ. Sử dụng ngay khi thấy các triệu chứng viêm da cơ địa toàn thân mới bùng phát. ✦ Dung dịch Hồ nước hoặc Nitrat bạc: Có tác dụng làm khô dịch tiết đồng thời kích thích tổn thương đóng mài sớm. Thuốc thường dùng ở giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính và bôi ngay sau các dung dịch sát khuẩn. ✦ Thuốc bôi chứa corticoid: Thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy, dị ứng,… Tuy nhiên, nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn và đúng liều lượng quy định vì nếu lạm dụng corticoid có thể gây nên những tác dụng phụ như làm mỏng da, teo da, rậm lông, tăng nguy cơ nhiễm trùng,… ✦ Thuốc bạt sừng: Thuốc bạt sừng chứa acid salicylic ( xuất của beta-hydroxy acid) có tác dụng giảm dày sừng da, cải thiện triệu chứng bong tróc. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa mãn tính. ✦ Thuốc kháng Histamine: Giúp chống dị ứng, giảm ngứa ngáy do viêm da cơ địa gây ra. Các loại thường dùng gồm: Hydroxyzine, Clorpheniramin,… Vì thuốc hoạt động bằng cách ức chế các thụ thể histamine ở hệ thần kinh trung ương nên sẽ gây buồn ngủ khi sử dụng. ✦ Thuốc corticoid đường uống: Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh, thường chỉ sử dụng khi các triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát mạnh mẽ, gây viêm và phù nền nghiêm trọng. Vì thuốc có độc tính và khả năng gây rủi ro cao nên chỉ trong các trường hợp cần thiết, các bác sĩ mới cho người bệnh dùng với liều lượng và thời gian nhất định. ✦ Thuốc kháng sinh: Có tác dụng ức chế vi khuẩn, giảm nhiễm trùng trong trường hợp xuất hiện viêm da cơ địa bội nhiễm. Loại kháng sinh hay được sử dụng trong trường hợp này là Cephalosporin. Chỉ nên sử dụng kháng sinh trong khoảng 7-10 ngày để hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, lờn thuốc,… ✦ Thuốc chống viêm không steroid: Dùng trong trường hợp các tổn thương mà viêm da cơ địa gây ra bị phù nề, sưng viêm,… Thuốc có khả năng ức chế tổng hợp Prostaglandin (thành phần trung gian gây phản ứng viêm) từ đó cải thiện các triệu chứng sưng đau, viêm nhiễm hiệu quả. Thuốc Tây tuy mang lại hiệu quả trị bệnh nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe. Vì thế, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Tắm lá thảo dược Tắm lá thảo dược cũng được coi là phương pháp cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa toàn thân giai đoạn nhẹ khá tốt. Các tinh chất trong thân, lá của các loại thảo dược có thể giúp giảm bớt tình trạng viêm ngứa, tiết dịch, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương da. Dưới đây là một số loại thảo dược được nhiều người sử dụng: Lá trầu không Trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất như Estragol, Hydroxychavicol, Chavicol, Betel Phenol, Diastase,… có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, kháng khuẩn tự nhiên, rất tốt cho những người bị mắc viêm da cơ địa. Cách dùng trầu không chữa viêm da cơ địa toàn thân như sau: Lấy một nắm to lá trầu không (loại lá bánh tẻ cho nhiều tinh dầu) đem rửa sạch xong vò nát, cho vào nồi đun sôi với 1.5 lít nước cùng một chút muối hạt. Nước sôi, để thêm 5 phút rồi tắt bếp, sau đó đổ nước ra chậu, pha thêm ít nước lạnh cho ấm rồi dùng nước này để tắm toàn thân. Trong quá trình tắm, có thể dùng bã trầu không chà xát nhẹ lên vùng da bị bệnh để tinh chất được ngấm sâu hơn vào da. Đều đặn tắm lá trầu không hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm giảm hẳn. Lá chè xanh Trong lá chè xanh có chứa nhiều loại hoạt chất hữu ích cho làn da, giúp khắc phục các triệu chứng của viêm da cơ địa hiệu quả. Chẳng hạn, các catechin như ECG, EGCG có trong trà xanh giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống nhiễm trùng rất tốt. Hoạt chất tanin có tác dụng làm se niêm mạc, cải thiện tình trạng phù nề, bong tróc. Chất theanine giúp cấp ẩm, làm mềm da, ngăn chặn nguy cơ khô nứt. Ngoài ra, lá chè xanh còn chứa các hoạt chất chống oxy hóa khác giúp bảo vệ tế bào da khỏi sự tấn công của các gốc tự do, giữ cho làn da luôn khỏe mạnh, đầy sức sống. Để chữa viêm da cơ địa toàn thân, người bệnh dùng lá chè xanh bằng cách sau: Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi, mang rửa sạch rồi cho vào nồi, thêm 2 lít nước cùng 1 thìa muối biển. Đun sôi cho đến khi tinh dầu trong lá chè tiết ra xong đổ nước này ra chậu, pha thêm cùng nước lạnh cho đủ ấm rồi dùng để tắm. Mỗi tuần tắm 3-4 lần để thấy hiệu quả. Ngoài lá trầu không và chè xanh, người bệnh có thể sử dụng những loại lá thảo dược khác để đun nước tắm như lá khế, lá lốt, lá bàng,… ➤ Xem thêm: Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà cực hiệu quả Mẹo chữa viêm da cơ địa toàn thân bằng tắm lá thảo dược chỉ nên áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, các triệu chứng chưa tiến triển. Với những trường hợp bệnh nặng, phương pháp này hầu như không mang lại kết quả. Lúc này, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn những phương pháp điều trị thích hợp hơn. Sử dụng thuốc Đông y Trị viêm da cơ địa bằng Đông y sẽ mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững vì thuốc Đông y sẽ trị tấn gốc căn nguyên gây bệnh, tăng cường bồi bổ cơ thể, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát. Ngoài ra, phương pháp trị bệnh này rất lành tính, không tác dụng phụ, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Một số bài thuốc Đông y trị viêm da cơ địa toàn thân phổ biến được kể đến gồm: Bài thuốc Đông y số 1 Thành phần: Hương truật, thuyền thoái, địa hoàng, thổ phục linh, khổ sâm, đương quy, thạch cáo, nhẫn đông hoa, đại đao tử, cam thảo, sơn hoa trà, rau má, giả tô, bồ công anh, tri mẫu, sài đất. Cách làm: Sắc với lượng nước vừa đủ, đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp, chia lượng nước thuốc làm 3 phần, cho người bệnh uống trong ngày. Bài thuốc Đông y số 2 Thành phần: Phục linh, thuyền thoái, bồ công anh, độc hoạt, khương hoạt, phòng phong, sài hồ, giả tô, chỉ xác, bạch tiên bì, nhẫn đông. Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, đem sắc cùng 3 bát nước, đến khi cạn còn 1 bát thì dừng. Lấy nước thuốc này cho người bệnh viêm da cơ địa uống, đều đặn ngày 1 thang, sau một thời gian sẽ thấy bệnh giảm hẳn. Bài thuốc Đông y số 3 Thành phần: Đảng sâm, lá tre, sài đất, huyết căn, đơn lá đỏ, mạch đông, chi liên, liên tiền thảo, nhẫn đông. Thực hiện: Đem sắc và cho người bệnh uống tương tự như 2 bài thuốc trên. Tùy theo từng đối tượng cũng như tình trạng bệnh, các bác sĩ Đông y sẽ kê những thang thuốc với liều lượng phù hợp khác nhau. Với thuốc Đông y, để thấy được hiệu quả, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài, có thể từ 1-3 tháng liên tục. Sodermix – Giải pháp nhanh chóng, hiệu quả, an toàn cho người viêm da cơ địa toàn thân Sử dụng thuốc Tây trị viêm da cơ địa toàn thân thì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, áp dụng các mẹo dân gian thì hiệu quả thấp, các bài thuốc Đông y thì mất quá nhiều thời gian để phát huy tác dụng. Vậy giải pháp nào tối ưu cho bệnh viêm da cơ địa? Đó chính là kem bôi Sodermix – sản phẩm với thành phần chiết xuất tự nhiên, lành tính, giúp nhanh chóng đánh bay những triệu chứng khó chịu của viêm da cơ địa mà hoàn toàn không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Sodermix được sản xuất tại Pháp, là giải pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường bổ sung hoạt chất Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, có tác dụng chống oxy hóa, khử gốc tự do mạnh mẽ, từ đó giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy, nổi mẩn do viêm da cơ địa gây ra. Ngoài ra, thành phần Sodermix còn chứa dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên khác giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong tróc, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục da. Sodermix không chỉ sở hữu bằng sáng chế độc quyền về chiết xuất SOD từ trái cà chua xanh châu Âu, đã được chứng minh lâm sàng mạnh mẽ mà sản phẩm còn hoàn toàn không chứa CORTICOID nên cực kỳ an toàn cho người sử dụng. Ngay cả trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai đều có thể yên tâm dùng Sodermix trong thời gian dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Tóm lại, Sodermix chính là một giải pháp hoàn hảo cho những người bị viêm da cơ địa nói chung và những người viêm da cơ địa toàn thân nói riêng. Để mua sản phẩm nhập khẩu chính hãng, các bạn có thể truy cập các đường link bên dưới: Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Viêm da cơ địa toàn thân nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người mắc. Với những thông tin cung cấp ở phía trên, hi vọng mọi người có cái nhìn tổng quan về chứng bệnh này cũng như có thêm phần nào kiến thức giúp chăm sóc, điều trị chứng bệnh này tốt hơn. Chia sẻ

Á sừng da đầu: nguyên nhân - triệu chứng - cách điều trị

Á sừng da đầu đã và đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và cả thẩm mỹ của nhiều người. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh á sừng da đầu, bệnh có những biểu hiện thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn về á sừng da đầu nhé. Mục lụcÁ sừng da đầu là gì?Nguyên nhân gây á sừng da đầuTriệu chứng của á sừng da đầuChẩn đoán á sừng da đầu bằng cách nào?Chẩn đoán lâm sàngChẩn đoán cận lâm sàngÁ sừng da đầu có nguy hiểm không?Bị á sừng da đầu cần đến gặp bác sĩ khi nào?Điều trị á sừng da đầu bằng cách nào?Thay đổi thói quen sinh hoạtSử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩSodermix – liệu pháp an toàn, hiệu quả đẩy lùi á sừng da đầu Á sừng da đầu là gì? Á sừng da đầu là một thể của bệnh á sừng, thuộc nhóm viêm da cơ địa. Á sừng da đầu có tính chất mãn tính, dai dẳng và rất dễ tái phát thành nhiều đợt. Bệnh có xu hướng khởi phát hoặc tái phát mạnh vào mùa đông với các triệu chứng điển hình như viêm, ngứa ngáy, dày sừng, bong tróc xuất hiện tại da đầu và vùng da sau gáy. Hình ảnh á sừng da đầu ☛ Tìm hiểu chi tiết hơn về: Bệnh á sừng Nguyên nhân gây á sừng da đầu Á sừng da đầu có liên quan đến cơ địa dị ứng, hiện tại vẫn chưa xác định được cụ thể căn nguyên chính xác gây ra bệnh á sừng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu á sừng da đầu có thể khởi phát bởi những nguyên nhân sau: Di truyền: Nếu gia đình bạn có ông bà hoặc bố mẹ có tiền sử mắc bệnh á sừng, á sừng da đầu hoặc các bệnh viêm da cơ địa thì bạn có khả năng cao sẽ mắc phải căn bệnh này. Cơ địa dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài thường dễ mắc á sừng da đầu Môi trường: Nếu da đầu không được bảo vệ đúng cách trước hóa chất, khói bụi, ô nhiễm thì con người rất có khả năng bị á sừng da đầu. Đặc biệt là những người làm việc thường xuyên trong môi trường có các môi trường kể trên. Thời tiết: Vào thời tiết lạnh, khô hanh, làm cho da (bao gồm cả da đầu) mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên khô và bong tróc, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng da đầu tấn công. Dầu gội đầu: Việc sử dụng dầu gội không phù hợp hoặc dầu gội chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất sứ dễ khiến da đầu bị kích ứng, tạo điều kiện gây á sừng da đầu. Da đầu thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Việc thường xuyên thay đổi kiểu tóc bằng các biện pháp uốn, duỗi, nhuộm, có thể khiến da đầu trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương và dẫn đến tình trạng á sừng da đầu. Chăm sóc da đầu không đúng cách: gội đầu với nước quá nóng hoặc thường xuyên gãi, chà xát mạnh vùng da đầu, hoặc xả không sạch dầu gội, dầu xả trên da, khiến da đầu bị tổn thương, mất đi lớp màng bảo vệ tự nhiên, da đầu trở nên yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công, tạo điều kiện cho á sừng da đầu phát triển. Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây á sừng da đầu ở nhiều người. Việc cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ khiến các lớp sừng dưới da không thể phát triển hoàn thiện, trở nên rất yếu, khô và dễ bị bong tróc. Triệu chứng của á sừng da đầu Da đầu ngứa ngáy, xuất hiện nhiều vảy trắng là triệu chứng điển hình của bệnh á sừng da đầu Khi bị á sừng da đầu, người bệnh sẽ có các triệu chứng điển hình như: Da đầu khô và ngứa ngáy: Da đầu trở nên khô hơn, hình thành các lớp sừng và dẫn đến việc tăng tiết bã nhờn, gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nếu người cào gãi mạnh sẽ khiến những tổn thương trên da đầu trở nên nghiêm trọng hơn, gây chảy máu, đồng thời làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Đóng vảy trắng trên da đầu: Khi bị á sừng, trên da đầu của người bệnh sẽ xuất hiện những vảy trắng giống như gàu. Tuy nhiên những vảy này thường xếp lớp và đóng thành từng mảng, chúng có thể tự bong tróc khỏi bề mặt da đầu. Các lớp sừng ngày càng dày lên: Khi vảy trắng bong tróc, một lớp sừng mới sẽ được đùn lên thay thế, chúng có thể có màu đỏ, nếu không được can thiệp kịp thời, quá trình bong tróc này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần, đồng thời các lớp sừng sẽ xếp chồng lên nhau và ngày một dày hơn. Rụng tóc: Bệnh á sừng khiến các nang tóc bị bít tắc bởi các lớp sừng và vảy đỏ, từ đó không nhận được các chất dinh dưỡng, trở nên yếu dần đi và gây ra hiện tượng gãy, rụng tóc. Ngoài ra việc gãi, cào da đầu do ngứa cũng là nguyên nhân khiến tóc bị gãy rụng. ☛ Tham khảo thêm: Dấu hiệu nhận biết á sừng chính xác! Chẩn đoán á sừng da đầu bằng cách nào? Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, việc chẩn đoán đúng và xác định được căn nguyên gây bệnh là vô cùng quan trọng. Để biết chính xác mình có bị á sừng hay không, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị, xử lý kịp thời. Chẩn đoán lâm sàng Trong chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành quan sát các triệu chứng trên da đầu của bạn, sau đó khai thác bệnh sử gia đình. Cụ thể, bạn sẽ cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin như: Các triệu chứng á sừng da đầu xuất hiện từ khi nào? Trong gia đình bạn có ai bị á sừng da đầu hoặc các bệnh viêm da cơ địa khác hay không? Bạn có tiền sử bị viêm da cơ địa hoặc á sừng hay không? Bạn có tiếp xúc với các tác nhân có thể gây á sừng da đầu hay không? Chẩn đoán cận lâm sàng Ở giai đoạn chẩn đoán cận lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp xét nghiệm soi da đầu để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bạn đang gặp phải là bị á sừng da đầu hay là bệnh lý nào khác, ví dụ như vảy nến da đầu hoặc nấm da đầu,… Á sừng da đầu có nguy hiểm không? Bệnh á sừng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể lan rộng xuống trán, mặt và thậm chí là toàn thân, khiến quá trình điều trị khó khăn hơn. Trong nhiều trường hợp, khi tình trạng á sừng da đầu trở nặng, người bệnh có thể cảm thấy đau vùng da đầu, nhất là khi gội đầu, cảm giác ngứa ngáy cũng trở nên nghiêm trọng, gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc, chán ăn, stress, gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống, thậm chí suy nhược cơ thể. Ngoài ra bệnh cũng gây nên những biến chứng dưới đây: Tác động xấu đến tâm lý người bệnh: á sừng da đầu gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin, gây ra tâm lý e ngại khi giao tiếp, thậm chí là trốn tránh đến những nơi có sự xuất hiện của người khác. Viêm da bội nhiễm: da đầu bị khô nứt, bong tróc, chảy máu, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, làm xuất hiện những vết lở loét, sưng đau, thậm chí là hoại tử vùng ở vùng da bị bệnh. Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Biến chứng này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào máu theo các vết nứt, vết trợt loét trên da đầu. Bị á sừng da đầu cần đến gặp bác sĩ khi nào? Bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ bị á sừng da đầu Để tránh những vấn đề đáng tiếc có thể xảy ra, khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh á sừng, bạn cần đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt trong một số trường hợp dưới đây, bạn cần được thăm khám ngay lập tức: Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, khiến bạn khó ngủ, không thể ngủ yên giấc Trên da đầu xuất hiện những vết nứt, chảy máu Da đầu có những vết trợt, sưng đau Các triệu chứng á sừng có biểu hiện lan rộng ra vùng da xung quanh, lan xuống trán,… Điều trị á sừng da đầu bằng cách nào? Bệnh á sừng tuy không ngây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là bệnh lý có tính chất phức tạp vởi tỷ lệ tái phát cao. Các biện pháp can thiệp điều trị hiện nay chỉ mang lại hiệu quả cải thiện tổn thương trên da và kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn chặn tổn thương lan rộng, tránh nguy cơ biến chứng. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị bệnh á sừng dưới đây: Thay đổi thói quen sinh hoạt Để phòng ngừa bệnh á sừng da đầu tái phát, bạn có thể tham khảo áp dụng một số biện pháp sau: Không nên gãi và cào mạnh vào da đầu khi có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Hành động này có thể khiến bạn bị đau và chảy máu, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Giữ vệ sinh tay sạch sẽ và cắt móng thường xuyên để tránh vô tình đưa thêm vi khuẩn lên da đầu. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp dành riêng cho da đầu hoặc dùng dầu ô liu thoa lên các vùng da có dấu hiệu khô và ngứa ngáy. Hạn chế sử dụng các loại hóa chất lên tóc và da đầu như thuốc uốn, duỗi,  thuốc nhuộm tóc và nhiều loại thuốc tạo kiểu tóc khác. Tránh tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, khí thải, hóa chất, kim loại… Nếu buộc phải tiếp xúc, bạn nên đội mũ bảo hộ, găng tay, và sử dụng thêm những đồ bảo hộ cần thiết khác. Sử dụng dầu gội đầu và những sản phẩm chăm sóc tóc dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại. Nên chọn các sản phẩm phù hợp với da đầu. Khi gội đầu cần tránh gãi hoặc chà xát quá mạnh khiến da  đầu bị tổn thương. Không đội mũ, nón hoặc chùm khăn bịt kín phần đầu và cổ trong thời gian dài. Việc làm này có thể khiến da đầu bị bí bách, tiết nhiều mồ hôi, tăng tiết bã nhờn và luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công da đầu. Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể và làn da không bị thiếu nước. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất thiết yếu để nâng cao đề kháng, cải thiện sức khỏe, đồng thời giúp làn da khỏe mạnh hơn. Hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng như các loại hải sản, thịt bò, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,… Những biện pháp trên đây chỉ có hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát khi các dấu hiệu chưa rõ ràng, đồng thời giúp hỗ trợ giúp rút ngắn quá trình điều trị bệnh á sừng da đầu trong mọi trường hợp. Để đẩy lùi bệnh á sừng một cách hiệu quả hơn, bạn cần có những giải pháp cụ thể như sử dụng thuốc hoặc dùng kem bôi chuyên biệt. Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ Thuốc tây là phương pháp điều trị á sừng phổ biến và hiệu quả Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị á sừng da đầu phổ biến và thường mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tùy từng tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc dưới đây: Thuốc bôi Acid Salicylic: Acid Salicylic có tác dụng làm mềm các mảng vảy và kích thích chúng bong tróc khỏi da đầu dễ dàng hơn. Ngoài ra, Acid Salicylic cũng có khả năng sát khuẩn, giúp trong quá trình tái tạo lớp sừng mới diễn ra thuận lợi hơn. Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp da đầu có dấu hiệu nhiễm khuẩn, các bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi. Thuốc kháng viêm chứa steroid: Những thuốc này có khả năng cải thiện tình trạng viêm ở da đầu. Các thuốc kháng viêm steroid có thể kể đến như Gentrizone hoặc Fucicort… Thuốc chống nấm: Nếu da đầu có dấu hiệu bị nhiễm nấm, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng kết hợp thêm các thuốc chống nấm tại chỗ như Griseofulvin, Clotrimazol, Miconazol, dẫn xuất Imidazol hoặc Nystatin… Hoặc bạn có thể sử dụng một số loại dầu gội đầu chứa hoạt chất chống nấm như Selenium sulfide hay Ketoconazol shampoo 2% thay thế các thuốc kể trên. Thuốc corticoid: Những thuốc chứa corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh, có thể dùng ngoài da để cải thiện tình trạng viêm ngứa da đầu, ví dụ như Diprosalic, Betnoval hay Hydrocortison,… Trong một số trường hợp bệnh nặng hơn, các bác sĩ có thể kê đơn thêm 5 – 10 ngày thuốc corticoid đường uống để tăng hiệu quả điều trị. Dẫn xuất vitamin D3: Đây là những thuốc bôi ngoài da có khả năng ức chế sự phát triển bất thường của các tế bào biểu bì, ngăn chặn khả năng diễn tiến nặng của bệnh. Loại dẫn xuất vitamin D3 thường được sử dụng là Calcipotrio 0,005%. Thuốc mỡ vitamin A dạng axit: Thuốc có tác dụng làm chậm quá trình hình thành các lớp sừng trên da, kích thích tái tạo các tế bào da, giúp tổn thương mau lành. Một số loại thuốc có thể kể đến như Differin, Isotrex hay Erylick. Thuốc kháng histamin: Có thể được sử dụng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc bôi tại chỗ, giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở da đầu do bệnh á sừng gây ra. Trong quá trình điều trị á sừng bằng thuốc tây y, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu trong thời gian sử dụng thuốc xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám. Tránh tuyệt đối việc lạm dụng thuốc vì có thể gây nên nhiều tác dụng phụ lên gan, thận và gây mỏng da, teo da, hoại tử da,… ☛ Tham khảo thêm: Tổng hợp các cách chữa á sừng! Sodermix – liệu pháp an toàn, hiệu quả đẩy lùi á sừng da đầu Sodermix là kem bôi chuyên biệt dùng cho các trường hợp viêm da cơ địa, á sừng, chàm ngứa, tổ đỉa,… Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, không chứa corticoid, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Sodermix trong thời gian dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Kem bôi Sodermix giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy trên da đầu Sản phẩm là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoside Dismutase (SOD) từ trái cà chua xanh châu Âu giúp chống lại quá trình oxy hóa, bảo vệ da khỏi sự tấn công của các gốc tự do, từ đó đẩy lùi nhanh chóng tình trạng viêm ngứa trên da. Ngoài ra, trong Sodermix còn chứa tinh dầu trái bơ và các loại dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ, giúp tái tạo và phục hồi nhanh chóng những tổn thương da do á sừng da đầu gây ra. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Sodermix, bạn vui lòng xem chi tiết TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm sodermix hoặc bệnh á sừng da đầu, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800 6225 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Với những chia sẻ của Sodermix.vn về á sừng da đầu, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng một cách hiệu quả nhất. Chia sẻ

Tổ đỉa á sừng có phải là 1 bệnh?

Khi nói đến bệnh tổ đỉa á sừng, nhiều người chắc hẳn vẫn đang còn băn khoăn, không biết đây là một loại bệnh hay là hai loại bệnh khác nhau. Vậy câu trả lời cho vấn đề này như thế nào? Các bạn cùng theo dõi những thông tin dưới đây. Mục lụcTổ đỉa á sừng là bệnh gì? Có phải là một bệnh?Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa á sừng là gì?Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của tổ đỉa á sừngTriệu chứng đặc trưng của bệnh tổ đỉaDấu hiệu nhận biết của bệnh á sừngPhương pháp chữa trị tổ đỉa á sừng hiệu quảSử dụng thuốc Tây yDùng các thảo dược tự nhiênChữa bằng Đông yDùng kem bôi Sodermix đẩy lùi các triệu chứng tổ đỉa á sừng nhanh chóng, an toàn. Tổ đỉa á sừng là bệnh gì? Có phải là một bệnh? Tổ đỉa á sừng không phải là 1 bệnh mà là tên gọi của hai loại bệnh khác nhau, đó là bệnh tổ đỉa và bệnh á sừng. Điểm chung của 2 bệnh này là đều thuộc nhóm bệnh lý da liễu mãn tính, có tính chất dai dẳng, dễ tái phát. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa và á sừng cũng khá tương đồng, tuy nhiên mỗi bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết đặc trưng khác nhau. Tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là một thể lâm sàng của bệnh chàm – eczema, đặc trưng bởi tình trạng mụn nước mọc sâu dưới da, khu trú ở khu vực ngón tay, lòng bàn tay, ngón chân, lòng bàn chân. Cũng tương tự như các thể chàm khác, tổ đỉa cũng tiến triển dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát. ➤ Chi tiết: Bệnh tổ đỉa và những điều cần biết! Còn bệnh á sừng, tiếng anh là Dermatitis plantaris sicca, là một dạng của viêm da cơ địa, diễn ra khi lớp sừng bị chuyển hóa dở dang, chưa hoàn thiện, các tế bào da còn nhân và nguyên sinh chưa chuyển hóa hết. Lớp sừng này còn được gọi là sừng non, sừng bở, sừng tạp. Á sừng thường xảy ra ở bàn tay (đầu ngón tay, kẽ tay), bàn chân (ngón chân, gót chân) hoặc da đầu. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng da khô cứng, nứt nẻ, bong tróc, thậm chí là chảy máu. Đặc biệt là khi thời tiết hanh khô, nhiệt độ, độ ẩm thấp thì tình trạng này đều trở nên tồi tệ hơn. ➤ Chi tiết: Bệnh á sừng – nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Tổ đỉa và á sừng đều không phải là những chứng bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng khó chịu mà chúng gây ra cản trở không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Đặc biệt, nếu không được khắc phục đúng cách và kịp thời, bệnh có thể sẽ tái phát nặng hơn, thậm chí gây nên những biến chứng như nhiễm trùng, bội nhiễm da, suy giảm chức năng da, tổn thương xương khớp,… Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa á sừng là gì? Theo các chuyên gia da liễu, cho đến hiện tại vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây tổ đỉa á sừng, chỉ biết rằng chúng có liên hệ mật thiết với yếu tố cơ địa và di truyền. Ngoài ra, có một số yếu tố được coi làm gia tăng nguy cơ bùng phát tổ đỉa á sừng hoặc khiến các triệu chứng của chúng trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể phải kể đến như: ✦ Di truyền: Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự bùng phát á sừng tổ đỉa. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mắc bệnh này thì nguy cơ con cháu sau này bị mắc rất cao, tỷ lệ có thể lên đến 45% so với người bình thường. ✦ Cơ địa: Những người có cơ địa nhạy cảm, làn da mẫn cảm quá mức với những dị nguyên từ môi trường như lông chó mèo, phấn hoa, nguồn nước bẩn,… cũng dễ mắc bệnh tổ đỉa á sừng hơn bình thường. ✦ Tiếp xúc hóa chất: Việc thường xuyên tiếp xúc với những loại hóa chất độc hại như nước tẩy, dầu gội, nước rửa chén, mỹ phẩm,… cũng làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh á sừng tổ đỉa. ✦ Thiếu hụt dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như hoạt động hàng ngày của cơ thể. Chỉ cần thiếu hụt một hay một vài loại chất này, chẳng hạn như vitamin A, C, D, E,.. thì sức đề kháng của cơ thể sẽ trở nên suy yếu, nguy cơ mắc á sừng tổ đỉa lúc này là rất cao. ✦ Rối loạn thần kinh giao cảm: Rối loạn thần kinh giao cảm có thể khiến tay chân tiết nhiều mồ hôi quá mức, việc tay chân luôn trong tình trạng ẩm ướt sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh da liễu, điển hình đó là bệnh tổ đỉa. ✦ Thời tiết: Thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm không khí thấp khiến da trở nên khô cứng, nứt nẻ, bong tróc,… tạo điều kiện cho bệnh á sừng bùng phát mạnh mẽ. ✦Nhiễm khuẩn: Nếu hay phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nguồn nước, nguồn đất bẩn, độc hại,… thì nguy cơ da bị nhiễm khuẩn, tổn thương rất cao. Từ đó kích thích các triệu chứng của tổ đỉa và các bệnh lý da liễu khác bùng phát. ✦ Căng thẳng thần kinh: Đầu óc luôn trong tình trạng căng thẳng, stress có thể khiến thể chất suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi để tổ đỉa, á sừng bùng phát. ✦ Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh lý có thể sẽ gặp những rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như dị ứng,… Và điều này có thể kích thích phát sinh triệu chứng tổ đỉa á sừng. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của tổ đỉa á sừng Tổ đỉa và á sừng tuy đều là những bệnh da liễu phổ biến, một vài nguyên nhân gây bệnh cũng khá tương đồng nhưng mỗi bệnh sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng. Cụ thể như sau: Triệu chứng đặc trưng của bệnh tổ đỉa Bệnh tổ đỉa thường có những dấu hiệu đặc trưng sau: Nổi các mụn nước nhỏ nằm sâu trong cấu trúc da, phân bổ rải rác hoặc thành từng cụm ở ngón tay, lòng bàn tay, ngón chân, lòng bàn chân,… Mụn nước được che phủ bởi lớp da dày cứng nên rất khó vỡ, sau khoảng vài tuần có thể tự tiêu. Sau khi mụn nước tự tiêu, trên da sẽ xuất hiện lớp sừng dày màu vàng, bong tróc dần sẽ để lộ ra lớp da màu hồng, bóng nhẵn có viền ngoằn ngoèo. Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát. Triệu chứng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu vùng da tổn thương tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội,… Các triệu chứng tổ đỉa thường xuất hiện theo từng đợt, bùng phát mạnh vào mùa xuân hè và giảm vào mùa đông. Dấu hiệu nhận biết của bệnh á sừng Mắc bệnh á sừng sẽ dễ dàng nhận biết bằng các dấu hiệu sau đây: Các triệu chứng thường xuất hiện ở vùng ngón tay, ngón chân, gót chân hoặc da đầu. Đầu tiên là da khô, sần sùi, cứng hơn các vùng da khác và thường bị nhầm lẫn với tình trạng da dẻ bị khô nứt vào mùa khô hanh. Cảm giác ngứa ngáy dữ dội, càng cào gãi, chà xát da càng đỏ. Mức độ ngứa sẽ tăng lên vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu, mất ngủ triền miên, mệt mỏi. Da ngày càng khô ráp, nứt nẻ nặng, các vết nứt sâu có thể bị chảy máu kèm theo cảm giác đau rát, nhức nhối. Tiếp theo, da sẽ ngày càng mỏng do liên tục bong các mảng lớn, dần dần sẽ làm vân tay, vân chân biến mất. Trường hợp á sừng chuyển biến xấu làm xuất hiện các mụn nhỏ li ti, trường hợp này do việc gãi ngứa kéo dài gây ra. ➤ Tìm hiểu chi tiết: Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng chính xác! Phương pháp chữa trị tổ đỉa á sừng hiệu quả Để khắc phục và kiểm soát các triệu chứng mà bệnh tổ đỉa á sừng gây ra, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng, chúng ta cần phải tiến hành điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao. Sử dụng thuốc Tây y Các loại thuốc Tây thường được bác sĩ kê trong điều trị tổ đỉa, á sừng gồm: Dung dịch sát khuẩn Sử dụng khi các tổn thương da mới chỉ là các mụn nước thông thường và chưa vỡ (với bệnh tổ đỉa). Dung dịch bạc nitrat 0.5% sẽ có tác dụng sát khuẩn và giảm ngứa nhẹ. Còn dung dịch Milian hoặc thuốc tím methyl 1% có thể tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng trong trường hợp các tổn thương xuất hiện mủ. Thuốc chứa corticoid Thường được chỉ định trong trường hợp tổ đỉa, á sừng chuyển biến nặng. Thuốc có tác dụng giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu mà bệnh gây ra. Người bệnh có thể sử dụng thuốc dưới dạng bôi hoặc uống. Thông thường, corticoid đường uống chỉ được chỉ định trong trường hợp thật sự cần thiết, khi mà tổ đỉa á sừng gây viêm nhiễm rất nặng nề. Một số loại thuốc bôi chứa corticoid được sử dụng trong điều trị tổ đỉa á sừng gồm: Dermovate, Tempovate, Flucinar và Fexofenadin, Prednisolon, Certerizin,… Thuốc bạt sừng Thuốc bạt sừng chứa acid salicylic thường được sử trong điều trị bệnh á sừng, có tác dụng giảm sừng hóa ngoài da, hạn chế tình trạng bong tróc, làm mềm mịn da, giúp làn da tổn thương nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra, thuốc còn có những tác dụng khác như chống nhiễm khuẩn, giảm thiểu viêm nhiễm tại vùng da bị bệnh. Thuốc chống nấm Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của vi nấm trong trường hợp tổ đỉa bùng phát do các loại nấm da, nấm kẽ. Một số loại thuốc chống nấm được kể đến như Griseofulvin, Nizoral hoặc dẫn xuất imidazol,… Thuốc ức chế miễn dịch Các loại như Pimecromimus, Tacrolimus,… giúp ức chế miễn dịch tại chỗ, giảm viêm ngứa, cải thiện các tổn thương da. Thuốc kháng histamin Giúp giảm dị ứng, hạn chế phóng thích histamin từ đó giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các thuốc thường sử dụng gồm: Clorpheniramin, Cetirizin, Loratadin,… Thuốc kháng sinh Có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, sử dụng trong trường hợp tổ đỉa, á sừng xuất hiện bội nhiễm. Thuốc có thể được dùng dưới cả 2 dạng là bôi và uống. Penicillin là loại được dùng phổ biến trong trường hợp này. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của mỗi người mà các bác sỹ sẽ kê những loại thuốc phù hợp. Trong quá trình sử dụng thuốc Tây điều trị tổ đỉa á sừng, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc bỏ thuốc giữa chừng. Đặc biệt, nếu lạm dụng loại thuốc chứa corticoid sẽ gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm. Nhẹ thì gây teo da, mỏng da, dày sừng nang lông,… nặng thì gây rồi loạn chuyển hóa, biến chứng tim mạch, xương khớp,… Dùng các thảo dược tự nhiên Trong trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, người bệnh có thể sử dụng các thảo dược tự nhiên có chứa thành phần là các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn như trầu không, tỏi,… để cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu mà á sừng, tổ đỉa gây ra. Giảm ngứa bằng lá trầu không Trong lá trầu không chứa nhiều các loại hợp chất quý như Chavicol, Hydroxychavicol, Diastase, Betel Phenol, Estragole,… được coi là các kháng sinh tự nhiên, có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa rất hiệu quả. Chính vì vậy, trầu không được sử dụng rất nhiều trong việc chữa trị các bệnh lý viêm da, điển hình là tổ đỉa, á sừng. Cách dùng lá trầu không trị tổ đỉa, á sừng như sau: Lấy 1 nắm lá trầu không (loại lá bánh tẻ) đem rửa sạch, để ráo sau đó vò nhẹ cho lá hơi nát. Tiếp đó đun sôi khoảng 1.5 lít nước rồi cho lá trầu không đã vò nát vào nấu cùng. Đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp, đổ nước ra chậu. Pha thêm một ít nước lạnh cho bớt nóng rồi ngâm vùng da bị nhiễm bệnh vào trong khoảng 15-20 phút. Có thể lấy bã trầu không chà xát lên vùng da tổn thương để hoạt chất ngấm được vào sâu hơn. Thực hiện đều đặn hàng ngày, sau một khoảng thời gian sẽ thấy triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, nổi mụn nước giảm hẳn. Dùng tỏi trị tổ đỉa, á sừng Hoạt chất allicin trong tỏi có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn mạnh mẽ. Phù hợp dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da như tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa, mẩn ngứa. Dưới đây là cách sử dụng tỏi chữa tổ đỉa, á sừng: Lấy 1 củ tỏi tươi, bóc vỏ, nghiền nát, ép lấy nước cốt. Lấy nước cốt tỏi này pha loãng với một chút nước sạch, sau đó dùng dung dịch này thoa lên vùng da tổn thương, để khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Áp dụng cách này sau khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được cải thiện đáng kể. Mẹo sử dụng thảo dược tự nhiên chữa tổ đỉa, á sừng tuy khá an toàn và tiết kiệm chi phí nhưng chỉ thích hợp cho những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát. Với trường hợp bệnh nặng, phương pháp này hầu như không có tác dụng. Lúc này, người bệnh nên thăm khám, hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp hơn. Chữa bằng Đông y Theo Đông y, nguyên nhân gây nên tổ đỉa, á sừng là do cơ thể bị các yếu tố như độc tà, nhiệt tà,… xâm nhập. Chức năng thải độc của gan, thận không tốt khiến độc tố tích tụ lại dưới da và gây tình trạng viêm nhiễm, nổi mụn nước, ngứa ngáy, lở loét,… Vì thế, điều trị tổ đỉa á sừng bằng Đông y chủ yếu phải chú trọng việc thanh nhiệt, giải độc, bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng gan, thận, điều hòa khí huyết, từ đó các triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y phổ biến, người bệnh có thể sử dụng kết hợp giữa thuốc uống và thuốc ngâm rửa để hiệu quả trị bệnh tối ưu. Bài thuốc đông y chữa bệnh tổ đỉa ✦ Bài thuốc uống Chuẩn bị: Ích mẫu, sinh địa, ý dĩ, kinh giới, ké đầu ngựa, nhọ nồi mỗi vị 16g Hoàng bá, tỳ giải mỗi vị 12g. Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào sắc cùng với 3 bát nước sạch, đến khi còn 1 bát thì dừng. Chắt lấy phần nước thuốc, chia thành 3 phần uống trong ngày. Sử dụng ngày 1 thang, kiên trì trong một khoảng thời gian sẽ thấy hiệu quả. ✦ Bài thuốc ngâm rửa Chuẩn bị: Thương truật, thương nhĩ, hoàng cầm, phù bình, khổ sâm mỗi vị 12g Hương phụ 10g Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, đun sắc với lượng nước vừa đủ, sau đó lấy nước này để ngâm rửa vùng da bị bệnh hàng ngày. Bài thuốc đông y chữa bệnh á sừng ✦ Bài thuốc uống Nguyên liệu: Xích đồng 9g Đơn tướng quân, kinh giới, rau má, thổ phục linh, bồ công anh, hạ khô thảo mỗi vị 12g Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc đã chuẩn bị xong cho vào ấm sắc cùng 5 chén nước, đến khi còn 1 chén thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước thuốc, đưa người bệnh á sừng uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 thang để hiệu quả trị bệnh tối ưu. ✦ Bài thuốc ngâm rửa Nguyên liệu: Khô phàn, phác tiêu, dã cúc hoa và hỏa tiêu mỗi vị 6g. Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào đun cùng lượng nước vừa đủ. Đến khi nước cạn bớt, cô đặc lại thì dừng. Lấy nước thuốc này để vệ sinh vùng da bị bệnh, thực hiện đều đặn hàng ngày để thấy hiệu quả. Các bài thuốc Đông y tuy an toàn, lành tính nhưng tác dụng lại hơi lâu, phải sử dụng trong một thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cần đặc biệt lưu ý là không được tùy tiện mua các loại Đông dược về sử dụng khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ Đông y. Muốn điều trị bằng phương pháp này, người bệnh nên đến các phòng khám Đông y để bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và kê các bài thuốc phù hợp. Dùng kem bôi Sodermix đẩy lùi các triệu chứng tổ đỉa á sừng nhanh chóng, an toàn. Sử dụng thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, trong khi các bài thuốc Đông y an toàn hơn nhưng lại mất nhiều thời gian để thấy được tác dụng. Vậy giải pháp nào vừa nhanh chóng, hiệu quả vừa an toàn, không tác dụng phụ cho chứng bệnh tổ đỉa á sừng? Thấu hiểu được nhu cầu cũng như những lo lắng của người bệnh, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một giải pháp mới, cực kỳ hiệu quả mà lại vô cùng an toàn, không chứa CORTICOID – đó là kem bôi Sodermix. Kem bôi sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, ngăn ngừa các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy,… mà tổ đỉa, á sừng gây ra. Ngoài ra, thành phần của Sodermix còn chứa dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên khác giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, cải thiện tình trạng bong tróc, nứt nẻ, thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh chóng. Đặc biệt, Sodermix Cream không chứa corticoid nên người bệnh có thể yên tâm sự dụng lâu dài, không phải lo lắng gặp tác dụng phụ do chất này gây ra . Với các thành phần hoàn toàn tự nhiên, thuốc có thể sử dụng an toàn cho mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Sodermix được nhập khẩu vào nước ta từ năm 2018 với số đăng ký 180000325/PCBA-HN. Đến nay, sản phẩm đã có mặt trên 5.000 nhà thuốc và được các bác sĩ, dược sĩ của các bệnh viện lớn tin tưởng và giới thiệu cho người bệnh sử dụng. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Tổ đỉa và á sừng tuy là hai bệnh lý riêng biệt nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng vì đều thuộc nhóm bệnh viêm nhiễm da liễu. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh nhưng tổ đỉa á sừng cần được can thiệp sớm, hạn chế nguy cơ biến chứng xảy ra. Vì vậy, khi bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Chia sẻ

anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...