Viêm da cơ địa

Tổ đỉa chàm dạng trứng sam? Phải làm sao?

Tổ đỉa dù ở dạng nào cũng gây khó chịu, kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị. Trong đó, tổ đỉa chàm dạng trứng sam là tình trạng đáng báo động nhất của bệnh tổ đỉa. Nếu bạn đang gặp rắc rối với tình trạng này thì hãy tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây. Mục lụcTổ đỉa chàm dạng trứng sam là gì?Nguyên nhân gây tổ đỉa chàm dạng trứng samTriệu chứng nhận biết tổ đỉa dạng trứng samNổi mụn nướcCảm giác ngứaMảng da dày sừng, tróc vảyTổ đỉa chàm trứng sam có nguy hiểm không?Phải làm gì khi bị tổ đỉa chàm dạng trứng sam?Lưu ý trong lối sống hằng ngàyKhi nào bệnh nhân nên đi khám bác sĩ?Kem bôi Sodermix – liệu pháp đánh bay tổ đỉa chàm trứng sam Tổ đỉa chàm dạng trứng sam là gì? Tổ đỉa chàm dạng trứng sam là một dạng tổ đỉa hiếm gặp, nhưng cũng tương tự như các dạng tổ đỉa khác, đều là thể đặc biệt của bệnh chàm – một dạng viêm da cơ địa mãn tính. Hình ảnh tổ đỉa chàm trứng sam Mặc dù các triệu chứng của tổ đỉa dạng trứng sam khá giống các dạng khác, đều có các mụn nước trắng li ti dưới da đi kèm cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, nhưng đây lại được đánh giá là dạng tổ đỉa dai dẳng, dễ tái phát nhất và tái phát rất nhiều lần. Bệnh lý này đòi hỏi quá trình trị liệu lâu dài và cần sự kiên trì điều trị của người bệnh. ☛ Tham khảo thêm: Hiểu đúng về bệnh tổ đỉa Nguyên nhân gây tổ đỉa chàm dạng trứng sam Tương tự như các bệnh lý tổ đỉa khác, tổ đỉa chàm dạng trứng sam cũng có thể gây ra do một số nguyên nhân sau: Di truyền: Có đến 50% bệnh nhân bị tổ đỉa do di truyền. Theo một số thống kê, nếu gia đình có bố hoặc mẹ mắc tổ đỉa, tỉ lệ con mắc bệnh là 8%, nếu cả bố và mẹ cùng mắc, tỉ lệ này sẽ tăng lên đến 47%. Do đó, không thể loại trừ nguyên nhân tổ đỉa do yếu tố di truyền. Cơ địa dị ứng: Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa đều có cơ địa dị ứng. Khói, bụi, ô nhiễm, hóa chất… đều có thể là những tác nhân làm giảm hoạt động bảo vệ của cơ thể, tổn hại hàng rào bảo vệ da. Từ đó, bệnh nhân có thể khởi phát bệnh tổ đỉa. Căng thẳng, stress: Tâm lý căng thẳng, stress lâu ngày khiến cho cơ thể suy nhược, suy giảm đề kháng. Khi không được bảo vệ đúng cách, cơ thể dễ khỏi phát bệnh tổ đỉa Thay đổi nội tiết tố: Nội tiết tố thay đổi là tình huống thường gặp ở nhiều đối tượng như bà mẹ sau sinh, phụ nữ có thai… Sự thay đổi này làm cho hoạt động sinh kháng thể, hoạt động của hàng rào bảo vệ da, thành phần máu… bị rối loạn, hậu quả là tạo điều kiện cho bệnh tổ đỉa khởi phát. Thay đổi thời tiết: Thay đổi thời tiết là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý ngoài da như nổi mẩn ngứa, mề đay, sẩn đỏ… trong đó có bệnh tỏ đỉa. Đặc biệt vào mùa xuân là thời điểm thời tiết thích hợp dễ tái phát tổ đỉa. Vi khuẩn: Vi khuẩn tồn tại trong đất bẩn, nước bẩn, không khí… là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam. Triệu chứng nhận biết tổ đỉa dạng trứng sam Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh tổ đỉa dạng trứng sam bằng những triệu chứng đặc trưng sau: Nổi mụn nước Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là các mụn nước trắng li ti dưới da, hình tròn có đường kính khoảng 2 – 3mm, có thể mọc rải rác hoặc thành cụm, khi sờ vào có thể thấy mụn hơi cứng. Các mụn nước này thường nằm sâu dưới da, khiến triệu chứng tổ đỉa dạng trứng sam kéo dài dai dẳng. Nếu bệnh nhân nhận thấy các mụn nước tổ đỉa mọc ở một vị trí, sau đó chúng lặn đi rồi lại mọc lên ở y vị trí đó, lặp đi lặp lại nhiều lần thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh tổ đỉa dạng trứng sam. Cảm giác ngứa Bệnh nhân liên tục cảm thấy những cơn “ngứa như điên”, bứt rứt dưới da. Ngứa ngáy nhiều khiến bệnh nhân rất khó chịu, luôn có cảm giác muốn cào gãi, cọ xát để giảm bớt cơn ngứa. Thậm chí, ngứa ngáy kéo dài còn gây mất ngủ, stress… lâu ngày dẫn tới suy nhược cơ thể ở nhiều người bệnh. ☛ Tham khảo thêm: Mẹo giảm ngứa do tổ đỉa nhanh, an toàn! Mảng da dày sừng, tróc vảy Khi mụn nước bị vỡ hoặc lặn đi, vùng da trên bề mặt dần se lại, chuyển màu nâu nâu vàng và dày lên. Sau một thời gian, chúng sẽ tróc ra thành từng mảng, để lộ lớp da non bên dưới. Tổ đỉa chàm trứng sam có nguy hiểm không? Tổ đỉa tràm trứng sam không phải bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, các triệu chứng của bệnh kéo dài dai dẳng, làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mĩ cũng như gây nhiều phiến toái, khó chịu cho cuộc sống hằng ngày. Với tổ đỉa thông thường, sau khi tiến hành các biện pháp trị liệu, tổ đỉa thường lặn hết rồi chỉ tái phát khoảng 1 – 2 lần mới hết. Nhưng ở cùng một vị trí, tổ đỉa chàm trứng sam lại có thể tái đi tái lại khoảng 10 – 20 lần, đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài hơn so với tổ đỉa thông thường. Do đó, rất nhiều bệnh nhân chán nản và bỏ dở quá trình trị bệnh, khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn, dễ lây lan sang các vùng da lành. Các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát của bệnh tổ đỉa chàm trứng sam gây nên nhiều khó chịu cho người bệnh Không dừng lại ở đó, ngứa nhiều còn làm cho bệnh nhân mất ăn, mất ngủ, stress kéo dài… Lâu ngày, bệnh sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể, suy giảm sức đề kháng cho cơ thể, hình thành vòng tuần hoàn ác tính, tạo điều kiện cho tổ đỉa càng tiến triển mạnh hơn. Một số trường hợp khác, bệnh nhân thường có thói quen gãi ngứa mạnh tay hoặc chọc vỡ mụn nước, có thể dẫn tới tỉ lệ lây lan cao hơn rất nhiều so với mụn tự vỡ, đồng thời tăng nguy cơ gặp các biến chứng sau: Ảnh hưởng tâm lý: Các triệu chứng bên ngoài của tổ đỉa khiến người bệnh rất tự ti về ngoại hình của mình trong giao tiếp hằng ngày. Biến dạng móng: Tỏ đỉa chàm trứng sam ở các đầu ngón tay, chân có thể khiến móng bị biến dạng, khô, nứt nẻ… Tình trạng này có thể kéo dài tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy vào mức độ tổ đỉa. Nhiễm trùng: Cào, gãi, chọc vỡ mụn nước là những thói quen làm tổn thương da, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể gặp các biểu hiện như: xuất hiện các mụn mủ sưng đau, nóng rát, sốt… Nếu không kiểm soát nhanh chóng, các vi sinh vật đi vào máu có thể gây nguy cơ nhiễm trùng máu, sốc phản vệ… đe dọa tính mạng. Phải làm gì khi bị tổ đỉa chàm dạng trứng sam? Lưu ý trong lối sống hằng ngày Không tự ý chọc vỡ mụn nước Chọc vỡ mụn nước là thói quen của nhiều người bệnh bị tổ đỉa chàm trứng sam. Không chỉ gây đau, mụn nước bị chọc vỡ khiến dịch nhầy chứa nhiều mầm bệnh trong mụn chảy ra, làm lây lan tổ đỉa sang các vùng da lành xung quanh. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý chọc hoặc ma sát mạnh làm vỡ mụn nước tổ đỉa mà nên để mụn tự vỡ hoặc lặn tự nhiên. Hạn chế thói quen gãi ngứa Tổ đỉa là căn bệnh gây những cơn “ngứa như điên” rất khó chịu, nhiều bệnh nhân hình thành thói quen gãi ngứa, cọ xát để giảm ngứa. Đây cũng chính là thủ phạm làm tổn thương da, nguy cơ vỡ mụn nước, tăng tỉ lệ tái phát, lan rộng và gây bội nhiễm ở nhiều bệnh nhân tổ đỉa. Nếu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do tổ đỉa, thay vì gãi ngứa, bệnh nhân nên thay thế bằng các biện pháp như chườm lạnh, ngâm chân, tay với nước lá trà xanh hoặc thực hiện các biện pháp thiên nhiên giảm ngứa an toàn, lành tính ở nhà. Kiên trì thực hiện trị liệu Như đã nói ở trên, tổ đỉa chàm trứng sam là bệnh lý dai dẳng nhất và tái phát nhiều nhất trong các loại tổ đỉa. Nhiều bệnh nhân chỉ thực hiện liệu trình điều trị 2 – 3 lần không thấy đỡ đã tự ý ngừng điều trị hoặc thay đổi liều lượng thuốc. Điều này khiến cho bệnh không những không thuyên giảm, mà còn làm tăng nguy cơ kháng thuốc, mầm bệnh có xu hướng lây lan và phát triển mạnh hơn. Vì thế, khi mắc bệnh tổ đỉa dạng trứng sam, bệnh nhân nên kiên trì thực hiện điều trị, để tạo kháng thể cho cơ thể, đẩy lùi mầm bệnh từng chút một đến khi loại bỏ hoàn toàn chúng khỏi da. Chế độ ăn uống – sinh hoạt cho bệnh nhân tổ đỉa Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên kiêng một số món ăn có thể làm tăng tình trạng dị ứng da và khởi phát bệnh tổ đỉa như: thịt chó, thịt gà, trứng, các loại hải sản, chất kích thích… Song song với nó, bệnh nhân nên tập luyện và ăn uống các thực phẩm giàu Vitamin và các chất dinh dưỡng giúp tăng sức khỏe và sức đề kháng, hạn chế nguy cơ tái phát tổ đỉa. Khi nào bệnh nhân nên đi khám bác sĩ? Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của bệnh tổ đỉa, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tái khám khi thấy các dấu hiệu như: Tổ đỉa chàm dạng trứng sam không được kiểm soát bằng các biện pháp thông thường. Các triệu chứng của bệnh khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tổ đỉa có đi kèm bội nhiễm. ☛ Có thể bạn quan tâm: Chữa tổ đỉa bằng cách nào? Kem bôi Sodermix – liệu pháp đánh bay tổ đỉa chàm trứng sam Nếu gặp phiền phức với bệnh tổ đỉa chàm trứng sam, bệnh nhân nên tham khảo ngay kem bôi Sodermix – liệu pháp đánh bay tổ đỉa không chứa Corticoid an toàn và lành tính với da. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với cả phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm. Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa enzym SOD – chiết xuất từ cà chua xanh giúp trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm, ngứa do tổ đỉa chàm trứng sam. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Sodermix là số ít sản phẩm hiện nay đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn. Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ “XEM TẠI ĐÂY” hoặc  “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà! Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh tổ đỉa chàm dạng trứng sam. Rất mong những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình điều trị và phòng bệnh tái phát. Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé! Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema https://thuocnamhoang.com/to-dia/8-trieu-chung-benh-to-dia-o-chan-tay/#4-noi-to-dia-dang-trung-sam https://vabuta.com/benh-to-dia/#khi-nao-can-gap-bac-si-dieu-tri-truc-tiep Chia sẻ

Mách 8 cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam!

Bạn đang điều trị viêm da cơ địa nhưng lại lo lắng về tác dụng phụ của thuốc Tây Y? Bạn đang tìm kiếm các bài thuốc nam vừa an toàn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trị liệu? Bài viết sau đây sẽ mách bạn những cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam tốt nhất. Đừng bỏ qua nhé! ☛ Tìm hiểu trước: Thuốc Tây y trị viêm da cơ địa Mục lụcThuốc Nam chữa viêm da cơ địa như thế nào?8 phương pháp chữa viêm da cơ địa từ thuốc Nam hiệu quảLá khế – giảm nhanh triệu chứng viêm da cơ địaLá trà xanh – hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng viêm da cơ địaLá lốt chữa viêm da cơ địa hiệu quảĐắp cây vòi voi trị viêm da cơ địa có bội nhiễmLá bàng non giúp làm lành nhanh các vết thươngSài đất – vị thuốc Nam chữa viêm da cơ địaGiảm ngứa ngáy, khô da với lá trầu khôngNước sắc lá đinh lăng – đẩy lùi viêm da cơ địaƯu – nhược điểm phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng thuốc namƯu điểm của phương phápNhược điểm của các bài thuốc namĐiều trị triệt để viêm da cơ địa với kem bôi Sodermix Thuốc Nam chữa viêm da cơ địa như thế nào? Viêm da cơ địa là một bệnh lý mạn tính ngoài da xảy ra ở những bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, dị ứng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như môi trường, thời tiết… Bệnh biểu hiện bởi các triệu chứng đơn giản, không nguy hiểm như ngứa ngáy, bong tróc da, nổi mẩn đỏ… nhưng lại rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Hình ảnh các bài thuốc Nam được ứng dụng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa Cách dùng các bài thuốc Nam trị bệnh viêm da cơ địa từ lâu đã được biến đến và lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Ngày nay, rất nhiều các thuốc tân dược có dược chất chính là chiết xuất từ các vị thuốc thảo dược, giúp điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có viêm da cơ địa. Các nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, các vị thuốc thảo dược có chứa các chất kháng sinh tự nhiên, các chất sát khuẩn, dưỡng ẩm… Đây đều là những hoạt chất có lợi cho quá trình tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh, tăng cường sức đề kháng cho da và hỗ trợ quá trình dưỡng da, làm lành vết thương. Một số thảo dược còn chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên – giúp làm giảm sự hình thành các gốc tự do gây ngứa, nổi mẩn ở nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa. Do có nguồn gốc thiên nhiên nên các vị thuốc từ thảo dược rất an toàn và lành tính đối với da, có thể dùng cho mọi đối tượng bệnh nhân mà không cần lo lắng về tác dụng phụ. Với những đặc tính trên, cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam được nhiều người bệnh tìm kiếm và áp dụng hiệu quả khi bị viêm da cơ địa. 8 phương pháp chữa viêm da cơ địa từ thuốc Nam hiệu quả Lá khế – giảm nhanh triệu chứng viêm da cơ địa Theo những ghi chép của y học cổ truyền, lá khế có tính mát lành, có công dụng giải nhiệt, giải độc, chống viêm, kháng khuẩn nên được áp dụng nhiều trong các bài thuốc trị viêm da cơ địa. Các nghiên cứu của y học hiện đại đã tìm thấy trong lá khế có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng viêm và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở nhiều bệnh nhân. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Rửa sạch 100g lá khế với nước muối và để ráo nước. Bước 2: Vò nát là khế rồi nấu cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp, để nguội. Bước 3: Dùng nước lá khế vừa nấu để tắm, ngâm mình trong khoảng 15 phút. Bạn có thể tận dụng lá khế để xát trực tiếp lên da giúp tăng hiệu quả trị bệnh. Bệnh nhân duy trì thực hiện phương pháp này 3 – 4 lần mỗi tuần để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Lá trà xanh – hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng viêm da cơ địa Nước trà xanh là thức uống quen thuộc của mọi nhà. Lá trà xanh vẫn luôn được nhắc đến như là nguồn chất chống Oxy hóa tự nhiên dồi dào như Epicatechin gallate (ECG), Epigallocatechin gallate (EGCG)… Với bệnh nhân viêm da cơ địa, đây chính là dược chất giúp giảm viêm, kháng khuẩn và hình thành hàng rào bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi tác động từ những tác nhân gây dị ứng. Tắm nước lá trà xanh mỗi ngày giúp đánh bay các triệu chứng viêm da cơ địa Cách thực hiện như sau: Bước 1: Bệnh nhân rửa sạch một nắm lá trà xanh tươi, rồi cho vào nấu cùng 2 lít nước trong khoảng 15 phút. Bước 2: Sau khi tắt bếp, cho thêm một chút muối ăn vào nước, khuấy tan. Bước 3: Nước là trà xanh dùng để tắm ấm, rửa vùng da bị bệnh. Bệnh nhân thực hiện phương pháp tắm nước lá trà xanh mỗi ngày, vừa giúp thư giãn, xả stress, vừa làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và bong tróc da rất hiệu quả. Lá lốt chữa viêm da cơ địa hiệu quả Có lẽ lá lốt không còn là nguyên liệu xa lạ với căn bếp gia đình người Việt. Nhưng ít ai biết rằng, lá lốt là một vị thảo dược được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa viêm da cơ địa do chứa nhiều thành phần có công dụng kháng khuẩn, chống viêm như flavonoid, beta-caryophylen, benzyl axetat… Cách trị viêm da cơ địa từ lá lốt được nhiều bệnh nhân áp dụng nhất là đắp trực tiếp lá lốt lên vùng da bệnh. Bệnh nhân thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá lốt đem đi rửa sạch và ngâm nước muối trong khoảng 15 phút. Bước 2: Lá lốt sau khi ngâm, rửa vớt ra, đem đi xay nát hoặc giã nhuyễn với một chút muối ăn. Bước 3: Bệnh nhân làm sạch da rồi đem hỗn hợp lá lốt đắp lên da trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Bước 4: Lau khô da và thoa kem dưỡng ẩm. Bạn có thể thực hiện phương pháp này hằng ngày giúp giảm các biểu hiện ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ rất hiệu quả. Ngoài ra, uống nước lá lốt hoặc ăn các món ăn chế biến từ lá lốt cũng giúp tăng cường sức đề kháng, giảm các tác động có hại từ môi trường ảnh hưởng đến làn da của bạn. ☛ Chi tiết hơn tại bài viết: Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt có thực sự hiệu quả? Đắp cây vòi voi trị viêm da cơ địa có bội nhiễm Cây vòi voi là một loại thảo dược mọc nhiều ở vùng núi, có vị đắng nhẹ, tính mát. Sử dụng cây vòi voi chữa viêm da cơ địa là bài thuốc dân gian được rất nhiều người bệnh thực hiện để giảm sưng đau, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay. Ngoài ra, cây vòi voi còn có tác dụng giảm nhiễm trùng, bội nhiễm ở bệnh nhân viêm da cơ địa do nhiễm khuẩn. Có rất nhiều bài thuốc phổ biến chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi hiệu quả, nhưng người bệnh đánh giá cao nhất là cách đắp cây vòi voi trị viêm da cơ địa. Bệnh nhân có thể thực hiện theo các bước dưới đây: Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm cả lá và thân cây vòi voi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối trong 15 phút. Bước 2: Cắt nguyên liệu thành từng khúc nhỏ và đem giã nhuyễn hoặc xay nát. Bước 3: Rửa sạch da và đem hỗn hợp đã giã đem đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh trong khoảng 30 phút. Bước 4: Rửa lại với nước ấm. Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng vòi voi đem lại tác dụng trị bệnh rất tốt nhưng cần một thời gian dài mới phát huy công dụng. Không nên dùng cây vòi voi cho đối tượng viêm da cơ địa là phụ nữ mang thai hoặc trẻ em Lá bàng non giúp làm lành nhanh các vết thương Lá bàng non cũng là một trong những cây thuốc nam có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa rất tốt. Người ta đã tìm thấy trong lá bàng non có chứa rất nhiều tanin, flavonoid, phytosterol… là những hoạt chất có tác dụng làm lành nhanh các tổn thương da, kích thích tăng sinh các tế bào, đồng thời kháng viêm, ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát. Theo đó, dùng lá bàng non chữa viêm da cơ địa được áp dụng phổ biến trong dân gian và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực về hiệu quả mang lại. Bệnh nhân tiến hành theo các bước sau đây: Bước 1: Chuẩn bị 5 – 7 lá bàng non (nên hái vào buổi sáng sớm) đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút. Bước 2: Sau khi rửa sạch, đem lá bàng non đun sôi trong 10 phút với 2 lít nước sạch. Bước 3: Bệnh nhân dùng nước lá bàng non để tắm hoặc rửa vùng da bị bệnh trong khoảng 15 – 20 phút. Kiên trì áp dụng phương pháp này mỗi ngày giúp các triệu chứng viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Sài đất – vị thuốc Nam chữa viêm da cơ địa Sài đất là vị thảo dược có tính mát lành, chứa nhiều dưỡng chất có lợi với da nên được ứng dụng trong các bài thuốc trị viêm da cơ địa. Sài đất giúp giảm nhanh các cơn ngứa ngáy và các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Đây cũng là vị dược liệu rất lành tính nên bạn có thể yên tâm sử dụng với làn da nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai, người có cơ địa nhạy cảm. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá sài đất, rửa sạch và ngâm 15 phút trong nước muối loãng. Bước 2: Giã nát lá sài đất với một chút muối ăn. Bước 3: Rửa sạch vùng da bị bệnh và đắp trực tiếp hỗn hợp trên trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể nấu nước tắm lá sài đất cũng rất hiệu quả. Giảm ngứa ngáy, khô da với lá trầu không Lá trầu không là vị thuốc quen thuộc với các bệnh lý ngoài da như nổi mẩn ngứa, mề đay, dị ứng da… hay bệnh lý viêm da cơ địa. Với hàm lượng cao polyphenol và đặc biệt là các enzym superoxide effutase và catalase, lá trầu không giúp thúc đẩy quá trình tăng sinh các sợi Collagen – cấu trúc của tế bào da, giúp da mau lành. Đồng thời, hợp chất Eugenol có trong loại thảo dược này có đặc tính sát khuẩn mạnh, tiêu diệt được cả những vi khuẩn gây hại cho da như: E.coli, Streptococcus aureus… Cách thực hiện như sau: Bước 1: Lá trầu không đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên mặt lá. Bước 2: Cho lá trầu vào đun sôi với 2 lít nước và một ít muối ăn trong khoảng 20 phút để lá tiết ra hết các tinh dầu. Bước 3: Nước lá trầu không pha cùng nước lạnh để tắm, bệnh nhân cũng có thể dùng phần bã lá để xát nhẹ lên các vùng da bị bệnh. Với phương pháp này, người bệnh nên áp dụng ngày 2 lần và duy trì trong khoảng 1 tuần để đem lại hiệu quả trị liệu tối đa. Nước sắc lá đinh lăng – đẩy lùi viêm da cơ địa Được coi là vị thuốc quý trong kho tàng y dược học dân tộc, ngoài công dụng bổ huyết, ích khí, lá đinh lăng cũng có tác dụng trị viêm da cơ địa rất hiệu quả. Các nhà khoa học đã chỉ ra, lá đinh lăng có chứa Saponin, vitamin B1 và 13 loại axit amin, là những hoạt chất cần thiết cho hoạt động sản sinh kháng thể chống lại các tác động của bệnh viêm da cơ địa. Vì thế, dân gian lưu truyền bài thuốc sắc lá đinh lăng để uống hằng ngày giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi nhanh các triệu chứng viêm da cơ địa. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Chuẩn bị 40 – 50g lá đinh lăng khô hoặc tươi, đem rửa sạch với nước. Bước 2: Lá đinh lăng đem nấu với khoảng 1 – 2 lít nước trong khoảng 40 phút. Bước 3: Nước sắc lá đinh lăng dùng để uống, có thể thay nước lọc hằng ngày. Ưu – nhược điểm phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam được rất nhiều bệnh nhân tìm kiếm và áp dụng như một biện pháp thay thế thuốc tân dược. Tuy vậy, khi thực hiện các phương pháp này, bệnh nhân cần lưu ý những ưu điểm cũng như nhược điểm sau: Ưu điểm của phương pháp Nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên nên rất an toàn và lành tính với da, kể cả bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng. Với bệnh nhân viêm da cơ địa cần điều trị trong thời gian dài, bài thuốc ít gây tác dụng phụ với da. Giá thành rẻ, dễ tìm dễ mua nên phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân. Nhược điểm của các bài thuốc nam Bên cạnh những ưu điểm, các bài thuốc nam cũng có nhiều nhược điểm sau: Các bài thuốc nam phát huy công dụng chậm, cần điều trị trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả. Chỉ áp dụng cho các trường hợp viêm da cơ địa nhẹ và vừa. Với vùng da bị viêm nặng, có tổn thương thì không nên áp dụng các phương pháp này. Tác dụng của các phương pháp này còn hạn chế, chỉ làm giảm các triệu chứng bên ngoài, không điều trị triệt để bệnh. Bệnh vẫn có thể tái phát khi gặp yếu tố thuận lợi. Hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và đáp ứng điều trị của từng người bệnh. Các phương pháp này chỉ mang tính hỗ trợ, không thay thế được chỉ định điều trị của bác sĩ. Điều trị triệt để viêm da cơ địa với kem bôi Sodermix Khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm của phương pháp dân gian, kem bôi Sodermix là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân mắc viêm da cơ địa. Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp là liệu pháp hoàn toàn không chứa Corticoid, hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên Sodermix rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa chiết xuất từ cà chua xanh có tên Enzyme Superoxide Dismutase (SOD). Hoạt chất này được chứng minh là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm da cơ địa, ngứa ngoài da, mề đay… Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Kem Sodermix thuộc số ít các sản phẩm trên thị trường đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ “XEM TẠI ĐÂY” hoặc  “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà! Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về chữa viêm da cơ địa bằng thuốc nam. Hi vọng sau bài viết này, bệnh nhân sẽ tìm được phương pháp hiệu quả giúp đánh bay bệnh lý viêm da cơ địa. Chia sẻ

Hiểu hơn bệnh á sừng ở tay sau vài phút!

Vị trí phổ biến nhất của bệnh á sừng là tay. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức, mệt mỏi đặc biệt là mất thẩm mỹ. Bệnh không khó điều trị nhưng lại dễ tái phát. Cùng Sodermix tìm hiểu về chứng á sừng ở tay trong nội dung dưới đây nhé! Mục lụcBệnh á sừng ở tay là gì?Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh á sừng ở bàn tayDi truyềnCơ địa dị ứngThay đổi nội tiết tốTình trạng của daBiểu hiện của bệnh á sừng ở bàn tayBệnh á sừng ở tay có nguy hiểm không?Bệnh á sừng ở tay có lây không?Cách điều trị bệnh á sừng ở tayChăm sóc bảo vệ da tayThuốc tây trong trị bệnh á sừng ở tayMột số lưu ý để ngăn chặn bệnh á sừng ở tay tái phátSodermix – Kem bôi có hiệu quả cao trong trị bệnh á sừng ở tay Bệnh á sừng ở tay là gì? Bệnh á sừng ở bàn tay thuộc nhóm viêm da cơ địa đặc trưng bởi hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da ở tay chưa chuyển hoá hoàn toàn tạo thành các tế bào chết đặc biệt là nhân và nguyên sinh chất vẫn chưa teo đi, kết quả tạo ra các mảng sừng lớn bong ra khỏi bề mặt da. Bệnh thường có ở tay gồm: Á sừng bàn tay, ngón tay, móng tay, khuỷu tay, lòng bàn tay. Bệnh á sừng ở bàn tay khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh á sừng ở bàn tay Các nguyên nhân gây bệnh á sừng bàn tay có thể kể đến như: Di truyền Trong gia đình có cha, mẹ hoặc cả 2 mắc bệnh á sừng thì khả năng rất cao là sinh ra con cũng mắc bệnh khi có các điều kiện thuận lợi và yếu tố nguy cơ của bệnh. Mặc dù cơ chế di truyền vẫn chưa được làm rõ nhưng đặc điểm này sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị tốt hơn. Cơ địa dị ứng Cơ địa dị ứng với các tác nhân từ môi trường như: Thời tiết, hoá chất, mỹ phẩm, nguồn nước ô nhiễm, lông chó mèo, bụi bẩn… kèm theo sự nhạy cảm của hệ thống miễn dịch thì khả năng mắc bệnh cũng sẽ cao hơn. Khi bàn tay tiếp xúc nhiều với chất tẩy rửa sẽ có thể mắc bệnh á sừng ở bàn tay Thay đổi nội tiết tố Đối với trẻ em ở độ tuổi dậy thì hay phụ nữ sau mang thai, lượng hormone bị thay đổi đột ngột sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể trong đó có da. Lúc này thành phần da sẽ thay đổi tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân và gây bệnh Tình trạng của da Khi thành phần cấu tạo của lớp da tay thiếu hụt các chất như vitamin A,E,C,D,… cũng là nguyên nhân gây bệnh. Với người bệnh có da tay tăng tiết mồ hôi thì đây cũng là môi trường thuận lợi cho các loại nấm da và vi khuẩn sinh sống tăng nguy cơ gây bệnh. Biểu hiện của bệnh á sừng ở bàn tay Dưới đây là những biểu hiện điển hình của bệnh á sừng ở tay mà bạn cần lưu ý để nhận biết về tình trạng bệnh của bản thân: Da khô ráp: Đây là dấu hiệu đầu tiên mà bạn có thể nhận thấy ở bàn tay. Biểu hiện là vùng da dày lên, khô ráp chênh lệch hoàn toàn so với vùng da tương ứng khác. Ngứa da tay: xuất hiện ngay tại vị trí vùng da khô ráp, ngứa nghiêm trọng tăng theo mức độ bị bệnh. Mảng bong tróc: Do lớp sừng dày lên, chồng lên nhau sau đó bong ra tạo thành các mảng lớp màu trắng với số lượng nhiều. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh á sừng ở tay kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu cho người bệnh. Nứt nẻ và chảy máu da: Da bong tróc nhiều và sớm khiến lớp da mỏng và dễ bị nứt nẻ chảy máu nhất là vào mùa đông và tiếp xúc với hoá chất tẩy rửa mạnh. Mụn nước: Do gãi nhiều làm da bệnh nhân tổn thương tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm xuất hiện những mọng nước li ti và cũng tạo nên vòng xoắn bệnh lý. Tiếp tục như vậy khiến da xù xì, biến dạng. Cơ thể mệt mỏi: Do bệnh tiến triển xấu và ngứa ngáy nhiều khiến bạn khó chịu lo lắng về tình trạng bệnh, chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi xuất hiện các triệu chứng trên đặc biệt là tình trạng khô nứt nẻ diện rộng, chảy máu, nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng, sưng tấy đỏ và xuất hiện mủ người bệnh cần đi khám ngay, tránh biến chứng do á sừng gây ra. ☛ Chi tiết hơn: Dấu hiệu chi tiết giúp nhận biết bệnh á sừng chính xác Bệnh á sừng ở tay có nguy hiểm không? Với tính chất đặc thù của bệnh là bong tróc lớp sừng của da nên á sừng ở tay không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe cũng như tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan. Nếu á sừng ở tay không được chữa trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như: Suy giảm chức năng bảo vệ của da: Khi bị bệnh các thành phần cấu tạo của da bị biến đổi gây mất cân bằng điện giải khiến da không thể thực hiện được chức năng bảo vệ cơ thể, lúc này vi khuẩn sẽ dễ xâm nhập và gây bệnh hơn. Mất thẩm mỹ: Khi bị bệnh da trở nên khô ráp bong vảy thậm chí là nứt nẻ khiến da trông xấu hơn làm bạn mất tự tin khi đi làm, đi học, vui chơi. Hoại tử da: Da có chức năng bảo vệ cơ thể bài tiết các chất độc qua lỗ chân lông, tuy nhiên khi mắc bệnh da sẽ bị tổn thương gây bít tắc làm các chất cặn và mồ hôi không thoát ra ngoài được ứ đọng ở dưới da. Gây ra cảm giác khó chịu ngứa ngáy khiến người bệnh phải gãi liên tục, lúc này da sẽ bị trầy xước do vết gãi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng làm da bị hoại tử. Nhiễm trùng máu: Bề mặt da tay bị tổn thương nứt rách tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn như: liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh,… xâm nhập và đi sâu vào mạch máu gây nhiễm trùng huyết. Đây có thể coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh vì tiên lượng khá xấu Nhiễm trùng da là biến chứng thường gặp của bệnh á sừng ở bàn tay Qua những biến chứng nguy hiểm kể trên bạn cần hết sức chú ý đến tình trạng da tay của mình, nếu phát hiện một trong các dấu hiệu của bệnh cần liên hệ với các chuyên gia về da liễu để được tư vấn và giải quyết kịp thời. Bệnh á sừng ở tay có lây không? Bệnh á sừng ở tay không phải là bệnh thuộc nhóm bệnh lây nhiễm nên bệnh không có khả năng lây truyền từ người này qua người khác. Tuy nhiên bệnh có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh của cơ thể nên bạn cần đặc biệt quan tâm đến việc điều trị để tránh hiện tượng này. Bệnh còn do yếu tố di truyền nên bố mẹ từng mắc bệnh cũng nên đặc biệt lưu ý đến con cái của mình vì khả năng con cái mắc bệnh có thể lên đến 50%. Ngoài ra, các thành viên trong cùng một gia đình có thể cùng mắc bệnh á sừng ở tay là do có sự giống nhau nhất định trong cách sinh hoạt và điều kiện sống trong nhà. ☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh á sừng liệu có tự khỏi, bao lâu thì khỏi? Cách điều trị bệnh á sừng ở tay Theo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực da liễu bệnh á sừng ở bàn tay hoàn toàn chữa được nhưng để đạt được hiệu quả trị bệnh cao thì thường mất khá nhiều thời gian nên bạn cần kiên trì và tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ. Chăm sóc bảo vệ da tay Dưỡng ẩm da là việc làm cần thiết nhằm giảm triệu chứng của bệnh Để bệnh được điều trị dứt điểm và rút ngắn thời gian điều trị thì bạn cần thực hiện những nội dung sau: Bảo vệ da tay: Tránh để da tay bị tổn thương sẽ giúp hạn chế tối đa khả năng lây lan rộng của vùng da bị bệnh. Để làm tốt việc này bạn cần tránh chà xát da tay, giảm thiểu việc gãi ngứa nếu không được có thể sử dụng thuốc làm giảm ngứa như thuốc bôi Acrylate Cấp ẩm cho da: Việc làm này sẽ giúp vùng da tay bị tổn thương đang khô ráp bong tróc trở nên dịu nhẹ mềm, ẩm. Bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm da bôi trực tiếp lên vết thương. Đây là cách làm đơn giản mà nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Hạn chế vết thương tiếp xúc với nước: Bạn cần dùng khăn sạch để lau khô vùng da tay bị tổn thương đặc biệt là ở các kẽ của ngón tay nơi nước ứ đọng nhiều. Không ngâm tay trong nước muối: Tính sát khuẩn da mạnh của nước muối sẽ khiến da tổn thương nặng thêm. Bổ sung nhiều nước nhiều: Bệnh á sừng ở bàn tay đặc trưng bởi hiện tượng khô da, vì vậy việc uống nhiều nước sẽ cung cấp độ ẩm cho da làm da mềm mại, tăng hiệu quả điều trị bệnh. Thuốc tây trong trị bệnh á sừng ở tay Thuốc kháng histamine có tác dụng điều trị bệnh nhanh nhưng lại gây hoa mắt chóng mặt Các loại thuốc sử dụng trong điều trị bệnh sẽ được các bác sĩ cân nhắc xây dựng phác đồ điều trị dựa trên những vấn đề như: Cơ địa của người bệnh, khả năng đáp ứng thuốc, thời gian bị bệnh, mức độ tiến triển của bệnh,… Dưới đây là những loại thuốc thường xuyên được sử dụng: Nhóm thuốc corticoid: Thuốc có tác dụng chống viêm, cấp ẩm và ngăn chặn quá trình sừng hoá giúp điều trị bệnh tối ưu, thuốc thường được chỉ định trong trường hợp bệnh chuyển nặng. Các loại thuốc tiêu biểu trong nhóm này bao gồm: Fexofenadin, Prednisolon,… Thuốc Salicylic acid: Là thuốc dưới dạng kem bôi ngoài da, có tác dụng cấp ẩm, giảm lớp sừng hoá và chống nhiễm khuẩn. Thuốc kháng histamin: Là thuốc thường được sử dụng vì thuốc đem lại hiệu quả cao và thời gian trị bệnh nhanh. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bạn cần nghỉ ngơi tinh thần thoải mái, ở nơi điều kiện thoáng mát vì thuốc này gây tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt. Thuốc chống nấm: Do da ẩm ướt là điều kiện phát triển cho nấm trên da nên việc sử dụng thuốc nhóm này cũng là cần thiết. Một số thuốc nhóm này được kể đến như: Imidazol, nizoral,… Thuốc điều hoà miễn dịch và kháng sinh: Là thuốc có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn cản sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Một số thuốc thuộc nhóm này như: pimecrolimus, tacrolimus,… Việc sử dụng thuốc tuy có hiệu quả điều trị cao và thời gian nhanh nhưng lại mang nhiều rủi ro do tác dụng phụ nguy hiểm mà thuốc mang lại. Vì vậy bạn cần nói với bác sĩ cụ thể về tình trạng sức khoẻ của bản thân để tìm ra phương pháp trị bệnh một cách phù hợp. ☛ Tham khảo thêm: Lựa chọn thuốc bôi trị á sừng như thế nào? Một số lưu ý để ngăn chặn bệnh á sừng ở tay tái phát Bệnh á sừng ở tay tuy có thể chữa được nhưng lại rất dễ có khả năng tái phát vì vậy bên cạnh việc phát hiện điều trị bệnh kịp thời đúng cách bạn cũng cần xây dựng những thói quen tốt để tránh bệnh tái phát dai dẳng khó điều trị. Uống nhiều nước: Nên uống trên 2 lít nước 1 ngày nhằm tăng độ ẩm cho da, tránh khô ráp, nổi sần. Ăn uống đầy đủ: Cần bổ sung thức ăn hợp lý để cơ thể khỏe mạnh xây dựng hệ miễn dịch tốt. Bổ sung các loại hoa quả: Giúp cung cấp các loại vitamin, khoáng chất,… Bỏ thói quen chà xát tay: không chà xát tay mạnh, chỉ rửa tay khi cần thiết. Loại bỏ các thức ăn thường gây dị ứng ra khỏi khẩu phần như thịt bò, cá ,tôm, cua,… Không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,… vì sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da đặc biệt là bàn tay hay những nơi đã từng mắc bệnh. Uống nhiều nước giúp cung cấp độ ẩm cho da và giảm thiểu triệu chứng của bệnh ☛ Tham khảo thêm: Bị á sừng nên ăn gì kiêng gì? Sodermix – Kem bôi có hiệu quả cao trong trị bệnh á sừng ở tay Việc sử dụng thuốc tây đạt hiệu quả cao nhưng lại mang đến nhiều tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh. Bởi lý do này mà các chuyên gia  tại bệnh viện ở Pháp đã nghiên cứu và đưa ra thị trường kem bôi Sodermix với hiệu quả tốt hơn và hoàn toàn không có tác dụng phụ. Kem bôi Sodermix là sản phẩm an toàn do sự kết hợp từ tự nhiên của cà chua xanh và quả bơ hoàn toàn từ tự nhiên và cũng được kiểm chứng hoàn toàn không sử dụng corticoid trong thành phần của kem. Sản phẩm được Bộ Y Tế Việt Nam cấp phép cho nhập khẩu và được đưa vào sử dụng ở nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện da liễu trung ương,… Kem bôi Sodermix có tác dụng hiệu quả và an toàn trong trị bệnh á sừng ở bàn tay Là sản phẩm được đánh giá cao về hiệu quả trong trị bệnh á sừng bàn tay, á sừng ngón tay, á sừng móng tay do tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của lớp sừng hoá và làm liền vết thương nhanh chóng. Bên cạnh đó kem bôi còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da và giảm ngứa cho bệnh nhân. Vì vậy là kem bôi Sodermix đã được nhiều khách hàng biết đến và tin cậy sử dụng trong điều trị bệnh á sừng ở tay. Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ “XEM TẠI ĐÂY” hoặc  “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà! Lời kết: Trên đây là những nội dung quan trọng giúp bạn hiểu thêm về bệnh á sừng ở tay. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn cho mình phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn phù hợp với bản thân nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về bệnh hãy liên hệ ngay để được tư vấn cũng như giải quyết kịp thời nhé! Bài viết tham khảo: https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-a-sung-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-ieu-tri https://vetmed.iastate.edu/vdpam/FSVD/swine/index-diseases/parakeratosis#:~:text=Parakeratosis%20is%20a%20zinc%2d Responsive,a%20 relative%20 deficiency%20of%20zinc. https://www.nature.com/articles/modpathol201052 Chia sẻ

Phác đồ chẩn đoán và điều trị tổ đỉa - 5 phút để hiểu nhanh!

Tổ đỉa là bệnh lý dai dẳng kéo dài, gây khó chịu cho bệnh nhân nên cần được thăm khám và điều trị sớm. Bạn muốn thăm khám nhưng vẫn còn phân vân, thắc mắc về các bước chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa của bác sĩ? Đừng lo lắng, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có được thông tin đầy đủ nhất nhé! Mục lụcTổ đỉa là bệnh gì?Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?Khi nào bệnh nhân nên đi khám bác sĩ?Chẩn đoán tổ đỉa như thế nào?Chẩn đoán lâm sàngChẩn đoán phân biệtPhác đồ giúp điều trị bệnh tổ đỉaChườm lạnh giúp khô nhanh mụn nướcSử dụng Corticosteroid giúp kiểm soát nhanh triệu chứng bệnhThuốc chống ngứa làm giảm khó chịuGiảm tình trạng khô da với kem dưỡng ẩmThuốc điều trị nhiễm trùngLưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị tổ đỉaKem bôi Sodermix – giải pháp đẩy lùi bệnh tổ đỉa hiệu quả Tổ đỉa là bệnh gì? Hình ảnh minh họa bệnh tổ đỉa Tổ đỉa (còn được gọi là chàm tổ đỉa) là một bệnh lý viêm da cơ địa rất phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều hơn ở những người có cơ địa nhạy cảm, có biểu hiện đặc trưng là các đốm mụn nước đi kèm tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt rất khó chịu dưới da. Các triệu chứng này thường xuất hiện nhiều ở chân, tay, mu bàn tay, bàn chân, móng tay… Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến bệnh nhân rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, bệnh tổ đỉa được đánh giá là căn bệnh dai dẳng, dễ tái phát khi gặp các yếu tố thuận lợi như: thời tiết, bụi bẩn, dị ứng… Vì thế, khi nhận thấy triệu chứng bệnh tổ đỉa, bệnh nhân cần đi khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời, làm giảm khó chịu, ngăn ngừa tổ đỉa tiến triển, lan rộng. ☛ Chi tiết tìm hiểu tại: Bệnh tổ đỉa Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không? Khi đánh giá mức độ nguy hiểm, bệnh tổ đỉa chỉ là bệnh lý ngoài da nên thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, bệnh lại là căn bệnh phiền phức, gây khó chịu đối với sinh hoạt ngày thường của bệnh nhân. Các triệu chứng của bệnh làm cho bệnh nhân có cảm giác “ngứa như điên”, thậm chí đau rát, kích thích phản xạ gãi ngứa, cọ xát, ở các vùng da có xuất hiện mụn nước. Lâu dài, đây có thể là nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể, mất ngủ… ở nhiều bệnh nhân. Các chuyên gia đánh giá tổ đỉa là bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái đi tái lại nhiều lần và khó điều trị. Trong một số trường hợp, tổ đỉa có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh nhân không được điều trị, thăm khám kịp thời: Ngứa ngáy, mụn nước, tróc da gây mất thẩm mỹ, bệnh nhân vừa khó chịu, stress, mất ăn mất ngủ, vừa mất tự tin khi giao tiếp. Biến dạng móng tay. Nhiễm trùng da: thói quen chà xát, cào gãi của bệnh nhân có thể làm tổn thương vùng da bị bệnh, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm… dễ dàng xâm nhập và gây hại. Khi nào bệnh nhân nên đi khám bác sĩ? Nếu nhận thấy các triệu chứng sau, bệnh nhân nên đi khám sớm nhất: Tổ đỉa không kiểm soát được bằng các biện pháp đang dùng. Tổ đỉa gây ngứa, đau rát… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt. Tổ đỉa có kèm theo chảy mủ, sưng đỏ… nghi ngờ bội nhiễm. Chẩn đoán tổ đỉa như thế nào? Khi đi thăm khám, các bác sĩ, chuyên gia da liễu sẽ chẩn đoán bệnh tổ đỉa dựa trên các tiêu chí sau đây: Chẩn đoán lâm sàng Quan sát triệu chứng bệnh Đầu tiên, các bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng lâm sàng bên ngoài của bệnh: Xuất hiện mụn nước mọc thành đám dưới da. Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt rất khó chịu dưới da, nếu gãi nhiều có thể gây đau rát. Sau một thời gian, mụn nước khô se lại, hình thành vùng da dày cứng, sần sùi, nhanh tróc vảy. Có thể xuất hiện dịch nhầy xung quanh mụn nước. Nhờ đó, các bác sĩ có thể nhận biết chính xác tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải có phải bệnh tổ đỉa hay không. Đồng thời, dựa vào các triệu chứng bên ngoài có thể đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tổ đỉa mà bệnh nhân mắc phải. Hỏi bệnh Song song với quá trình quan sát các triệu chứng của bệnh, bác sĩ, chuyên gia da liễu sẽ đặt cho bệnh nhân những câu hỏi giúp kết quả chẩn đoán bệnh chính xác hơn: Tiền sử bệnh của người bệnh và người thân trong gia đình Việc khai thác tiền sử bệnh giúp nhanh chóng xác định bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải có thể dẫn tới nguy cơ bùng phát tổ đỉa. Những người có cơ địa dị ứng có khả năng mắc tổ đỉa cao hơn. Hoặc với những bệnh nhân đang mắc tổ đỉa, bác sĩ có thể hỏi bạn về lần tái phát gần đây nhất. Với những bệnh nhân trong gia đình có người mắc tổ đỉa, rất có khả năng bệnh nhân cũng mắc bệnh lý này. Một nghiên cứu cho thấy: gia đình nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tổ đỉa, tỉ lệ di truyền bệnh cho con là 8%, nếu cả bố và mẹ cùng mắc, tỉ lệ đó lên đến 47%. Thói quen, công việc hằng ngày Một số thói quen xấu và môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều khói bụi, phấn hoa, hóa chất, chất tẩy rửa… có thể là yếu tố nguy cơ phá hủy hàng rào bảo vệ da, làm kích thích các phản ứng viêm của cơ thể gây bệnh tổ đỉa. Chẩn đoán phân biệt Xét nghiệm test dị ứng kháng nguyên Trong trường hợp nghi ngờ bệnh tổ đỉa xảy ra do nguyên nhân dị ứng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện Test áp – một loại xét nghiệm giúp kiểm tra phản ứng dị ứng. Test dị ứng kháng nguyên giúp xác định tác nhân gây dị ứng Phương pháp này sử dụng một số mẫu dị nguyên có sẵn vốn là tác nhân gây tình trạng dị ứng thường gặp với đa số người. Khi tiếp xúc với người bệnh, nếu bạn có phản ứng với dị nguyên nào, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên trong máu. Nhờ đó, bác sĩ có thể xác định loại dị nguyên mà bạn bị dị ứng, có thể là nguyên nhân gây tổ đỉa, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp. Các xét nghiệm khác Xét nghiệm vi sinh Trong trường hợp bệnh nhân bị tổ đỉa do nguyên nhân vi sinh vật gây hại hoặc tổ đỉa gây bội nhiễm, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm vi sinh để tìm ra căn nguyên gây bệnh. Dựa trên mẫu bệnh phẩm là vùng da bị tổ đỉa, dịch rỉ viêm… xét nghiệm vi sinh sẽ phân tích, chẩn đoán hình ảnh vi sinh vật. Các kết quả này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất với tình trạng bệnh của bạn. Sinh hóa máu Một bộ phận nhỏ bệnh nhân bị tổ đỉa mắc bệnh do nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể như: đái tháo đường, suy gan, suy thận… làm giảm sức đề kháng, giảm chức năng đào thải độc tố của cơ thể. Các chất độc không được chuyển hóa và đào thải sẽ dưới da cùng với sự suy giảm của hàng rào bảo vệ da của cơ thể là những yếu tố dẫn tới bùng phát bệnh tổ đỉa. Dựa vào kết quả sinh hóa máu, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu tổ đỉa có liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể hay không. Nếu có, các phương án điều trị sẽ tập trung vào bệnh lý tiềm ẩn trước, việc điều trị tổ đỉa lúc này chỉ là các biện pháp giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh. ☛ Có thể bạn quan tâm: Tổ đỉa có tự khỏi được không? Phác đồ giúp điều trị bệnh tổ đỉa Với những kết quả ban đầu chẩn đoán được, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa cho bệnh nhân. Tùy từng bệnh nhân với tình trạng bệnh và mức độ của bệnh tổ đỉa khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định điều trị phù hợp. Nhưng nhìn chung, nguyên tắc điều trị bệnh tổ đỉa bao gồm: Làm giảm các triệu chứng bệnh: ngứa, nổi mụn nước. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, vi nấm… Phòng ngừa nguy cơ tái phát và lan rộng bệnh. Các biện pháp khắc phục tổn thương và nâng cao nền tảng sức khỏe cho người bệnh. Cụ thể như sau: Chườm lạnh giúp khô nhanh mụn nước Với bệnh nhân tổ đỉa nhẹ và trung bình, các triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt do mụn nước có thể gây khó chịu. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chườm lạnh vừa giảm ngứa ngáy, khó chịu, vừa giúp khô nhanh mụn nước, hạn chế lây lan. Theo đó, bệnh nhân nên chườm lạnh 15 phút, từ 2 – 4 lần mỗi ngày bằng đá lạnh bọc trong khăn sạch. Khi thực hiện biện pháp này, người bệnh cần lưu ý tránh ma sát quá nặng tay, có thể làm cho mụn nước bị vỡ gây đau và làm nặng thêm bệnh tổ đỉa. Sử dụng Corticosteroid giúp kiểm soát nhanh triệu chứng bệnh Sau khi chườm lạnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc Corticoid có tác dụng chống viêm, loại bỏ tình trạng nổi mụn nước, ngứa ngáy nhanh chóng. Một số thuốc thường được kê đơn là: Fluocinolone acetonide, Dexamethason… Mặc dù giúp giảm nhanh các triệu chứng tổ đỉa nhưng Corticoid lại là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ có hại với da: mài mòn, làm mỏng da, làm giãn các mạch máu li ti dưới da gây xung huyết, da đỏ, nổi mụn li ti… Nếu dùng kéo dài, Corticoid có thể làm nặng hơn tình trạng tổ đỉa do ức chế quá mức các phản ứng viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm… ☛ Có thể bạn muốn biết: Thuốc trị tổ đỉa lựa chọn thế nào cho tốt? Thuốc chống ngứa làm giảm khó chịu Tình trạng ngứa ngáy do tổ đỉa khiến nhiều bệnh nhân cực kì khó chịu, mệt mỏi, stress thậm chí mất ăn mất ngủ vì ngứa. Các thuốc chống ngứa thường được kê đơn để làm giảm khó chịu, cũng như hạn chế phản xạ gãi ngứa khiến da tổn thương, làm bệnh nặng hơn. Trong đó, nhóm thuốc kháng Histamin thường được ưu tiên, giúp chống lại sự hình thành của Histamine – chất gây viêm nội bào, nguyên nhân chính gây ra ngứa ngáy ở bệnh nhân tổ đỉa. Giảm tình trạng khô da với kem dưỡng ẩm Những nghiên cứu của Y học cho thấy, kem dưỡng ẩm giúp giảm khô da, từ đó giảm tình trạng bệnh tổ đỉa và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Vì thế, bác sĩ khuyên bệnh nhân tổ đỉa nên duy trì thói quen dưỡng ẩm hằng ngày sau khi tắm, rửa tay… với kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da. Thuốc điều trị nhiễm trùng Với bệnh nhân tổ đỉa có kèm theo triệu chứng nhiễm trùng, đơn thuốc sẽ có thêm các thuốc kháng sinh như: Penicillin (Ticarcilin hoặc Carbenicilin) hoặc các Cephalosporin (Cefixim, Ceftriaxon và Cefuroxim) cho bệnh nhân bị dị ứng Penicillin. Một số trường hợp bệnh nhân không bị bội nhiễm, nhưng bác sĩ vẫn chỉ định các thuốc điều trị nhiễm trùng ngoài da để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị tổ đỉa Phần lớn những ca bùng phát hoặc tái phát bệnh tổ đỉa là do các thói quen sinh hoạt không tốt của người bệnh gây ra. Do đó, bên cạnh hướng dẫn điều trị cụ thể của bác sĩ, để bệnh tổ đỉa mau lành, hạn chế tái phát thì những lưu ý khi chăm sóc người bệnh tại nhà cũng quan trọng không kém. Bệnh nhân hãy note lại ngay những lưu ý sau: Thay đổi thói quen có hại Một số thói quen không tốt có thể làm tình trạng tổ đỉa nặng hơn như: Khi vệ sinh, tắm rửa, người bệnh thường chà xát mạnh có thể gây bong tróc, tổn thương vùng da bị bệnh. Thói quen cào gãi, ma sát khi bị ngứa hoặc chọc vỡ mụn nước có thể gây sứt, tổn thương da, vừa làm tăng tình trạng tổ đỉa, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Thói quen sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều dùng ở một số bệnh nhân cũng có thể là yếu tố làm tăng tình trạng kháng thuốc, gây nhiều tác dụng phụ, thậm chí thất bại trong điều trị, khiến tổ đỉa tiến triển nặng hơn. Hạn chế tiếp xúc Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với một số yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tổ đỉa như: nước bẩn, đất bẩn, chất tẩy rửa, hóa chất… Khi bắt buộc phải tiếp xúc các chất này, bạn nên có các biện pháp phòng tránh như đeo bao tay, quần áo bảo hộ lao động… Trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cũng nên chọn lựa các loại sữa tắm, xà phòng có tính dịu nhẹ, ít gây kích ứng cho da. Chế độ kiêng ăn – nên ăn Chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa. Một số thực phẩm bệnh nhân tổ đỉa nên ăn là: Thực phẩm giàu Vitamin A: đu đủ, rau diếp, dầu cá… Thực phẩm nhiều Vitamin C: cam, chanh, quýt, ổi… Thực phẩm giàu Kẽm: ngũ cốc, các loại hạt, gan lợn… Ngoài ra, một số thực phẩm có thể làm tăng tình trạng ngứa, dị ứng, tái phát tổ đỉa bệnh nhân nên tránh như: Thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt chó, da gà, nhộng tằm… Các loại hải sản: tôm, cua, ốc… Các gia vị cay nóng: tiêu, ớt… Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá… Tập luyện giúp tăng cường sức đề kháng Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn hằng ngày giúp bạn có được nền tảng sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng. 30 phút thể dục, thể thao mỗi ngày giúp bạn thư giãn, giảm Stress, cũng như phòng ngừa tổ đỉa tái phát hiệu quả. Phác đồ điều trị tổ đỉa chỉ tập trung vào điều trị các triệu chứng mà không tiêu diệt triệt để căn nguyên gây bệnh. Bệnh nhân cần điều trị lâu dài với thuốc Corticoid – một nhóm thuốc được coi là gây rất nhiều tác dụng phụ có hại cho da. Khi đó, bạn cần một giải pháp khác vừa đạt hiệu quả đẩy lùi bệnh tổ đỉa, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bệnh nhân có thể tham khảo kem bôi Sodermix – liệu pháp điều trị các bệnh lý tổ đỉa, viêm da cơ địa hàng đầu hiện nay. Kem bôi Sodermix – giải pháp đẩy lùi bệnh tổ đỉa hiệu quả Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và là liệu pháp chữa tổ đỉa hoàn toàn không chứa Corticoid. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da. Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa chiết xuất từ cà chua xanh có tên Enzyme Superoxide Dismutase (SOD), được các chuyên gia đánh giá là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm, ngứa ngoài da. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa của Sodermix cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn. Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Hiệp hội Da liễu Croatica đã chứng minh: kem Sodermix vừa kéo dài thời gian khởi phát cơn ngứa, đồng thời làm giảm thời gian ngứa và mức độ ngứa rất hiệu quả. Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ “XEM TẠI ĐÂY” hoặc  “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà! Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về phác đồ chẩn đoán và điều trị tổ đỉa. Rất mong đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nào về tình trạng tổ đỉa, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh kéo dài làm bệnh có nguy cơ lây lan, bội nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema https://www.dieutri.vn/chandoanbenhda/to-dia-chan-doan-va-dieu-tri https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema#home-remedies Chia sẻ

Bật mí cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt hiệu quả nhất!

Khi mắc viêm da cơ địa, bệnh nhân có xu hướng tìm các biện pháp dân gian vì tính an toàn và dễ thực hiện. Trong đó, phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt được rất nhiều người bệnh áp dụng thực hiện. Vậy, phương pháp này thực hiện như thế nào? Có thực sự hiệu quả như lời đồn? Tất cả thông tin bạn cần sẽ có trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé! ☛ Tìm hiểu trước: Viêm da cơ địa là gì? Mục lụcChữa viêm da cơ địa bằng lá lốt có hiệu quả không?Top 5 cách trị viêm da cơ địa từ lá lốtChữa viêm da cơ địa bằng cách đắp trực tiếp lá lốtXông hơi lá lốt đẩy lùi nhanh viêm da cơ địaNước lá lốt – bài thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quảTrị viêm da cơ địa bằng cách tắm nước lá lốtMón ăn từ lá lốt – khắc phục triệu chứng viêm da cơ địaLưu ý khi sử dụng lá lốt trị viêm da cơ địaKem bôi Sodermix – giải pháp hoàn hảo cho viêm da cơ địa Chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt có hiệu quả không? Lá lốt là loại thực vật quen thuộc với gia đình người Việt. Không chỉ là nguyên liệu chế biến những món ăn ngon, mà đây còn là loại thảo dược xuất hiện nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh ngoài da. Đến nay, chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt vẫn là phương pháp được rất nhiều người bệnh thực hiện. Hình ảnh lá lốt – vị thuốc dân gian trị viêm da cơ địa Đông Y quan niệm, lá lốt có vị cay, tính ấm, chứa nhiều chất thơm, thường được dùng để ôn trung, tán hàn, hạ khí chỉ thống… nên có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa khi thời tiết chuyển lạnh, các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy… Theo những nghiên cứu của y học hiện đại, khi phân tích chiết xuất lá lốt, người ta tìm thấy rất nhiều các hoạt chất như beta-caryophylen, flavonoid, benzyl axetat, alkaloid… Đây là những hoạt chất có trong các chế phẩm thuốc tân dược ngày nay giúp giảm đau, chống viêm, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương trên da. Bên cạnh đó, lá lốt còn là loại thực phẩm rất giàu các chất như Vitamin C, Kali, Sắt… giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trước những tác động bất lợi của thời tiết, chống lại sự xâm nhập và gây hại vi khuẩn. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn và ức chế hoạt động của vi khuẩn trên bề mặt da. Với những đặc điểm trên đây, có thể khẳng định: lá lốt là loại thảo dược đem lại hiệu quả điều trị viêm da cơ địa. Tuy vậy, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ viêm da và cơ địa của người bệnh. Bệnh nhân cũng cần lưu ý, khi muốn áp dụng phương pháp này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Top 5 cách trị viêm da cơ địa từ lá lốt Nguyên liệu thiên nhiên đơn giản, an toàn, cách thực hiện dễ dàng nên rất nhiều bệnh nhân tìm kiếm và thực hiện cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt. Dưới đây là những cách trị viêm da cơ địa từ lá lốt hiệu quả nhất hiện nay, bạn có thể tham khảo: Chữa viêm da cơ địa bằng cách đắp trực tiếp lá lốt Đắp trực tiếp lá lốt lên da là cách thực hiện tuy đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn. Khi áp dụng cách này, các dưỡng chất có trong lá lốt như beta-caryophylen, flavonoid… sẽ thẩm thấu trực tiếp vào vùng da bị bệnh. Nhờ đó, chúng giúp chống viêm, giảm nhanh tình trạng mẩn đỏ, mụn ngứa, mề đay trên da. Cách thực hiện rất đơn giản: Bước 1: Bạn cần chuẩn bị một nắm lá lốt tươi, ngâm rửa sạch với nước muối rồi để cho ráo nước. Bạn nên chọn những lá già, có màu xanh đậm sẽ chứa nhiều dưỡng chất hơn. Bước 2: Giã nát lá lốt rồi đem đắp lên vùng da bị bệnh đã được vệ sinh, sát khuẩn trong khoảng 15 – 20 phút. Bước 3: Rửa lại với nước sạch và thoa thêm một lớp kem dưỡng ẩm dịu nhẹ với làn da. Với cách này, bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để bài thuốc phát huy công dụng tốt nhất. Xông hơi lá lốt đẩy lùi nhanh viêm da cơ địa Như đã nói ở trên, lá lốt chứa lượng lớn các tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng của cơ thể. Phương pháp xông hơi lá lốt là phương pháp giúp bay hơi và lan tỏa các tinh dầu trong lá lốt, tạo điều kiện để làn da thẩm thấu và hấp thu các tinh dầu này. Nhờ đó, cơ thể được cung cấp những hoạt chất cần thiết để đẩy lùi nhanh bệnh viêm da cơ địa. Bệnh nhân có thể thực hiện theo các bước dưới đây: Bước 1: Bạn cần có một nắm lá lốt lớn đem rửa sạch, sau đó đem ngâm 15 phút với nước muối loãng. Bước 2: Vò nhẹ lá lốt rồi đem đun sôi với nước trong khoảng 15 phút. Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm da cơ địa rồi thực hiện xông cho vùng da đang bị viêm, ngứa. Trong quá trình xông, bạn nên dùng một tấm khăn lớn để đậy, đồng thời giữ khoảng cách hợp lý với nước xông để tránh bỏng. Khi nước nguội, người bệnh có thể tận dụng phần bã lá lốt còn lại xát trực tiếp lên da, giúp tăng thêm hiệu quả trị liệu. Với cách này, bệnh nhân nên thực hiện 2 lần mỗi ngày, vào bất kì lúc nào bị ngứa. Đây là một trong những cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt được đánh giá khá cao, giúp giảm nhanh cơn ngứa ngáy, triệu chứng cảm lạnh, tạo giấc ngủ ngon cho người bệnh. Nước lá lốt – bài thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quả Chữa viêm da cơ địa bằng nước lá lốt vừa nhanh chóng, vừa dễ thực hiện nên được rất nhiều người bệnh áp dụng. Không chỉ điều trị các bệnh lý viêm da cơ địa, nổi mẩn đỏ, mề đay, dị ứng… nước lá lốt còn có công dụng cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, thông kinh hoạt lạc, giảm đau cơ xương khớp rất tốt. Bạn có thể áp dụng phương pháp này theo các bước dưới đây: Bước 1: Bạn chuẩn bị khoảng 50g lá lốt tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút rồi vớt ra để cho ráo nước. Bước 2: Đem thái nhỏ lá lốt, cho vào chảo sao nóng dưới mức lửa nhỏ trong khoảng 4 – 5 phút rồi cho thêm khoảng 2 lít nước, nấu trong 30 phút tiếp theo. Bước 3: Tắt bếp, lấy phần nước và chia ra uống trong ngày. Bạn nên uống khi còn nóng để dược liệu phát huy tối đa công dụng. Với phương pháp này, bệnh nhân nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, bệnh viêm da cơ địa sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Trị viêm da cơ địa bằng cách tắm nước lá lốt Tắm nước lá lốt cũng là một phương pháp được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Với những bệnh nhân viêm da cơ địa nổi sẩn, mụn toàn thân, cách này sẽ giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng, đồng thời làm tăng lưu thông khí huyết. Sau những giờ làm việc căng thẳng, đây cũng là cách thư giãn, tạo cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng, giúp giấc ngủ ngon hơn. Với phương pháp này, bạn cần thực hiện như sau: Bước 1: Bạn chuẩn bị lá lốt tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút. Bước 2: Vò nát lá lốt, cho vào nồi cùng 3 – 5 lít nước và đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút. Bước 3: Pha nước lá lốt thành nước ấm để tắm. Bã lá lốt có thể dùng xát trực tiếp lên da, vừa tăng hiệu quả trị bệnh, tiêu diệt vi khuẩn, vừa giúp tẩy da chết trên da. Nhờ áp dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày, rất nhiều trường hợp viêm da cơ địa thuyên giảm nhanh chóng. Món ăn từ lá lốt – khắc phục triệu chứng viêm da cơ địa Trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam, rất nhiều món ăn được chế biến từ lá lốt như chả lá lốt, trứng rán lá lốt… không còn xa lạ với mâm cơm gia đình người Việt. Các món ăn từ lá lốt giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng, hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm trong lá lốt. Nhờ đó, phương pháp trị viêm da cơ địa này giúp điều trị bệnh từ bên trong cơ thể, nâng cao nền tảng sức khỏe, phòng ngừa tái phát rất hiệu quả. Dưới đây là món ăn chả lá lốt, bạn có thể tham khảo: Bước 1: Ướp 500g thịt heo xay nhuyễn, hành băm, gia vị tùy khẩu vị trong khoảng 15 phút. Bước 2: Rửa sạch lá lốt, để cho ráo nước. Bước 3: Cho phần thịt đã chuẩn bị vào trong lá lốt ròi cuốn lại, ghim đầu để tránh bị bung trong lúc chế biến. Bước 4: Bắc chảo dầu nóng lên bếp và cho chả lá lốt vào chiên đến khi chín, gắp ra và dùng khi còn nóng. Món chả lá lốt – tăng cường sức khỏe, phòng tái phát viêm da cơ địa Món ăn từ lá lốt vừa ngon miệng, vừa giúp nâng cao sức khỏe, giảm các triệu chứng dị ứng da. Tuy nhiên, khi chế biến các món ăn từ lá lốt, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau: Không nên quá lạm dụng quá nhiều món ăn từ lá lốt, bệnh nhân chỉ nên ăn 2 – 3 bữa một tuần để tránh gây hại với đường tiêu hóa. Một số thực phẩm làm nặng thêm tình trạng dị ứng như: trứng, thịt bò, các loại hải sản… không nên chế biến cùng lá lốt. Trong quá trình chế biến món ăn, bệnh nhân không nên sử dụng quá nhiều gia vị như đường, muối, dầu mỡ… gây tác hại đối với sức khỏe. Song song với ăn các món ăn từ lá lốt, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp chữa bệnh khác như tắm, xông hơi… giúp quá trình điều trị viêm da cơ địa đạt hiệu quả cao hơn. ☛  Tham khảo thêm: Tổng hợp cách chữa viêm da cơ địa! Lưu ý khi sử dụng lá lốt trị viêm da cơ địa Viêm da cơ địa là căn bệnh phức tạp, dai dẳng và khó điều trị hoàn toàn. Vì vậy, dùng lá lốt để trị bệnh chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu bên ngoài của bệnh như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ… mà không trị triệt để nguyên nhân gây bệnh. Khi gặp các điều kiện thuận lợi, viêm da cơ địa rất dễ tái phát trở lại. Song song với điều đó, để dùng lá lốt an toàn, đúng cách, ngươi bệnh cũng cần chú ý: Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng phương pháp này. Một số trường hợp người bệnh bị dị ứng với lá lốt có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Khi chọn lá lốt, bệnh nhân nên chọn nguồn nguyên liệu Organic, không chứa hóa chất bảo vệ thực vật làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Phương pháp dùng lá lốt trị viêm da cơ địa cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả. Đồng thời, bạn cũng cần duy trì thực hiện các chỉ định điều trị của bác sĩ. Sử dụng lá lốt trị viêm da cơ địa mặc dù an toàn, dễ thực hiện nhưng chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm khó chịu cho bệnh nhân trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, viêm nhiễm nhẹ mà không trị triệt để bệnh. Lúc này, bệnh nhân nên tham khảo một giải pháp khác, vừa điều trị triệt để bệnh nhanh chóng, tiện lợi, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe – kem bôi Sodemix. Kem bôi Sodermix – giải pháp hoàn hảo cho viêm da cơ địa Sodermix Cream là liệu pháp đẩy lùi bệnh viêm da cơ địa với ưu điểm vượt trội là hoàn toàn không chứa Corticoid. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hiện nay đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên Sodermix rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng. Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa enzym SOD – chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu. Đây là loại enzym có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm da cơ địa, ngứa ngoài da, nổi mẩn đỏ, mề đay… Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm da, tránh tình trạng bong tróc, khô da, hỗ trợ tái tạo và phục hồi vùng da bị tổn thương. Đến nay, kem bôi Sodermix là một trong số ít sản phẩm trị bệnh viêm da cơ địa trên thị trường đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chữa viêm da cơ địa bằng lá lốt. Rất mong đem lại những thông tin hữu ích, giúp bạn có thể áp dụng thành công, đánh bay viêm da cơ địa. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/genetics/condition/atopic-dermatitis/ https://suckhoedoisong.vn/thuoc-hay-tu-cay-la-lot-16984781.htm https://suckhoedoisong.vn/kiem-soat-viem-da-co-dia-bang-y-hoc-co-truyen-169181826.htm https://www.thuocdantoc.org/cach-chua-viem-da-co-dia-tu-la-lot.html Chia sẻ

Nguyên nhân bệnh á sừng - Đã lộ diện thủ phạm!

Á sừng là bệnh lý ngoài da vừa gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, vừa gây nhiều phiền toái cho cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh á sừng, hạn chế những tác hại do bệnh gây ra. Bạn còn chần chờ gì nữa, hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân bệnh á sừng trong bài viết dưới đây. Mục lụcBệnh á sừng là gì?Nguyên nhân gây bệnh á sừngNguyên nhân cơ địaDi truyềnRối loạn nội tiếtThiếu hụt chất dinh dưỡngThói quen sinh hoạt không lành mạnhĐối tượng dễ mắc á sừngÁ sừng có phòng ngừa được không?Biện pháp cải thiện bệnh á sừng hiệu quảMẹo làm giảm á sừng tại nhà từ dân gianSử dụng thuốc Tây Y trị á sừngKem bôi Sodermix – giải pháp hoàn hảo đẩy lùi bệnh á sừng Bệnh á sừng là gì? Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là căn bệnh da liễu thuộc nhóm bệnh viêm da cơ địa rất phổ biến hiện nay. Y học hiện đại định nghĩa: á sừng là hiện tượng lớp sừng trên bề mặt da chưa chuyển hóa hoàn toàn, phần nhân và nguyên sinh chất trong tế bào sừng chưa được chuyển hóa hết. Hình ảnh minh họa về bệnh á sừng Các biểu hiện của bệnh á sừng rất dễ nhận biết như: Da khô, nứt nẻ, bong tróc. Da có thể bị toét, rớm máu và nứt sâu. Cảm giác ngứa ngáy hoặc đau rát. Một số bệnh nhân gặp tình trạng nổi mụn nước. Các triệu chứng này thường xảy ra cục bộ ở các vị trí như đầu ngón tay, ngón chân, gót chân, da đầu… nhưng cũng có thể xảy ra cùng lúc ở nhiều vùng da trên cơ thể. Á sừng có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh á sừng lại là nguồn cơn khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nguyên nhân gây bệnh á sừng Đến nay, nguyên nhân bệnh á sừng vẫn là một câu hỏi chưa được giải đáp. Tuy vậy, rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những nguyên nhân sau có thể là những yếu tố có tác động làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng và làm nặng thêm triệu chứng bệnh, đó là: Nguyên nhân cơ địa Dị ứng thời tiết Người bị dị ứng thời tiết có nguy cơ mắc bệnh á sừng Dị ứng thời tiết thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột từ thu sang đông, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí thay đổi đột ngột. Làn da của người bệnh không kịp thích nghi với môi trường gây tình trạng khô da, nứt nẻ. Tình trạng này kéo dài và không được kiểm soát kịp thời có thể gây bùng phát bệnh á sừng. Dị ứng với chất gây kích ứng Theo thống kê, á sừng xảy ra do nguyên nhân tiếp xúc nhiều với các chất gây dị ứng chiếm một tỉ lệ đáng kể. Nguyên nhân này thường gặp ở các đối tượng như: người nội trợ phải làm công việc nhà, công nhân làm việc trong các nhà máy hóa chất… Các chất gây dị ứng da như: hóa chất, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc… có thể làm tổn hại hàng rào bảo vệ da, làm rối loạn quá trình tăng sinh và tái tạo tế bào gây bệnh á sừng. Tiết nhiều mồ hôi Một số người thuộc cơ địa tiết nhiều mồ hôi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh á sừng. Mồ hôi khiến da của bạn luôn trong trạng thái thay đổi liên tục giữa ẩm ướt và khô, khiến mất cân bằng pH trên da gây nứt nẻ. Lâu ngày, tình trạng này tiến triển gây bệnh á sừng. Di truyền Di truyền là một trong những nguyên nhân bệnh á sừng gặp phải ở rất nhiều bệnh nhân. Theo thống kê, có đến 45% số bệnh nhân mắc bệnh á sừng có nguyên nhân do di truyền. Theo đó, nếu người thân trong gia đình bạn mắc bệnh á sừng, nguy cơ mắc á sừng của bạn cũng sẽ cao hơn. Rối loạn nội tiết Nội tiết tố rối loạn là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ tiền mãn kinh, thanh thiếu niên trong lứa tuổi dậy thì… Rối loạn hệ nội tiết làm ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình sinh hóa tự nhiên trong cơ thể, trong đó có các quá trình hình thành và tái tạo da. Vì vậy, không thể loại trừ nguyên nhân rối loạn nội tiết là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh á sừng. Thiếu hụt chất dinh dưỡng Tưởng chừng không liên quan nhưng thực tế, yếu tố dinh dưỡng là là một nguyên nhân bệnh á sừng mà ít người biết đến. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của các tế bào, nhất là các vitamin như A, C, E, D. Dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ khiến cơ thể không tạo được nguyên liệu, cơ chất cần thiết để hoàn thành phản ứng tổng hợp tế bào sừng và gây bệnh á sừng. Khi cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng lâu dài, sức đề kháng giảm, các tác động từ bên ngoài như khói bụi, vi khuẩn, phấn hoa… có cơ hội tấn công vào hàng rào bảo vệ da. Từ đó, khiến hàng rào bảo vệ da bị yếu đi, các quá trình sinh tế bào bị rối loạn, gây tình trạng á sừng. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh Một số bệnh nhân thường có thói quen không lành mạnh có thể gây bệnh á sừng như: Thói quen cọ xát tay, chân với giày liên tục lúc di chuyển. Tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất có hại cho da như: dầu rửa bát, dung dịch tẩy rửa, vệ sinh… Thường mặc quần áo bó sát hoặc có chất liệu nylon, polyvinyl… không thấm hút mồ hôi. Trẻ nhỏ chơi trong môi trường nước bẩn, đất bẩn… Đối tượng dễ mắc á sừng Á sừng có thể xảy ra với bất kì ai nhưng những đối tượng sau đây có khả năng mắc bệnh cao nhất: Người có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên bị viêm da do dị ứng. Người con trong gia đình có người thân như bố, mẹ, anh, chị, em… mắc bệnh á sừng. Người suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém. Đối tượng thường xuyên tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng và có hại với da. Một số người có cơ địa tiết nhiều mồ hôi. Á sừng có phòng ngừa được không? Mặc dù kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị song bệnh á sừng lại là một bệnh lý viêm da cơ địa hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng những biện pháp thông thường. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh á sừng hiệu quả: Hạn chế tiếp xúc nhiều với nước. Tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại, bạn có thể sử dụng găng tay khi cần tiếp xúc. Cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước. Bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm hằng ngày để hạn chế tình trạng nứt nẻ da. Tránh tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi… Chăm sóc da hằng ngày là biện pháp giúp phòng ngừa á sừng đơn giản, hiệu quả Các bác sĩ và chuyên gia da liễu khuyên bạn nên chủ động phòng tránh bệnh á sừng để tránh các tác hại của bệnh trên da và sức khỏe. Biện pháp cải thiện bệnh á sừng hiệu quả Á sừng là căn bệnh gây nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh, làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ khiến nhiều người rất tự ti. Vì vậy, cải thiện bệnh á sừng như thể nào là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Mẹo làm giảm á sừng tại nhà từ dân gian Cách chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa Là một nguyên liệu quen thuộc trong các phương pháp làm đẹp được chị em lưu truyền, dầu dừa còn được ứng dụng trong bài thuốc trị bệnh á sừng rất hiệu quả. Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất, Acid béo và Vitamin E có công dụng dưỡng ẩm và tái tạo làn da. Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp chống viêm, diệt khuẩn, hình thành lớp bảo vệ da bên ngoài giúp ngăn ngừa sự hình thành, phát triển và tấn công của các loại vi sinh vật có hại cho da. Với phương pháp này, người bệnh chỉ cần thoa trực tiếp 1 lớp mỏng dầu dừa lên vùng da đang bị đỏ, tróc vảy do á sừng và massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ và để qua đêm. Sử dụng dầu dừa thường xuyên, đúng cách không chỉ giúp trị bệnh á sừng, ngăn ngừa tiến triển mà còn là biện pháp dưỡng da mịn màng, mềm mại. Lá trầu không đẩy lùi triệu chứng á sừng Theo Đông Y, lá trầu không là một loại thảo dược có vị cay, tính ấm, xuất hiện rất nhiều trong các bài thuốc dân gian trị các bệnh lý viêm da cơ địa như á sừng, tổ đỉa, mẩn ngứa… Các nghiên cứu về thành phần cho thấy: lá trầu không có chứa hàm lượng lớn các chất như tanin, allylcatechol, methyl eugenol, eugenol… có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, giải độc tố, giảm đau, ngứa rất hiệu quả. Ngày nay, rất nhiều cách trị bệnh á sừng bằng lá trầu không được nhiều người bệnh tìm kiếm và áp dụng. Trong đó, hiệu quả nhất là cách ngâm vùng da bị á sừng với nước nấu lá trầu không mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể giã nát lá trầu không với một chút muối ăn rồi đắp lên vùng da bị á sừng cũng đem lại kết quả điều trị rất khả quan. Nước sắc lá cây đinh lăng và huyết dụ trị á sừng Cây đinh lăng và cây huyết dụ đều có công dụng chống viêm, sát trùng, giúp giảm bớt triệu chứng bệnh á sừng rất hiệu quả. Áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể đem sắc 200g lá đinh lăng và 100g lá huyết dụ với nước trong khoảng 30 phút với lửa nhỏ. Nước sắc dùng đều đặn mỗi ngày giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể, giảm nhanh triệu chứng bệnh á sừng, hạn chế tái phát bệnh. Các biện pháp dân gian chỉ có tác dụng làm giảm khó chịu cho người bệnh, không điều trị triệt để bệnh á sừng nên không thể thay thế chỉ định của bác sĩ. Hiệu quả làm giảm á sừng của các mẹo dân gian cũng tùy vào cơ địa và mức độ á sừng của người bệnh. Sử dụng thuốc Tây Y trị á sừng Thuốc Tây Y là phương pháp rất nhiều người bệnh tìm đến khi mắc bệnh á sừng. Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán về tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp. Một số thuốc được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân á sừng có thể kể đến như: Thuốc salicylic acid 5% bôi ngoài da Salicylic acid 5% là loại thuốc được sử dụng để ức chế quá trình sừng hóa ngoài da, kích thích quá trình làm lành da và tăng sinh các tế bào lành mới. Song song với điều đó, salicylic acid còn là một hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh, làm giảm tình trạng viêm, dị ứng ở vùng da bệnh, hạn chế tối đa tình trạng bội nhiễm do vi khuẩn gây bệnh. Thuốc kháng Histamine Thuốc kháng Histamin thường được dùng cho các đối tượng bệnh nhân có nguyên nhân bệnh á sừng do cơ địa dị ứng, người bệnh quá mẫn cảm với các dị nguyên. Thuốc kháng Histamin có vai trò kháng lại Histamin – một chất trung gian tế bào do cơ thể giải phóng để hoạt hóa phản ứng viêm. Thuốc có vai trò làm giảm sự tác động của các tác nhân dị ứng đối với làn da và cơ thể, nhờ đó, giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau rát, sừng hóa da ở bệnh nhân mắc á sừng. Một số thuốc kháng Histamin thường được kê đơn hiện nay như Clorpheniramin, Diphenhydramin, Hydroxyzin… Thuốc Corticoid Corticoid là nhóm thuốc được kê đơn trong trường hợp viêm nhiễm nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc trong trường hợp á sừng không được kiểm soát bằng các phương pháp khác. Thuốc Corticoid có tác dụng giảm ngứa, làm dịu da nhanh chóng. Với những bệnh bị bong sừng, tróc da nhiều, Corticoid có thể làm giảm nhanh hiện tượng này chỉ sau vài ngày sử dụng, đồng thời dưỡng ẩm cho da, ngăn ngừa quá trình sừng hóa. Một số thuốc Corticoid được dùng điều trị bệnh á sừng hiện nay là Fexofenadin, Prednisolon và Certerizin… Corticoid gây nhiều tác dụng phụ trên da, thần kinh, chuyển hóa nên cần được dùng dưới sự kiểm soát và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh được kê đơn trong trường hợp bệnh á sừng đi kèm tổn thương da, có nguy cơ bị bội nhiễm. Một số trường hợp khác, các bác sĩ sẽ kê đơn thêm các thuốc kháng sinh giúp phòng ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ cải thiện bệnh á sừng hiệu quả. Thực tế, thuốc Tây Y chỉ có tác dụng điều trị các triệu chứng bên ngoài, giảm bớt khó chịu cho người bệnh nên chỉ có tính tạm thời không điều trị hoàn toàn căn bệnh này. Thêm nữa, các triệu chứng bệnh á sừng rất dai dẳng nên việc trị liệu bằng thuốc kéo dài làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí làm nặng thêm tình trạng bệnh. Lúc này, bệnh nhân cần tìm đến một giải pháp khác an toàn hơn mà vẫn đạt hiệu quả điều trị như mong muốn, đó là kem bôi Sodermix. Kem bôi Sodermix – giải pháp hoàn hảo đẩy lùi bệnh á sừng Sodermix Cream là liệu pháp đẩy lùi á sừng nhanh chóng với ưu điểm vượt trội là hoàn toàn không chứa Corticoid. Sản phẩm được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Sodermix được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Kem bôi Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa Enzym SOD – chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu, có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm da, ngứa ngoài da, á sừng, tổ đỉa. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần như dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm vùng da bị á sừng, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi vùng da bị bệnh. Kem bôi Sodermix là một trong số ít sản phẩm trên thị trường hiện nay đã được chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa bằng các nghiên cứu lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân bệnh á sừng. Rất mong bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu được nguyên nhân gây bệnh và chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh á sừng. Tài liệu tham khảo: https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm https://www.healthline.com/health/hyperkeratosis#types https://vienyduocdantoc.org.vn/benh-a-sung.html https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/benh-a-sung-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-ieu-tri https://suckhoedoisong.vn/bi-a-sung-can-luu-y-gi-16973689.htm Chia sẻ

anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...