Viêm da cơ địa

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa - mẹ phải biết những gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh da liễu thường gặp, khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, quấy khóc, bỏ bú,… Nếu không nhận biết sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Vậy các mẹ cần trang bị những kiến thức gì khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây. Mục lụcViêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng gì?Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa do đâu?Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinhĐiều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hiệu quảPhương pháp cách ly với yếu tố kích thíchChăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa tại nhàChữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng cách dùng thuốcSODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì? Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý mãn tính, có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền. Bệnh thường gặp ở các bé dưới 6 tháng tuổi với các triệu chứng đặc trưng như nổi mụn nước nông nhỏ li ti, da sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mẩn từng đám, trớt vảy và bong tróc,… Tình trạng này thường biến mất khi trẻ khoảng 2 tuổi. Tuy không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được quan tâm, chữa trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ Các tổn thương do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gây ra chủ yếu xuất hiện ở vùng mặt. Trong một số trường hợp bệnh nặng thì các triệu chứng này có thể lan xuống vùng cổ, thân mình hoặc tay. Theo các thống kê thì phần lớn trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi chứng bệnh này khi trưởng thành. Tuy nhiên cũng nhiều trẻ trong số còn lại sẽ bị bệnh đeo bám dai dẳng, thậm chí tiển triển trong suốt cuộc đời. Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khởi phát chủ yếu ở trẻ 2 tuần tuổi, nhất là ở những trẻ trông bụ bẫm. Lúc này bệnh không những gây nên các tổn thương da mà còn đi kèm theo các chứng bệnh khác như ỉa chảy, viêm tai giữa. Với các trường hợp viêm da cơ địa phát triển mãn tính còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, viêm kết mạc mắt, hen suyễn,… ☛ Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng gì? Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thường khỏi khi được 18-24 tháng tuổi, một số khác thì kéo dài đến khoảng 10 tuổi thì dứt hẳn. Cá biệt cũng có các trường hợp bệnh kéo dài đến khi khi trẻ trưởng thành. Khi bị mắc viêm da cơ địa, trẻ có thể trải qua các đợt bùng phát cấp của bệnh hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Dù viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của trẻ, khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, mất ngủ, kém ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển,… Chính vì vậy khi thấy trẻ sơ sinh có bất cứ dấu hiệu nào của chứng bệnh viêm da cơ địa thì các bậc cha mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra bố mẹ cũng cần phải quan tâm, chú ý đến chế độ chăm sóc trẻ nhằm tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa do đâu? Viêm da cơ địa là chứng bệnh có quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố khác được coi là có tác động kích thích viêm da cơ địa khởi phát như: yếu tố môi trường, các dị nguyên dễ gây kích ứng da, thời tiết,… Tuy nhiên, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh đa phần đều liên quan đến yếu tố di truyền, rất ít trường hợp bị bệnh do các yếu tố khác. Lý giải cho điều này thì các số liệu thống kê cho thấy ở các gia đình có cha hoặc mẹ từng mắc bệnh viêm da cơ địa thì khoảng 60% trường hợp có con cái mắc bệnh. Còn ở những gia đình có cả bố và mẹ đều có tiền sử mắc viêm da cơ địa thì tỷ lệ này là 80%. Ngoài ra, nếu anh chị em ruột của trẻ bị viêm da cơ địa thì khả năng bé cũng bị là rất cao. Di truyền là một trong những yếu tố dẫn tới viêm da cơ địa Nói chung, các yếu tố được coi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gồm: Yếu tố di truyền: Nếu có bố hoặc mẹ bị các bệnh da liễu như chàm da, viêm da,… thì khả năng con sinh ra bị viêm da cơ địa sẽ rất cao Yếu tố cơ địa: Nếu bé thuộc nhóm có cơ địa dễ dị ứng, khi gặp phải các tác nhân gây bệnh sẽ kích thích tình trạng viêm da bùng phát hoặc phát triển nặng hơn thành viêm da cơ địa cấp và mãn tính Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột cũng là yếu tố khiến trẻ sơ sinh dễ bị viêm da cơ địa Ngoài các yếu tố trên thì còn một vài yếu tố kể sau cũng được coi là có vai trò kích thích viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khởi phát: Bé không được bú sữa mẹ Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Cho trẻ mặc quần áo chất liệu len, dạ,… Thời tiết khô hanh, nhiệt độ thấp,… ☛ Xem chi tiết: Những nguyên nhân, triệu chứng gây viêm da cơ địa ở trẻ Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh Một số dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường như: nổi các mẩn đỏ trên da gây ngứa ngáy, xuất hiện thêm các mụn nước nông rất dễ vỡ, chảy dịch và đóng vảy. Khi bị bệnh, làn da của trẻ trở lên sần sùi, dày sừng, mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ. Không những thế nếu các tổn thương da này bị viêm nhiễm ở dây thần kinh, mắt và mặt thì sẽ rất nguy hiểm. Tóm lại, các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thường thấy gồm: Khoảng 3 tuần sau khi sinh viêm da cơ địa ở trẻ sẽ bắt đầu có các đợt bùng phát cấp tính với sự xuất hiện của các vết mẩn đỏ gây ngứa Các mụn nước nông bắt đầu nổi trên da bé, các mụn này rất dễ vỡ dẫn đến chảy dịch, xuất tiết, đóng vảy, thậm chí có thể dẫn tới bội nhiễm Cách hạch lân cận vùng da tổn thương có dấu hiệu sưng nhẹ Vị trí tổn thương do viêm da cơ địa gây ra cho trẻ thường là vùng da đầu, da cổ, tay chân và thân mình nhưng phổ biến nhất vẫn là viêm da cơ địa ở mặt Lưu ý: Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không gây tổn thương ở vùng da quấn tã như các dạng hăm tã và mẩn ngứa do thời tiết. Do đó cha mẹ cần lưu ý vấn đề này để tránh nhầm lẫn trong việc xác định triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hiệu quả Ở trẻ sơ sinh các cơ quan còn phát triển chưa hoàn chỉnh, hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại. Ngay cả việc sử dụng thuốc điều trị cho trẻ sơ sinh cũng phải cân nhắc cẩn thận vì trẻ rất dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, việc điều trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh sẽ ưu tiên phương pháp cách ly với yếu tố kích thích và điều trị tại nhà. Với những trường hợp cần thiết thì có thể tìm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị và chỉ định loại thuốc phù hợp Phương pháp cách ly với yếu tố kích thích Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường khởi phát do hệ miễn dịch và yếu tố di truyền. Tuy nhiên các yếu tố kích thích đóng vai trò rất lớn trong việc khiến các tổn thương da này tiến triển nặng và lan rộng hơn. Do đó, để làm giảm các triệu chứng của bệnh, tránh để bệnh tiến triển nặng thì các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ với các yếu tố kích thích như: Không nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu len, dạ vì các chất liệu này có thể làm bùng phát viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh Tránh để trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất, bụi bẩn, xà phòng, chất tẩy,… Nếu muốn sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da cho trẻ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Khi thời tiết chuyển khô lạnh, các mẹ chú ý nên cho trẻ ở trong nhà, giữ ấm cơ thể, hạn chế cho trẻ ra ngoài Nếu không gặp vấn đề gì bất thường thì các mẹ nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt vì sữa mẹ không những chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa tại nhà Đi cùng với việc cách ly trẻ khỏi các dị nguyên thì các bậc cha mẹ có thể làm giảm các triệu chứng viêm da cơ địa cho trẻ bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà như: Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ Cha mẹ nên tắm cho trẻ 1 lần/ngày và cho trẻ mặc các loại quần áo rộng, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Nếu vệ sinh kém sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nên viêm nhiễm, phù nề,… Bôi kem dưỡng ẩm Bôi kem dưỡng ẩm giúp làm ẩm và mềm da, hạn chế các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, nứt nẻ do viêm da cơ địa gây ra. Các mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ 2-3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi tắm xong. Việc lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé cũng cần phải chú ý, nên lựa chọn các sản phẩm an toàn, có thành phần lành tính, dịu nhẹ, được kiểm định độ an toàn và phù hợp với trẻ sơ sinh. Làm sạch không gian sống Các dị nguyên vẫn thường xuất hiện nhiều trong không gian sống của chúng ta (chẳng hạn như bụi, bông, vải, nấm mốc, lông động vật,…) chúng có thể kích thích viêm da cơ địa và các bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng bùng phát. Vì vậy cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sử dụng máy lọc không khí và trồng nhiều cây xanh để giữ không gian sống thoáng đãng. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thảo dược tự nhiên chữa viêm da cơ địa cho trẻ. Phương pháp này không thích hợp với trẻ sơ sinh, nó chỉ nên áp dụng với trẻ lớn và người trưởng thành. Việc tùy tiện sử dụng sẽ khiến da trẻ bị kích ứng, tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, các tổn thương có thể bị viêm nhiễm, phù nề nặng. Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng cách dùng thuốc Với trường hợp các tổn thương do viêm da cơ địa gây ra lan rộng, tiển triển dai dẳng, gây ngứa ngáy dữ dội thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Hồ nước Hồ nước là loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch với thành phần chính là Glycerin, bột talc và kẽm oxit. Thuốc có tác dụng sát trùng, làm dịu da, cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa. Ngoài ra, hồ nước hầu như không bị hấp thu vào tuần hoàn máu nên tương đối an toàn, có thể sử dụng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh Thuốc bôi chứa Panthenol Panthenol thực chất là dẫn xuất của vitamin B5 – thường được dùng nhiều trong các chế phẩm chăm sóc và điều trị các vấn đề da liễu. Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy, viêm đỏ, duy trì độ ẩm và tăng khả năng chữa lành các tế bào biểu bì cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa Thuốc bôi chứa Ceramides Ceramides còn được gọi là lipid – lớp chất béo nằm trên bề mặt da, có chức năng giữ nước và bảo vệ da khỏi các yếu tố kích thích, gây hại. Màng lipid này bị suy giảm khiến các yếu tố kích thích dễ dàng xâm nhập gây kích ứng và làm bùng phát viêm da cơ địa. Do đó các bác sĩ thường chỉ định loại thuốc này để duy trì độ ẩm, giảm nhẹ các tổn thương do viêm da cơ địa gây ra. Các loại thuốc khác Các loại thuốc chữa viêm da cơ địa mạnh như thuốc bôi corticoid, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine H1,… chỉ được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh trong trường hợp thực sự cần thiết. Các bậc cha mẹ không được tự ý dùng các loại thuốc này cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị viêm da cơ địa loại nào tốt? SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID. Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương Cách sử dụng Sodermix rất đơn giản: Sau khi vệ sinh sạch và để khô ráo vùng da cần điều trị, bạn chỉ cần bôi một lớp kem mỏng Sodermix 2-3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Vì Sodermix còn giúp tái tạo da và ngăn ngừa tái phát, bạn nên duy trì sử dụng Sodermix cho đến khi không còn dấu hiệu của bệnh thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ. Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY” Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY” Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ nhưng nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó các bậc cha mẹ cần trang bị đẩy đủ kiến thức về căn bệnh này để chăm sóc sức khỏe con trẻ ngày càng tốt hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn. Chia sẻ

Viêm da dị ứng ở nách - Triệu chứng và cách chữa trị

Nách là vùng da nhạy cảm đồng thời là vị trí tiết nhiều mồ hôi trên cơ thể nên rất dễ bị các bệnh da liễu, điển hình đó là viêm da dị ứng. Vậy viêm da dị ứng ở nách có nguy hiểm? triệu chứng và cách chữa trị viêm da dị ứng ở nách như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các thông tin dưới đây nhé. Mục lụcViêm da dị ứng ở nách có nguy hiểm?Những triệu chứng nhận biết viêm da dị ứng ở náchViêm da dị ứng ở nách nguyên nhân do đâu?Cách chữa trị viêm da dị ứng ở nách hiệu quảLiệu pháp không dùng thuốcChữa viêm da dị ứng ở nách bằng thuốc tâySử dụng thuốc đông y chữa viêm da dị ứng ở náchSodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da dị ứngPhòng ngừa viêm da dị ứng ở nách như thế nào? Viêm da dị ứng ở nách có nguy hiểm? Viêm da dị ứng được biết đến là một bệnh lý da liễu mãn tính, điển hình là tình trạng da bị tổn thương sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Bệnh có thể khởi phát ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, trong đó có vùng nách – một vùng da tương đối nhạy cảm, dễ đổ mồ hôi, nang lông phát triển nhiều. Viêm da dị ứng ở nách thường gây ra những triệu chứng đau rát, ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ (nách thâm) của người bệnh, nhất là ở nữ giới. Không những vậy, nếu bệnh khởi phát mà không sớm được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn. Nhất là khi thời tiết oi nóng, nách đổ thêm nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển. Kết hợp với tình trạng viêm da dị ứng hiện tại thì nguy cơ vùng da nách bị bội nhiễm là rất cao. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, tình trạng nhiễm trùng tiến triển nặng có thể khiến bề mặt da bị tổn thương vĩnh viễn. Nguy hiểm hơn là nhiễm khuẩn hệ bạch huyết do viêm da bội nhiễm vì một số trường hợp có thể cảnh báo vảy nến ở nách và nguy cơ lan rộng nếu không được điều trị. Do đó, nếu bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu, hãy nhanh chóng liên hệ Zalo chuyên gia tại 0862.241.650 hoặc tổng đài miễn cước 1800.6225. ☛ Tìm hiểu thêm: Viêm da dị ứng và những thông tin cần biết Những triệu chứng nhận biết viêm da dị ứng ở nách Người bệnh nếu bị viêm da dị ứng ở nách sẽ thấy một số triệu chứng điển hình sau: Ngứa ngáy âm ỉ kéo dài cực kỳ khó chịu Vùng da tổn thương sưng tấy, bề mặt xuất hiện các nốt ban đỏ, có thể lan rộng sang các vùng da khác Mụn nước hoặc mụn mủ xuất hiện trên bề mặt da ở nách. Ban đầu chỉ là những nốt mụn lẻ tẻ nhưng nếu bệnh chuyển nặng thì chúng sẽ nổi ngày càng nhiều và dày đặc Các mụn nước bị vỡ ra khiến da trợt loét xong dần khô và đóng vảy, sau đó sẽ trở nên sần sùi, thậm chí là xuất hiện các vết nứt nẻ, màu da nách trở nên thâm đen, có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu Viêm da dị ứng ở nách nguyên nhân do đâu? Vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây viêm da dị ứng, tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều yếu tố có thể khiến viêm da dị ứng ở nách khởi phát, điển hình gồm: Dùng chất khử mùi: Các thành phần có trong sản phẩm khử mùi đều có khả năng khiến vùng da nách bị kích ứng, phát sinh viêm da dị ứng Thường xuyên sử dụng dao cạo loại bỏ lông nách không đúng cách hoặc dao cạo không đảm bảo vệ sinh cũng dễ khiến viêm da dị ứng bùng phát. Nhiều trường hợp vùng da nách còn bị kích ứng bởi chất liệu làm dao cạo. Mặc quần áo chật chội làm tăng ma sát giữa vùng da nách với vải, đặc biết với các loại vải dùng nhiều chất nhuộm hoặc chất liệu len dạ thì dễ khiến vùng da nách bị kích ứng, tạo cơ hội cho viêm da dị ứng khởi phát. Thời tiết cũng là một trong những yếu tố kích thích sự khởi phát của viêm da dị ứng. Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến vùng da nách đổ nhiều mồ hôi, điều này tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại xâm nhập dẫn tới viêm nhiễm, dị ứng,… Sử dụng chất wax lông gây viêm da dị ứng ở nách Vùng da nách hay phải tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, mồ hôi, mạt bụi, lông chó mèo,… Vệ sinh da vùng nách không đúng cách Da nách bị nhiễm nấm hoặc bị viêm nang lông Lạm dụng nhíp nhổ lông nách Cách chữa trị viêm da dị ứng ở nách hiệu quả Liệu pháp không dùng thuốc Dưỡng ẩm Khi bị viêm da dị ứng thì việc dưỡng ẩm là vô cùng cần thiết, nó giúp da cải thiện các triệu chứng khô ráp, bóng tróc, tăng cường phục hồi lớp hàng rào bảo vệ da. Tuy nhiên việc lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm lúc này cũng cực kỳ quan trọng vì da nách là vùng da nhạy cảm, nếu dùng sản phẩm không phù hợp sẽ khiến viêm da dị ứng ở nách trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại kem dưỡng ẩm nào. Nên thoa kem sau khoảng 3 phút sau khi đã vệ sinh sạch và lau khô vùng nách. Dùng các mẹo dân gian Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian giúp giảm bớt các triệu chứng viêm da dị ứng nách gây ra, chẳng hạn như: Chườm đá lạnh vùng da nách bị bệnh nhằm giảm các cơn ngứa ngáy, đau rát trên da Tắm rửa với các loại nước lá như nước lá khế, nước trầu không, nước chè xanh, nước lá lốt,… Chữa viêm da dị ứng ở nách bằng thuốc tây Dùng thuốc tây trị viêm da dị ứng được coi là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng, áp dụng tương đối phổ biến. Qua quá trình thăm khám và dựa vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Thường thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kết hợp giữa thuốc điều trị tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân để hiệu quả điều trị cao nhất Thuốc điều trị tại chỗ Nhóm thuốc này được dùng rất phổ biến trong điều rị viêm da dị ứng, nhất là viêm da dị ứng ở nách. Thuốc giúp làm giảm dần các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, đồng thời khắc phục tốt các tổn thương trên bề mặt da. Dưới đây là một số loại được dùng phổ biến: Dung dịch hồ nước Dung dịch kẽm oxide 10% Thuốc mỡ Thuốc bôi chứa corticoid Thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus Thuốc điều trị toàn thân Cùng với sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc uống giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng viêm da dị ứng. Một số loại thuốc uống thường dùng gồm: Thuốc kháng Histamine: Terfenadin, Cetirizin, Fexofenadin, Astemizol,… Thuốc kháng sinh:Cephalosporin, Penicilin,… Corticoid đường uống Lưu ý: Không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc sử dụng sai liều lượng bác sĩ đã kê. Việc không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ rất dễ phát sinh các vấn đề rủi ro. Người bệnh nên theo dõi sát sao trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng ở nách, nếu có bất cứ triệu chứng nào bất thường thì thông báo ngay cho bác sĩ. ☛ Xem thêm: Các loại thuốc trị viêm da dị ứng hiệu quả Sử dụng thuốc đông y chữa viêm da dị ứng ở nách Thuốc đông y chữa viêm da dị ứng có ưu điểm là lành tính, vừa giúp trị bệnh vừa giúp bồi bổ cơ thể, từ đó nâng cao thể trạng và đề kháng. Một số bài thuốc đông y trị viêm da cơ địa ở nách thường được sử dụng gồm: Bài thuốc 1 Chuẩn bị: Rau má, sài đất, lá tre, đại liên tử, kim ngân hoa, tóc tiên, huyết sâm Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo nước xong cho vào ấm sắc cùng với khoảng 500-600 ml nước đến khi còn 2 bát con thì dừng. Lấy nước thuốc chia làm 2-3 lần cho người bệnh uống trong ngày. Thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian sẽ thấy hiệu quả đáng kể Bài thuốc 2 Chuẩn bị: Hoa bồ công anh, kim ngân hoa, cây sài đất, cỏ ké đầu ngựa, cam thảo bắc Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, cho vào ấm cùng 500ml nước, đun dưới lửa nhỏ khoảng 45 phút. Gạn lấy nước thuốc, cho người bệnh uống 2-3 lần/ngày, trước ăn 30 phút, uống hết trong ngày Bài thuốc 3 Chuẩn bị: Hoàng liên, toái cốt tử, hồng căn, cây chuối nước, lan tiên, cây sài đất, kim ngân hoa, rau má dại Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, để ráo nước xong cho vào ấm cùng 600ml nước, sắc đến khi còn 2 bát con nước thì thôi, chia lượng nước thuốc cho người bệnh uống làm 3 lần/ ngày. ☛ Chi tiết tại: Tổng hợp các bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng Các bài thuốc đông y tuy lành tính nhưng thường có tác dụng chậm nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, áp dụng trong thời gian dài thì mới mang lại hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng lưu ý là đi khám tại các cơ sở, nhà thuốc đông y uy tín, tránh đến các cơ sở giả mạo rồi lại tiền mất tật mang. Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da dị ứng Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID. Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi. Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương. Phòng ngừa viêm da dị ứng ở nách như thế nào? Viêm da dị ứng ở nách là căn bệnh rất khó điều trị dứt điểm nhưng lại rất dễ tái phát, do đó để việc điều trị mang lại hiệu quả cao, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau: Vệ sinh sạch sẽ vùng da nách thường xuyên nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại Luôn giữ vùng nách luôn khô thoáng, ngăn ngừa tích tụ vi khuẩn Duy trì chế độ ăn uống và cân nặng hợp lý vì thừa cân cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng nguy cơ viêm da dị ứng Uống đủ nước mỗi ngày vừa giúp giữ ẩm da vừa thúc đẩy quá trình đào thải độc tố Tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích gây ảnh hưởng xấu đến làn da cũng như hệ miễn dịch như bia, rượu, thuốc lá,… Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như rau củ quả tươi. Nên tránh xa các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, sữa,… Tuyệt đối không cào gãi vùng da nách vì như vậy sẽ khiến các tổn thương lan rộng và trầm trọng hơn, thậm chí tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sâu vào bên trong gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Không nên lạm dụng dao cạo hoặc nhíp để loại bỏ lông vùng nách Nên mặc các loại trạng phục thoải mái, chất liệu thoáng mát, hạn chế sử dụng quần áo bó sát hoặc chất liệu len, dạ,… Viêm da dị ứng ở nách tuy không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm nhưng những triệu chứng mà chúng gây ra quả thực rất phiền phức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh thì người bệnh nên đi thăm khám sớm để có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn chặn các biến chứng xảy ra. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn. Chia sẻ

Thuốc trị viêm da cơ địa loại nào tốt?

Ám ảnh bởi các triệu chứng mà viêm da cơ địa gây ra nên rất nhiều người mong muốn tìm được một loại thuốc nào trị viêm da cơ địa thật hiệu quả. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra các tiêu chí chọn thuốc và một số loại thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả, các bạn có thể tham khảo. Mục lụcBị viêm da cơ địa dùng thuốc gì?Tiêu chí chọn loại thuốc trị viêm da cơ địaThành phần thuốcNguồn gốc xuất xứTác dụng của thuốcThuốc đặc trị viêm da cơ địa dạng bôiThuốc kháng khuẩn và làm dịu daThuốc bôi chứa corticoidThuốc bôi ức chế miễn dịchThuốc kháng sinh dạng bôiThuốc bạt sừng chứa acid salicylicThuốc đặc trị viêm da cơ địa dạng uốngThuốc kháng histamine H1Thuốc Corticoid đường uốngThuốc kháng sinh đường uốngThuốc chống viêm không steroidSodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da cơ địaLưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa Bị viêm da cơ địa dùng thuốc gì? Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu mãn tính và phổ biến, được biết đến với những cái tên khác như chàm thể tạng, chàm cơ địa,… Cho đến hiện tại vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây viêm da cơ địa, chỉ biết bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và hệ miễn dịch. Viêm da cơ địa rất dễ lây lan và tiến triển thành mãn tính nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Do đó người bệnh cần nắm rõ các biểu hiện của bệnh để nhanh chóng xác định và có phương pháp điều trị bệnh sớm. ☛ Tìm hiểu thêm về bệnh: Viêm da cơ địa – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Viêm da cơ địa phát triển qua nhiều giai đoạn, ở mỗi giai đoạn ngoài các triệu chứng chung, bệnh sẽ có các triệu chứng đặc trưng riêng gồm: Viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính: Da khô, xuất hiện những đốm đỏ hồng, không có ranh giới rõ ràng Tình trạng ngứa ngáy tái diễn nhiều lần Vùng da tổn thương có xuất hiện những đám sần và mụn nước nhỏ li ti Da phù nề, chảy dịch tiết do mụn nước bị vỡ ra Có thể xuất hiện các vết trợt da hoặc mụn mủ do nhiễm trùng Viêm da cơ địa giai đoạn bán cấp: Ngoài các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước,… như giai đoạn cấp tính thì ở giai đoạn đặc trưng bởi tình trạng da phù nề và tiết dịch. Tuy nhiên, ở giai đoạn này mức độ của các triệu chứng sẽ nhẹ hơn Giai đoạn viêm da cơ địa mãn tính: Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần sẽ trở thành mãn tính. Khi đó, vùng da tổn thương sẽ dày hơn, bị liken hóa, có ranh giới rõ ràng và đặc biệt là ngứa ngáy dữ dội. Nếu người bệnh cào gãi nhiều có thể khiến da nứt nẻ, rớm máu,.. Tóm lại, viêm da cơ địa ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có các triệu chứng và đặc trưng khác nhau nên tùy thuộc vào tình trạng, giai đoạn bệnh, cơ địa của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc hoặc phương pháp điều trị thích hợp. Có trường hợp chỉ cần dùng thuốc bôi, có trường hợp phải dùng thuốc uống, thậm chí là kết hợp nhiều phương pháp với nhau để mang lại hiệu quả trị viêm da cơ địa tối ưu. Tiêu chí chọn loại thuốc trị viêm da cơ địa Đến hiện tại thì vẫn chưa có phương pháp nào điều trị triệt để bệnh viêm da cơ địa. Các loại thuốc trị viêm da cơ địa hiện nay tập trung chủ yếu vào điều trị các triệu chứng, cải thiện phục hồi da, ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát. Dưới đây là một số tiêu chí chọn thuốc trị viêm da cơ địa mọi người có thể tham khảo Thành phần thuốc Thuốc bôi: Chất dưỡng ẩm Chất sát trùng, kháng khuẩn Chất chống viêm, giảm ngứa Thuốc uống: Kháng histamine Kháng sinh Chống viêm Corticoid dạng uống Nguồn gốc xuất xứ Có thể chọn các loại thuốc được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài nhưng cần đảm bảo mua ở nơi uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Không nên mua các loại thuốc trôi nổi, chưa được cấp phép, không có giấy chứng nhận tác dụng,.. vì rất có thể khiến người bệnh tiền mất tật mang Tác dụng của thuốc Chống viêm Giảm ngứa Giảm dị ứng Ngăn ngừa nhiễm trùng Dưỡng da, tăng cường đề kháng cho da Thuốc đặc trị viêm da cơ địa dạng bôi Thuốc kháng khuẩn và làm dịu da Có tác dụng sát khuẩn, khử trùng, làm dịu và bảo vệ da. Thường được dùng trong giai đoạn viêm da cơ địa cấp và bán cấp, khi các mụn nước bắt đầu vỡ ra. Khi đó, thuốc không những giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công vùng da tổn thương mà còn làm khô vảy tiết, giúp da nhanh chóng đóng mày, tăng cường tốc độ phục hồi da. Một số loại thuốc thường dùng của nhóm này được kể đến gồm: Hồ nước, kẽm oxide 10%, dung dịch Chlorhexidine và Hexamidine,… Thuốc bôi chứa corticoid Thuốc được sử dụng phổ biến với hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa từ nhẹ đến nặng. Thuốc bôi chứa corticoid cho tác dụng chống viêm, giảm ngứa rất nhanh và rõ rệt. Thường thì thuốc bôi chứa corticoid được chia thành nhiều loại khác nhau, loại cho tác dụng vừa, loại cho tác dụng mạnh, khá mạnh đến rất mạnh. Tùy thuộc vào mức độ viêm da cơ địa của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng loại thuốc bôi corticoid phù hợp. Tuy tác dụng mang lại tương đối tốt nhưng khi sử dụng loại thuốc này người bệnh cần lưu ý và cẩn trọng bởi đây là loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa gây ra nhiều tác dụng phụ nhất. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng thuốc bừa bãi, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề như mỏng da, giãn tĩnh mạch, dày sừng nang lông, nhiễm độc da, da yếu, hoại tử da,… nặng hơn có thể dẫn tới một số biến chứng liên quan đến chức năng gan thận Thuốc bôi ức chế miễn dịch Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy, sưng đỏ, viêm nhiễm do viêm da cơ địa gây ra.Thuốc có khả năng cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa khá tốt nên thường được sử dụng trong các trường hợp người bệnh đã sử dụng nhiều cách nhưng không có hiệu quả. Tuy vậy, việc sử dụng thuốc cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, khi sư dụng thuốc cần lưu ý một số vấn đề như hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, tia UV, không sử dụng thuốc trong trường hợp hàng rao bảo vệ da bị tổn thương,… Việc sử dụng thuốc bôi ức chế miễn dịch không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ như làm da nóng rát, tăng độ nhạy cảm của da, da phát ban, bong tróc,… Ngoài ra, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi có ý định sử dụng loại thuốc này vì thuốc có thể chống chỉ định với một số trường hợp, đồng thời khi sử dụng thuốc người bệnh cũng cần lưu ý đến các vấn đề ăn uống và chăm sóc da. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi trị viêm da cơ địa được kể đến gồm: Thuốc bôi ức chế miễn dịch Tacrolimus; Thuốc bôi ức chế PDE4; Thuốc bôi ức chế Calcineurin Thuốc kháng sinh dạng bôi Sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng. Phần lớn thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ được dùng kết hợp với thuốc bôi ngoài da chứa corticoid để mang lại hiệu quả điều trị viêm da cơ địa cao hơn. Fusidic acid là hoạt chất kháng sinh thường được sử dụng tại chỗ trong trị viêm da cơ địa Thuốc bạt sừng chứa acid salicylic Thuốc thường được sử dụng khi viêm da cơ địa chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi này vùng da tổn thương đã bị dày sừng và lichen hóa, hoạt chất acid salicylic có trong thuốc sẽ giúp làm sạch da, sát trùng nhẹ, loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da, giúp da mềm mại hơn. Thuốc thường được bào chế ở dạng thuốc mỡ hoặc kem bôi, có thể kết hợp với hoạt chất khác như corticoid để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý là không sử dụng loại thuốc bạt sừng chứa acid salicylic khi có các tổn thương da bội nhiễm hoặc tổn thương da vùng xung quanh miệng. Thuốc đặc trị viêm da cơ địa dạng uống Thuốc kháng histamine H1 Thuốc có tác dụng chống dị ứng, giảm ngứa do viêm da cơ địa gây ra bằng cách ức chế sự phóng thích histamine. Thuốc kháng histamine H1 được chỉ định dùng trong cả giai đoạn cấp và mãn tính của bệnh. Một số thuốc kháng histamine điển hình thường được sử dụng gồm: Fexofenadin, Astemizol, Acrivastin, Loratidin, Cetirizin,… Vì sử dụng thuốc có thể gây buồn ngủ nên người bệnh cần cân nhắc thời điểm sử dụng thuốc hợp lý. Thuốc Corticoid đường uống Thuốc thường hiếm được chỉ định trong trị viêm da cơ địa hơn các loại khác và chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa cấp gây tình trạng viêm và phù nề nghiêm trọng. Tuy nhiên, chỉ được dùng trong thời gian ngắn và khi các triệu chứng có xu hướng giảm thì cần phải giảm ngay liều. Tuy nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh nhưng nhược điểm của nó là rất dễ gây ra biến chứng, điển hình như suy tuyến thượng thận, loãng xương, tăng huyết áp, tăng đường huyết, tăng nguy cơ nhiễm trùng,.. Ngoài ra, thuốc không được chỉ định trong giai đoạn viêm da cơ địa mãn tính vì độc tính của thuốc có thể làm các triệu chứng của bệnh bùng phát trở lại. Thuốc kháng sinh đường uống Khi viêm da cơ địa bội nhiễm diễn tiến xấu, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc bôi để ức chế tình trạng nhiễm trùng, ngăn không cho chúng lan rộng. Nếu trường hợp bội nhiễm do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại kháng sinh nhóm macrolid và nhóm penicillin. Còn nếu bội nhiễm do nấm thì sẽ chỉ định loại kháng nấm toàn thân như Fluconazole hay Itraconazole. Thông thường, nhóm kháng sinh đường uống sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng liên tục từ 7-10 ngày. Người bệnh lưu ý dùng đều đặn và đúng liều, tránh nguy cơ vi khuẩn và vi nấm kháng thuốc. Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các loại rau xanh, sữa chua, uống nhiều nước trong quá trình điều trị với thuốc này để ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thuốc chống viêm không steroid Được sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa gây sưng viêm nhẹ, đau, nóng rát,.. Thuốc có khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase 1 và 2 từ đó giảm quá trình tổng hợp prostaglandin – một thành phần trung gian trong các phản ứng viêm. Thuốc chống viêm không steroid có thể được sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm. Tuy nhiên nên tránh sử dụng với trường hợp người bệnh bị các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày hay tiền sử xuất huyết dạ dày,… Xem thêm ☛ Phân loại và cách chữa trị viêm da cơ địa từng loại ☛ Các mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da cơ địa Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID. Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi. Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa Để việc sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa mang lại hiệu quả cao, hạn chế các tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau: Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc nào đó nhằm tránh tương tác thuốc hoặc những tác dụng phụ không đáng có Trước khi bôi bất cứ loại thuốc nào thì người bệnh cần vệ sinh vùng da đó sạch sẽ, tránh trường hợp gây bội nhiễm cho vùng da đó Với khu vực da có tiết dịch thì nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc cho khu vực đó Có thể dùng băng gạc sạch che vùng da tổn thương sau khi bôi thuốc nhằm hạn chế viêm nhiễm, bội nhiễm Lưu ý một số loại thuốc không bôi lên vùng mắt, miệng, tai,… Chú ý một số thành phần của thuốc sẽ gây mẫn cảm với một số trường hợp Một số loại thuốc chỉ được sử dụng trong một thời gian nhất định với một liều lượng nhất định, đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt. Tránh tình trạng lạm dụng gây nhờn thuốc hoặc dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm Không được tự ý mua thuốc về sử dụng, bất cứ loại thuốc nào cũng cần nhận được sự chỉ định của bác sĩ Viêm da cơ địa tuy không phải là chứng bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều phiền toái tới sinh hoạt và đời sống của người bệnh. Sử dụng thuốc trị viêm da cơ địa được coi là biện pháp nhanh chóng và tối ưu đầy lùi nhanh các triệu chứng khó chịu mà chứng bệnh này gây ra. Tuy nhiên, tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp, người bệnh cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn. Chia sẻ

Viêm da dị ứng mỹ phẩm xử lý như thế nào?

Sự phát triển của công nghệ làm đẹp cho ra đời rất nhiều sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. Chính vì vậy tình trạng viêm da dị ứng mỹ phẩm cũng ngày càng phổ biến hơn, nhất là ở chị em phụ nữ – những người thường xuyên sử dụng mỹ phẩm. Vậy các bạn biết gì về chứng bệnh này cũng như cách xử lý hiệu quả khi bị viêm da dị ứng mỹ phẩm? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các thông tin dưới đây nhé. Mục lụcViêm da dị ứng mỹ phẩm là gì?Bị viêm da dị ứng mỹ phẩm do đâu?Triệu chứng khi bị viêm da dị ứng mỹ phẩmLàm gì khi bị viêm da dị ứng mỹ phẩmThứ nhất, dừng ngay sản phẩm gây dị ứng daThứ hai là tẩy trang và rửa mặt thật sạchThứ ba, sử dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng mỹ phẩmThứ tư, có thể sử dụng mặt nạ tự nhiênThứ năm, chú ý đến các biện pháp bảo vệ daKhi nào bị viêm da dị ứng mỹ phẩm nên đi gặp bác sĩPhòng chống bệnh viêm da dị ứng mỹ phẩm Viêm da dị ứng mỹ phẩm là gì? Viêm da dị ứng mỹ phẩm là tình trạng da bị nổi mẩn, sưng đỏ thậm chí là viêm khi sử dụng mỹ phẩm. Viêm da dị ứng mỹ phẩm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào, chẳng hạn như ở mặt khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da; ở dưới cánh tay khi sử dụng lăn khử mùi; ở trên đầu khi sử dụng dầu gội, sản phẩm chăm sóc tóc; trên thân người khi sử dụng các loại dưỡng thể, sữa tắm,… Viêm da dị ứng mỹ phẩm có thể xuất hiện và phát triển nhanh chóng chỉ sau vài giờ sau khi tiếp xúc với mỹ phẩm. Ở một số người có làn da mẫn cảm thì các triệu chứng của bệnh xuất hiện chỉ sau đó vài phút. Và cũng có trường hợp bệnh khởi phát khoảng vài ngày hoặc vài tuần sau khi sử dụng mỹ phẩm. Chính vì vậy, bất cứ khi nào thấy phản ứng bất thường sau khi sử dụng mỹ phẩm thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và có phương pháp chữa trị sớm Xem thêm☛ Viêm da dị ứng – Nguyên nhân và cách trị hiệu quả Bị viêm da dị ứng mỹ phẩm do đâu? Theo các chuyên gia da liễu, viêm da dị ứng mỹ phẩm xảy ra ngay sau khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hoặc trang điểm. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này là do: Thứ nhất, sản phẩm không phù hợp với làn da: Mỗi làn da lại có các sản phẩm với thành phần phù hợp khác nhau. Chẳng hạn như làn da dầu lại sử dụng kem dưỡng ẩm dày đặc có thể gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến tình trạng dị ứng, viêm da. Còn khi có làn da khô lại sử dụng các sản phẩm kiềm dầu khiến da càng trở nên khô ráp, hàng rào bảo vệ da suy yếu gây bùng phát các triệu chứng viêm da dị ứng. Thứ hai, mỹ phẩm sử dụng có thành phần dễ gây dị ứng: Trong nhiều loại mỹ phẩm chứa thành phần là cồn, chì, xà phòng, dầu khoáng, hương liệu, chất bảo quản,… thường có khả năng gây kích ứng cao, dễ làm viêm da dị ứng bùng phát Thứ ba, sử dụng mỹ phẩm sai cách: Sử dụng mỹ phẩm sai cách cũng khiến làn da dễ bị viêm da dị ứng Thứ tư, sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc: Các sản phẩm kem trộn, dưỡng trắng cấp tốc được bán tràn lan, không rõ nguồn gốc, chứa nhiều thành phần tẩy mạnh và corticoid nếu sử dụng sẽ khiến da mỏng hơn, suy yếu, tăng nguy cơ viêm da dị ứng. Thứ năm, do kết hợp các loại mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc da sai cách: Một số loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da có chứa thành phần mà khi kết hợp với nhau sẽ gây ra tác dụng phụ, da bị thay đổi độ pH đột ngột dẫn tới dị ứng. Chẳng hạn như kết hợp BHA với Retinol, Vitamin C với Niacinamide hoặc AHA,… Thứ sáu là trang điểm quá dày hoặc bôi quá nhiều sản phẩm chăm sóc da khiến lỗ chân lông bít tắc, cản trở quá trình bài tiết mồ hôi. Lâu dần sẽ khiến da nổi mụn, suy yếu, tạo điều kiện cho viêm da dị ứng bùng phát. Ngoài các nguyên do trên thì viêm da dị ứng có thể bùng phát do một số yếu tố sau: Người có cơ địa nhạy cảm Hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu  Da mỏng, dễ kích ứng Vệ sinh da không sạch sẽ Dụng cụ trang điểm không được vệ sinh thường xuyên, tích tụ nhiều bụi bẩn, vi khuẩn Triệu chứng khi bị viêm da dị ứng mỹ phẩm Cơ thể sẽ có các triệu chứng sau khi bị viêm da dị ứng mỹ phẩm: Trường hợp nhẹ: Da đỏ, ngứa nhẹ, khô bong Nổi mụn ở các vùng da dị ứng Da đổ dầu quá mức Xuất hiện tình trạng sưng viêm, mề đay ở vùng da tổn thương Nám d (nám đen hoặc nám trắng) Trường hợp nghiêm trọng: Da loét bỏng Mụn sưng viêm Nổi mề đay cấp tính Da bong tróc, xỉn màu, thâm nám, tàn nhang, nếp nhăn,… Sốc phản vệ, khó thở, đau tức ngực,…’ Buồn nôn hoặc nôn Phù mạch, sưng môi, cổ, lưỡi, mặt,… Làm gì khi bị viêm da dị ứng mỹ phẩm Thứ nhất, dừng ngay sản phẩm gây dị ứng da Khi bắt đầu thấy da có triệu chứng dị ứng sau khi sử dụng mỹ phẩm thì người bệnh cần lập tức ngưng ngay sử dụng sản phẩm đó vì nếu tiếp tục dùng các triệu chứng trên da sẽ chuyển biến nghiêm trọng hơn, gây sưng viêm, nóng rát,… Với trường hợp sử dụng nhiều sản phẩm và không xác định được sản phẩm nào gây viêm da dị ứng thì người bệnh nên ngưng dùng tất cả các loại sản phẩm đó. Sau đó, có thể xem lại bảng thành phần của từng loại rồi khoanh vùng tìm ra sản phẩm gây dị ứng hoặc đến tìm gặp bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân cũng như được tư vấn về sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Thứ hai là tẩy trang và rửa mặt thật sạch Thực hiện bước này nhằm loại bỏ hoàn toàn các loại mỹ phẩm gây dị ứng trên da, làm dịu da, giảm tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy đáng kể. Sau khi rửa sạch với nước, người bệnh có thể chườm đá lạnh lên vùng da bị sẩn ngứa, mụn viêm để cải thiện các tổn thương da. Thứ ba, sử dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng mỹ phẩm Những trường hợp viêm da dị ứng lan tỏa rộng hoặc gây ngứa ngáy nhiều, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc cho người bệnh sử dụng nhằm cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa các tổn thương da tiến triển nặng hơn. Các loại thuốc thường được sử dụng gồm: Kem làm dịu da, giảm ngứa: Loại này giúp phục hồi da, giảm viêm và ngứa nhẹ. Các loại thường dùng như A-derma, Eucerin, Bioderma,… Kem bôi chứa corticoid: Dùng trong trường hợp bị viêm da dị ứng nặng giúp giảm nhanh tình trạng sưng viêm và ngứa. Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc này đó là không nên sử dụng trong thời gian dài vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ như mỏng da, giãn tĩnh mạch dưới da, dày sừng nang lông, mụn trứng cá,… Thuốc kháng histamine: Những trường hợp viêm da dị ứng nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc này để giảm ngứa và tổn thương da. Một số loại thường dùng như: Chlorpheniramin, Cetirizin, Loratadin,… Vitamin C: Nếu các tổn thương mà viêm da dị ứng gây ra bùng phát mất kiểm soát thì các bác sĩ có thể kê thêm viên uống vitamin C liều cao để tăng cường sức để kháng cho da, hạn chế các tổn thương lan rộng và trầm trọng hơn. Thông thường, sau khi sử dụng thuốc thì các triệu chứng trên da của viêm da dị ứng mỹ phẩm sẽ thuyên giảm trong khoảng 3-5 ngày, rất ít trường hợp phải kéo dài đến hơn 10 ngày. ☛ Xem thêm: Các loại thuốc trị viêm da dị ứng hiệu quả Thứ tư, có thể sử dụng mặt nạ tự nhiên Khi bị viêm da dị ứng mỹ phẩm, da không những bị sẩn ngứa, mề đay mà còn khô tróc, đổ nhiều dầu, dễ hình thành thâm sẹo. Lúc này, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo từ nguyên liệu tự nhiên để dưỡng da, ngừa sẹo và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Các loại mặt lạ từ nguyên liệu tự nhiên gồm: Nha đam: Gel nha đam tươi cực kỳ tốt trong việc dưỡn ẩm, làm dịu da,… Vậy nên khi thấy các triệu chứng của viêm da dị ứng mỹ phẩm, người bệnh có thể vệ sinh da bằng nước sạch rồi thoa một ít gel nha đam lên giúp da nhanh lành và hạn chế thâm sẹo sau điều trị Bột yến mạch: Trong bột yến mạch chứa Acid ferulic có tác dụng chống dị ứng, giảm viêm ngứa tương đối hiệu quả. Trong trường hợp ngứa nhiều, người bệnh có thể pha bột yến mạch với nước ấm hoặc sữa tươi đắp lên da để cải thiện tổn thương. Cà chua: Vitamin C, beta-carotene, các loại khoáng chất có trong cà chua có tác dụng dưỡng da, làm mờ thâm, giảm ngứa khá hiệu quả. Người bệnh viêm da dị ứng mỹ phẩm có thể đắp trực tiếp cà chua tươi hoặc hỗn hợp cà chua với sữa chua lên vùng da tổn thương để cải thiện bệnh. Thứ năm, chú ý đến các biện pháp bảo vệ da Khi bị viêm da dị ứng mỹ phẩm, hàng rào bảo vệ da đã bị suy yếu thậm chí là phá vỡ khiến da mẫn cảm hơn bình thường. Do đó, song song với việc điều trị thì người bệnh cần chú ý đến các biện pháp bảo vệ da như: Uống nhiều nước nhằm giữ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng khô ráp Không được cào gãi lên vùng da tổn thương bởi như vậy sẽ khiến các tổn thương nặng hơn, chảy máu, hình thành thâm sẹo, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm Mỗi khi di chuyển ngoài trời cần bôi kem chống nắng, trang bị ô dù, áo khoác,… nhằm hạn chế tối đa tiếp xúc của tia UV với làn da Thực đơn ăn uống cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao đề kháng, miễn dịch cho da, giảm mức độ dị ứng Khi nào bị viêm da dị ứng mỹ phẩm nên đi gặp bác sĩ Đa số các trường hợp viêm da dị ứng thường thuyên giảm sau 3-5 ngày điều trị nhưng cũng có một số trường hợp bệnh không đỡ và các triệu chứng có dấu hiệu nặng hơn. Lúc này người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn điều trị chuyên sâu hơn. Người bệnh viêm da dị ứng mỹ phẩm nên đến gặp bác sĩ khi thấy các dấu hiệu sau: Da yếu, nổi sẩn mụn ồ ạt Các tổn thương da ngày càng viêm nặng, tụ mủ và lở loét Da mỏng, lộ rõ các mao mạch dưới da Da hình thành nhiều nếp nhăn, lão hóa nhanh chóng Tình trạng bệnh không có cải thiện sau khi điều trị tại nhà từ 3-5 ngày ☛ Tìm hiểu thêm: Tổng hợp các cách chữa trị viêm da dị ứng hiệu quả cao Phòng chống bệnh viêm da dị ứng mỹ phẩm Cách tốt nhất để phòng chống viêm da dị ứng mỹ phẩm đó là tránh xa và không sử dụng mỹ phẩm. Tuy nhiên thì phương pháp này khó có thể thực hiện, nhất là đối với phái nữ. Do đó, để hạn chế bệnh, tránh tái phát chúng ta nên lựa chọn mỹ phẩm phù hợp với làn da, đồng thời lưu ý những vấn đề sau: Trước khi có ý định sử dụng sản phẩm mỹ phẩm nào cần phải đọc danh sách thành phần của chúng xem có chứa hoạt chất nào gây dị ứng hoặc không phù hợp với làn da của mình không. Tốt nhất nên chọn các sản phẩm không chứa các chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản,… Nên vào các store chính hãng mua, không nên mua các sản phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc Nếu sử dụng nước hoa thì nên xịt lên quần áo và để khô trước khi mặc, tránh xịt trực tiếp trên da Trước khi sử dụng sản phẩm chăm sóc da hay mỹ phẩm mới thì nên kiểm tra độ nhạy cảm của da với sản phẩm đó bằng cách bôi chúng lên một vùng da nhỏ như cổ tay, xong theo dõi trong khoảng 24-48 tiếng. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng tại vị trí thoa thì nên tránh xa sản phẩm này, còn ko có triệu chứng gì thì có thể sử dụng bình thường. Viêm da dị ứng mỹ phẩm tuy không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng lại gây ra nhiều ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin, đặc biệt là chị em phụ nữ. Do đó để hạn chế tình trạng này, chúng ta cần tránh lạm dụng mỹ phẩm, thận trọng trong việc mua và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, nhất là với những người có làn da nhạy cảm. Khi thấy bất cứ dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nào nên bình tĩnh xử lý và tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Và nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn. Chia sẻ

Mách cách chữa trị viêm da dị ứng hiệu quả

Thời tiết giao mùa khiến viêm da dị ứng dễ dàng bùng phát. Phải làm gì để thoát khỏi sự đeo bám khó chịu của chứng bệnh này? Dưới đây chúng tôi xin mách một số cách chữa trị viêm da dị ứng hiệu quả, các bạn có thể tham khảo. Mục lụcTìm hiểu về viêm da dị ứngNguyên nhân gây viêm da dị ứngDấu hiệu nhận biết viêm da dị ứngChữa viêm da dị ứng bằng thuốc namBài thuốc chữa viêm da dị ứng từ lá khếTrị viêm da dị ứng bằng lá trầu khôngLá đơn đỏ chữa viêm da dị ứng hiệu quảBài thuốc từ cây rau sam chữa viêm da dị ứngBài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng hiệu quảBài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng cấp tính thể thấp nhiệtBài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng cấp tính thể phong nhiệtViêm da dị ứng thể mạn tính do phong và huyết táoViêm da dị ứng mạn tính thể tỳ hư rẻ trệTây y chữa trị viêm da dị ứngThuốc điều trị tại chỗThuốc trị viêm da dị ứng toàn thânQuang trị liệuSodermix – giải pháp KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da dị ứng Tìm hiểu về viêm da dị ứng Viêm da dị ứng là tình trạng viêm nhiễm da dưới dạng cấp và mãn tính xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, hóa chất, mỹ phẩm, thời tiết thất thường,… Bệnh đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm, ngứa da mãn tính, kéo dài, rất dễ tái phát,… Tương tự như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, từ người lớn đến trẻ nhỏ, nam hay nữ. Đặc biệt là có rất nhiều người mắc phải chứng bệnh này, chiếm đến 6% dân số trên thế giới. Viêm da dị ứng hiện tại được phân loại thành các dạng phổ biến như: Viêm da dị ứng tiếp xúc: Tình trạng làn da phản ứng viêm ngứa khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như mỹ phẩm, kim loại, chất tẩy rửa, xà phòng, ánh sáng,… Dấu hiệu đặc trưng của tình trạng này là da nổi nhiều mẩn đỏ, ngứa ngáy Viêm da dị ứng thời tiết: Xảy ra khi những thay đổi thất thường của thời tiết khiến cơ thể không thích nghi kịp gây dị ứng. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và cực kỳ khó chịu Theo các chuyên gia da liễu, viêm da dị ứng không phải là căn bệnh quá nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Đồng thời, đây cũng không phải là bệnh lý lây nhiễm từ người này sang người khác nên mọi người không cần quá lo lắng khi tiếp xúc với những bệnh nhân bị viêm da dị ứng. Tuy không lây nhiễm nhưng bệnh lại có khả năng di truyền. Nghĩa là nếu bố mẹ bị viêm da cơ địa thì khả năng rất cao là con sinh ra cũng bị mắc chứng bệnh này. Xem chi tiết về bệnh☛ Viêm da dị ứng và những thông tin chi tiết Nguyên nhân gây viêm da dị ứng Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm da dị ứng (trên 2000 nguyên nhân) nhưng đa phần các trường hợp mắc bệnh đều là chịu ảnh hưởng của các yếu tố sau: Yếu tố di truyền Suy giảm hệ miễn dịch Mất cân bằng nội tiết tố Môi trường sống ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại,… Thể trạng da yếu, nhạy cảm Đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, chất tẩy rửa,… Chế độ ăn uống không phù hợp với cơ địa nhạy cảm Do tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng Người bệnh khi bị viêm da dị ứng thường có các triệu chứng điển hình sau: Da nổi nhiều mẩn đỏ, bong trợt, các vết mẩn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể Xuất hiện tình trạng ngứa ngáy tại các vị trí sưng đỏ Da bị phù nề sau một thời gian các nốt ban đỏ xuất hiện Mụn nước xuất hiện trên các nốt ban đỏ, các mụn nước này vỡ ra gây trợt loét, chảy dịch trên da Bề mặt da trở nên khô ráp, tróc vảy Xuất hiện một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn,… kéo dài có thể dẫn đến tình trạng sút cân, suy hô hấp,… Chữa viêm da dị ứng bằng thuốc nam Sử dụng các bài thuốc nam chữa viêm da dị ứng được coi là phương pháp tương đối an toàn, giúp giảm triệu chứng bệnh khá tốt. Ngoài ra, phương pháp này rất dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là một số bài thuốc nam hay được sử dụng: Bài thuốc chữa viêm da dị ứng từ lá khế Sử dụng lá khế trị viêm da dị ứng là một trong những bài thuốc nam mang lại hiệu quả cao. Lá khế có vị hàn, tính chát, tác dụng tán nhiệt, giải độc nên thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, rôm sảy,… Với người bệnh viêm da dị ứng, có thể dùng lá khế theo cách sau: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi đem rửa sạch xong cho vào nồi nấu sôi cùng với nước sạch. Lấy nước đun lá khế này tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể, da cũng phục hồi nhanh hơn. Trị viêm da dị ứng bằng lá trầu không Trầu không có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng kháng viêm mạnh nên cực kỳ phù hợp để trị các bệnh viêm da, đặc biệt là viêm da dị ứng. Do chứa nhiều hợp chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh nên lá trầu không có thể ức chế được sự phát triển của một số loại nấm và vi khuẩn gây hại. Có thể sử dụng lá trầu không điều trị viêm da dị ứng theo cách sau: Lấy 5-7 lá trầu không mang rửa sạch, sau đó cho vào đun sôi với nước. Khi nước sôi thì cho thêm một chút muối hạt, xong rồi đem pha nước này ra cho người bệnh viêm da dị ứng tắm. Thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian sẽ thấy tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ giảm đi rất nhiều. Lá đơn đỏ chữa viêm da dị ứng hiệu quả Sử dụng lá đơn đỏ chữa viêm da dị ứng mang lại hiệu quả rất tốt. Lá cây có vị đắng, hơi cay, tác dụng mát gan, thanh nhiệt, giải độc,… Ngoài ra sử dụng đúng cách, lá đơn đỏ còn giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, làm sạch lớp vảy sừng do viêm da dị ứng gây ra. Cách dùng lá đơn đỏ chữa viêm da dị ứng như sau: Với người lớn thì lấy 7-9 lá đơn đỏ tươi, còn trẻ nhỏ thì 3-5 lá. Sau khi rửa sạch lá thì cho vào nồi đun cùng với khoảng 1 bát nước. Đun đến khi sôi kỹ thì tắt bếp, chia nước sắc thành 2 phần và uống hết trong ngày. Kiên trì thực hiện một thời gian sẽ thấy hiệu quả bất ngờ Bài thuốc từ cây rau sam chữa viêm da dị ứng Theo y học cổ truyền, rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, sát trùng,.. nên thường được sử dụng trong trường hợp bị mụn nhọt, sưng đau, viêm da, mẩn ngứa, viêm đường tiết niệu, chướng bụng. Dùng rau sam chữa viêm da dị ứng sẽ làm giảm bớt được các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm của bệnh, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Trị viêm da dị ứng bằng rau sam, chúng ta có thể làm theo cách sau: Rửa sạch khoảng 250g rau sam rồi cho vào sắc cùng với nước. Đun lửa nhỏ đến khi nước sôi thật kỹ thì tắt bếp. Chia nước rau sam vừa sắc thành 2 phần, cho người bệnh uống hết trong ngày. Thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian sẽ thấy hiệu quả vô rõ rệt Ngoài cách uống nước rau sam sắc thì người bệnh có thể giã nát rau sam xong trộn cùng một lượng băng phiến vừa đủ, dùng hỗn hợp này thoa lên vùng da bị tổn thương cũng giúp trị viêm da dị ứng hiệu quả. Đặc biệt là kết hợp luôn cả 2 phương pháp, vừa uống nước vừa đắp lá sẽ làm hiệu quả trị bệnh của rau sam tăng lên gấp đôi. ☛ Xem chi tiết: Chữa viêm da dị ứng băng thuốc nam Chữa viêm da dị ứng bằng các cây thuốc nam được đánh giá là lành tính, an toàn, ít tác dụng phụ, nguyên liệu rẻ tiền, cách làm đơn giản,… Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này đó là chỉ có tác dụng với những trường hợp tổn thương nhẹ và người bệnh phải kiên trì áp dụng trong một thời gian dài với liều lượng hợp lý thì mới mang lại hiệu quả nhất định. Bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng hiệu quả Theo quan niệm đông y, viêm da dị ứng là hệ quả do cơ thể bị phong nhiệt hoặc thấp nhiệt dẫn đến tình trạng khí huyết rối loạn, gây tổn thương ra ngoài da. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra do rối loạn chức năng phủ tạng làm độc tố tích tụ ở thượng bì, gây viêm. Viêm da dị ứng chia thành 2 thời kỳ (cấp tính và mãn tính) với 4 thể bệnh khác nhau (thể phong nhiệt, phải chăng nhiệt, tỳ hư huyết táo hoặc tỳ hư tốt trệ). Tùy vào từng thể bệnh mà các bài thuốc đông y áp dụng là khác nhau. Cụ thể như sau: Bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng cấp tính thể thấp nhiệt Triệu chứng: Ban đầu da hơi đỏ, ngứa,… sau một thời gian ngăn thì nổi mụn nước, trợt loét và chảy nước vàng. Cách chữa: thanh nhiệt hóa thấp Các bài thuốc: Bài thuốc 1: Sài đất 100g Cỏ mần trầu, bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cam thảo đất, kinh giới, thổ phục linh mỗi loại 20g Cho tất cả vào sắc với 1 lít nước, đến khi còn 300ml thì dừng. Trẻ nhỏ thì uống 14-20ml/lần ngày uống 1 lần, người lớn thì uống lượng tăng gấp đôi. Bài thuốc 2: Thổ phục linh, kim ngân hoa mỗi thứ 16g Khổ sâm, hoàng bá, hạ khô thảo, ké đầu ngựa mỗi vị 12g Nhân trần 20g, hoạt thạch 8g Cho tất cả vào ấm sắc, ngày uống 1 thang Bài thuốc 3: Hậu phác, phục linh, trư linh, bạch tiễn bì mỗi thứ 12g Trần bì 8g, nhân trần 20g, trạch tả 16g Sắc uống ngày 1 thang Bài thuốc 4: Phục linh, hoàng cầm, hoàng bá, bạch tiễn bì, khổ sâm mỗi vị 12g Hoạt thạch, sinh địa, kim ngân hoa mỗi thứ 20g, đạm trúc diệp 16g Sắc ngày 1 thang cho người bệnh uống Bài thuốc 5: Ngưu bàng tử, hoàng liên, mộc thông, khổ sâm, hoàng bá mỗi thứ 12g Xa tiền 16g, bạc hà 4g, sinh địa 16g, hoàng bá 12g, phục linh 8g, thương truật 8g Đem sắc uống ngày 1 thang Bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng cấp tính thể phong nhiệt Triệu chứng: Da đỏ, có mụn nước, phát ra toàn thân, ngứa ngáy,… Cách chữa: Sơ phong thanh nhiệt trừ thấp Bài thuốc chữa Bài thuốc 1: Khổ sâm, kinh giới, phòng phong, mộc thông, ngưu bàng tử, mỗi vị 12g Huyền thoái 6g, sinh địa 16g, thạch cao 20g, tri mẫu 8g Đem tất cả nguyên liệu tán thành bột, mỗi lần uống từ 8-12g tùy theo lứa tuổi, pha với nước ấm uống ngày 2 lần sáng và tối Bài thuốc 2: Hoàng cầm, chi tử, mộc thông, long đởm thảo, sài hồ, xa tiền, mỗi vị 8g Sinh địa 12g, trạch tả 12g, thuyền thoái 6g, cam thảo 4g Sắc uống ngày 1 thang Viêm da dị ứng thể mạn tính do phong và huyết táo Triệu chứng: Da khô ngứa, dày thô, nổi cục, mụn nước, các tổn thương da thường gặp ở đầu, mặt, cổ chân tay, khuỷu tay, đầu gối Cách chữa: Khu phong, dưỡng huyết, nhuận táo Bài thuốc chữa: Bài thuốc 1: Sinh địa, thục địa, kinh giới, mỗi vị 16g; đương quy, bạch thược, thương truật, phòng phong, địa phu tử, mỗi vị 12g Khổ sâm, bạch tiễn bì mỗi vị 8g, thuyền thoái 6g Sắc uống ngày 1 thang Bài thuốc 2: Hoàng bá, hy thiêm thảo, ké đầu ngựa, phù bình, bạch tiễn bì, mỗi vị 12g Thương truật, phòng phong 8g Sắc ngày 1 thang cho người bệnh uống Viêm da dị ứng mạn tính thể tỳ hư rẻ trệ Triệu chứng: Da ngứa ngáy, dày cộm, bong vảy, nứt nẻ,… kèm theo các triệu chứng như đầy bụng, đi ngoài, cơ thể mệt mỏi Bài thuốc chữa: Bạch truật, thổ phục linh, thương truật đã sao, mỗi vị 12g Trần bì, trạch tả, hậu phác mỗi loại 8g Xuyên tâm liên 6g, ý dĩ nhân 16g. Sắc ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống ☛ Tìm hiểu thêm: Các bài thuốc chữa viêm da dị ứng bằng đông y Chữa viêm da dị ứng bằng đông y cũng có ưu điểm là an toàn, lành tính, trị sâu vào căn nguyên gây bệnh bên trong cơ thể nhưng nhược điểm của phương pháp này là phải đun sắc mất khá nhiều công sức, thời gian tác dụng lâu, người bệnh phải kiên trì uống thuốc đều đặn thì mới mang lại hiệu quả. Tây y chữa trị viêm da dị ứng Thuốc điều trị tại chỗ Thuốc sát trùng: Có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ giảm viêm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Kem hoặc thuốc mỡ chứa corticosteroid: Giúp giảm tình trạng viêm da, ngứa ngáy nhanh chóng. Tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không nên sử dụng loại thuốc này trong thời gian quá dài vì nó có thể gây kích ứng da, mỏng da, teo da, giãn tĩnh mạch, rậm lông,… Thuốc kháng sinh dạng bôi: Sử dụng trong trường hợp xuất hiện nhiễm trùng da do vi khuẩn. Các bac sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh trong thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng hoặc có thể lâu hơn để giảm vi khuẩn trên da, ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát Thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ: Thuốc gây ảnh hưởng lên hệ miễn dịch giúp duy trì làn da bình thường, giảm tình trạng dị ứng. Các thuốc thường sử dụng gồm tacrolimus và pimecrolimus. Thuốc này chỉ được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi và người lớn. Đồng thời chỉ sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, người bệnh bị dị ứng với corticoid hoặc không chịu được các phương pháp điều trị khác. Thuốc trị viêm da dị ứng toàn thân Trong trường hợp các triệu chứng viêm da dị ứng lan rộng ra toàn thân, có dấu hiêu nặng hơn hoặc nhiễm trùng,… các bác sĩ lúc đó sẽ kết hợp thuốc bôi với thuốc uống để điều trị toàn thân. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được kê đơn: Thuốc kháng histamine đường uống: Được sử dụng khi người bệnh cảm thấy ngứa ngáy dữ dội. Lưu ý là loại thuốc này có thể gây buồn ngủ nên người bệnh cần cân nhắc thời điểm uống cho phù hợp Corticoid đường uống: Với trường hợp viêm da dị ứng nặng, người bệnh không đáp ứng được các loại thuốc phía trên thì bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng Corticoid đường uống. Liều lượng và thời gian sử dụng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ vì sử dụng thuốc sai sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thuốc kháng sinh đường uống: Penicillin và Cephalosporin là những loại thuốc kháng sinh đường uống thường được sử dụng trong điều trị viêm da dị ứng. Thuốc được sử dụng nếu người bệnh bị viêm da do các loại vi khuẩn, da có dấu hiệu sưng viêm, nhiễm trùng,… Thuốc giảm đau: Nếu người bệnh viêm da dị ứng bị phù nề, sưng đau nghiêm trọng thì lúc này thuốc giảm đau là một giải pháp hữu hiệu. Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất. Quang trị liệu Đây là phương pháp sử dụng tia UVA và UVB nhân tạo giúp làm giảm tình trạng viêm ngứa và các triệu chứng khác do viêm da dị ứng gây ra. Tuy mang lại hiệu quả khá tốt nhưng nếu điều trị lâu dài bằng phương pháp này sẽ dẫn đến nhiều tác hai như gây lão hóa da sớm, tăng nguy cơ ung thư da. Vì vậy các bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ trước những lợi ích và hậu quả của phương pháp này trước khi có người bệnh áp dụng. ☛ Xem thêm: Tổng hợp các loại thuốc trị viêm da dị ứng hiệu quả Sử dụng thuốc tây điều trị viêm da dị ứng có ưu điểm là tác dụng nhanh, hiệu quả trong thời gian ngắn tuy nhiên nhược điểm của nó là gây ra nhiều tác dụng phụ như đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt, đau dạ dày,.. Ngoài ra, nếu dùng sai cách, không đúng liều lượng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như teo da, giãn tĩnh mạch, suy tuyến thượng thận, xuất huyết dạ dày,… Sodermix – giải pháp KHÔNG CORTICOID cho người bị viêm da dị ứng Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID. Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da dị ứng Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi. Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương Kết luận Viêm da dị ứng tuy là chứng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nên nhiều phiền toái, rắc rồi ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống và thẩm mỹ của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ và cơ địa của bệnh nhân mà chúng ta có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như đông y, tây y, mẹo dân gian,… Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, vậy nên người bệnh cần cân nhắc kỹ, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định áp dụng cách chữa nào đó. Và nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn. Chia sẻ

Viêm da cơ địa khi mang thai và cách điều trị an toàn cho bà bầu

Viêm da cơ địa khi mang thai gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của mẹ bầu. Nhiều mẹ còn lo lắng không biết viêm da cơ địa khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Vậy hãy cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này, đồng thời tìm hiểu các phương pháp điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu an toàn qua các thông tin dưới đây nhé Mục lụcBị viêm da cơ địa khi mang thai nguyên nhân do đâuCác triệu chứng khi bà bầu bị viêm da cơ địaMẹ bầu bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?Cách điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu an toàn, hiệu quảTrị viêm da cơ địa cho bà bầu không dùng thuốcDùng thuốc trị viêm da cơ địa cho bà bầuQuang trị liệu chữa viêm da cơ địa cho bà bầuChế độ chăm sóc cho bà bầu mắc viêm da cơ địaSodermix – giải pháp KHÔNG CORTICOID cho bà bầu bị viêm da cơ địa Bị viêm da cơ địa khi mang thai nguyên nhân do đâu Viêm da cơ địa là một bệnh da liễu phổ biến, có tính chất mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh thường liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền, thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai do nồi tiết thay đổi. (☛ Xem chi tiết về bệnh tại: Viêm da cơ địa và những thông tin cần biết) Ngoài ra, bệnh có thể bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích. Dưới đây là một số yếu tố gây viêm da cơ địa khi mang thai phổ biến: Yếu tố nội tiết tố: Khi mang thai, nồng độ hormone prolactin và hormone progesterone sẽ gia tăng nhanh dẫn tới kích thích tế bào tiền viêm trong cơ thể, đồng thời nồng độ IgE trong huyết tương tăng cao làm bùng phát viêm da cơ địa Hệ miễn dịch suy giảm: Những tháng đầu mang thai, cơ thể mẹ bầu thường mệt mỏi, nhất là với những mẹ bị ốm nghén, ăn uống không đủ chất. Từ đây khiến hệ miễn dịch bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh da liễu bùng phát, trong đó có viêm da cơ địa. Lo lắng, căng thẳng: Khi mang thai các mẹ bầu đều trở nên nhạy cảm, lo lắng hơn. Tình trạng này kéo dài có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, làm viêm da cơ địa bùng phát. Các yếu tố khác: Ngoài các yếu tố kể trên thì các yếu tố như tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, lông cho mèo, thời tiết thay đổi đột ngột, mặc quần áo bó sát, chất liệu không phù hợp,… cũng là tác nhân có thể dẫn tới viêm da cơ địa ở bà bầu. Để nhận tư vấn về viêm da cơ địa ở bà bầu, hãy liên hệ Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài miễn cước 1800.6225 và nhận giải đáp nhanh nhất từ chuyên gia. Các triệu chứng khi bà bầu bị viêm da cơ địa Tương tự như các bệnh viêm da cơ địa khác, dấu hiệu viêm da cơ địa khi mang thai bao gồm các triệu chứng có thể nhìn thấy bằng mắt thường như: Xuất hiện các nốt ban đỏ hoặc hồng chủ yếu ở cổ, ngực, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân, bụng,… Các mụn nước xuất hiện ở các vùng da tổn thương, mụn nước nhỏ, mọc tập trung và dễ vỡ Khi mụn nước vỡ khiến vùng da bị bệnh viêm đỏ, đau rát, phù nề Thời gian sau, vùng da đó sẽ khô lại, đóng vảy khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu Mẹ bầu bị viêm da cơ địa có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Theo các chuyên gia da liễu thì viêm da cơ địa không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và nội tiết tố nên người bệnh vẫn có thể có thai bình thường. Tuy nhiên, có thai sẽ khiến nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi đột ngột, kích thích viêm da cơ địa bùng phát mạnh hơn. Do đó các bác sĩ thường khuyến cáo nữ giới nên chữa trị hoặc kiểm soát viêm da cơ địa hoàn toàn trước khi có ý định mang thai. Còn với phụ nữ đang mang thai rồi mà bị viêm da cơ địa, các mẹ sẽ cảm thấy khá phiền toái và khó chịu. Những cơn ngứa ngáy dữ dội có thể khiến mẹ bầu ăn không ngon, ngủ không yên. Và nếu tình trạng này cứ kéo dài, bà bầu có thể bị mất ngủ, suy nhược cơ thể, sụt cân,… từ đó sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng gián tiếp. Nếu bạn đang trong trường hợp này, hãy liên hệ ngay với chuyên gia da liễu để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất bằng cách nhắn tin tới Zalo TẠI ĐÂYhoặc gọi tổng đài miễn cước 1800.6225 Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có đến hơn 70% bà bầu bị viêm da cơ địa khi mang thai sẽ di truyền cho con. Và trẻ bị viêm da cơ địa bẩm sinh thường rất dễ mắc thêm các bệnh lý khác như hen suyễn, sốt cỏ khô, rối loạn tiêu hóa, viêm tai giữa,… Cách điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu an toàn, hiệu quả Các mẹ bầu được coi là đối tượng cực kỳ nhạy cảm và dễ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Chính vì vậy việc điều trị viêm da cơ địa cho bà bầu phải rất cẩn thận, ưu tiên việc loại trừ nguyên nhân gây bệnh, cách ly yếu tố nguy cơ, chăm sóc tại nhà và cuối cùng là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp cần thiết. Trị viêm da cơ địa cho bà bầu không dùng thuốc Phương pháp này là lựa chọn ưu tiên cho mẹ bầu và một số đối tượng nhạy cảm khác như trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch,… Bao gồm: Chườm lạnh: Đây là cách giúp giảm sưng viêm và ngứa da, có thể áp dụng cho các mẹ bầu. Nên chườm lạnh trước khi đi ngủ để hạn chế tình trạng ngứa ngáy phát sinh vào ban đêm khiến mẹ bầu khó ngủ, ngủ chập chờn. Dùng kem dưỡng ẩm: Viêm da cơ địa thường khiến lớp da trở nên dày sừng, khô ráp, ngứa ngáy,… Chính vì vậy việc sử dụng kem dưỡng ẩm là vô cùng cần thiết, giúp loại bỏ các triệu chứng này. Các mẹ bầu lưu ý nên sử dụng các loại dưỡng ẩm lành tính, dịu nhẹ như Vaseline, Eucerin, A-derma,… 2 – 4 lần/ ngày Sử dụng các loại lá tắm thảo dược: Các mẹ bầu có thể nấu nước lá chè xanh, lá khế, trầu không,… để tắm nhằm làm giảm các triệu chứng mà viêm da cơ địa gây ra, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi da nhanh chóng. Dùng thuốc trị viêm da cơ địa cho bà bầu Với trường hợp mẹ bầu bị viêm da cơ địa trên diện rộng, gây ngứa ngáy dữ dội, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như: Thuốc bôi chứa kẽm oxide: Thuốc này có tác dụng sát trùng và bảo vệ da. Thuốc tương đối an toàn với phụ nữ có thai và thường được dùng khi viêm da cơ địa ở giai đoạn bán cấp. Thuốc kháng histamine: Nếu bị viêm da cơ địa trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu có thể sử dụng thuốc kháng histamine thế hệ II để cải thiện tình trạng bệnh. So với thuốc kháng histamine thế hệ I thì thuốc thế hệ II ít gây các tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc bôi chứa corticoid và acid salicylic thường không được chỉ định dùng trong thời gian mang thai do rủi ro cao hơn là lợi ích mang lại. Để hạn chế các nguy cơ và tác dụng phụ nguy hiểm, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi có ý định dùng bất cứ loại thuốc nào. Bạn cũng có thể nhận giải đáp nhanh chóng bằng cách liên hệ Zalo chuyên gia TẠI ĐÂYhoặc gọi tổng đài miễn cước 1800.6225 Quang trị liệu chữa viêm da cơ địa cho bà bầu Quang trị liệu hay còn gọi là liệu pháp ánh sáng, đây là biện pháp sử dụng tia UVA và UVB nhân tạo nhằm biệt hóa tế bào, ức chế các chất tiền viêm và giảm tổn thương da. Phương pháp này thường được dùng trong điều trị viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng sưng viêm, khô ráp, dày sừng,… Phương pháp này thường được cân nhắc sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa nặng, lan rộng và gây ngứa ngáy dữ dội. Tuy là phương pháp an toàn với phụ nữ mang thai nhưng không nên quá lạm dụng quang trị liệu để điều trị viêm da cơ địa vì tia UVA và UVB có thể kích thích sản sinh sắc tố melanin, thúc đẩy tốc độ lão hóa và tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, mẹ bầu chỉ nên thực hiện biện pháp này khi có chỉ định của bác sĩ. Xem thêm: ☛ Phân loại và điều trị viêm da cơ địa hiệu quả ☛ Viêm da cơ địa có chữa khỏi dứt điểm được không? Chế độ chăm sóc cho bà bầu mắc viêm da cơ địa Song song với việc chữa trị, các mẹ bầu cần có chế độ chăm sóc khoa học nhằm hạn chế tổn thương da, giảm ngứa ngáy, hạn chế bệnh tái phát. Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu bị viêm da cơ địa: Các mẹ bầu nên giảm tải công việc, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi trong thai kỳ. Làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược, tâm lý căng thẳng dễ khiến viêm da cơ địa tái phát Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc các loại quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát Không cào gãi lên vùng da tổn thương vì như vậy sẽ khiến các tổn thương da lan rộng, lâu lành, thậm chí là dẫn tới tình trạng bội nhiễm Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền,… Lưu ý trong việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng,… nên chọn các sản phẩm an toàn, chiết xuất thiên nhiên, lành tính, phù hợp với làn da Nên tắm nắng từ 5-10 phút vào buổi sáng sẽ cung cấp thêm vitamin D giúp thai nhi phát triển toàn diện, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch, ức chế các rối loạn chuyển hóa của da. Sodermix – giải pháp KHÔNG CORTICOID cho bà bầu bị viêm da cơ địa Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID. Sodermix là kem bôi viêm da cơ địa từ Pháp hiện được tin dùng trên hơn 100 quốc gia toàn thế giới Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. Do đó sản phẩm vừ hiệu quả lại an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở bà bầu nói riêng Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi. Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Trên đây là những thông tin về chứng bệnh viêm da cơ địa khi mang thai, hi vọng các mẹ bầu có thêm kiến thức để chăm sóc tốt cho bản thân và em bé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại TẠI ĐÂYhoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn. Chia sẻ

anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...