Viêm da dị ứng là bệnh da liễu phổ biến có thể gặp phải ở nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay do không ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh nên vẫn còn nhiều người khá chủ quan trong việc điều trị, khiến các triệu chứng diễn biến dai dẳng, thậm chí là trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy viêm da dị ứng có nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây. Mục lụcBệnh viêm da dị ứng là gì?Bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không?Viêm da thần kinhBội nhiễm daTổn thương hệ thần kinhSốc phản vệGiảm thị lựcẢnh hưởng tâm lýBệnh viêm da dị ứng cần gặp bác sĩ khi nào?Chữa viêm da dị ứng và ngăn biến chứng bằng cách nào?Mẹo dân gianThuốc tây ySodermix – giải pháp trị viêm da dị ứng đến từ nước PhápCách chăm sóc người bệnh viêm da dị ứng tại nhà, phòng ngừa biến chứng Bệnh viêm da dị ứng là gì? Viêm da dị ứng là tình trạng xuất hiện những tổn thương, viêm nhiễm trên da khi tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường. Đây là bệnh da liễu có tính chất mãn tính, dai dẳng và rất dễ tái phát, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi thất thường. Tình trạng viêm da dị ứng có thể xuất hiện bởi một số nguyên nhân chủ yếu như: yếu tố di truyền, cơ địa, môi trường, hệ miễn dịch suy giảm,… Ngoài ra những người mắc các bệnh lý về hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng cũng có khả năng cao mắc viêm da dị ứng. Ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ trên da là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm da dị ứng Khi bị viêm da dị ứng, người bệnh thường có các biểu hiện như nổi mẩn đỏ hoặc xuất hiện các mảng da sậm màu hơn, kèm theo đó là triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, ngứa dữ dội vào ban đêm, da khô ráp, dày sừng, tróc vảy, có thể sưng và nổi mụn nước,… ☛ Chi tiết đọc tại: Viêm da dị ứng – nguyên nhân và điều trị! Bệnh viêm da dị ứng có nguy hiểm không? Bệnh viêm da dị ứng luôn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là đau đớn. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị cản trở. Ngoài ra, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời, viêm da dị ứng dễ trở nặng hoặc tái phát liên tục, gây nhiều khó khăn trong điều trị. Theo các chuyên gia da liễu, bệnh viêm da dị ứng có tiềm ẩn nguy hiểm bởi khả năng làm xuất hiện các biến chứng dưới đây: Viêm da thần kinh Hình ảnh da bị tổn thương do viêm da thần kinh Thói quen cào, gãi liên tục lên vùng da bị bệnh do ngứa ngáy sẽ làm da bị trầy xước, khiến tăng sinh lớp thượng bì trên da. Lúc này, da sẽ trở nên dày hơn, xuất hiện tình trạng đỏ và trở nên sậm màu (lichen hóa). Bệnh xuất hiện cùng vòng lặp “ngứa – gãi – ngứa”, do đó quá trình gãi ngứa thường xuyên sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy càng trở nên trầm trọng và có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên da. Bội nhiễm da Tình trạng viêm da dị ứng khi xuất hiện bội nhiễm sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị Tình trạng da khô, bong tróc, nứt nẻ nghiêm trọng, kéo dài hoặc các mụn nước bị vỡ và những tổn thương do gãi, cào có thể dẫn đến những nhiễm trùng, nhiễm khuẩn trên da. Ngoài ra, viêm da dị ứng cũng khiến hàng rào bảo vệ da tự nhiên của cơ thể bị suy yếu và phá vỡ, khiến các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập, khiến bệnh trở nặng nhanh chóng, đồng thời làm xuất hiện tình trạng bội nhiễm da. Tổn thương hệ thần kinh Đối với người bệnh mắc viêm da dị ứng do hóa chất, nếu không được điều trị sớm có thể khiến cơ thể bị ngộ độc, dẫn đến tình trạng tổn thương hệ thần kinh. Khi bị tổn thương hệ thần kinh, người bệnh sẽ có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ói mửa. Ngoài ra, lớp niêm mạc mắt, mũi, miệng cũng sẽ bị tổn thương. Một số trường hợp người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng hắt hơi, khó thở, ngạt thở, chướng bụng, đau bụng,… Sốc phản vệ Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng nghiêm trọng với các dị nguyên sẽ có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, gây đe dọa tính mạng. Khi bị sốc phản vệ, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: tim đập nhanh, da tím tái, huyết áp giảm, chân tay lạnh,… Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra. Giảm thị lực Bệnh viêm da dị ứng tiến triển nặng có thể ảnh hưởng đến mắt, gây suy giảm thị lực ở người bệnh, nghiêm trọng hơn nữa là mất thị lực vĩnh viễn. Khi nhận thấy những dấu hiệu như bị chảy nước mắt, ngứa mắt và vùng da quanh mi mắt, viêm mí mắt và kết mạc, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất có thể để có các biện pháp can thiệp kịp thời. Ảnh hưởng tâm lý Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh, lâu dần sẽ khiến họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và dễ cáu gắt, thậm chí là suy nhược cơ thể. Ngoài ra, những tổn thương trên da như mụn nước, các vết trầy xước, da dày sừng, bong tróc, sậm màu,… có thể khiến người bệnh nảy sinh tâm lý e ngại, tự ti khi giao tiếp,… Một số trường hợp người bệnh bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề có thể phát sinh chứng trầm cảm. Bệnh viêm da dị ứng cần gặp bác sĩ khi nào? Tốt nghất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay khi xuất hiện những bất thường trên da Nếu gặp phải tình trạng dưới đây, người bệnh cần đi thăm khám ngay lập tức: Có cảm giác đau tại vùng da nhiễm bệnh Tình trạng ngứa ngáy nghiêm trọng, khiến người bệnh mất ngủ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày Trên da xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, sưng tấy, chảy mủ,… Viêm da dị ứng gây ảnh hưởng đến thị lực Không thể tự chăm sóc bản thân. Chữa viêm da dị ứng và ngăn biến chứng bằng cách nào? Mẹo dân gian Một số mẹo dân gian thường được dùng để điều trị viêm da dị ứng có thể kể đến như: Chữa viêm da dị ứng bằng lá trầu không Trong lá trầu không có chứa các hoạt chất chống viêm, sát khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trên da. Ngoài ra, lá trầu không còn có khả năng thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen, giúp da mau lành hơn. Để áp dụng phương pháp trị viêm da dị ứng bằng lá trầu không ta làm như sau: Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không, một ít muối hạt. Thực hiện: Rửa sạch lá trầu không và ngâm qua nước muối để loại bỏ bớt vi khuẩn, tạp chất. Vò nát lá trầu không, cho vào nồi đun sôi cùng với một ít muối. Chắt nước lá trầu không ra thau sạch, chờ nguội bớt rồi dùng để tắm hoặc ngâm, rửa vùng da bị bệnh. Nên kiên trì áp dụng phương pháp này mỗi ngày để thấy được hiệu quả. Chữa viêm da dị ứng bằng lá trà xanh Lá trà xanh được xem như nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên dồi dào, có khả năng kháng khuẩn, giảm viêm và giúp hỗ trợ bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây dị ứng. Trong dân gian, lá trà xanh thường được dùng để trị nhiều bệnh da liễu khác nhau, trong đó có viêm da dị ứng. Để áp dụng phương pháp này, ta làm như sau: Chuẩn bị: Một nắm lá trà xanh, một ít muối hạt. Thực hiện: Lá trà xanh rửa sạch, ngâm nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất. Cho lá trà xanh vào nồi, thêm nước sạch và đun sôi. Chắt nước lá trà xanh ra thau sạch, chờ nguội bớt rồi dùng ngâm rửa vùng da dị ứng. Với phương pháp trị viêm da dị ứng bằng lá trà xanh, người bệnh nên kiên trì áp dụng mỗi ngày để đạt hiệu quả. Ngoài ra, uống nước trà xanh hàng ngày cũng có thể giúp cơ thể thanh nhiệt, thải độc, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trị bệnh. Các phương pháp chữa viêm da dị ứng bằng mẹo dân gian thường đơn giản, nguyên liệu rẻ tiền và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp hỗ trợ, mang tính chất kết hợp và chỉ thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Để có thể điều trị viêm da dị ứng một cách tích cực nhất, người bệnh vẫn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám. Thuốc tây y Sử dụng thuốc tây y được đánh giá là phương pháp điều trị viêm da dị ứng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị căn bệnh này bao gồm: Thuốc hoặc kem dưỡng ẩm: Da được cung cấp đủ độ ẩm sẽ cải thiện được tình trạng khô, ngứa do viêm da dị ứng gây ra. Để tránh bị kích ứng khi sử dụng, người bệnh cần thử thuốc trên 1 vùng da nhỏ trong vòng 24h để kiểm tra phản ứng trước khi thoa lên vùng da bị tổn thương. Thuốc bôi chứa corticoid: Những thuốc này thường được dùng để chống viêm và làm giảm nhanh các triệu chứng viêm da dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khí sử dụng để tránh các biến chứng nguy hiểm như teo da, mỏng da, suy thận,… Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin được dùng để giảm tình trạng ngứa ngoài da do dị ứng. Thông thường, những thuốc này có độ an toàn khá cao, tuy nhiên chúng có thể gây buồn ngủ nên cần tránh sử dụng khi cần làm việc tập trung, đặc biệt là khi lái xe. Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp viêm da dị ứng có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh trong khoảng 7-10 ngày. ☛ Tham khảo chi tiết hơn trong bài : Viêm da dị ứng uống thuốc gì? Lựa chọn loại thuốc đúng! Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị viêm da dị ứng khi không có sự hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi lưu lượng, không lạm dụng thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sodermix – giải pháp trị viêm da dị ứng đến từ nước Pháp Sodermix là dòng kem bôi chuyên biệt cho viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm, tổ đỉa,… Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, đã có mặt tại thị trường thế giới hơn 10 năm qua, với độ bao phủ rộng khắp hơn 100 quốc gia. Chúng tôi luôn tự hào là sản phẩm được tin dùng bởi các chuyên gia da liễu hàng đầu trong và ngoài nước. Kem bôi Sodermix là giải pháp đầu tiên và duy nhất trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) từ chiết xuất cà chua xanh châu Âu. Enzyme SOD tự nhiên sẽ giúp trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm tình trạng viêm, ngứa khó chịu trên da. Ngoài ra, trong thành phần của kem bôi Sodermix còn chứa tinh dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên giúp cung cấp độ ẩm, làm mềm da, hỗ trợ phục hồi làn da bị tổn thương. Kem bôi Sodermix hoàn toàn không chứa corticoid, đặc biệt an toàn cho người sử dụng Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY Nếu bạn cần thêm thông tin về sản phẩm kem bôi Sodermix, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 18001037 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Cách chăm sóc người bệnh viêm da dị ứng tại nhà, phòng ngừa biến chứng Để quá trình điều trị viêm da dị ứng đạt hiệu quả tốt nhất, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, người bệnh viêm da dị ứng cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Sử dụng thuốc đầy đủ liều lượng, đúng theo đơn của bác sĩ Không gãi, cào vùng da bị tổn thương, thường xuyên cắt móng tay, móng chân để giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn Không nên tắm lâu với nước quá nóng hoặc quá lạnh. Việc tắm lâu và sử dụng nước có nhiệt độ không phù hợp sẽ khiến da bị khô, mất nước, làm cho bệnh nghiêm trọng hơn Sau khi tắm xong nên dùng khăn bông mềm thấm khô hết nước, tránh để da bị ướt Nên lựa chọn những loại dầu gội và sữa tắm có tính chất dịu nhẹ, phù hợp với làn da Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/1 ngày Nên lựa chọn những loại quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt để da luôn được thông thoáng Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa. Nếu buộc phải tiếp xúc, người bệnh cần đeo găng tay cao su và sử dụng đồ bảo hộ cần thiết Che chắn, bảo vệ da khi đi ra đường, tránh để da tiếp xúc với bụi bẩn, không khí ô nhiễm, lông động vật,… Uống đủ nước, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh và trái cây tươi Đối với những người có cơ địa dễ kích ứng cần tránh ăn các loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng,… ☛ Tham khảo thêm: Viêm da dị ứng nên ăn gì kiêng gì? Viêm da dị ứng là căn bệnh rất dễ tái phát và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó người bệnh cần hết sức kiên trì trong quá trình điều trị, không nên chủ quan. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên da, nhất là khi đã thử điều trị tại nhà nhưng triệu chứng không thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất có thể. Chia sẻ
Viêm da cơ địa
4 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô đơn giản tại nhà
Tía tô được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt, dùng nhiều trong chữa viêm da cơ địa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết áp dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng tía tô đúng. Dưới đây là 4 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, các bạn có thể tham khảo và áp dụng. Mục lụcTại sao lá tía tô lại chữa được viêm da cơ địa?4 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô đơn giản tại nhàChữa viêm da cơ địa bằng cách đắp lá tía tôTắm nước lá tía tô giúp giảm ngứa, chống viêmUống nước lá tía tô giúp giải độc, thanh lọc cơ thểĂn lá tía tô cải thiện triệu chứng viêm da cơ địaƯu nhược điểm khi sử dụng lá tía tô chữa viêm da cơ địaƯu điểmHạn chếLưu ý khi sử dụng tía tô chữa viêm da cơ địaSodermix – Giải pháp hoàn hảo cho bệnh viêm da cơ địa Tại sao lá tía tô lại chữa được viêm da cơ địa? Viêm da cơ địa là hay còn có tên gọi khác là chàm thể tạng, eczema. Đây là một bệnh da liễu có tiến triển mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng da khô, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước, thậm chí là bong tróc, nứt nẻ, sừng hóa,… Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa xác định được rõ ràng, chỉ biết bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và xuất hiện nhiều ở những đối tượng mắc bệnh tự miễn hoặc dị ứng. Tiếp xúc hóa chất, môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi, mạt bụi, phấn hoa, lông chó mèo,… được xem là những yếu tố làm tăng khả năng bùng phát viêm da cơ địa hoặc khiến các triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn. Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra cách trị tận gốc viêm da cơ địa, các giải pháp chỉ nhằm mục đích khắc phục, kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc tây y để trị bệnh như kem bôi corticoid, thuốc kháng histamin, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm,… thì các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn do viêm da cơ địa ở giai đoạn nhẹ gây ra hoàn toàn có thể cải thiện bằng cách sử dụng các thảo dược tự nhiên, điển hình là lá tía tô. ➤ Xem chi tiết về bệnh: Viêm da cơ địa – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Theo y học cổ truyền, lá tía tô có vị ấm, tính cay, khi vào cơ thể sẽ có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố hiệu quả, từ đó hạn chế độc tố tích tụ nhiều dưới da gây viêm. Vì lẽ đó, tía tô được dùng nhiều trong các bài thuốc Nam chữa các bệnh da liễu thường gặp như viêm da cơ địa, mề đay, viêm da dị ứng, mẩn ngứa,… Còn theo các nghiên cứu của y học hiện đại, lá tía tô chứa lượng dồi dào các hợp chất như: perillaldehyde, linalool perillaldehyde, Aldehyde, Xeton, hidrocacbon, elsholtzia ceton, hydrocumin,… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tương đối cao. Ngoài ra, trong tía tô còn có các loại vitamin B6, A, B1, B4, K, C,… cùng các khoáng chất như kẽm, phốt pho, sắt, lưu huỳnh,… giúp hỗ trợ tiêu viêm, giảm ngứa ngáy, ức chế vi khuẩn, tăng cường đề kháng, nhanh chóng hồi phục các tổn thương da. Chính vì những công dụng đặc hiệu này mà tía tô được coi là bài thuốc chữa viêm da cơ địa hiệu quả, đến nay vẫn được nhiều người tin tưởng và áp dụng tại nhà. 4 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô đơn giản tại nhà Lá tía tô có rất nhiều công dụng trong việc trị các bệnh ngoài da nói chung và viêm da cơ địa nói riêng. Dưới đây là 4 cách sử dụng lá tía tô chữa viêm da cơ địa cực kỳ đơn giản, các bạn có thể tham khảo áp dụng tại nhà. Chữa viêm da cơ địa bằng cách đắp lá tía tô Dùng lá tía tô điều chế thành các bài thuốc đắp trị viêm da cơ địa được xem là cách làm an toàn và mang lại hiệu quả khả quan. Với cách này, thành phần hoạt chất có trong lá tía tô sẽ thẩm thấu dần qua da, từ đó giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên, trước khi áp dụng, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, tránh tình trạng da bị nhiễm khuẩn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Cách này phù hợp với tình trạng viêm da nhẹ, diện tích tổn thương nhỏ. Người bị viêm da cơ địa có thể đắp lá tía tô trị bệnh theo 2 cách sau: Cách 1: Đắp lá tía tô và muối Chuẩn bị: 5-10 lá tía tô tươi và 1 nhúm muối biển. Cách làm: – Lá tía tô mang rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra, để ráo. – Tiếp đó, cho lá tía tô vào cối cùng một nhúm muối xong giã nát. Lấy hỗn hợp đã giã nát này đắp lên vùng da cần điều trị (da đã được vệ sinh sạch sẽ, lau khô trước đó) rồi dùng băng gạc cố định lại. – Để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra, vệ sinh da lại với nước sạch. – Người bị viêm da cơ địa nên áp dụng cách này đều đặn hàng ngày để hiệu quả trị bệnh được tối ưu. Cách 2: Chườm nóng bằng lá tía tô Chuẩn bị: 15 lá tía tô tươi Thực hiện: – Rửa sạch lá tía tô, ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất còn sót lại, sau đó vớt ra, để cho ráo nước. – Thái nhỏ lá tía tô đã rửa sạch rồi cho vào chảo sao đến khi chuyển sang màu vàng nâu thì tắt bếp. – Đổ lá tía tô vừa sao vào một chiếc khăn mỏng và sạch, sau đó bọc lại rồi dùng chườm lên vùng da bị viêm. – Chườm đến khi thấy lá nguội dần thì lại mang sao lại cho nóng lên và tiếp tục chườm, liên tục như vậy khoảng 2-3 lần. – Thực hiện cách này đều đặn hàng ngày giúp nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn và viêm da cơ địa gây ra. Tắm nước lá tía tô giúp giảm ngứa, chống viêm Đắp lá tía tô trị viêm da cơ địa phù hợp với trường hợp vùng da tổn thương ở diện nhỏ. Vậy với tổn thương da ở diện rộng hoặc toàn thân thì dùng lá tía tô trị bệnh như nào cho phù hợp? Giải pháp lúc này chính là tắm rửa, vệ sinh da bằng nước lá tía tô hàng ngày. Bằng cách này sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây hại còn tồn tại trên da, đồng thời các hoạt chất trong lá tía tô sẽ hòa tan vào nước, thẩm thấu vào da, đẩy lùi các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy hiệu quả. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị: 100g lá tía tô tươi. Thực hiện: – Lá tía tô mang rửa sạch, ngâm nước muối cho hết bụi bẩn, tạp chất còn sót. – Cho lá tía tô đã rửa sạch vào nồi đun cùng khoảng 2 lít nước. – Khi nước sôi thì đun thêm khoảng 10-15 phút cho các hoạt chất, tinh dầu trong lá tiết ra và hòa tan vào nước. – Tắt bếp, đổ nước ra chậu rồi pha thêm cùng một ít nước lạnh cho nguội bớt. – Dùng nước này để vệ sinh, tắm rửa vùng da tổn thương. Có thể dùng phần bã lá chà nhẹ lên vùng da bị bệnh để các tinh chất thấm sâu vào da hơn. – Thực hiện cách này đều đặn hàng ngày, sau một khoảng thời gian sẽ thấy các triệu chứng viêm da cơ địa giảm hẳn. Uống nước lá tía tô giúp giải độc, thanh lọc cơ thể Bên cạnh việc đắp hay tắm rửa bằng lá tía tô để trị viêm da cơ địa từ bên ngoài, chúng ta có thể dùng loại dược liệu này để pha trà hoặc nấu nước uống giúp cải thiện bệnh từ bên trong, nâng cao hiệu quả điều trị. Các thành phần hoạt tính, tinh dầu, vitamin, khoáng chất có trong lá tía tô sau khi vào trong cơ thể sẽ giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, tăng cường miễn dịch, từ đó giảm các triệu chứng viêm ngứa, nổi mẩn mà viêm da cơ địa gây ra. Dưới đây là một số cách làm nước uống lá tía tô các bạn có thể tham khảo: Cách 1: Pha trà lá tía tô Chuẩn bị khoảng 5-7 lá tía tô tươi. Cách làm: – Đem lá tía tô rửa sạch với nước rồi ngâm thêm với nước muối loãng để sát khuẩn, loại bỏ tạp chất. Ngâm xong vớt ra, để ráo. – Cho lá tía tô đã rửa sạch vào ấm giữ nhiệt, chế lượng nước sôi vừa đủ vào rồi đậy kín nắp. – Hãm tầm 5 phút là có thể rót trà tía tô ra uống. Có thể thêm chút đường để giảm độ nồng của dược liệu. – Có thể uống trà tía tô hàng ngày để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh Cách 2: Nước sắc lá tía tô Nguyên liệu: 20 lá tía tô tươi và một ít đường trắng. Thực hiện: – Tía tô mang rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và đất cát bám quanh lá, sau đó vớt ra, để ráo. – Thái lá tía tô đã rửa sạch thành các sợi nhỏ rồi cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ – Đun sôi trong khoảng 15 phút thì tắt bếp, lọc lấy phần nước để uống trong ngày. Có thể cho thêm một chút đường để dễ uống hơn. – Người bệnh có thể tận dụng phần bã lá tía tô chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh để nâng cao hiệu quả điều trị. Ăn lá tía tô cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa Lá tía tô còn được biết đến như một loại rau thơm được dùng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày nên người bị viêm da cơ địa có thể tận dụng điều này giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Các bạn có thể ăn sống trực tiếp lá tía tô hoặc dùng chúng chế biến thành các món ăn bổ dưỡng khác mà công dụng vẫn không đổi. Dưới đây là một số món ăn đơn giản từ lá tía tô, các bạn có thể tham khảo: Trứng chiên lá tía tô Nguyên liệu: 2 quả trứng gà + 1 nắm lá tía tô tươi + hành tím và gia vị vừa đủ. Thực hiện: – Tía tô đem rửa sạch với nước xong vớt ra, để ráo, sau đó thái nhỏ. – Đập trứng vào bát, đánh tan cùng một ít gia vị rồi cho tía tô thái nhỏ và khuấy đều. – Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhỏ rồi cho vào chảo phi thơm với dầu ăn. – Hành thơm thì đổ hỗn hợp trứng và tía tô vào chảo, chiên đến khi trứng chín đều thì tắt bếp rồi cho ra đĩa. – Trứng chiên lá tía tô nên ăn chung với cơm khi còn nóng. Đây là món ăn bổ dưỡng và rất tốt cho người viêm da cơ địa. Cháo lá tía tô Nguyên liệu: 100g gạo tẻ + 1 bó tía tô + gia vị vừa đủ Cách làm: Tía tô nhặt lấy những lá tươi, lành lặn, không bị sâu mang rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10 phút xong vớt ra, để ráo, tiếp đó thái thành sợi nhỏ. – Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng lượng nước vừa đủ. – Bắc nồi lên bếp, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa và tiếp tục nấu cho đến khi gạo nở và chín nhuyễn. – Cháo chín mềm thì cho thêm lá tía tô thái sợi chuẩn bị lúc đầu vào nấu cùng và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. – Đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp, múc cháo ra bát và dùng ngay khi còn nóng. – Thường xuyên ăn món cháo lá tía tô sẽ giúp cơ thể giải độc, tăng cường đề kháng, đẩy lùi viêm da cơ địa. Ưu nhược điểm khi sử dụng lá tía tô chữa viêm da cơ địa Ưu điểm Dùng lá tía tô chữa viêm da cơ địa sẽ có những ưu điểm như: Nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm, rẻ tiền, tiết kiệm chi phí cho người người bệnh. Vì là thảo dược tự nhiên nên tương đối lành tính, phù hợp với cả những người cơ địa nhạy cảm. Cách làm đơn giản, ít gây tác dụng phụ nếu sử dụng với liều lượng phù hợp. Hạn chế Đi cùng với những ưu điểm phía trên, chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô vẫn có những hạn chế, cụ thể như: Chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát, các triệu chứng chưa tiến triển nặng. Còn khi các triệu chứng đã tiến triển nặng thì không nên áp dụng phương pháp này. Bài thuốc bằng lá tía tô thường có tác dụng chậm, người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Hiệu quả bài thuốc mang lại còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Dùng lá tía tô chữa viêm da cơ địa chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế những chỉ định điều trị của bác sĩ. Lá tía tô thường bám nhiều bụi bẩn và tạp chất, nếu xử lý không sạch dễ gây nhiễm trùng da, khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Không nên sử dụng tía tô với liều lượng quá lớn, dễ gây Không sử dụng lá tía tô trị viêm da cơ địa cho phụ nữ mang thai vì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Lưu ý khi sử dụng tía tô chữa viêm da cơ địa Muốn dùng lá tía tô chữa viêm da cơ địa mang lại hiệu quả cao, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau: – Dù là phương pháp trị bệnh khá an toàn, ít tác dụng phụ nhưng các bạn không nên dùng lá tía tô với liều lượng quá lớn. Việc lạm dụng lá tía tô có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. – Trước khi có ý định dùng lá tía tô chữa viêm da cơ địa, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về cách dùng và liều lượng để đảm bảo an toàn, hiệu quả mang lại được tối ưu. – Khi nấu nước lá tía tô, không nên đun trong thời gian quá lâu vì như thế sẽ khiến tinh dầu trong lá bị bay hơi, giảm hiệu quả trị bệnh. – Trong quá trình trị viêm da cơ địa bằng lá tía tô, nếu thấy bất cứ triệu chứng bất thường nào thì nên ngưng dùng ngay, đồng thời nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, can thiệp kịp thời. – Cùng với việc dùng lá tía tô trị viêm da cơ địa, các bạn nên có các biện pháp chăm sóc da hợp lý, ngăn ngừa không cho các tổn thương lan rộng hoặc chuyển biến nặng. Chẳng hạn như nên dưỡng ẩm da thường xuyên, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, không tắm rửa hay vệ sinh da bằng nước quá nóng,… – Uống nhiều nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm tự nhiên cho da, đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. – Cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi. Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ cay nóng, chiên xào, nước ngọt, chất kích thích. – Tăng cường luyện tập thể thao giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao đề kháng. Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, stress. ➤ Tham khảo thêm: Tổng hợp những mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà Sodermix – Giải pháp hoàn hảo cho bệnh viêm da cơ địa Chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ và chỉ cải thiện được phần nào đó các triệu chứng bên ngoài, không tác động được vào căn nguyên gây nên bệnh. Không chỉ vậy, đối tượng là bà bầu được khuyến cáo là không nên sử dụng lá tía tô. Vậy để giải quyết những nhược điểm, đồng thời nâng cao ưu điểm của phương pháp này thì kem bôi Sodermix được coi là giải pháp hoàn hảo để thay thế. Sodermix là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu có tên Enzyme Superoxide Dismutase (SOD). Hoạt chất này được chứng minh là có khả năng trung hòa các gốc tự do – căn nguyên gây viêm da cơ địa, mề đay, mẩn ngứa,… Không chỉ vậy, thành phần Sodermix còn chứa thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên khác giúp làm ẩm da, mềm da, hỗ trợ phục hồi và tái tạo các vùng da bị tổn thương sau 3-4 ngày sử dụng. Đặc biệt, Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid nên cực kỳ an toàn, lành tính. Ngay cả những người có cơ địa nhạy cảm như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú,… đều có thể yên tâm sử dụng sản phẩm lâu dài mà không lo gặp các tác dụng phụ. Vì vậy, kem bôi Sodermix chính là giải pháp toàn diện cho các bệnh viêm da cơ địa hiện nay. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Kết luận Trên đây là một số thông tin về lá tía tô cũng như công dụng và cách dùng chúng trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả. Các phương pháp kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, muốn biết có phù hợp với thể trạng bản thân hay không, các bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng. Đồng thời, chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế được các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn. Chia sẻ
Chữa viêm da cơ địa ở đâu tốt?
Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu khá phổ biến, gây nhiều khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người mắc. Việc lựa chọn cơ sở y tế thăm khám, chữa trị bệnh đóng vai trò quan trọng, quyết định thời gian và kết quả của quá trình điều trị. Vậy chữa viêm da cơ địa ở đâu tốt? Các bạn cùng tham khảo những địa chỉ dưới đây. Mục lụcĐôi nét về bệnh viêm da cơ địaTiêu chí lựa chọn nơi khám chữa viêm da cơ địaKhám chữa viêm da cơ địa ở đâu tại Hà Nội?Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng – Bệnh viện Bạch MaiBệnh viện da liễu Trung ƯơngBệnh viện da liễu Hà NộiĐịa chỉ khám chữa viêm da cơ địa tại TP. Hồ Chí MinhKhoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCMBệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí MinhTại Đà Nẵng khám chữa viêm da cơ địa ở đâu?Bệnh viện Da Liễu Đà NẵngBệnh Viện Đa Khoa Đà NẵngKhoa Da liễu – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng Đôi nét về bệnh viêm da cơ địa Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền rất phổ biến ở nước ta, với khoảng 20% dân số mắc phải. Bệnh có khuynh hướng phát triển mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát, đặc trưng bởi tình trạng nổi mẩn, ngứa ngáy, mụn nước và những tổn thương bề mặt da khác. Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng và có rất nhiều yếu tố được xem là làm tăng nguy cơ khiến bệnh bùng phát hoặc tiến triển nặng hơn. Chẳng hạn như: môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, tiếp xúc với mạt bụi, phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, lông chó mèo, quần áo chất liệu len dạ,… Viêm da cơ địa có thể xảy ra bất cứ ở đối tượng nào, từ người lớn, trẻ nhỏ cho đến trẻ sơ sinh. Bệnh không có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường nhưng tỷ lệ di truyền trong gia đình khá cao. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người mắc nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách, viêm da cơ địa có thể tiến triển nặng, gây nhiễm trùng, bội nhiễm, hoại tử da cùng những biến chứng nguy hiểm khác. Xem thêm một số thông tin chi tiết về bệnh tại: Bệnh viêm da cơ địa và những thông tin cần biết! Những biểu hiện của viêm da cơ địa thường gặp Phân loại và cách điều trị viêm da cơ địa thích hợp nhất Tiêu chí lựa chọn nơi khám chữa viêm da cơ địa Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, có rất nhiều cơ sở y tế, phòng khám da liễu, bệnh viện được hình thành. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng có đủ tiêu chuẩn về chất lượng và uy tín mang lại hiệu quả trị bệnh tối ưu. Chính vì thế, các bạn cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, chất lượng điều trị tốt để tránh nguy cơ “tiền mất tật mang”. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn nơi khám tốt cho các bệnh da liễu nói chung và viêm da cơ địa nói riêng: Tiêu chí 1: Bệnh viện lớn, có bề dày lịch sử Đây là tiêu chí đầu tiên các bạn nên quan tâm khi có ý định tìm nơi chữa viêm da cơ địa. Lý do vì những bệnh viện lớn, thời gian hoạt động lâu năm, có bề dày lịch sử thường là nơi hội tụ những bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm. Ngoài ra, những bệnh viện này đều đã được kiểm chứng chất lượng qua quá trình hình thành và phát triển nhiều năm nên độ uy tín và chất lượng điều trị hoàn toàn có thể tin tưởng. Tiêu chí 2: Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm Tiêu chí này vô cùng quan trọng vì bác sĩ chính là người trực tiếp thăm khám, chẩn đoán, đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho mỗi bệnh nhân. Chẩn đoán đúng, phương pháp điều trị phù hợp sẽ rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả điều trị. Vì thế, lựa chọn nơi chữa viêm da cơ địa tốt, các bạn nên chọn cơ sở y tế có nhiều bác sĩ kinh nghiệm chuyên môn cao, tay nghề giỏi. Tiêu chí 3: Có nhiều phương pháp mới, kỹ thuật cao Các bạn nên chọn các cơ sở y tế có nhiều phương pháp chữa trị bệnh từ nhẹ đến nặng khác nhau. Đồng thời áp dụng nhiều cách chữa bệnh mới, công nghệ kỹ thuật cao mang lại hiệu quả tối ưu, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Ngoài các tiêu chí trên, các bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề khác như chế độ bảo hiểm, chi phí, dịch vụ,… Khám chữa viêm da cơ địa ở đâu tại Hà Nội? Trung tâm Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A – số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội Ưu điểm: Bệnh viên Bạch Mai là một trong những cơ sở y tế Đa khoa có vị trí đầu ngành trong việc điều trị các bệnh liên quan đến dị ứng – miễn dịch nói chung và viêm da cơ địa nói riêng, được nhiều chuyên gia và người bệnh tin tưởng, đánh giá cao. Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Dị ứng – Da liễu của Bạch Mai đứng đầu cả nước với trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và chữa bệnh. Bệnh viện có nhiều phương pháp chữa trị viêm da cơ địa khác nhau, phù hợp với từng mức độ nặng nhẹ của bệnh. Là viện công nên khám chữa bệnh ở Bạch Mai sẽ được áp dụng BHYT theo quy định của nhà nước. Hạn chế: Bệnh viện luôn đông đúc, thậm chí hay quá tải, người bệnh phải chờ đợi lâu mới đến lượt. Vẫn có hiện tượng cò mồi, lừa đảo người bệnh sang các phòng khám khác. Bệnh viện da liễu Trung Ương Địa chỉ: 15A Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội Ưu điểm: Viện da liễu Trung Ương là trung tâm y tế đầu ngành chuyên thăm khám và điều trị các bệnh lý về da cho mọi đối tượng, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Có nhiều bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực da liễu nói chung và bệnh viêm da cơ địa nói riêng. Bệnh viện triển khai nhiều phương pháp chữa bệnh hiện đại, tiên tiến, đơn cử là ứng dụng phương pháp Tế bào gốc vào chữa trị các bệnh lý da liễu. Hạn chế: Là bệnh viện tuyến Trung Ương nên lượng người đổ về khám rất đông, bệnh nhân phải đến sớm để xếp hàng, lấy số. Đơn thuốc đặc trị được kê khá đắt và chỉ nhà thuốc trong bệnh viện mới có bán những loại này, không thể tìm mua ở bên ngoài. Bệnh viện da liễu Hà Nội Địa chỉ: Trụ sở chính: 79B Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội Cơ sở 2: 20 Bế Văn Đàn, quận Hà Đông, Hà Nội Cơ sở 3: Khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai, huyện Quốc Oai, Hà Nội Ưu điểm: Hệ thống trang thiết bị hiện đại, phục vụ đẩy đủ cho quá trình thăm khám, xét nghiệm, phân tích tình trạng da. Đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, chu đáo. Có nhiều phương pháp điều trị viêm da cơ địa khác nhau như Laser màu AYG, IPL, Fractional CO2, Alex Trivantag, Chăm sóc da, điều trị kết hợp với Y học cổ truyền,… Hạn chế: Các thuốc được kê để điều trị thường là thuốc ngoại nên tương đối đắt đỏ và không thể tìm mua được ở ngoài. Ngoài các bệnh viện kể trên, thì Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội), Bệnh viên Quân Y 103 (Địa chỉ: 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội) hay Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 (Địa chỉ: Số 1, Đường Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng là những địa chỉ uy tín, được nhiều người bệnh đánh giá cao trong việc chữa trị các bệnh da liễu nói chung và viêm da cơ địa nói riêng. Còn nếu các bạn ngại sự đông đúc và chờ đợi ở các bệnh viện công thì có thể sang các bệnh viện tư nhân để thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số viện tư được đánh giá là phục vụ tốt, đội ngũ y bác sỹ tay nghề cao, trang thiết bị khám chữa hiện đại: 1. Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc – 268 Thụy Khê – Hà Nội 2. Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec – 458 Phố Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội 3. Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc Cơ sở chính: Số 55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội. Hồng Ngọc Keangnam: Khu B1 và Tầng 10, Keangnam Landmark 72, Phạm Hùng, Hà Nội. Hồng Ngọc Savico: Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07–09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội. Hạn chế của các bệnh viên tư nhân này là chi phí thăm khám, điều trị sẽ cao hơn bình thường. Và hầu hết là không áp dụng BHYT. Địa chỉ khám chữa viêm da cơ địa tại TP. Hồ Chí Minh Khoa Da liễu – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM Ưu điểm: Là bệnh viện hàng đầu trong việc thăm khám và chữa bệnh cho người dân trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất và chất lượng khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, hiện đại hóa. Bệnh viện được trang bị các thiết bị tiên tiến như: Mesotherapy, IPL (Lumenis® M22™), LED, điện cao tần- RF, Siêu âm hội tụ- HIFU, Fractional laser (AcuPulse™), laser màu, laser CO2,… Y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Luôn hướng đến vận dụng khoa học y khoa tiến tiến để phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân. Hạn chế: Bệnh viện khá đông đúc nên việc khám chữa phải chờ đợi. Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: số 2 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP HCM Ưu điểm: Là địa chỉ khám chữa các bệnh da liễu đầu ngành tại khu vực phía Nam, được nhiều chuyên gia và người bệnh tin tưởng, đánh giá cao. Có nhiều bác sĩ là những chuyên gia Da liễu nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao. Áp dụng các kỹ thuật y học tiên tiến, hiện đại trong khám và điều trị chuyên sâu nhiều nhóm bệnh da liễu khác nhau, thậm chí là các bệnh da liễu phức tạp. Cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, có thể thực hiện tất cả các xét nghiệm, chụp chiếu liên quan đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu. Hỗ trợ đặt lịch khám trước cho người bệnh thông qua điện thoại hoặc ứng dụng đặt lịch của bệnh viện. Có khám ngoài giờ, phù hợp với những đối tượng không thể sắp xếp khám được trong giờ hành chính. Hạn chế: Bệnh viện nằm trong nội thành nên đường xá đông đúc, dễ bị kẹt xe. Khuôn viên bệnh viện khá nhỏ nên chỗ để xe có thể bị hạn chế. Có hiện tượng cò mồi lôi kéo, lừa đảo trước cổng bệnh viện nên người đi khám cần phải cẩn thận. Tại Đà Nẵng khám chữa viêm da cơ địa ở đâu? Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng Địa chỉ: số 91 đường Dũng Sĩ Thanh Khê, quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng. Ưu điểm: Là bệnh viện có chuyên môn lâu năm về lĩnh vực Da liễu, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Đà Nẵng và các tỉnh thành lân cận. Đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tương đối cao. Trang thiết bị khám chữa đang ngày được cải tiến, nâng cao. Nhược điểm: Là bệnh viện tuyến cuối của Đà Nẵng nên lượng người tới khám khá đông, có thể mất nhiều thời gian chờ đợi để tới lượt. Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng Địa chỉ: Số 124 đường Hải Phòng, Thạch Thang, Thành Phố Đà Nẵng. Ưu điểm: Bệnh viện lâu năm, có quy mô lớn lên đến 1.000 giường. Là bệnh viện hạng I với đội ngũ y bác sĩ có nhiều kinh nghiệm chuyên môn trong điều trị, đáp ứng tốt nhu cầu cầu khám chữa bệnh. Hệ thống khám chữa bệnh ngày càng được nâng cấp, hiện đại hóa Nhược điểm: Không có chuyên khoa Da liễu riêng nên một số trường hợp mắc bệnh da liễu phức tạp sẽ không đủ điều kiện và khả năng chữa trị. Khoa Da liễu – Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng Địa chỉ: Số 291 (số cũ 161), đường Nguyễn Văn Linh, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, Tp Đà Nẵng. Ưu điểm: Cơ sở khang trang, sạch sẽ, dịch vụ chu đáo Đội ngũ y bác sĩ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình. Trang thiết bị đáp ứng đầy đủ cho việc khám và điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn Đà Nẵng cùng các tỉnh lân cận. Nhược điểm: Là bệnh viện tư nhân nên chi phí khám chữa cao hơn các viện công. Không áp dụng BHYT Còn nếu các bạn không muốn khám chữa Tây y thì có thể tới Bệnh viện Y Học Cổ Truyền Đà Nẵng (Địa chỉ: Trần Thủ Độ, Phường Khuê Trung, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng) để được các y bác sĩ thăm khám và điều trị viêm da cơ địa bằng các phương pháp cổ truyền như dùng thảo dược, châm cứu, bấm huyệt,… Những trường hợp bệnh phức tạp có thể kết hợp với y học hiện đại để nâng cao hiệu quả điều trị. Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm da cơ địa cũng như tiêu chí lựa chọn và địa điểm khám chữa viêm da cơ địa tốt ở 3 miền. Hi vọng chúng hữu ích cho những ai còn đang băn khoăn, lo lắng chưa biết chữa viêm da cơ địa ở đâu tìm được địa chỉ phù hợp. Chia sẻ
Chữa viêm da tiết bã bằng dân gian có hiệu quả?
Thời gian gần đây, người bệnh truyền tai nhau rất nhiều bài thuốc dân gian trị viêm da tiết bã vừa an toàn, vừa hiệu quả. Thế nhưng, khi được hỏi chi tiết về cơ chế, công dụng, hiệu quả của các bài thuốc này thì rất ít bệnh nhân hiểu rõ. Bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết nhất về cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian. Cùng theo dõi nhé! Mục lụcCơ chế chữa viêm da tiết bã của thuốc dân gianMẹo dân gian chữa bệnh hiệu quả nhất!Công thức trị viêm da tiết bã tại nhà bằng cây ngải dạiThoa dầu dừa trị viêm da tiết bãGiảm viêm da tiết bã với gel nha đamCách chữa viêm da tiết bã tại nhà bằng mật ongĐậu đen – giảm nhanh các triệu chứng viêm da tiết bãĐẩy lùi viêm da tiết bã với rau máMẹo dân gian chữa viêm da tiết bã bằng nước lá dâuDùng cây bồ công anh chữa bệnh viêm da tiết bãCó nên chữa viêm da tiết bã bằng dân gian?Đẩy lùi viêm da tiết bã với kem bôi Sodermix Cơ chế chữa viêm da tiết bã của thuốc dân gian Viêm da tiết bã (hay còn gọi là viêm da dầu, chàm da mỡ) là một bệnh lý viêm da cơ địa mãn tính thường xuất hiện tại các vị trí tập trung nhiều tuyến bã nhờn trên da như đầu, mặt, sau tai, cổ, ngực… Bệnh làm tăng tiết dầu nhờn trên bề mặt da, tạo điều kiện cho nấm men và vi khuẩn phát triển, gây những triệu chứng như nổi ban đỏ hoặc hồng, da bị bong tróc, ngứa ngáy rất khó chịu. Từ lâu, người ta đã biết đến cách dùng các vị thuốc có sẵn trong thiên nhiên để trị viêm da tiết bã. Các loại thảo dược này chứa các hoạt chất có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, giúp ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh viêm da tiết bã. Nhờ đó, các chất này hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm da, ngứa ngáy do bệnh gây ra. Ngoài ra, các Vitamin, khoáng chất tự nhiên trong thảo dược là nguồn dinh dưỡng cho da, giúp dưỡng ẩm, làm giảm tình trạng bong tróc, thúc đẩy làm lành các vết thương, phục hồi da và dưỡng da mềm mịn. Vừa có nhiều công dụng tốt trị các triệu chứng bệnh, vừa rất an toàn và lành tính nên rất nhiều người bệnh tìm kiếm và áp dụng phương pháp này. Tuy vậy, bệnh nhân cần hiểu rõ, chữa viêm da tiết bã bằng dân gian chỉ có tác dụng với các trường hợp bị bệnh nhẹ hoặc mới mắc bệnh. Các mẹo này chỉ tác động vào các triệu chứng ngoài da nên hiệu quả trị bệnh còn hạn chế, phụ thuộc nhiều vào cơ địa và tình trạng viêm da tiết bã của người bệnh. Mẹo dân gian chữa bệnh hiệu quả nhất! Dưới đây là những cách chữa viêm da tiết bã từ dân gian hiệu quả nhất được nhiều người bệnh tìm kiếm và áp dụng, bạn có thể tham khảo: Công thức trị viêm da tiết bã tại nhà bằng cây ngải dại Sử dụng cây ngải dại trị viêm da tiết bã là một trong những cách dân gian được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Trong cây ngải dại có chứa hàm lượng tinh dầu rất lớn giúp kháng viêm, kháng khuẩn và làm sạch da hiệu quả. Để áp dụng phương pháp này, bệnh nhân tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Cây ngải dại đem rửa sạch với nước muối loãng. Bước 2: Đem cây ngải dại đun sôi với khoảng 1 lít nước sạch trong khoảng 5 phút với một chút muối. Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị. Bước 4: Dùng một khăn bông sạch, nhúng vào nước cây ngải dại và đắp lên da trong khoảng 20 phút cho các dưỡng chất thấm vào da. Bước 5: Đem rửa lại da với nước sạch. Với cách này, bệnh nhân nên thực hiện đều đặn hằng ngày để nhanh chóng giảm các triệu chứng của viêm da tiết bã. Thoa dầu dừa trị viêm da tiết bã Dầu dừa là một nguyên liệu làm đẹp có rất nhiều công dụng. Trong các bài thuốc dân gian, người ta cũng sử dụng dầu dừa để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc do bệnh viêm da tiết bã. Dầu dừa rất giàu các hoạt chất như vitamin E, K, axit amin, polyphenol… giúp cung cấp độ ẩm cho da, giúp tăng cường hoạt động của hàng rào bảo vệ da khỏi tác động của các vi khuẩn gây hại. Để sử dụng hiệu quả nguyên liệu dầu dừa, bệnh nhân tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Chuẩn bị lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ. Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương và thấm khô bằng khăn bông sạch. Bước 3: Lấy lượng dầu dừa ra lòng bàn tay, chà sát hay tay với nhau cho dầu nóng lên. Bước 4: Thoa dầu dừa lên vùng da viêm nhiễm, massage nhẹ nhàng theo vòng tròn trong khoảng 3 – 5 phút. Bước 5: Rửa sạch lại với nước ấm. Khi thực hiện cách này. bệnh nhân chỉ nên dùng lượng dầu dừa vừa đủ, không nên bôi quá nhiều dầu dừa lên da. Ngoài ra, bạn cũng không nên để dầu dừa trên da qua đêm, dễ làm bít tắc các lỗ chân lông, làm tình trạng viêm da tiết bã càng nặng hơn. Giảm viêm da tiết bã với gel nha đam Nha đam có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc nên được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã. Một số nghiên cứu đã tìm ra trong nha đam có chứa đến 23 loại axit amin tự nhiên, polysaccharide, monosaccharide cùng với nhiều nhiều vitamin, khoáng chất rất tốt cho da. Hai thành phần polysaccharide và monosaccharide trong nha đam còn có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, ức chế được nhiều loại nấm và vi khuẩn virus gây bệnh cho da, ngăn cản không cho tổn thương tiếp tục lan rộng ra các vùng da lành xung quanh. Để áp dụng phương pháp này, bệnh nhân tiến hành theo những cách sau: Cách 1: Thoa gel nha đam nguyên chất. Bước 1: Gọt bỏ vỏ lá nha đam tươi, chỉ lấy phần gel bên trong đem rửa sạch với nước để giảm nhớt. Bước 2: Cắt nhỏ gel nha đam, xay nhuyễn trong máy xay sinh tố thành gel lỏng. Bước 3: Thoa một lớp gel nha đam lên vùng da bị viêm da tiết bã. Bước 4: Để khô tự nhiên và rửa lại với nước ấm. Cách này sẽ giúp da thẩm thấu trực tiếp các hoạt chất trong nha đam. Bệnh nhân nên áp dụng 1 – 2 lần mỗi ngày để đjt hiệu quả tốt nhất. Cách 2: Kết hợp muối – nha đam. Để tăng hiệu quả sát trùng, chống viêm, người ta thường kết hợp nha đam với muối. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Gel nha đam đem xay nhuyễn cùng vài hạt muối ăn. Bước 2: Thoa một lớp gel nha đam vừa xay lên vùng da bị viêm da tiết bã. Bước 3: Massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trong khoảng 15 phút. Bước 4: Để khô tự nhiên và rửa lại với nước ấm. Với cách này, bệnh nhân nên thực hiện một lần mỗi ngày. Cách chữa viêm da tiết bã tại nhà bằng mật ong Mật ong là nguyên liệu làm đẹp của chị em phụ nữ, đồng thời cũng là vị thuốc quý giúp giảm các triệu chứng tróc vảy, ngứa ngáy của bệnh viêm da tiết bã. Mật ong có chứa đến 70 hoạt chất có lợi là các vitamin, acid amin, chất chống oxy hóa… giúp tăng cường sức đề kháng cho da, tăng cường màng lipoprotein của da, phục hồi nhanh tổn thương trên da. Ngoài ra, các chất chống viêm, chống oxy hóa trong mật ong có tác dụng tẩy tế bào chết, kháng khuẩn và sát trùng cho da. Để áp dụng phương pháp này, bệnh nhân tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Chuẩn bị một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ. Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm da tiết bã, thấm khô bằng khăn sạch. Bước 3: Thoa đều mật ong lên da, massage nhẹ nhàng theo vòng tròn. Bước 4: Giữ yên trên da trong khoảng 10 phút và rửa lại với nước ấm. Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Trong quá trình thực hiện, bạn cũng cần chú ý lựa chọn nguồn mật ong tự nhiên chất lượng cao để đạt hiệu quả tốt nhất nhé! Đậu đen – giảm nhanh các triệu chứng viêm da tiết bã Hạt đậu đen là nguyên liệu cho nhiều món ăn quen thuộc. Trong Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính hàn, hơi đắng, có khả năng giảm đau, tiêu độc nên được dùng nhiều trong chữa viêm da tiết bã. Đây là biện pháp khá lành tính và an toàn đối với mọi bệnh nhân. Để áp dụng phương pháp này, bệnh nhân tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Rang nóng đậu đen đến khi thấy mùi thơm. Bước 2: Đậu đen đã rang chín đem nấu với nước trong khoảng 20 phút (nên chú ý giữ mức lửa nhỏ) Bước 3: Gạn lấy nước đậu rang, thêm đường tùy khẩu vị. Bước 4: Nước đậu đen dùng để uống từ 2 – 3 lần trong ngày. Với mẹo này, nước đậu rang sẽ giúp bệnh nhân cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh, duy trì làn da khỏe mạnh. Đẩy lùi viêm da tiết bã với rau má Rau má là một thảo dược quen thuộc trong các món ăn và dùng làm thuốc trong các bài thuốc chữa các bệnh gây tổn thương da. Rau má có tính mát lành, thường được dùng giảm đau, xoa dịu cảm giác nóng rát, ngứa ngáy trên da và làm lành các tổn thương trên da nhanh chóng. Nhờ lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, rau má giúp dưỡng ẩm, điều tiết hoạt động của tuyến bã nhờn trên da giúp ngăn ngừa viêm da tiết bã rất hiệu quả. Để áp dụng phương pháp này, bệnh nhân tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Rau má đem ngâm rửa sạch với nước muối loãng. Bước 2: Giã nát rau má cùng một chút muối ăn. Bước 3: Đổ hỗn hợp vào một mảnh vải sạch, vắt kĩ lấy nước cốt. Bước 4: Vệ sinh da sạch sẽ và thoa đều nước rau má lên da trong khoảng 20 phút. Bước 5: Rửa sạch lại da với nước. Bệnh nhân nên áp dụng bài thuốc này ít nhất 2 tuần liên tục giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh. Mẹo dân gian chữa viêm da tiết bã bằng nước lá dâu Sử dụng lá dâu chữa viêm da tiết bã là một trong những mẹo dân gian hiệu quả, an toàn. Lá dâu tằm chứa nhiều hoạt chất có nhiều tác dụng tốt đối với bệnh nhân viêm da tiết bã. Có thể kể đến các acid amin giúp giảm ngứa ngáy rất tốt, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho da, hay vitamin C trong lá dâu giúp tăng cường tái tạo các tế bào da mới, làm lành các tổn thương do bệnh. Bên cạnh đó, lá dâu tằm còn ngăn ngừa tình trạng tiết dầu quá mức của da, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Để áp dụng phương pháp này, bệnh nhân tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Chuẩn bị lá dâu (bạn nên chọn lá dâu tằm bánh tẻ sẽ cho hiệu quả tốt nhất) đem rửa sạch với nước muối loãng. Bước 2: Đun lá dâu với khoảng 3 lít nước cho đến khi còn khoảng 1 lít thì tắt bếp. Bước 3: Để nước nguội bớt, pha thêm nước lạnh để ngâm rửa vùng da bị viêm da tiết bã. Bước 4: Rửa lại với nước sạch. Với cách này, bạn nên áp dụng đều đặn hằng ngày, giúp đẩy lùi nhanh các triệu chứng của bệnh. Dùng cây bồ công anh chữa bệnh viêm da tiết bã Cây bồ công anh là vị thảo dược có tính bình, vị ngọt, có tác dụng tiêu độc, giảm viêm nhiễm rất hiệu quả. Vì thế, bồ công anh được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh ngoài da, trong đó có viêm da tiết bã. Bồ công anh chứa nhiều vitamin C, K và chất chống oxy hóa có công dụng bảo vệ các tế bào da, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương. Ngoài ra, bồ công anh còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi nấm và vi khuẩn rất tốt, giúp giảm thiểu tác hại của vi khuẩn với da, giảm triệu chứng viêm da tiết bã. Để áp dụng phương pháp này, bệnh nhân tiến hành theo những bước sau: Bước 1: Rửa sạch dược liệu và để cho ráo nước. Bước 2: Sắc chung bồ công anh với 1 lít nước với mức lửa nhỏ cho đến khi còn 1/2 lượng nước. Bước 3: Lọc lấy nước sắc bồ công anh để uống hằng ngày sau các bữa ăn. Nước sắc bồ công anh chia uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong khoảng 2 tuần. Bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả nó đem lại đấy! Có nên chữa viêm da tiết bã bằng dân gian? Các biện pháp dân gian chữa viêm da tiết bã có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất an toàn và lành tính với da. Tuy vậy, các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh, hiệu quả với bệnh nhân viêm da tiết bã mức độ nhẹ hoặc mới mắc. Đối với các trường hợp vừa và nặng, tổn thương trên da lan rộng và có tính chất nghiêm trọng, các biện pháp này không những không làm giảm mà còn có thể làm bệnh lan rộng và gây nhiều biến chứng. Ngoài ra, do có nguồn gốc từ các thảo dược nên cho tác dụng từ từ, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện các phương pháp này trong thời gian dài thì mới có tác dụng. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng trị viêm da tiết bã của các mẹo dân gian, hiệu quả điều trị của các mẹo này còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng mà bệnh nhân gặp phải. ☛ Tham khảo thêm: Chữa viêm da tiết bã không khó nhưng phải chuẩn! Để việc trị liệu viêm da tiết bã vừa an toàn, vừa đạt hiệu quả cao, bệnh nhân nên tìm kiếm phương pháp điều trị khác như kem bôi Sodermix – kem bôi chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên, giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh sau 2 – 3 ngày sử dụng. Đẩy lùi viêm da tiết bã với kem bôi Sodermix Khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm của phương pháp dân gian, kem bôi Sodermix ra đời là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân mắc viêm da tiết bã. Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp là liệu pháp hoàn toàn không chứa Corticoid. Hiện nay, sản phẩm đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây cũng là một dòng kem bôi chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng. Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa Enzym SOD chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu. Hoạt chất này được chứng minh là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm da tiết bã, ngứa ngoài da, mề đay… Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Để sử dụng Sodermix chữa viêm da tiết bã rất đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch vùng da bệnh và thấm khô bằng khăn bông thêm. Sau đó, bạn lấy một chút kem ra đầu ngón tay, xoa nhẹ nhàng lên khu vực bị viêm da tiết bã 2 lần/ ngày vào sáng và tối. Bạn cần chú ý thoa kem nhẹ nhàng, dàn đều và chỉ cần thoa một lớp kem mỏng là đủ. Vì thành phần hoàn toàn tự nhiên nên bạn có thể sử dụng Sodermix trong thời gian dài. Thậm chí, nhiều người còn dùng sản phẩm này như một loại kem dưỡng để dự phòng viêm da tiết bã tái phát. Để tìm mua sản phẩm, bạn có thể tìm đến những nhà thuốc lớn trên toàn quốc hoặc các quầy thuốc của bệnh viện như: Bệnh viện 108, bệnh viện da liễu TW, bệnh viện Da liễu thành phố, bệnh viện Nhi TW,… Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY” Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY” Lời kết Trên đây là những mẹo dân gian trị viêm da tiết bã mà bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Rất mong bài viết sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị thích hợp nhất để làm giảm nhanh những triệu chứng khó chịu do bệnh viêm da tiết bã gây ra. Tài liệu tham khảo: https://www.tapchidongy.org/chua-viem-da-tiet-ba-bang-dan-gian.html https://suckhoedoisong24h.webflow.io/posts/8-cach-chua-viem-da-tiet-ba-bang-dan-gian https://drbacsi.com/chua-benh-viem-da-tiet-ba-bang-thuoc-nam/ https://vcep.vn/thuoc-nam-chua-viem-da-tiet-ba-13360.html Chia sẻ
Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam! - Nên hay không nên?
Bạn mệt mỏi với các triệu chứng của tổ đỉa? Bạn lo sợ các thuốc Tây Y sẽ gây nhiều tác dụng phụ với cơ thể? Bạn muốn tìm đến các bài thuốc Nam nhưng lại chưa biết hiệu quả thế nào? Đừng lo lắng, bài viết sau đây sẽ đem đến những thông tin chi tiết nhất về cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam! Cùng tìm hiểu nhé! Mục lụcThuốc Nam chữa bệnh tổ đỉa như thế nào?Top 9 cách chữa tổ đỉa từ thuốc NamCông thức trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng cây tán mạt hoaGiảm ngứa do tổ đỉa với lá trầu khôngCách chữa tổ đỉa tại nhà bằng củ ráyLá lốt – giảm nhanh các triệu chứng chàm tổ đỉaTrị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng dây đau xươngLá mò trắng – khắc tinh của bệnh tổ đỉaĐẩy lùi tổ đỉa với quả ké đầu ngựaMẹo dân gian chữa tổ đỉa bằng lá đàoDùng rau răm chữa bệnh tổ đỉa tại nhàChữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả?Kem bôi Sodermix – liệu pháp trị triệt để chàm tổ đỉa Thuốc Nam chữa bệnh tổ đỉa như thế nào? Tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là một bệnh lý viêm da cơ địa mãn tính với nhiều biểu hiện gây khó chịu như nổi mụn nước, ngứa ngáy, tróc da… Bệnh tái đi tái lại, các triệu chứng dai dẳng kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến thấm mỹ và cuộc sống khiến người bệnh rất mệt mỏi. ☛ Chi tiết tham khảo: Bệnh tổ đỉa là gì – đặc trưng của bệnh? Hình ảnh minh họa bệnh tổ đỉa Hiện nay, mặc dù có rất nhiều phương pháp chữa tổ đỉa nhưng bệnh nhân vẫn hướng tới cách chữa bệnh bằng thuốc Nam. Bởi lẽ tổ đỉa là bệnh lý cần điều trị lâu dài, các triệu chứng của bệnh dai dẳng, dễ tái phát, bệnh nhân sử dụng thuốc Tây y để điều trị có thể gây nhiều tác dụng phụ với sức khỏe. Các bài thuốc Nam dễ kiếm, dễ thực hiện, lại có nguồn gốc từ các thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính với người bệnh. Các thảo dược dùng để chữa tổ đỉa đều có tính sát khuẩn cao, chống viêm và giảm ngứa tốt. Nhờ đó, chúng giúp làm giảm các triệu chứng tổ đỉa như nổi mụn nước, ngứa ngáy… và ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lan rộng, nhiễm trùng, bội nhiễm… Trong một số cây thuốc Nam còn có chứa các Vitamin và khoáng chất, giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da, cung cấp ẩm và dưỡng da mềm mịn. Tuy vậy, các phương pháp dân gian hầu hết chỉ có tác dụng với các trường hợp mới mắc tổ đỉa, các triệu chứng còn nhẹ. Việc sử dụng thảo dược giúp làm giảm triệu chứng bên ngoài của bệnh, không có tác dụng tiêu diệt tận gốc tác nhân gây bệnh. Hiện nay, cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam vẫn được lưu truyền rộng rãi, rất nhiều bệnh nhân tìm kiếm và áp dụng. Top 9 cách chữa tổ đỉa từ thuốc Nam Cách hữa tổ đỉa từ thuốc Nam có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do tổ đỉa gây ra. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ thuốc Nam dành cho những bệnh nhân tổ đỉa mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo: Công thức trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng cây tán mạt hoa Cây tán mạt hoa hay còn gọi là lá móng tay là một vị thảo dược được dùng nhiều trong điều trị tổ đỉa và các bệnh lý ngoài da khác. Một số nghiên cứu đã tìm ra trong cây tán mạt hoa có chứa rất nhiều các chất kháng sinh mạnh có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả. Không chỉ vậy, cây tán mạt hoa còn có chứa tanin, tinh dầu, chất béo và chất nhựa là các hoạt chất có đặc tính chống viêm, làm dịu ngứa và khô mụn nước do tổ đỉa rất hiệu quả. Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây: Bước 1: Chuẩn bị 100 gram cây tán mạt hoa, rửa sạch với nước muối loãng. Bước 2: Đun sôi cây tán mạt hoa với khoảng 1 lít nước. Bước 3: Khi nước nguội bớt, bệnh nhân tiến hành ngâm, rửa vùng da tổ đỉa trong khoảng 15 – 20 phút. Với cách này, bệnh nhân nên áp dụng đều đặn 2 lần mỗi ngày giúp làm dịu nhanh các triệu chứng bệnh tổ đỉa. Giảm ngứa do tổ đỉa với lá trầu không Lá trầu không vị cay, tính ấm, là vị thuốc nam quen thuộc trong các bài thuốc trị các bệnh về da liễu, trong đó có tổ đỉa. Lá trầu không có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, giảm đau tốt. Một số nghiên cứu của y học hiện đại còn tìm thấy trong lá trầu không chứa lượng lớn các tinh dầu có hoạt lực kháng sinh mạnh, ức chế được cả những chủng vi khuẩn nguy hiểm như E.Coli, tụ cầu vàng, vi khuẩn subtillis và song cầu khuẩn. Với người bệnh tổ đỉa, thường xuyên dùng lá trầu không giúp giảm ngứa, chống viêm nhiễm rất tốt. Cách này cũng giúp làm lành nhanh các tổn thương trên da, ngăn ngừa tổ đỉa lan rộng hoặc bội nhiễm. Bệnh nhân có thể sử dụng lá trầu không để nấu nước tắm rửa hằng ngày như sau: Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trầu không đem rửa sạch với nước muối loãng. Bước 2: Vò nhẹ lá trầu không, nấu chung với nước sôi trong khoảng 10 phút. Bước 3: Đổ nước lá trầu không ra thau, thêm 1 thìa muối sau đó khuấy đều cho tan. Bước 4: Nước lá trầu không dùng để tắm hoặc rửa vùng da bệnh hằng ngày. Cách này áp dụng mỗi ngày giúp bạn giảm nhanh cơn ngứa do tổ đỉa. Cách chữa tổ đỉa tại nhà bằng củ ráy Củ ráy là loại thảo dược chứa lượng lớn Flavonoid – các chất chống oxy hóa tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm chậm quá trình viêm nhiễm của da. Bên cạnh đó, củ ráy còn thúc đẩy quá trình hồi phục da, giúp vùng da bệnh tổ đỉa mau lành. Do đó, sử dụng củ ráy đúng cách có thể cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát hay sưng viêm mà bệnh tổ đỉa gây ra. Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Bước 1: Rửa sạch củ ráy và gọt bỏ vỏ. Bước 2: Cắt củ ráy thành từng miếng mỏng và giã nhuyễn. Bước 3: Bạn đun sôi nước và cho củ ráy vào đun trong 10 phút để các tinh chất tan ra trong nước. Bước 4: Để nguội bớt rồi dùng nước củ ráy ngâm, rửa nhẹ nhàng vùng da bị bệnh. Lá lốt – giảm nhanh các triệu chứng chàm tổ đỉa Không chỉ là một nguyên liệu chế biến thức ăn quen thuộc, lá lốt còn có công dụng chữa các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, lá lốt có vị cay, tính ấm, có nhiều tác dụng quý trong điều trị các bệnh lý viêm da cơ địa, tổ đỉa như: giảm đau, giảm ngứa, sát khuẩn, thúc đẩy quá trình phục hồi và tái tạo da. Ngày nay, người ta tìm thấy trong lá lốt có rất nhiều tinh dầu với tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và tiêu viêm. Nhờ đó, sử dụng lá lốt hằng ngày giúp bạn nhanh chóng cải thiện tổ đỉa. Theo đó, bệnh nhân có thể dùng cách rửa vùng da bệnh với nước lá lốt dưới đây: Bước 1: Lá lốt tươi đem rửa sạch với nước muối loãng. Bước 2: Vò nát lá lốt rồi đem nấu với 1 lít nước sôi trong khoảng 5 phút. Bước 3: Pha thêm nước lạnh cho ấm rồi dùng ngâm, rửa vùng da bị tổ đỉa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng lá lốt giã nhuyễn để đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương cũng rất hiệu quả. ☛ Chi tiết hơn tại bài viết: Công dụng của lá lốt giúp chữa tổ đỉa! Trị bệnh tổ đỉa tại nhà bằng dây đau xương Có lẽ ai cũng biết dây đau xương có tác dụng trị các trị các bệnh về xương khớp, nhưng dây đau xương trị tổ đỉa lại là một công dụng còn xa lạ. Theo các chuyên gia, dây đau xương có chứa lượng lớn hoạt chất alkaloid có tác dụng chống viêm, sát trùng rất hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B có công dụng chống viêm mạnh. Nhờ đó, chúng kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn trên da, ngăn ngừa tổ đỉa lây lan và nhiễm trùng. Bệnh có thể dùng dây đau xương theo cách sau: Bước 1: Dây đau xương lấy phần thân, rửa sạch, phơi khô rồi sao vàng dược liệu. Bước 2: Nấu dây đau xương với nước để hòa tan các hoạt chất trong cây vào nước. Bước 3: Nước dây đau xương dùng để uống hằng ngày giúp đẩy lùi tổ đỉa từ sâu bên trong. Ngoài cách này, bệnh nhân cũng có thể ngâm thân cây đau xương với rượu để bôi lên vùng da bệnh. Lá mò trắng – khắc tinh của bệnh tổ đỉa Lá mò trắng (hay còn gọi là bạch đồng nữ) có chứa thành phần ankaloid và lượng lớn tinh dầu có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên được ứng dụng trong các bài thuốc Nam chữa tổ đỉa tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng. Cách dùng lá mò trắng như sau: Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá mò trắng đem rửa sạch với nước muối loãng. Bước 2: Nấu lá mò trắng với nước đến khi thuốc sắc cạn đặc lại. Bước 3: Bệnh nhân dùng nước này để ngâm rửa tay chân bị tổ đỉa. Đẩy lùi tổ đỉa với quả ké đầu ngựa Ké đầu ngựa không còn là loại cây xa lạ với người dân Việt Nam. Theo đông y, quả ké đầu ngựa có vị ngọt nhạt, tính ôn, có tác dụng tiêu độc, sát trùng… Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc chữa tổ đỉa rất hiệu quả từ ké đầu ngựa. Trong đó, bài thuốc trị bệnh kết hợp nhiều vị thuốc khác nhau đem lại hiệu quả trị bệnh tốt hơn cả. Bạn có thể áp dụng cách đẩy lùi tổ đỉa với quả ké đầu ngựa với những bước đơn giản như sau: Chuẩn bị: Ké đầu ngựa, hạ thảo khô: 50 gram Vỏ cây núc nác: 30 gram Sinh địa: 20 gram Hạt dành dành: 15 gram Tiến hành: Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu rồi sao vàng trên lửa nhỏ. Bước 2: Dược liệu sau khi sao vàng tán nhuyễn thành bột, vo thành viên tròn bằng hạt đậu xanh. Bước 3: Hằng ngày, bệnh nhân uống 10 – 15 viên sau mỗi bừa ăn. Với cách này, bệnh nhân kiên trì thực hiện trong thời gian ngắn giúp giảm nhanh mụn nước, ngứa ngáy do tổ đỉa. Mẹo dân gian chữa tổ đỉa bằng lá đào Theo ghi chép trong các tài liệu y học cổ truyền, lá đào có vị đắng, tính bình, có tính sát khuẩn, kháng viêm và chống dị ứng cao. Lá đào được dùng để khắc phục các tổn thương ngoài da, giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra. Đồng thời, lá đào còn giúp ngăn ngừa bội nhiễm và kích thích các quá trình làm lành da của cơ thể. Để phát huy công dụng chữa tổ đỉa bằng lá đào, bạn nên dùng nước lá đào để ngâm, rửa hằng ngày theo cách sau: Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá đào tươi đem rửa sạch với nước muối loãng. Bước 2: Vò nát lá đào và nấu với nước sôi trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp. Bước 3: Pha nước nấu lá đào với nước lạnh cho ấm. Bước 4: Ngâm, rửa vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày với nước lá đào. Với cách này, bạn nên áp dụng 2 ngày một lần để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tổ đỉa. Dùng rau răm chữa bệnh tổ đỉa tại nhà Rau răm có vị cay, tính ấm, có khả năng kháng viêm rất tốt. Từ lâu, người ta đã biết cách sử dụng rau răm để chữa các bệnh lý ngoài da như bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa… Trong rau răm có chứa nhiều tinh dầu quý như Dodecanal, Decanal, α-humulene, Decanol… có tác dụng làm dịu da, ức chế các phản ứng viêm rất tốt. Nhờ việc sử dụng rau răm hằng ngày, bệnh nhân sẽ nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra. Cách thực hiện như sau: Bước 1: Rau răm đem rửa sạch với nước muối loãng. Bước 2: Giã nát nguyên liệu rồi dùng đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Bước 3: Sau 30 phút, bạn rửa sạch lại da với nước. Bước 4: Lau khô bằng khăn sạch và dưỡng ẩm cho da. Với cách này, bệnh nhân nên thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày. ☛ Tham khảo thêm: 4 cách chữa tổ đỉa bằng rau răm Chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả? Cách chữa tổ đỉa bằng thuốc nam có nhiều ưu điểm như an toàn, lành tính, dễ áp dụng tại nhà nên được rất nhiều người bệnh tìm kiếm và áp dụng thực hiện. Tuy vậy, để đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa thì đây không được coi là phương pháp điều trị tối ưu. Các biện pháp dân gian chỉ tác động ngoài da, nên chỉ làm giảm một số biểu hiện bên ngoài của bệnh mà không tác động vào tận gốc, không tiêu diệt căn nguyên gây bệnh. Trên thực tế, để phát huy công dụng trị tổ đỉa, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng các bài thuốc trên trong một khoảng thời gian dài. Đôi khi tổ đỉa không được điều trị kịp thời có thể tiến triển rất nhanh, thậm chí lây lan sang các vùng da lành lân cận. Bên cạnh đó, thuốc nam chỉ có tác dụng trên bệnh nhân tổ đỉa nhẹ, hiệu quả còn chưa rõ ràng, phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân. Vì những nhược điểm trên đây, các chuyên gia da liễu khuyên bệnh nhân tổ đỉa nên tìm đến một phương pháp điều trị khác giúp trị chàm tổ đỉa hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn với người sử dụng – kem bôi Sodermix. Kem bôi Sodermix – liệu pháp trị triệt để chàm tổ đỉa Khắc phục những nhược điểm và phát huy những ưu điểm của phương pháp dân gian, kem bôi Sodermix ra đời là sự lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa. Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp là liệu pháp hoàn toàn không chứa Corticoid. Hiện nay, sản phẩm đã chinh phục được rất nhiều bệnh nhân cũng như các chuyên gia da liễu đầu ngành tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới. Đây cũng là một dòng kem bôi chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, người có cơ địa da nhạy cảm… Bệnh nhân có thể yên tâm sử dụng. Ứng dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến hiện đại nhất nước Pháp, Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa Enzym SOD chiết xuất từ cà chua xanh châu Âu. Hoạt chất này được chứng minh là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng của tổ đỉa như nổi mụn nước, ngứa ngoài da… Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da. Kem Sodermix thuộc số ít các sản phẩm trên thị trường đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa. Kết quả cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần bạn nhất, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Lời kết Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chữa bệnh tổ đỉa bằng thuốc nam mà bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Rất mong bài viết sẽ giúp bạn tìm được phương pháp điều trị thích hợp nhất để làm giảm nhanh những triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra. Tài liệu tham khảo: https://vietmecgroup.com/chua-to-dia-dan-gian-tai-nha.html https://vcep.vn/cach-chua-benh-to-dia-theo-dan-gian-257.html https://www.thuocdantoc.org/tri-benh-to-dia-bang-thuoc-nam.html Chia sẻ
Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng từ dân gian!
Bạn đã từng nghe qua phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng chưa? Phương pháp này có thể sẽ khiến bạn phải bất ngờ với hiệu quả mà nó đem lại. Vậy sử dụng lá bàng chữa viêm da cơ địa như thế nào và cần lưu ý những gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn về phương pháp trị bệnh này nhé! Mục lụcChữa viêm da cơ địa bằng lá bàng như thế nào?Bài thuốc bôi nước lá bàngBài thuốc đắp lá bàngTắm nước lá bàngVì sao lá bàng có thể chữa viêm da cơ địa?Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng lá bàngLàm sao để rút ngắn thời gian điều trị viêm da cơ địa?Sodermix – đánh bay viêm da cơ địa Chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng như thế nào? Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính, có tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát. Bệnh thường khởi phát do yếu tố di truyền và cơ địa dị ứng. Khi bị viêm da cơ địa, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như khô, bong tróc, ngứa ngáy, nứt nẻ,… ☛ Tìm hiểu chi tiết về bệnh tại bài viết: Bệnh viêm da cơ địa là gì? Nếu muốn tìm một biện pháp cải thiện tình trạng viêm da cơ địa tại nhà, bạn có thể cân nhắc áp dụng các mẹo dân gian an toàn, lành tính. Sử dụng lá bàng để điều trị viêm da cơ địa là mẹo dân gian đã có từ lâu, tuy nhiên có rất ít người biết đến phương pháp này. Đây là phương pháp đơn giản, nhưng lại có thể đem đến hiệu quả khá tốt. Ta có thể áp dụng phương pháp trị viêm da cơ địa với lá bàng theo một số cách như sau: Bài thuốc bôi nước lá bàng Chuẩn bị: Một nắm lá bàng non và một ít muối hạt. Thực hiện: Rửa sạch lá bàng non và ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn và tạp chất. Cho lá bàng vào cối giã nát hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng một ít muối hạt Lọc hỗn hợp lá bàng xay lấy nước, bỏ bã. Hàng ngày dùng bông hoặc vải sạch thấm nước lá bàng bôi lên vùng da bị bệnh 2 lần/ngày. Với bài thuốc này, bạn có thể bôi nước lá bàng lên da trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa lại da bằng nước ấm sạch vào sáng hôm sau. Bài thuốc đắp lá bàng Chuẩn bị: Một nắm lá bàng non, một ít muối hạt. Thực hiện: Rửa sạch lá bàng non và ngâm qua nước muối để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất. Cho lá bàng vào cối, giã nát hoặc có thể sinh dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn. Lấy hỗn hợp lá bàng xay, đắp lên vị trí bị viêm da cơ địa trong 15 phút để các tinh chất trong lá bàng ngấm vào da. Rửa lại da với nước muối loãng ấm. Tắm nước lá bàng Chuẩn bị: Lá bàng non và muối hạt. Thực hiện: Rửa sạch lá bàng non và ngâm qua nước muối loãng. Cho lá bàng vào nồi, thêm nước sạch và muối hạt sau đó đun sôi trong khoảng 10 phút. Chắt nước lá bàng ra thau sạch, pha thêm nước vừa đủ ấm để tắm. Người bệnh có thể dùng bã lá bàng xoa nhẹ lên vùng da bị bệnh để tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp tắm nước lá bàng có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, đồng thời giúp làm sạch da, loại bỏ các tác nhân gây hại, tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì sao lá bàng có thể chữa viêm da cơ địa? Cây bàng vốn rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Đây là loại cây sống lâu năm, thường được trồng để lấy bóng mát, chúng có thể cao đến 20m với cành cây mọc thành dạng vòng. Lá bàng có hình trái xoan ngược, với phần chóp tròn, gốc lá thon, có kích thước tương đối lớn, dài khoảng 20-30cm, rộng 10-15cm. Lá bàng có mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhung nhạt. Hình ảnh lá bàng Theo một nghiên cứu được thực hiện gần đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã tìm ra nhiều hoạt chất có giá trị trong lá bàng tươi. Trong đó phải kể đến các chất như: flavonoid, tanin, phytosterol, saponin, chloroform, glycosides, alkaloids, amino acid,… Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm vô cùng hiệu quả của lá bàng tươi. Các hoạt chất được tìm thấy trong loại lá này có thể chống lại rất nhiều chủng vi khuẩn như gram âm, gram dương và các loại nấm như Bacillus cereus , Staphylococus aureus, Eschiershea coli, Candida albicans,… Ngoài ra, những hoạt chất như tanin, flavonoid, phytosterol trong lá bàng cũng giúp giảm tình trạng viêm nhiễm do viêm da cơ địa, đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, đồng thời giúp tổn thương da nhanh lành hơn. Lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng Để phương pháp chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng đạt hiệu quả, ta cần lưu ý một số vấn đề sau: Nên chọn lá bàng non để có nhiều nhựa, không chọn những lá bị sâu. Trong quá trình hái lá bàng, bạn nên cẩn trọng bởi nọc độc và lông của sâu bám trên cành cây hoặc các tán lá có thể khiến da bị kích ứng. Chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, tuy nhiên nó chỉ thích hợp với người có tình trạng bệnh nhẹ, bên cạnh đó người bệnh cần thực hiện kiên trì để có được kết quả. Không nên áp dụng phương pháp này cho người bệnh viêm da cơ địa có kèm theo vết thương hở hoặc có các biểu hiện nhiễm trùng. Để tránh xảy ra tình trạng kích ứng, bạn nên sử dụng lá bàng trên 1 vùng da nhỏ và theo dõi phản ứng, nếu trên da xuất hiện bất thường thì không nên sử dụng. Hiệu quả trị bệnh của lá bàng sẽ tùy thuộc theo từng cơ địa. Nếu trong thời gian sử dụng thấy có những dấu hiệu tượng bất thường, kích ứng trên da, cần ngưng sử dụng ngay lập tức. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả cao trong điều trị, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu uy tín để thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá bàng trị viêm da cơ địa. ☛ Tham khảo thêm: Cách trị viêm da cơ địa trong dân gian Làm sao để rút ngắn thời gian điều trị viêm da cơ địa? Để có thể điều trị bệnh viêm da cơ địa một cách nhanh chóng và hiệu quả, ngoài việc thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý áp dụng một số thay đổi trong lối sống sinh hoạt dưới đây: Tránh gãi, cào da: Thường xuyên cắt móng tay, móng chân, hạn chế tối đa việc gãi, cào vùng da bị bệnh để tránh tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Hạn chế tắm quá lâu và sử dụng nước tắm quá nóng: Bạn chỉ nên tắm với nước ấm trong khoảng 10 phút mỗi ngày. Việc tắm quá lâu hoặc dùng nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, ngứa, mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên và dễ bị tổn thương hơn. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: Bạn nên đeo găng tay cao su khi làm việc nhà và ưu tiên sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm có tính chất dịu nhẹ. Tuyệt đối không nên tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh. Duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng da khô do mất nước. Thoa kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da ít nhất 2 lần/1 ngày, đặc biệt là trong thời tiết hanh khô. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn ra loại kem dưỡng ẩm phù hợp với mình nhất. Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cần chú ý ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là rau xanh và trái cây. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng như tôm, cua, ghẹ, trứng, sữa,… Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. Sodermix – đánh bay viêm da cơ địa Sodermix được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, là dòng kem bôi chuyên biệt cho người bệnh viêm da cơ địa, á sừng, tổ đỉa. Sodermix được bào chế từ các thành phần thiên nhiên, hoàn toàn không chứa corticoid, đặc biệt an toàn cho người sử dụng. Hiện nay, sản phẩm đã có mặt tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, được các chuyên gia da liễu hàng đầu tin dùng. Kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh châu Âu, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do một các hiệu quả nhất. Từ đó giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm và tổn thương trên da. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa thành phần dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên, giúp cung cấp độ ẩm và làm mềm da hiệu quả, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ, đồng thời thúc đẩy tái tạo, phục hồi da. Kem bôi Sodermix đã được chứng minh hiệu quả trị bệnh viêm da cơ địa qua các nghiên cứu lâm sàng. Cụ thể, sau 3 tuần sử dụng, có đến 93.1% người bệnh có kết quả thuyên giảm hoàn toàn các triệu chứng, cao hơn rất nhiều so với nhóm không dùng sản phẩm. Sodermix hiện đã được phân phối tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần bạn nhất, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm kem bôi Sodermix, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo theo số điện thoại 0842 241 650 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Hy vọng những mẹo trị viêm da cơ địa bằng lá bàng cùng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có thể chọn cho mình một giải pháp thích hợp nhất để trị bệnh. Chúc bạn nhanh chóng lấy lại được làn da khỏe mạnh, mịn màng. Nguồn tham khảo: https://youmed.vn/tin-tuc/la-bang-tuoi/ https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/la-bang-chua-viem-da-co-ia-va-cach-thuc-hien-hieu-qua? Chia sẻ