Viêm da cơ địa

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Viêm da tiếp xúc có thể được coi là chứng bệnh dễ bị và khó trị. Nếu không điều trị đúng cách sẽ để lại những tổn thương ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chính vì thế mà câu hỏi “Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?” được rất nhiều người quan tâm. Vậy câu trả lời cho vấn đề này như thế nào? Các bạn cùng tham khảo những thông tin dưới đây. Mục lụcBản chất và phân loại viêm da tiếp xúcViêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?Làm gì để ngăn ngừa sẹo do viêm da tiếp xúc?Xử lý nhanh chóngĐiều trị viêm da tiếp xúc kịp thờiChăm sóc đúng cáchSodermix- giải pháp toàn diện cho viêm da tiếp xúc lẫn sẹo thâm Bản chất và phân loại viêm da tiếp xúc Viêm da tiếp xúc là một loại rối loạn da liễu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những yếu tố gây hại từ môi trường như: bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng, nhựa cây, hóa chất, kim loại,… Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, mức độ viêm nhiễm sẽ phụ thuộc vào các yếu tố tác động, cơ địa của từng người,… Dấu hiệu thường thấy khi bị viêm da tiếp xúc đó là tình trạng da bị nổi mẩn, sưng tấy, ngứa ngáy, khô rát, nứt nẻ,… Những triệu chứng này không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý và thẩm mỹ của người mắc. Viêm da tiếp xúc có 3 loại gồm: Viêm da tiếp xúc kích ứng: Xảy ra khi da bị kích thích bởi các yếu tố như: dung môi (nhựa thông, este, aceton, xeton, rượu); Chất trong thuốc bôi và mỹ phẩm (sodium lauryl sulfate); Chất kiềm (chất tẩy rửa, xà phòng mạnh,..) Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là phản ứng mẫn cảm của da liên quan đến yếu tố miễn dịch của cơ thể. Xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Kim loại (Niken, Crom), cây sồi độc, chất độc cây thù du,… Viêm da photocontac: gồm phototoxic và dị ứng ánh sáng. Viêm da tiếp xúc sẽ không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Còn ngược lại, nếu chủ quan, không điều trị đến nơi đến chốn, bệnh có thể chuyển nặng khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, đồng thời dẫn đến những rủi ro như nhiễm trùng, bội nhiễm, tăng sắc tố da,… ➤ Xem chi tiết: Viêm da tiếp xúc là bệnh gì? Những thông tin cần biết Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Những triệu chứng mà viêm da tiếp xúc gây ra không chỉ là những khó chịu thông thường mà nó còn liên quan cả đến vấn đề thẩm mỹ. Chính vì vậy câu hỏi “Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?” được rất nhiều người quan tâm. Về vấn đề này, các chuyên gia da liễu trả lời như sau: Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như cách xử lý ban đầu, vùng da bị tổn thương, tác nhân gây tổn thương, thời gian phát hiện và điều trị, cơ địa của người bệnh, cách thức chăm sóc và chế độ dinh dưỡng,… Cụ thể: Cách xử lý ban đầu Nếu sau khi tiếp xúc với yếu tố gây kích ứng, dị ứng, vùng da tiếp xúc được nhanh chóng xử lý (ngâm rửa, sát trùng,..) nhằm loại bỏ các yếu tố kích thích còn sót lại trên da thì tình trạng bệnh có thể sẽ nhẹ hơn, nhanh khỏi hơn. Còn không xử lý ngay hoặc cách xử lý không phù hợp có thể khiến những tổn thương trở nên nặng hơn, khó điều trị hơn và nguy cơ để lại sẹo cũng cao hơn. Vùng da bị tổn thương Da ở các vị trí khác nhau lại có một số đặc tính khác nhau. Chẳng hạn, vùng da mặt, cổ, bẹn thường mỏng và nhạy cảm hơn da tay, chân và da thân mình. Nếu viêm da tiếp xúc xảy ra ở những vùng da mỏng và nhạy cảm sẽ lâu lành hơn và khả năng để lại sẹo cũng cao hơn vùng da khác. Thời gian phát hiện và điều trị Nếu được phát hiện và điều trị sớm, viêm da tiếp xúc sẽ mau lành hơn, khả năng gây sẹo cũng thấp hơn. Ngược lại, nếu phát hiện và điều trị muộn, bệnh lúc đó có thể đã ở giai đoạn nặng, việc chữa trị sẽ gặp khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn, đồng thời nguy cơ để lại sẹo cũng cao hơn. Cơ địa của người bệnh Đây được coi là một yếu tố quan trọng, tác động đến sự tiến triển của các bệnh da liễu, trong đó có viêm da tiếp xúc. Những người bệnh có cơ địa da mẫn cảm, các tổn thương có xu hướng kéo dài, chậm lành, nguy cơ để lại sẹo thâm, sẹo lồi cũng cao hơn những người có cơ địa da bình thường. Tác nhân gây viêm da tiếp xúc Như đã nói ở trên, mức độ tổn thương da nặng hay nhẹ sẽ phụ thuộc và yếu tố tác nhân gây bệnh. Nếu chỉ là những tác nhân kích ứng nhẹ như ma sát, ánh nắng, xà phòng,… thì các tổn thương sẽ nhanh chóng phục hồi hơn. Còn gặp những tác nhân mạnh như hóa chất, nọc độc côn trùng, chất kích ứng da trong mỹ phẩm,… các tổn thương da có xu hướng nặng hơn, chậm phục hồi, khả năng hình thành sẹo cao hơn. Phương pháp chăm sóc và điều trị Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, các tổn thương của viêm da tiếp xúc sẽ nhanh chóng thuyên giảm và phục hồi trong thời gian ngắn, hạn chế nguy cơ hình thành sẹo. Ngược lại, không điều trị hoặc điều trị và chăm sóc không đúng cách, các tổn thương sẽ ngày càng trầm trọng hơn, nguy cơ mắc sẹo cũng cao hơn. Việc hình thành sẹo khi bị viêm da tiếp xúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Để hạn chế tối đa tình trạng này, người bệnh cần chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, điều trị và chăm sóc đúng cách giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng, bảo vệ làn da. Làm gì để ngăn ngừa sẹo do viêm da tiếp xúc? Xử lý nhanh chóng Cách xử lý ban đầu khi bị viêm da tiếp xúc rất quan trọng. Nếu vùng tiếp xúc được xử lý nhanh chóng, nó có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị, tránh những biến chứng không mong muốn và hạn chế nguy cơ để lại sẹo trên da. Với trường hợp viêm da tiếp xúc do côn trùng (kiến ba khoang, sâu ban miêu, con giời,…) bạn không nên đập chết hoặc chà xát chúng trên da. Việc này có thể khiến dịch tiết chứa chất độc của chúng dây ra những vùng da khác, tổn thương da lan rộng và nặng nề hơn. Sau khi tiếp xúc với nọc độc côn trùng, người bệnh nên rửa vùng da tiếp xúc với nước xà phòng loãng, giúp loại bỏ độc tố còn sót lại trên da. Còn trường hợp viêm da tiếp xúc do hóa chất, sau khi tiếp xúc và có dấu hiệu phát bệnh, người bệnh cần rửa sạch da dưới vòi nước sạch, tiếp theo là lau khô rồi đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý. Sau các bước xử lý ban đầu, người bệnh cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp để kiểm soát triệu chứng. Tránh để tình trạng này kéo dài, có thể gây những tổn thương sâu trên da dẫn tới hình thành sẹo. Điều trị viêm da tiếp xúc kịp thời Thuốc Tây y Sử dụng thuốc tây y giúp nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng viêm da tiếp xúc. Tùy vào trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc điều trị phù hợp. Dưới đây là một số loại thường sử dụng: Dung dịch sát khuẩn: Sử dụng các loại như hồ nước, dung dịch Jarish,… để sát khuẩn và làm dịu da khi các tổn thương mới khởi phát hoặc đang trong giai đoạn rỉ dịch. Thuốc bôi chứa corticoid: Có tác dụng làm giảm sưng viêm, ngứa ngáy và chống dị ứng. Chỉ nên dùng loại thuốc này khi các tổn thương trên da đã khô và đóng mài. Nếu dùng khi các tổn thương còn đang rỉ dịch sẽ khiến vết thương chậm lành hơn. Thuốc kháng sinh: Được sử dụng dưới 2 dạng là bôi và uống, khi các tổn thương da có dấu hiệu bội nhiễm. Thuốc có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng. Penicillin là nhóm kháng sinh được sử dụng phổ biến. Nếu nhiễm trùng gây sốt, có thể kết hợp với paracetamol để giảm đau, hạ sốt cho người bệnh. Thuốc ức chế miễn dịch: Tacrolimus và Pimecrolimus là 2 loại thường được sử dụng, có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng bằng cách ức chế miễn dịch ở vùng da tổn thương. Nhóm thuốc này được sử dụng thay thế cho corticoid dạng bôi ở một số trường hợp. Thuốc kháng histamin: Thường dùng ở dạng uống, có tác dụng giảm tình trạng mẫn cảm, ngứa ngáy, chống dị ứng, cải thiện các triệu chứng mà viêm da tiếp xúc gây ra. Thuốc corticoid đường uống: Được bác sĩ cân nhắc chỉ định trong trường hợp viêm nhiễm gây phù nề nghiêm trọng. Tuy nhiên chỉ được sử dụng loại thuốc này trong thời gian ngắn vì chúng có thể gây nên nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Một số loại thuốc khác: Ở những trường hợp viêm da tiếp xúc tái phát nhiều lần và đáp ứng kém với những loại thuốc trên, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác như: Methotrexate, Ciclosporin (thuốc ức chế miễn dịch), Alitretinoin (dẫn xuất vitamin A),.. Thuốc Tây y tuy mang lại tác dụng nhanh chóng nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc sử dụng những loại thuốc này cần đặc biệt lưu ý, tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là với những loại kháng sinh và thuốc chứa corticoid. Nếu tự ý sử dụng hoặc lạm dụng thuốc sẽ gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, giãn tĩnh mạch, sốc thuốc, kích ứng dạ dày,… Mẹo chữa tại nhà Với những trường hợp viêm da tiếp xúc nhẹ, tổn thương nhỏ và không có gì nghiêm trọng, các bạn có thể áp dụng các mẹo chữa tại nhà như: Sử dụng nha đam: Nha đam chứa nhiều nước, chất chống oxy hóa và axit amin làm dịu da rất tốt. Lấy phần gel nha đam bôi lên vùng da bị bệnh sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa rát, làm dịu da hiệu quả. Dùng dấm táo: Pha loãng giấm táo và nước sạch, sau đó thoa dung dịch này nên vùng da tổn thương, việc này sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu mà viêm da tiếp xúc gây ra. Bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa và kẽm, có tác dụng giảm viêm ngứa tự nhiên. Lấy bột yến mạch pha cùng một chút nước ấm xong đắp lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp giảm bớt tình trạng đỏ và ngứa do viêm da tiếp xúc. Các mẹo này chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, giúp giảm bớt phần nào triệu chứng khó chịu mà viêm da tiếp xúc gây ra. Với trường hợp tổn thương da nặng, áp dụng mẹo này sẽ không mang lại nhiều hiệu quả. Ngoài ra, cần chú ý sử dụng nguyên liệu an toàn, khâu sơ chế và thực hiện đảm bảo vệ sinh, tránh nguy cơ gây nhiễm trùng da. Chăm sóc đúng cách Việc chăm sóc khi bị viêm da tiếp xúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi bệnh, hạn chế nguy cơ hình thành sẹo. Dưới đây là một số lưu ý trong chăm sóc giúp các tổn thương da nhanh lành, ngăn ngừa sẹo khi bị viêm da tiếp xúc: Vệ sinh vùng da tổn thương sạch sẽ 2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch làm sạch dịu nhẹ. Nếu thấy các tổn thương da đã khô lại, có thể thoa kem dưỡng 2-3 lần/ngày để dưỡng ẩm, giảm bong tróc,ngứa ngáy, đồng thời giúp phục hồi bề mặt da, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm. Không được cào gãi, chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Việc làm này có thể kích thích các tổn thương da lan rộng, gây chảy máu, nhiễm trùng, lở loét,.. Nguy cơ hình thành sẹo cũng tăng lên. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, chăm sóc da đúng cách cũng có thể tăng tốc độ phục hồi, giảm ngứa ngáy và hạn chế hình thành sẹo thâm. Trong thời gian điều trị, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì tia UV trong ánh nắng có thể kích thích sản sinh melanin, tăng nguy cơ hình thành vết thâm sạm từ những tổn thương của viêm da tiếp xúc. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc với ánh nắng, người bệnh cần bảo vệ da kỹ càng bằng cách thoa kem chống nắng, đội mũ, che ô, mặc áo khoác cẩn thận. Cần chú ý không để da tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm chứa thành phần kích ứng, côn trùng, bụi bẩn, phấn hóa, nhựa mủ thực vật,… Tiếp xúc với những loại dị nguyên này sẽ khiến các tổn thương da lan rộng hơn, tiến triển nặng hơn và nguy cơ hình thành thâm sẹo cũng cao hơn. Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho da. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi không những tăng cường đề kháng, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục mà còn kích thích da sản sinh collagen, giảm nguy cơ hình thành sẹo. Không nên sử dụng các loại đồ ăn, đồ uống gây sẫm màu da và tăng nguy cơ hình thành sẹo như thịt bò, rau muống, bia, rượu, cà phê, nước ngọt có gas,… Chăm sóc đúng cách sẽ giúp các tổn thương nhanh chóng phục hồi, nguy cơ hình thành sẹo khi bị viêm da tiếp xúc cũng sẽ giảm đi. Sodermix- giải pháp toàn diện cho viêm da tiếp xúc lẫn sẹo thâm Nếu bạn bị viêm da tiếp xúc và đang lo lắng nguy cơ hình thành sẹo, cùng với đó là nỗi sợ hãi khi sử dụng thuốc tây. Vậy kem bôi Sodermix chính là một giải pháp toàn diện, vừa đẩy lùi được viêm da tiếp xúc vừa ngăn ngừa hình thành sẹo mà lại an toàn khi sử dụng. Sodermix với thành phần chứa Enzym SOD (Superoxid Dismutase) chiết xuất từ cà chua xanh Châu Âu có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ ở người bệnh viêm da tiếp xúc cực kỳ hiệu quả. Cơ chế giảm viêm ngứa của Sodermix Không chỉ thế, với khả năng chống oxy hóa hiệu quả của Enzym SOD, Sodermix còn giúp xóa bỏ các hắc sắc tố, ngăn ngừa hình thành sẹo thâm, trả lại làn da sáng mịn vốn có chỉ trong thời gian ngắn. Cơ chế làm sáng da, mờ sẹo của Sodermix Ngoài ra, dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên có trong sản phẩm còn giúp dưỡng ẩm, làm sáng da, đồng thời khôi phục, tái tạo vùng da bị tổn thương nhanh chóng. Một điều đặc biệt khác là Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid, nên có thể an tâm khi sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú. Sản phẩm được sản xuất tại Pháp, nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ năm 2018 với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Viêm da tiếp xúc nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách thì khả năng để lại sẹo rất cao. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh, khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti. Chính vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo, người bệnh cần chủ động điều trị sớm, kết hợp với các biện pháp chăm sóc da phù hợp, đúng cách. Chia sẻ

Viêm da tiếp xúc kiến ba khoang - Cách nhận biết và hướng điều trị

Kiến ba khoang là loại côn trùng phổ biến ở nước ta, giúp ích rất tốt cho nông nghiệp vì chúng tiêu diệt các loại sâu bọ gây hại. Tuy nhiên với con người thì chúng lại là nỗi sợ hãi, nguyên nhân bởi nọc độc của loại côn trùng này rất mạnh, có thể viêm da, bỏng rát da khi tiếp xúc. Tình trạng này được gọi là viêm da tiếp xúc kiến ba khoang. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về loài kiến ba khoang này cũng như cách nhận biết và hướng điều trị hiệu quả khi bị viêm da tiếp xúc kiến ba khoang nhé. Mục lụcMột số thông tin về loài kiến ba khoangCơ chế gây viêm da tiếp xúc của kiến ba khoang như thế nào?Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc kiến ba khoangHướng điều trị khi bị viêm da tiếp xúc kiến ba khoangĐiều trị tại chỗĐiều trị toàn thânPhòng ngừa viêm da tiếp xúc kiến ba khoangSodermix – giải pháp đẩy lùi các triệu chứng viêm da tiếp xúc hiệu quả Một số thông tin về loài kiến ba khoang Kiến ba khoang  tên khoa học là Paederus, là loại côn trùng thuộc bộ Coleoptera, họ Staphylinidae (bọ cánh cứng). Chúng phân bố rộng rãi ở nhiều nơi trên trái đất, đặc biệt là ở những vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở Việt Nam, kiến ba khoang còn gọi bằng những tên gọi khác như: kiến khoang, kiến kim, kiến gạo, kiến lác, kiến cong,… Kiến ba khoang có khả năng sinh sản quanh năm nhưng vào mùa mưa là nhiều hơn cả. Khác với đa số những loài côn trùng khác là thường hoạt động vào ban đêm, kiến ba khoang lại hoạt động vào ban ngày còn ban đêm chúng chỉ thích những chỗ sáng. Đặc điểm của kiến ba khoang trưởng thành là có hình dạng thon dài (chiều dài 7mm-10mm, rộng 0.5mm-1mm), thân mình có các khoang màu đen – vàng cam xen kẽ, bụng có 8 đốt, có thể uốn cong rất tốt. Chúng có 3 cặp chân, 2 đôi cánh (cánh lụa nằm dưới cánh cứng) che khoảng 3-4 đốt bụng, khả năng bay chạy rất nhanh, mỗi khi chạy sẽ có xu hướng cong đít lên như bọ cạp. Kiến ba khoang chứa độc tố rất mạnh, chúng có thể gây tổn thương như viêm da, bỏng da nếu con người tiếp xúc hay cọ và chúng. Đặc biệt, khi kiến ba khoang bị đập, chà xát mạnh hoặc bị giết, chúng sẽ giải phóng ra dịch lỏng Coelomic có chứa Pederin, đây được coi như một loại hóa chất gây phồng rộp da cực mạnh. Cơ chế gây viêm da tiếp xúc của kiến ba khoang như thế nào? Chất Pederin có trong dịch bạch huyết của kiến ba khoang chính là tác nhân gây nên tình trạng viêm da tiếp xúc. Chất này được phóng thích khi chúng ta đập, chà xát hoặc giết kiến. Nếu chúng ta tiếp xúc phải dịch chứa pederin của kiến ba khoang, sau khoảng 12-24h các phản ứng viêm da và phồng rộp sẽ xuất hiện. Mức độ tổn thương sẽ phụ thuộc vào hàm lượng độc tố, diện tích, thời gian tiếp xúc và cơ địa da của từng người. Pederin là một amid có độc tố cao, độc tính có thể gấp 12-15 lần so với nọc độc của rắn hổ, thậm chí độc tính này vẫn tồn tại khi kiến ba khoang đã chết và để khô trong 8 năm. Công thức hóa học của chúng là C25H45O9N – là một Amid có 2 vòng tetrahydropyran, có khả năng ức chế quá trình tổng hợp protein và ngăn chặn quá trình phân chia tế bào. Pederin có tính xuyên thấm qua da, khi tiếp xúc với chất độc này, da có thể bị ban đỏ, bỏng rát, nổi bọng nước, viêm da nặng. Tình trạng này có thể lan sang những vùng da lân cận nếu người bệnh vô tình để vùng da dính độc tố tiếp xúc với những vùng da khác. Việc giải phóng độc tố Pederin chỉ xuất hiện ở những con kiến ba khoang cái. Nếu chúng chỉ vô tình tiếp xúc với da mà không cắn hay tiết dịch thì khả năng bmắc viêm da tiếp xúc kiến ba khoang không cao. Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc kiến ba khoang Kiến ba khoang có thể gây ra tổn thương ở bất cứ vùng da nào nếu tiếp xúc với dịch tiết của chúng. Sau khi tiếp xúc, da sẽ bị kích thích gây hiện tượng châm chích, bỏng rát, nổi mụn nước, ngứa ngáy, viêm nhiễm,.. Trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể bùng phát sau 2 ngày rồi giảm dần nhưng với những trường hợp nặng,  các tổn thương da có thể kéo dài tới 20 ngày khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu. Hình thái tổn thương của viêm da tiếp xúc kiến ba khoang tương đối đặc trưng và khá dễ nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình khi bị viêm da tiếp xúc kiến ba khoang: Khoảng 24h sau khi tiếp xúc với dịch tiết kiến ba khoang, các vết ban đỏ bắt đầu hình thành trên vùng da tiếp xúc, đi cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy, bỏng rát,… Mỗi khi đổ mồ hôi hay tiếp xúc với nước, vùng da bị tổn thương càng cảm thấy ngứa ngáy, đau rát, khó chịu hơn. Nếu viêm da tiếp xúc kiến ba khoang xảy ra ở vùng mắt sẽ khiến 2 mắt sưng húp, còn xảy ra ở các vị trí có nếp gấp như bẹn, khuỷu tay, chân thì thường sẽ lâu khỏi hơn so với những vị trí khác. Các tổn thương da do tiếp xúc dịch tiết kiến ba khoang thường có dạng vệt dài hoặc cụm. Ban đầu chỉ là những vết ban đỏ, hơi phù nề và cộm, phía trên nổi những mụn nước với kích thước to nhỏ khác nhau. Sau 1-3 ngày, mụn nước sẽ trở thành những phỏng nước, phỏng mủ và cảm giác đau rát càng tăng hơn. Trong khoảng 1-2 ngày đầu, người bệnh sẽ có cảm giác ngây sốt, mệt mỏi, khó chịu, nổi hạch đau ở vùng tương ứng với tổn thương (chẳng hạn như nách, bẹn, cổ,…). Những vết phỏng mủ tiến triển ngoài 3 ngày thì bắt đầu khô lại, đóng vảy tiết, vảy tiết rụng sẽ để lại vết sẫm màu. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau 2-3 tuần nếu được kiểm soát đúng cách. Ngược lại, nếu chăm sóc, vệ sinh không tốt có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, hình thành sẹo, gây mất thẩm mỹ. Hướng điều trị khi bị viêm da tiếp xúc kiến ba khoang Viêm da tiếp xúc kiến ba khoang không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để nhanh chóng khắc phục những tổn thương mà chứng bệnh này gây ra, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, người bệnh cần được xử lý và điều trị đúng cách, kịp thời. Việc đầu tiên sau khi tiếp xúc với dịch tiết kiến ba khoang, người bệnh cần nhanh chóng vệ sinh da bằng nước muối sinh lý hoặc có thể rửa vùng da tổn thương bằng nước mát. Làm như vậy vừa giúp dịu da, giảm cảm giác nóng rát vừa loại bỏ được dịch tiết kiến ba khoang còn bám lại trên da. Hầu hết những trường hợp viêm da tiếp xúc kiến ba khoang ở thể nhẹ, bệnh thường tự khỏi. Vì thế các bác sĩ sẽ chỉ định vệ sinh và khử trùng tại vùng da tổn thương. Còn trong các trường bệnh nặng hơn, người bệnh tiếp xúc với  Pederin nồng độ cao, các tổn thương lan rộng, có dấu hiệu viêm nhiễm,… các bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị tại chỗ hoặc điều trị toàn thân tùy vào tình trạng cụ thể nhằm nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng. Điều trị tại chỗ Người bệnh có thể rửa vùng da tổn thương bằng nước xà phòng sau khi tiếp xúc với dịch tiết kiến ba khoang mà không cần lo lắng xảy ra vấn đề nào khác. Sử dụng các loại dung dịch như hồ nước, Jarish, hồ neo pred, oxit kẽm,… để rửa vùng da tổn thương, giúp sát trùng, làm dịu tình trạng nóng rát da. Khi các tổn thương đã khô lại, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid để giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, ngăn ngừa nhiễm trùng, nhanh chóng làm lành da. Các loại thường sử dụng gồm: Eumovate, Fucicort và Gentrison,… Điều trị toàn thân Trong trường hợp các tổn thương lan rộng, xuất hiện nhiều mủ, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sau nhằm kiểm soát nhanh các triệu chứng: Thuốc kháng histamin: Giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, nổi mẩn,.. do tiếp xúc với dịch tiết kiến ba khoang. Phổ biến là các loại: Diphenhydramin, Promethazin, Loratadin, Clorpheniramin,.. Thuốc giảm đau, an thần: Có tác dụng hạ sốt, giảm đau. Dùng trong trường hợp viêm da tiếp xúc kiến ba khoang gây sưng hạch, sốt nhẹ, đau nhức và mệt mỏi. Các loại thường được bác sĩ chỉ định như: Paracetamol, Acetaminophen, Diclofenac và Naproxen. Kháng sinh đường uống: Giúp ức chế vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, bội nhiễm. Một số loại được sử dụng gồm: Penicillin, Cephalosporin, Dicloxacillin, Clindamycin,… Khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm da tiếp xúc kiến ba khoang, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán, tránh nhầm lẫn với các bệnh có triệu chứng tương tự như: zona, viêm da tiếp xúc do lá cây (photophytodermatitis), dị ứng hóa chất. Tuyệt đối không được mua thuốc về sử dụng khi chưa nhận được sự chỉ định từ bác sĩ vì như vậy có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn. Phòng ngừa viêm da tiếp xúc kiến ba khoang Để phòng ngừa mắc viêm da tiếp xúc kiến ba khoang, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau: Tránh tiếp xúc với kiến ba khoang. Đồng thời cần học cách nhận biết kiến ba khoang để tránh xa loại côn trùng này. Không nên đập nát kiến ba khoang, đặc biệt không dùng tay không để bắt chúng, nên dồn chúng vào một cái chai hoặc gói vào giấy rồi vứt đi. Sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang phải nhanh chóng rửa vùng da tiếp xúc với nước sạch hoặc nước xà phòng loãng nhằm loại bỏ nốt dịch tiết của kiến, làm dịu da. Quần áo sau khi tiếp xúc với kiến ba khoang cần giặt thật kỹ. Nên đóng cửa nhà, cửa sổ, cửa phòng ngủ vào ban đêm vì kiến ba khoang dễ bị thu hút bởi ánh sáng đèn. Có thể tắt luôn tất cả các đèn khi đi ngủ để tránh sự thu hút của chúng. Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Giũ sạch chăn, màn, ga, gối,… trước khi đi ngủ Nếu phơi quần áo ngoài trời, khi thu vào thì nên đập nhẹ nhằm tránh tình trạng kiến ba khoang bám trên quần áo. Vào mùa kiến ba khoang, có thể xịt thuốc diệt côn trùng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Khi thấy có các cảm giác bỏng rát, nổi ban đỏ,.. nghi ngờ do kiến ba khoang thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. ➤ Tham khảo thêm các bệnh viêm da tiếp xúc khác: ☛ Viêm da tiếp xúc kích ứng – Nguyên nhân và cách điều trị ☛ Viêm da tiếp xúc côn trùng – Triệu chứng và cách xử lý Sodermix – giải pháp đẩy lùi các triệu chứng viêm da tiếp xúc hiệu quả Viêm da tiếp xúc nói chung và viêm da tiếp xúc kiến ba khoang nói riêng đều khiến người bệnh trải qua những cảm giác cực kỳ khó chịu. Các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm, phù nề, mụn nước,… được coi là nỗi ám ảnh của mỗi bệnh nhân. Để giải quyết các triệu chứng một cách nhanh chóng, hiệu quả mà lại cực kỳ an toàn, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm kem bôi Sodermix – Giải pháp toàn diện cho viêm da tiếp xúc. Sodermix với thành phần chứa Enzym SOD (Superoxid Dismutase) chiết xuất từ cà chua xanh Châu Âu có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ ở người bệnh viêm da tiếp xúc cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên có trong sản phẩm còn giúp dưỡng ẩm, làm sáng da, đồng thời khôi phục, tái tạo vùng da bị tổn thương nhanh chóng. Kem bôi Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, hoàn toàn không chứa Corticoid nên cực kỳ an toàn, lành tính, phù hợp với cả những đối tượng có cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ cho con bú,… Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ năm 2018 với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Viêm da tiếp xúc kiến ba khoang tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng các tổn thương da mà chúng gây ra lại rất trầm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Chính vì vậy, việc điều trị bệnh cần tiến hành càng sớm càng tốt, ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn trị bệnh đúng cách. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã có thêm phần nào kiến thức về căn bệnh này, giúp việc nhận biết, điều trị và phòng ngừa viêm da tiếp xúc kiến ba khoang hiệu quả hơn. Chia sẻ

Enzyme Superoxide dismutase (SOD) là gì? Có tác dụng thế nào với bệnh viêm da cơ địa, chàm sữa?

Các bạn đã từng nghe nói hoặc biết đến một loại enzyme có tên gọi là Superoxide Dismutase (SOD) bao giờ chưa? Đây là một chất đóng vai trò quan trọng với cơ thể sống, có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, ngăn ngừa sự tổn thương gây ra bởi các gốc tự do trong cơ thể. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem Superoxide Dismutase (SOD) là gì? Có tác dụng như thế nào? Nhất là tác dụng với những bệnh da liễu như viêm da cơ địa, chàm sữa,… Mục lụcSuperoxide dismutase (SOD) là gì?Superoxide dismutase (SOD) có tác dụng gì?SOD giúp giảm tình trạng viêm nhiễmLàm giảm tình trạng stress oxy hóaSOD giúp tăng cường sức khỏe làn daSOD hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm khớpKhả năng chống ung thư của SODTác dụng của Superoxide dismutase (SOD) với các bệnh viêm da cơ địa, chàm sữaKem bôi sodermix – giải pháp bổ sung SOD tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng viêm da, chàm sữa Superoxide dismutase (SOD) là gì? Superoxide Dismutase viết tắt là SOD (đọc là: en-dim-et-o-đê hoặc enzym et-o-đê) là một loại enzyme có thể tìm thấy trong tất cả các tế bào sống và trong cơ thể con người, chúng tồn tại với số lượng rất lớn. Sự tồn tại của SOD đóng vai trò quan trọng, giúp tăng tốc độ phản ứng hóa học trong cơ thể. Đây được coi là một loại enzyme cơ bản, có chức năng ngăn chặn quá trình oxy của các tế bào soma, chống lại tác động của các gốc tự do lên tế bào, giữ cho các tế bào của cơ thể khỏe mạnh, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể. Superoxide Dismutase được chia thành 4 nhóm gồm: Đồng – Kẽm – SOD Sắt SOD Mangan Superoxide Dismutase Niken SOD Các nghiên cứu chỉ ra rằng, số lượng enzyme mà mỗi cơ thể chúng ta sản xuất ra là có giới hạn, tuổi tác càng cao thì số lượng enzym sản xuất ra càng giảm. Enzyme SOD cũng không ngoại lệ, vì thế chúng cần được bổ sung thêm từ bên ngoài, có thể là thông qua các bữa ăn hàng ngày hoặc sử dụng các dạng bào chế sẵn như viên nén, kem bôi,… Tùy từng đối tượng và mục đích sử dụng mà liều lượng bổ sung là khác nhau. Superoxide dismutase (SOD) có tác dụng gì? SOD giúp giảm tình trạng viêm nhiễm Enzyme SOD đóng vai trò là một chất chống viêm cực kỳ hữu hiệu của cơ thể. Kết quả của các nghiên cứu khoa học đều cho thấy được hiệu quả tích cực của loại enzyme này trong việc trị liệu các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm cấp tính và mãn tính. Các tình trạng như vết thương hở, bỏng da, viêm da,… sẽ nhanh chóng lành lại khi có được được sự hỗ trợ tích cực từ Enzym SOD. Ở những người mắc các bệnh viêm nhiễm mãn tính, nồng độ Enzyme SOD thường thấp hơn đáng kể cho so với những người khỏe mạnh, điều này gây khá nhiều bất lợi cho cơ thể, nó có thể khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề và khó kiểm soát. Khi đó, những giải pháp điều trị với mục tiêu tăng cường SOD để hạn chế tình trạng viêm nhiễm được đề xuất và đánh giá cao. Làm giảm tình trạng stress oxy hóa Stress oxy hóa là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Cụ thể, khi nồng độ các gốc tự do cao hơn so với mức độ chống oxy hóa của cơ thể, các gốc tự do sẽ bắt đầu gây hại cho mô mỡ, DNA, và protein,… khiến sức khỏe của con người bị ảnh hưởng đáng kể. Và nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do chế độ ăn uống không lành mạnh, lối sống kém khoa học, tinh thần căng thẳng, stress,… Điều này khiến cơ thể phải dung nạp thêm nhiều độc tố có hại cho sức khỏe hơn. Những trường hợp như thế này thì sự tồn tại và có mặt của Superoxide Dismutase là cực kỳ quan trọng. Chúng sẽ giúp ổn định lại các gốc tự do, giảm bớt tình trạng stress oxy hóa trong cơ thể, từ đó nâng cao sức khỏe tổng thể hơn. Ngoài ra, Enzyme SOD còn có thể được sử dụng như một loại dược phẩm trong điều trị các bệnh khác nhau do stress oxy hóa gây ra. SOD giúp tăng cường sức khỏe làn da Dựa vào cơ chế chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa quá trình trình oxy hóa mà Superoxide Dismutase được đưa vào các sản phẩm chăm sóc da, các loại mỹ phẩm nhằm ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, đồi mồi, tàn nhang,… Ngoài tác dụng ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa, các sản phẩm chăm sóc da chứa SOD còn giúp chữa lành vết thương, làm mờ sẹo, bảo vệ da khỏi tác hại tia UV, giảm tình trạng viêm nhiễm da, tăng cường sức khỏe và vẻ ngoài của làn da. SOD hỗ trợ làm giảm triệu chứng viêm khớp Nồng độ Enzyme SOD trong cơ thể thấp có thể khiến cho xương khớp dễ bị tổn thương và viêm nhiễm. Một số nghiên cứu cho thấy việc thiếu hụt Enzyme này sẽ tác động hoặc có liên quan đến quá trình viêm xương khớp, nhất là ở giai đoạn đầu của bệnh. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra được lợi ích chống oxy hóa của SOD đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các triệu chứng viêm sụn khớp, chống viêm khớp ở người hiệu quả. Khả năng chống ung thư của SOD Nồng độ Enzyme SOD trong cơ thể giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các gốc tự do và tế bào ung thư phát triển mạnh. Nói cách khác, nồng độ SOD thấp chính là một trong những nguyên nhân khiến cho ung thư có môi trường phát triển. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy nếu SOD ở mức độ cao sẽ giúp ức chế sự phát triển và di căn của khối u, nghĩa là vai trò của nó như một chất ức chế phát triển của khối u. Vì thế, Enzyme SOD đã được nghiên cứu và cố gắng đưa vào quá trình trị liệu cho người bệnh ung thư. Nếu bệnh nhân được cung cấp một lượng vừa đủ Superoxide Dismutase, các khối u trong cơ thể họ sẽ bị ức chế phát triển và việc di căn cũng bị kiềm lại đáng kể. Tóm lại, SOD không chỉ ức chế hoạt động gây ung thư mà còn ức chế cả sự chuyển hóa sau đó trong quá trình hình thành khối u sớm. Tác dụng của Superoxide dismutase (SOD) với các bệnh viêm da cơ địa, chàm sữa Cơ thể chúng ta có thể tạo tới 10 triệu gốc tự do mỗi ngày, các gốc tự do này có thể gây nên sự thay đổi của cấu trúc tế bào, làm hư hại tế bào, thậm chí làm chết tế bào. Chính vì vậy, gốc tự do được cho là căn nguyên hình thành nên các bệnh nội sinh khác nhau trong cơ thể, trong số đó có những căn bệnh da liễu như viêm da cơ địa, chàm sữa,… Cơ chế hình thành viêm da cơ địa, chàm sữa với căn nguyên là gốc tự do được lý giải như sau: Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm da cơ địa, chàm sữa thường có làn da vốn rất nhạy cảm, khi gặp phải các tác nhân ngoại sinh như hóa chất, bụi bẩn, ô nhiễm,… và tác nhân nội sinh như sốt, viêm, bệnh tật,… sẽ kích thích sự gia tăng quá mức của các gốc tự do trong cơ thể, từ đó giải phóng ồ ạt các chất trung gian, kích hoạt quá trình viêm ngứa. Quá trình này sẽ biểu hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng như da mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc, mụn nước, viêm nhiễm,… gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn chặn tình trạng này nhờ chất chống oxy hóa và điển hình là Enzyme SOD – chất chống oxy hóa, khử gốc tự do mạnh nhất trong cơ thể người. Chất chống oxy hóa này sẽ trung hòa và phân giải các gốc tự do thành các thành phần lành tính, không gây hại cho cơ thể, từ đó ổn định lại hoạt động của tế bào, tăng cường thêm sức mạnh trước sự tấn công của các gốc tự do. Vì vậy, việc bổ sung thêm Enzyme SOD từ ngoài vào được coi là biện pháp vừa hiệu quả vừa an toàn với những người bệnh viêm da cơ địa, chàm sữa hình thành do lượng gốc tự do sản sinh vượt quá khả năng cân bằng của cơ thể. Có nhiều phương pháp bổ sung enzyme SOD từ ngoài vào và phương pháp bôi hấp thu trực tiếp qua da được cho là phù hợp và mang lại hiệu quả hơn cả với người bệnh viêm da cơ địa, chàm sữa. Bổ sung Enzyme SOD bằng cách này sẽ tập trung được tác dụng tại chỗ, giúp nhanh chóng cắt đứt phản ứng viêm, loại bỏ các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, bong tróc, mụn nước,… Ngoài ra, SOD còn có tác dụng bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi sự tấn công của các gốc tự do, phục hồi lại trạng thái khỏe mạnh ban đầu, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Một điều đặc biệt khác, Enzyme SOD bổ sung từ bên ngoài giống với các SOD nội sinh nên rất thân thiện với cơ thể, không gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Đây được coi là ưu điểm vượt trội của liệu pháp bổ sung Enzyme SOD so với những phương pháp điều trị viêm da cơ địa, chàm sữa truyền thống thường kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc. Kem bôi sodermix – giải pháp bổ sung SOD tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng viêm da, chàm sữa Như đã phân tích ở trên thì việc bổ sung thêm Enzyme SOD từ bên ngoài được coi là phù hợp và hiệu quả tối ưu với những người bị viêm da cơ địa, chàm sữa. Nhận thấy được ưu điểm này của SOD, sản phẩm kem bôi Sodermix với chiết xuất SOD từ cà chua xanh châu Âu đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho ra đời giúp phân giải các gốc tự do, cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa, chàm sữa nhanh chóng, hiệu quả, mà lại cực kỳ an toàn. Kem bôi Sodermix được sản xuất tại Pháp, thành phần là sự kết hợp giữa enzyme SOD chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu cùng với dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên khác, sản phẩm là một giải pháp toàn diện cho bệnh viêm da cơ địa, chàm sữa. Không chỉ giúp đẩy lùi nhanh tình trạng viêm nhiễm, bong tróc, ngứa ngáy mà còn giúp dưỡng ẩm, làm mềm, tái tạo và phục hồi làn da bị tổn thương chỉ sau 3-4 ngày sử dụng. Sản phẩm Sodermix sở hữu bằng sáng chế độc quyền về chiết xuất SOD từ trái cà chua xanh châu Âu và được chứng minh lâm sàng mạnh mẽ nên đã chinh phục được hơn 100 quốc gia sau hơn 10 năm ra mắt. Tại Việt Nam, sản phẩm được nhập khẩu và phân phối từ năm 2018 với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN. Ngoài ra, Sodermix luôn là sản phẩm được các chuyên gia da liễu từ các bệnh viện tuyến đầu như bệnh viện Da liễu TW, Bạch Mai, 108-103, Nhi TW,… tin dùng, sản phẩm được phân phối rộng khắp tại gần 5.000 nhà thuốc trên toàn quốc. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Qua các thông tin mà bài viết trên cung cấp, hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn phần nào về Superoxide Dismutase (SOD) cũng như cơ chế và tác dụng của chúng với cơ thể. Từ đó có phương pháp bổ sung SOD phù hợp, đăc biệt là với những người mắc bệnh da liễu như viêm da cơ địa, chàm sữa. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, các bạn có thể kết nối qua Zalo TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn thêm. Chia sẻ

Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi được không?

Những triệu chứng mà viêm da tiếp xúc gây ra ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt cũng như đời sống của người mắc. Ai cũng mong muốn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này. Vì thế những câu hỏi như viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc có tự khỏi được không? luôn được rất nhiều người quan tâm. Đi tìm lời giải đáp cho các vấn đề này, các bạn hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây. Mục lụcMột vài thông tin về chứng bệnh viêm da tiếp xúcViêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?Viêm da tiếp xúc có tự khỏi được không?Một số biện pháp xử lý và chăm sóc giúp viêm da tiếp xúc nhanh khỏi Một vài thông tin về chứng bệnh viêm da tiếp xúc Viêm da tiếp xúc là một bệnh da liễu tương đối phổ biến, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên trong môi trường như hóa chất, kim loại, côn trùng, phấn hoa, mạt bụi,… Bệnh đặc trưng bởi tình trạng mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy, lở loét, bong trợt trên da. Đặc biết, đây là chứng bệnh mãn tính, thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát liên tục nếu các dị nguyên không được phát hiện và loại bỏ. Viêm da tiếp xúc tuy gây nên nhiều triệu chứng nghiêm trọng ngoài da nhưng đây không phải là chứng bệnh có thể lây nhiễm từ người này qua người khác. Vì bệnh có liên quan đến yếu tố gen di truyền nên nếu bố mẹ bị mắc bệnh viêm da tiếp xúc thì khả năng có cái bị di truyền là rất cao. Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 loại chính đó là: Viêm da tiếp xúc kích ứng: là loại phổ biến nhất, xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng như: hóa chất, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, nọc độc côn trùng,…  hoặc ma sát nhiều với quần áo, giày dép. Viêm da tiếp xúc dị ứng: loại này thường khởi phát thông qua phản ứng dị ứng của cơ thể. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: phấn hoa, mạt bụi, kim loại,  cao su,… hệ miễn dịch sẽ giải phóng các chất trung gian gây dị ứng vào da, gây tình trạng phát ban, nổi mụn nước, sưng viêm, nổi mề đay,… ➤ Xem chi tiết: Viêm da tiếp xúc – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị Nguyên nhân hình thành viêm da tiếp xúc là do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch khi da tiếp xúc với một số dị nguyên nào đó trong môi trường. Có đến trên 3700 dị nguyên có thể gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số yếu tố dị nguyên chính gây viêm da tiếp xúc: Hóa chất, mỹ phẩm Kim loại: Niken, đồng, coban,… Một số loại cao su, chất dẻo, keo dính Chất tạo màu Nọc độc côn trùng Dung dịch dầu Một số loại thuốc bôi có khả năng gây kích ứng, dị ứng Ánh sáng Một số loại thực phẩm chứa chất gây dị ứng Vì số lượng dị nguyên có thể gây khởi phát viêm da tiếp xúc quá nhiều nên việc xác định và loại bỏ được yếu tố gây bệnh gặp khá nhiều khó khăn. Điều này có thể khiến bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần. Khi mắc viêm da tiếp xúc, tùy theo từng loại sẽ các triệu chứng cơ bản sau: Triệu chứng viêm da tiếp xúc kích ứng: Da phồng rộp, sưng tấy, dát đỏ Da khô, nứt nẻ Vùng da tổn thương có cảm giác căng hoặc cứng Xuất hiện tình trạng lở loét da Các vết lở loét khô tróc, đóng vảy Triệu chứng viêm da tiếp xúc dị ứng: Trên da nổi các mẩn ngứa, mề đay Ngứa ngáy dữ dội Da sẩn đỏ, chảy dịch Có cảm giác bỏng rát da Da sạm đen, sẩn sùi, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời Có thể phù nề, sưng tấy,… Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Viêm da tiếp xúc gây nên những triệu chứng vô cùng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì thế nên ai mắc bệnh cũng mong nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Đó cũng là lý do mà câu hỏi viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy câu trả lời của vấn đề này như thế nào? Các bạn cùng xem dưới đây: Theo các chuyên gia da liễu, không thể biết chính xác được bao lâu thì viêm da tiếp xúc khỏi vì thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như: Tình trạng và mức độ tổn thương Nếu chỉ bị viêm da tiếp xúc nhẹ, các tổn thương có thể thuyên giảm sau vài ngày sau khi được loại bỏ và cách ly khỏi yếu tố kích thích mà không cần can thiệp y tế. Còn nếu tình trạng bệnh nặng, thời gian phục hồi sẽ lâu hơn và cần được điều trị y tế. Cơ địa của mỗi người bệnh Ở người có cơ địa da nhạy cảm, mức độ tổn thương khi bị viêm da tiếp xúc thường sẽ nặng hơn, dễ lan rộng và lâu phục hồi hơn. Còn với người cơ địa khỏe mạnh, các triệu chứng bệnh sẽ có xu hướng phục hồi nhanh hơn, thời gian khỏi bệnh cũng được rút ngắn. Cách điều trị và chăm sóc Phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc ảnh hưởng rất lớn đến thời gian phục hồi bệnh viêm da tiếp xúc. Nếu được điều trị và chăm sóc tích cực, các tổn thương có thể phục hồi trong một vài tuần nhưng nếu chủ quan không điều trị, hoặc điều trị sai cách, các tình trạng bệnh sẽ kéo dài, trở nên tồi tệ hơn, thậm chí nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chế độ ăn uống Chế độ ăn uống hay chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian khỏi bệnh viêm da tiếp xúc. Nếu bổ sung các loại thực lành mạnh có thể giảm các triệu chứng của bệnh, thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục da. Ngược lại nếu thường xuyên dung nạp những thực phẩm và đồ uống không phù hợp như: đồ cay nóng, bia, rượu, nước có gas,… sẽ khiến các tổn thương trở nên nặng hơn, mưng mủ và trợt loét, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức hơn. Chính vì vậy, muốn viêm da tiếp xúc nhanh khỏi, các tổn thương nhanh chóng phục hồi, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, cùng với đó là chế độ chăm sóc và dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Theo thống kê, phần lớn các trường hợp viêm da tiếp xúc đều thuyên giảm sau 1-4 tuần nếu được điều trị và chăm sóc khoa học. Viêm da tiếp xúc có tự khỏi được không? Ngoài câu hỏi viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? thì một câu hỏi khác cũng được khá nhiều người bệnh quan tâm, đó là: Viêm da tiếp xúc có tự khỏi được không? Câu trả lời của câu hỏi này như sau: Viêm da tiếp xúc là một bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, từ người già cho đến trẻ nhỏ hay người trưởng thành. Theo các chuyên gia, các triệu viêm da tiếp xúc sẽ tự khỏi hoặc tự thuyên giảm sau 1-4 tuần mà không cần điều trị y tế trong trường hợp bệnh mới chớm và chỉ ở thể nhẹ, các tổn thương da chỉ ở mức đơn giản, nhẹ nhàng. Còn trường hợp bệnh tiến triển nặng, các triệu chứng kéo dài dai dẳng, có thể từ vài tháng cho đến 1 năm, lúc này bệnh không thể tự khỏi mà cần phải can thiệp y tế để kiếm soát triệu chứng, phục hồi tổn thương. Khi mắc bệnh mạn tính, bệnh nhân sẽ bị chúng đeo bám cả đời, thậm chí còn gây nên những biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, sẹo thâm không thể phục hồi, chàm hóa,… Tuy một số trường hợp nhẹ, viêm da tiếp xúc có thể tự khỏi, tuy nhiên chúng ta không nên để các tổn thương tự phục hồi mà cần có biện pháp chăm sóc phù hợp. Tốt hơn hết là khi thấy các triệu chứng của bệnh, dù nặng hay nhẹ cũng nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn phương pháp xử lý thích hợp. Việc chủ quan có thể khiến các triệu chứng từ đơn giản, nhẹ nhàng trở nên trầm trọng, việc điều trị từ đó mà cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Một số biện pháp xử lý và chăm sóc giúp viêm da tiếp xúc nhanh khỏi Vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương Người bệnh cần rửa sạch vùng da vừa tiếp xúc với chất gây kích ứng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Việc làm này không những giúp làm dịu da, giảm mức độ tổn thương da mà còn loại bỏ được yếu tố gây kích ứng còn sót lại trên da. Việc vệ sinh không sạch sẽ có thể khiến các dị nguyên gây bệnh tồn tại trên da trong thời gian dài. Như vậy khiến các triệu chứng viêm da tiếp xúc có thể bùng phát nặng nề và lan tỏa nhanh chóng bất cứ khi nào. Việc này cũng khiến việc điều trị tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Sử dụng thuốc khi cần Nếu các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu tiến triển nặng thì việc dùng thuốc để kiểm soát là cần thiết. Tuy nhiên, sử dụng loại thuốc nào? liều dùng bao nhiêu thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau, có thể là thuốc bôi hoặc thuốc uống hoặc là kết hợp cả 2 loại. Nếu sử dụng thuốc bôi, người bệnh cần chú ý chỉ nên bôi thuốc sau khi đã vệ sinh vùng da bị bệnh sạch sẽ, đồng thời bôi đúng liều lượng được hướng dẫn. Việc sử dụng thuốc sẽ hạn chế được các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm,… đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm, kiểm soát không cho các tổn thương lan rộng, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết, không nên lạm dụng thuốc vì có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ nguy hiểm. Tránh xa các yếu tố kích thích Để giảm nguy cơ mắc viêm da tiếp xúc, ngăn ngừa bệnh tái phát hoặc tiến triển nặng hơn, người bệnh cần tránh xa khỏi những yếu tố kích thích như hóa chất, mỹ phẩm, kim loại, nước bẩn, lông động vật, sơn, dầu, mủ cây, nhưa dẻo,… Ngoài ra, người bệnh cũng nên loại bỏ những thói quen xấu gây cản trở điều trị bệnh như: gãi ngứa, thức khuya, căng thẳng, stress, ăn uống kém khoa học, lạm dụng bia rượu, hút thuốc,… Bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường Bụi bẩn, ánh sáng mặt trời cũng là những yếu tố gây bùng phát viêm da tiếp xúc. Do đó, trong thời gian điều trị, người bệnh cần bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của các yếu tố gây hại này. Một số tiêu chí bảo vệ da trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc được kể đến gồm: Mỗi khi đi ra ngoài cần bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang, che ô hoặc đội mũ cẩn thận. Giữ da luôn khô thoáng, hạn chế để da ẩm ướt, nhất là ẩm ướt do mồ hôi. Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý Chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp người bệnh nâng cao thể trạng và sức đề kháng, từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo cũng như phục hồi tế bào vùng da bị tổn thương. Các thực phẩm tốt nên bổ sung khi bị viêm da tiếp xúc gồm: thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, trái cây, rau củ quả tươi, thực phẩm giàu omega,… Ngoài ra, uống đủ nước hàng ngày, bổ sung thêm kẽm sẽ giúp phục hồi da và ngăn ngừa thâm sẹo cực tốt. ➤ Xem thêm: Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để bệnh nhanh khỏi? Những thông tin phía trên đã cho chúng ta biết được câu trả lời của những câu hỏi như: viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? và viêm da tiếp xúc có tự khỏi không? Đồng thời hướng dẫn chúng ta cách xử lý và chăm sóc giúp viêm da tiếp xúc nhanh khỏi. Hi vọng qua đây các bạn có thêm những kiến thức bổ ích giúp chăm sóc làn da của bản thân khỏe mạnh hơn. Chia sẻ

Viêm da cơ địa uống thuốc gì? Các loại thuốc thường sử dụng

Có rất nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa, bao gồm cả thuốc bôi lẫn thuốc uống. Tuy nhiên, chúng ta thường chỉ quen thuộc với các loại thuốc dang bôi như thuốc sát khuẩn, kem bôi chứa corticoid, thuốc mỡ tacrolimus,… mà không biết nhiều về các loại thuốc dạng uống. Vậy viêm da cơ địa uống thuốc gì? Khi nào viêm da cơ địa nên sử dụng thuốc uống? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết dưới đây. Mục lụcViêm da cơ địa là bệnh gì? Khi nào nên sử dụng thuốc uống?Tiêu chí lựa chọn thuốc uống trị viêm da cơ địaViêm da cơ địa uống thuốc gì?Thuốc kháng histamine H1Thuốc kháng sinh, kháng nấm dạng uốngThuốc chống viêm không steroid (NSAID)Thuốc corticoid đường uốngMột số loại viên uống bổ sungNhững lưu ý khi sử dụng thuốc uống trị viêm da cơ địa Viêm da cơ địa là bệnh gì? Khi nào nên sử dụng thuốc uống? Viêm da cơ địa (Atopic dermatitis) là một bệnh da liễu mãn tính, đặc trưng bởi các tổn thương da như khô ráp, nứt, nẻ, dày sừng,… cùng với đó là triệu chứng phù nề, đau rát, ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội. Vì liên quan đến yếu tố cơ địa, di truyền và hệ miễn dịch nên bệnh rất khó điều trị dứt điểm, đồng thời tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát. Các triệu chứng khó chịu mà viêm da cơ địa gây ra ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, nếu không xử lý đúng cách, kịp thời, viêm da cơ địa sẽ lan rộng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, bội nhiễm, hoại tử, nhiễm khuẩn huyết,… ➤ Xem chi tiết: Bệnh viêm da cơ địa và những thông tin tổng quan Thông thường với những trường hợp viêm da cơ địa nhẹ, người bệnh sẽ được điều trị bằng các loại thuốc bôi ngoài da. Nhưng với một số trường hợp nặng hơn, các bác sĩ có thể chỉ định kết hợp cả thuốc điều trị tại chỗ và thuốc uống nhằm kiểm soát hoàn toàn triệu chứng của bệnh. Thuốc uống điều trị viêm da cơ địa sẽ được chỉ định trong các trường hợp sau: Các tổn thương mà viêm da cơ địa gây ra không có đáp ứng với các loại thuốc điều trị tại chỗ. Viêm da cơ địa kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần không đỡ. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện hoặc lan rộng ra toàn thân. Vùng da tổn thương do viêm da cơ địa xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập và gây hại. Nếu so với các loại thuốc bôi thì thuốc uống chữa viêm da cơ địa thường có hiệu lực mạnh hơn, đồng thời cũng dễ phát sinh các tác dụng phụ hơn, có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,… Vì thế, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi nhận được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tiêu chí lựa chọn thuốc uống trị viêm da cơ địa Vì viêm da cơ địa là chứng bệnh mãn tính, có liên quan đến hệ miễn dịch và gen di truyền nên hiện tại không có cách nào điều trị được dứt điểm. Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay chủ yếu là khắc phục triệu chứng, cải thiện và phục hồi da, ngăn ngừa viêm da cơ địa tái phát. Do đó, việc sử dụng thuốc uống chữa viêm da cơ địa cũng không nằm ngoài mục tiêu này. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc cũng có những tiêu chí nhất định, phù hợp với mục đích sử dụng. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn thuốc uống chữa viêm da cơ địa, mọi người có thể tham khảo: 1. Thành phần thuốc Thành phần thuốc uống gồm các loại như: Chất chống dị ứng, giảm ngứa (kháng histamine) Chất kháng sinh Chất chống viêm Chất giảm đau Corticoid đường uống 2. Công dụng thuốc Chống viêm Giảm dị ứng Giảm ngứa Giảm phù nề, đau nhức Ức chế vi khuẩn, kháng nấm, ngăn ngừa nhiễm trùng, bội nhiễm Tăng cường đề kháng, cải thiện, hỗ trợ phục hồi da 3. Nguồn gốc, xuất xứ Có thể sử dụng thuốc trong nước hoặc thuốc nhập khẩu nhưng cần đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, được đăng ký giấy phép đúng quy định. Nên mua thuốc ở những địa chỉ uy tín, không nên mua các loại thuốc trôi nổi, chưa được kiểm chứng về nguồn gốc và chất lượng,… vì sử dụng những loại thuốc này có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Viêm da cơ địa uống thuốc gì? Các loại thuốc uống chữa viêm da cơ địa thường được sử dụng kết hợp với thuốc bôi tại chỗ để điều trị các triệu chứng của bệnh khi đã nặng hoặc có biến chứng. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, khi các triệu chứng đã thuyên giảm, các bác sĩ sẽ bỏ dần các loại thuốc uống, chỉ cho người bệnh sử dụng thuốc bôi ngoài da. Làm như vậy sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ phụ thuộc và lạm dụng thuốc, đồng thời cũng tránh được các tác dụng phụ không mong muốn mà thuốc uống có thể gây ra. Vậy viêm da cơ địa uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại được sử dụng phổ biến: Thuốc kháng histamine H1 Đây là nhóm thuốc uống được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm da cơ địa, thường được chỉ định dùng trong cả giai đoạn cấp và mãn tính của bệnh. Thuốc có tác dụng ức chế giải phóng histamine (một thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng) từ đó làm giảm các triệu chứng dị ứng trên da như phát ban, phù nề, đỏ da, ngứa ngáy,… Cơ chế của quá trình này cụ thể như sau: Các thụ thể histamin bình thường có sẵn trong mô da, niêm mạc dạ dày, miệng, phổi,…ở dạng phức hợp với protein và không có hoạt tính. Khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như thời tiết lạnh, phấn hoa, mạt bụi,… hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng nguyên, tác động lên phức hợp protein và giải phóng histamine. Lượng histamine này được giải phóng quá nhiều sẽ gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban, nổi mụn nước, phù nề, ngứa ngáy da,… Thuốc histamine H1 sau khi uống vào cơ thể sẽ đối kháng, cạnh tranh với thụ thể histamine ở tế bào đích, từ đó ức chế việc giải phóng histamine, làm giảm các triệu chứng dị ứng trên da. Thuốc kháng histamine H1 gồm 2 nhóm là thế hệ I và thế hệ II. Thế hệ I gồm các loại như: Promethazin, Clorpheniramin, Diphenhydramin, Hydroxyzin,… chúng có nhược điểm là gây buồn ngủ và thời gian tác dụng ngắn nên phải sử dụng nhiều lần trong ngày. Còn thuốc kháng histamin H1 thế hệ II thường được bác sĩ ưu tiên chỉ định hơn vì ít gây tác dụng phụ, tốc độ đào thải nhanh nên chỉ cần dùng mỗi ngày 1 lần. Nhóm này gồm các loại như: Loratidin, Cetirizin, Fexofenadin, Astemizol, Acrivastin,… Thuốc kháng sinh, kháng nấm dạng uống Nhóm thuốc này được chỉ định điều trị khi viêm da cơ địa xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm. Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn/nấm, giảm tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ. Nếu bội nhiễm do vi khuẩn, thường là khuẩn tụ cầu vàng, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại kháng sinh nhóm penicillin và macrolid. Còn trường hợp bội nhiễm do nấm, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng nấm toàn thân như Itraconazole, Fluconazole,… Những loại thuốc kháng sinh, kháng nấm đường uống này thường được chỉ định sử dụng liên tục trong vòng 7-10 ngày, không nên sử dụng trong thời gian quá lâu vì có thể gây hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc, tác động xấu lên dạ dày và hệ tiêu hóa. Với trường hợp viêm da bội nhiễm gây ứ mủ, các bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút mủ, đồng thời cho người bệnh kết hợp sử dụng với thuốc kháng sinh và kháng nấm dạng bôi tại chỗ. Khi dùng thuốc kháng sinh, kháng nấm dạng uống điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần lưu ý sử dụng đều đặn, liên tục để tránh tình trạng vi khuẩn, vi nấm kháng thuốc. Đồng thời trong quá trình sử dụng, người bệnh cần uống đủ nước và bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây, sữa chua,… để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) NSAID được sử dụng khi các tổn thương viêm da cơ địa bị sưng viêm, phù nề, gây đau và nóng rát. Cơ chế hoạt động của thuốc chống viêm không steroid là ức chế enzyme cyclooxygenase 1 và 2, từ đó làm giảm quá trình tổng hợp prostaglandin (là thành phần trung gian trong phản ứng gây viêm). Vì thế mà các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa rát trên da cũng được cải thiện và khắc phục. Trường hợp viêm da cơ địa có bội nhiễm, các tổn thương da có dấu hiệu tụ mụ, khiến người bệnh sốt cao, đau nhức và sưng viêm mạnh thì NSAID cũng sẽ được các bác sĩ chỉ định để khắc phục các triệu chứng trên. Vì có khả năng ức chế prostaglandin nên những người bị mắc các vấn đề như viêm loét dạ dày tiến triển, tiền sử xuất huyết tiêu hóa trên,… cần tránh sử dụng loại thuốc này. Còn các đối tượng mắc các bệnh liên quan đến gan, thận, tim mạch,… cũng nên cân nhắc và cẩn trọng khi sử dụng NSAID. Thuốc corticoid đường uống Thuốc corticoid đường uống có tác dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh mẽ nhưng rất ít khi được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ mới chỉ định loại thuốc này. Nguyên nhân là vì khi sử dụng chúng rất dễ gây nên những biến chứng nguy hiểm như loãng xương, suy tuyến thượng thận, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng huyết áp, tăng đường huyết,… Corticoid đường uống chỉ được sử dụng trong trường hợp viêm da cơ địa cấp gây viêm và phù nề nghiêm trọng. Còn với trường hợp viêm da cơ địa mãn tính thì tuyệt đối không được sử dụng loại thuốc này vì độc tính của thuốc có thể khiến các triệu chứng viêm da cơ địa bùng phát trở lại mạnh mẽ hơn. Các thuốc corticoid dạng bôi sẽ phù hợp hơn với giai đoạn mãn tính, chúng vừa giảm được dị ứng, vừa chống viêm mạnh lại ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống. Một số loại viên uống bổ sung Các loại viên uống bổ sung như vitamin C, vitamin B, vitamin E,… sẽ giúp người bệnh viêm da cơ địa (nhất là trường hợp bệnh tái phát nhiều lần) tăng cường đề kháng, nâng cao thể trạng, bổ sung thêm dinh dưỡng,… từ đó giảm tần suất và mức độ của các tổn thương, hỗ trợ quá trình phục hồi da nhanh chóng. ➤ Tham khảo thêm: Cách chữa trị viêm da cơ địa theo từng dạng bệnh Những lưu ý khi sử dụng thuốc uống trị viêm da cơ địa Thuốc điều trị viêm da cơ địa dạng uống có tác dụng giảm nhanh và hiệu quả các triệu chứng của bệnh, thậm chí là những triệu chứng nặng. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để hiệu quả sử dụng được tối ưu, hạn chế mắc các tác dụng phụ không đáng có: Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý sử dụng thuốc vì hầu hết các loại thuốc uống đều có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Chỉ được sử dụng các loại thuốc uống theo liều lượng và thời gian chỉ định của bác sĩ. Tự ý thay đổi liều lượng, lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng kháng thuốc và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, tuần hoàn máu,… Cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về tình hình sức khỏe của bản thân, chẳng hạn như đang mang thai, bị dị ứng thuốc, suy gan, suy thận,… để được kê các loại thuốc phù hợp. Không sử dụng thuốc viêm da cơ địa dạng uống chung với các loại đồ uống như bia, rượu, cà phê,…. Đặc biệt không nên sử dụng đồng thời thuốc kháng histamine, corticoid và NSAID vì như vậy sẽ làm tăng tác dụng an thần, gây độc lên gan, thận, hệ tiêu hóa,… Có thể phối hợp uống thuốc trị viêm da cơ địa với sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để nâng cao hiệu quả trị bệnh. Nếu sử dụng các viên uống bổ sung thì người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, nhằm tránh tình trạng bổ sung dưỡng chất quá liều lượng. Sau khi sử dụng thuốc mà thấy xuất hiện tác dụng phụ hoặc biểu hiện dị ứng, người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục cụ thể, phù hợp. Những thông tin trong bài viết chắc hẳn đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi viêm da cơ địa uống thuốc gì? Đồng thời cung cấp thêm một số thông tin về tiêu chí lựa chọn thuốc và những lưu ý sử dụng thuốc để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể. Chia sẻ

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là một dạng hay đúng hơn là một biến chứng của bệnh viêm da tiếp xúc. Bệnh xảy ra khi khi các vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào vùng da bị tổn thương gây nhiễm trùng. Nếu không được điều trị đúng cách, bội nhiễm da có thể tiến triển nặng và gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vậy các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này, để xem đâu là nguyên nhân gây bệnh? Triệu chứng bệnh ra làm sao? Và nếu bị mắc viêm da tiếp xúc bội nhiễm thì có nguy hiểm không? Mục lụcViêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì? Nguyên nhân gây bệnh?Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc bôi nhiễmTriệu chứng tai chỗ của viêm da tiếp xúc bội nhiễmMột số triệu chứng toàn thân của viêm da tiếp xúc bội nhiễmChẩn đoán viêm da tiếp xúc bội nhiễm như thế nào?Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm? Có chữa khỏi được không?Điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm bằng cách nào?Nguyên tắc điều trịGiải pháp điều trị bằng Tây yKết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhàSodermix – Giải pháp giúp cải thiện triệu chứng viêm da tiếp xúc nhanh chóng, an toàn Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì? Nguyên nhân gây bệnh? Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là một dạng của viêm da tiếp xúc, xảy ra khi các tổn thương trên da bị vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Đây được coi là tình trạng nặng nhất của viêm da tiếp xúc vì viêm da kèm bội nhiễm có tiến triển rất phức tạp, khó lường, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào và chúng có thể lây lan ra toàn bộ cơ thể. Ngoài gây nên những thương tổn trên da, chúng còn có thể khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng toàn thân như sốt, đau hạch, mệt mỏi, đau nhức,… Theo các thống kê thì trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng dễ bị bội nhiễm khi mắc viêm da tiếp xúc hơn. Về nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm thì cũng như viêm da tiếp xúc thông thường, bệnh sẽ khởi phát khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với các loại như hóa chất, dung môi, mủ côn trùng, kim loại (niken, crom, cobait), thuốc bôi ngoài da, nhựa thực vật, lông thú, mạt bụi, phấn hoa,… Và viêm da tiếp xúc sẽ chuyển sang giai đoạn bội nhiễm khi gặp một số nguyên nhân và yếu tố thuận lợi như: Vệ sinh da không đúng cách: Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, da sẽ xuất hiện tình trạng nổi mụn nước, chảy dịch tiết, ngứa ngáy,… Nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho các các loại nấm, vi khuẩn, virus xâm nhập vào trong vùng da tổn thương này gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Lạm dụng các sản phẩm có độ kiềm cao: Khi da đang bị tổn thương mà người bệnh vẫn sử dụng quá mức các sản phẩm có độ kiềm cao như xà phòng, nước rửa chén, một số loại mỹ phẩm,… khiến hàng rào bảo vệ da yếu dần đi, khi bị tác động bởi các yếu tố gây hại bên ngoài sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Sức đề kháng của cơ thể suy giảm: Sức đề kháng kém, miễn dịch yếu khiến tốc độ phục hồi các tổn thương do viêm da tiếp xúc gây ra sẽ chậm hơn. Điều này chính là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập, tấn công gây viêm da tiếp xúc bội nhiễm. Không cách ly với các tác nhân gây kích ứng: Sau khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh vẫn không cách ly khỏi các tác nhân gây bệnh mà vẫn thường xuyên tiếp xúc với các chất gây kích ứng, dị ứng. Việc này sẽ khiến các tổn thương phát triển mạnh hơn, kéo dài, có xu hướng ngày càng lan rộng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cào gãi da thường xuyên: Viêm da tiếp xúc thường gây ngứa ngáy, khó chịu nên nhiều người bệnh không kiềm chế được mà cào gãi, chà xát để thỏa mãn cơn ngứa. Tuy nhiên, hành động này lại khiến da bị xây xước, lở loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng da. Sử dụng thuốc không tuân theo chỉ dẫn: Nếu sử dụng thuốc điều trị một cách tùy tiện, không tuân thủ đúng hướng dẫn sẽ khiến các tổn thương đơn thuần của viêm da tiếp xúc trở nên nặng hơn, lở loét, chảy dịch kéo dài dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt là loại thuốc bôi chứa corticoid, nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ khiến đề kháng da suy giảm, tình trạng viêm nhiễm vì thế cũng tiến triển nặng nề hơn. Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc bôi nhiễm Khác với viêm da tiếp xúc thông thường, viêm da tiếp xúc bội nhiễm vừa gây ra các triệu chứng tại chỗ lại vừa gây ra các triệu chứng toàn thân. Cụ thể như: Triệu chứng tai chỗ của viêm da tiếp xúc bội nhiễm Vùng da bị tổn thương sưng đỏ và viêm nặng hơn so với thông thường. Xuất hiện các nốt mụn mủ trên da, kèm theo đó là cảm giác sưng đau, nóng rát Các tổn thương da gây ngứa rát, đau nhức nặng nề hơn, nghĩa là mức độ đau tăng lên so với viêm da tiếp xúc bình thường, Nếu không được điều trị kịp thời, để các tổn thương da này kéo dài thì toàn bộ vùng da xung quanh có thể bị sưng nề, đau nhức và khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động. Một số triệu chứng toàn thân của viêm da tiếp xúc bội nhiễm Người bệnh có thể bị sốt nhẹ hoặc giảm thân nhiệt so với bình thường Luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, khô họng, khát nước Thường thì các triệu chứng toàn thân chỉ xảy ra khi viêm da tiếp xúc bội nhiễm tiến triển nặng nề và hay phát sinh ở nhóm đối tượng có thể trạng yếu, miến dịch kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị tiểu đường, nhiễm HIV,… Chẩn đoán viêm da tiếp xúc bội nhiễm như thế nào? Các bác sĩ chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Bằng cách quan sát các dấu hiệu khởi phát đột ngột, hình thái tổn thương da điển hình với sự xuất hiện của các nốt mụn mủ cùng cảm giác đau nhức, ngứa rát. Ngoài ra, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu, kết hợp với bệnh phẩm lấy từ vùng da tổn thương để xác định nguyên nhân gây bệnh. Cùng với đó, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về tiền sử dị ứng, thông tin các bệnh đang mắc phải hoặc các thuốc đang sử dụng để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm? Có chữa khỏi được không? Với câu hỏi viêm da tiếp xúc bội nhiễm có nguy hiểm không? Câu trả lời như sau: Vì viêm da tiếp xúc bội nhiễm là biến chứng của viêm da tiếp xúc nên các triệu chứng của bệnh sẽ nặng nề hơn bình thường. Nếu chăm sóc, điều trị tốt, các triệu chứng được kiểm soát thì bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Ngược lại, nếu để kéo dài, không có phương pháp chữa trị phù hợp, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như: Hình thành sẹo vĩnh viễn: Tình trạng nhiễm trùng kéo dài sẽ gây nên những tổn thương sâu dưới da, từ đó hình thành những vết sẹo thâm khó lành. Thậm chí ở những người có cơ địa da nhạy cảm, đề kháng da yếu, những vết thâm sẹo này có thể tồn tại vĩnh viễn và không thể nào khắc phục được hoàn toàn. Viêm mô tế bào: Là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở tổ chức liên kết của da (phần mô mềm dưới da), gây nên chủ yếu bởi chủng vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) và liên cầu (Streptococcus). Nếu kéo dài, nhiễm trùng sẽ dẫn đến áp xe dưới da, hoại tử, viêm gân,… Nhiễm khuẩn huyết: Tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm da kéo dài, có thiên hướng bùng phát ngày càng mạnh hơn sẽ đi vào tuần hoàn máu và gây nhiễm trùng huyết, từ đó dẫn đến suy hô hấp, trụy tim mạch, sốc và nguy hiểm hơn đó là tử vong. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có thể gây biến chứng hoại tử Còn một câu hỏi khác cũng được rất nhiều người quan tâm, đó là viêm da tiếp xúc bội nhiễm có chữa khỏi được không? Về vấn để này, các chuyên gia da liễu khẳng định viêm da tiếp xúc nói riêng và viêm da tiếp xúc bội nhiễm nói riêng là loại bệnh lý mãn tính, có liên quan đến yếu tố gen di truyền, hệ miễn dịch và cấu trúc da nên đến nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm. Các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu là khắc phục và kiểm soát triệu chứng, nhanh chóng loại bỏ các dấu hiệu ngoài da, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Việc phát hiện và điều trị sớm có vai trò quan trọng và cực kỳ tốt trong quá trình kiểm soát bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Nếu chần chừ, để bệnh kéo dài sẽ khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí người bệnh có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và thẩm mỹ. Điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm bằng cách nào? Nguyên tắc điều trị Nguyên tắc điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm như sau: Đầu tiên là phải kiểm soát tình trạng bội nhiễm. Cùng với đó là xác định và cách ly với tác nhân kích thích. Tiếp theo đó là giảm triệu chứng tại chỗ và toàn thân. Sau đó là tiến hành điều trị viêm da tiếp xúc. Giải pháp điều trị bằng Tây y Đối với viêm da tiếp xúc bội nhiễm, biện pháp điều trị chủ yếu đó là sử dụng thuốc tây y. Các loại thuốc được chỉ định điều trị bao gồm: Thuốc kháng sinh Đây là nhóm thuốc được chỉ định ưu tiên trong điều trị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, bao gồm các loại như Amoxicillin, Ceftriaxon,… Thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn từ đó ngăn ngừa và đẩy lùi nhiễm trùng, bội nhiễm. Nhóm thuốc này thường được dùng trong khoảng 7-15 ngày, tùy thuộc vào tình trạng và mức độ viêm nhiễm. Thuốc giảm đau, kháng viêm Nhóm thuốc này được dùng nhằm giảm thân nhiệt (hạ sốt), chống viêm, giảm đau do nhiễm trùng, bội nhiễm gây ra. Thuốc giảm đau thường dùng là Paracetamol, còn chống viêm là các loại kháng viêm không steroid (NSAID). Với những người bệnh có vấn đề về gan, thận, dạ dày, tim mạch thì nên cẩn trọng khi dùng những loại thuốc này. Dung dịch sát khuẩn Bác sĩ có thể chỉ định một số loại dung dịch sát khuẩn như Hồ nước, dung dịch Jarish giúp sát trùng nhẹ, giảm viêm trong giai đoạn cấp tính, khi các tổn thương da có mụn nước vỡ, tiết dịch và lở loét. Thuốc kháng sinh dạng bôi Có tác dụng ức chế vi khuẩn, được dùng để bôi ngoài trong trường hợp bội nhiễm xảy ra ở giai đoạn mãn tính, khi mà các tổn thương da đã khô, có vảy tiết và bong tróc. Các thuốc kháng sinh dạng bôi hiện nay thường được bổ sung thêm hoạt chất corticoid để giảm viêm và sưng đau. Do đó, khi sử dụng loại thuốc này cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng sẽ dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm như gây teo da, giãn tĩnh mạch, biến đổi sắc tố da,… Thuốc chống nấm và kháng virus Một vài trường hợp tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm xảy ra virus hoặc nấm. Lúc này, tùy vào trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc chống nấm và kháng virus dạng bôi hoặc uống tương ứng phù hợp. Sau khi đã kiểm soát được bội nhiễm, các bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc để điều trị triệu chứng viêm da tiếp xúc như: thuốc kháng histamine (giảm ngứa ngáy, dị ứng), thuốc bôi/uống coritcoid (chống viêm, giảm sưng đau), thuốc bôi chứa Tacrolimus (ức chế miễn dịch, chống viêm),… Kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà Những triệu chứng của viêm da tiếp xúc bội nhiễm diễn tiến tương đối phức tạp và dễ hình thành các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh nên kết hợp cùng với các biện pháp chăm sóc tại nhà để hiệu quả trị bệnh tối ưu. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc cụ thể: Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, luôn đảm bảo vùng da bị tổn thương được thông thoáng, tuyệt đối không được băng bịt kín vùng da đang bội nhiễm. Tránh xa hoặc cách ly hoàn toàn với các tác nhân gây dị ứng, kích ứng và các yếu tố nguy cơ gây bùng phát viêm da tiếp xúc. Người bệnh nên nghỉ ngơi và điều trị tại nhà ít nhất 3-5 ngày. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đẩy đủ các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ quả và trái cây tươi giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục da. Uống đủ nước hàng ngày giúp cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, giảm cảm giác khô rát, khó chịu. Chú ý không được cào gãi lên vùng da tổn thương vì như vậy sẽ khiến tình trạng bội nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn. Mặc các loại quần áo rộng rãi với chất liệu thông thoáng sẽ giúp giảm sự ma sát lên vùng da tổn thương. Người bệnh cần hạn chế vận động mạnh hoặc tập thể dục với cường độ cao trong thời gian điều trị bệnh vì các hành động này sẽ làm tăng tiết mồ hôi, gây khó chịu, ngứa ngáy, khiến các tổn thương da chậm phục hồi. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian hay các mẹo chữa tại nhà trong giai đoạn viêm da tiếp xúc có bội nhiễm. Sodermix – Giải pháp giúp cải thiện triệu chứng viêm da tiếp xúc nhanh chóng, an toàn Sau khi đã kiểm soát được bội nhiễm, người bệnh tiếp tục được điều trị nhằm cải thiện các triệu chứng khác của viêm da tiếp xúc như ngứa ngáy, viêm nhiễm, bong tróc,… Việc sử dụng thuốc tây lúc này có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ cho con bú, người mắc các bệnh về gan, thận, dạ dày,… Vì lẽ đó, Sodermix được coi là giải pháp hiệu quả và cực kỳ an toàn giúp cải thiện và đẩy lùi các triệu chứng viêm da tiếp xúc. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Điều này được giải thích như sau: Thứ nhất, Sodermix Cream là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị viêm da tiếp xúc rất hiệu quả mà lại cực kỳ an toàn. Thứ hai, thành phần của Sodermix còn chứa dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên khác, có tác dụng dưỡng ẩm, làm sáng da, đồng thời khôi phục, tái tạo vùng da bị tổn thương hiệu quả. Thứ ba, kem bôi Sodermix hoàn toàn không chứa Corticoid nên rất lành tính, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ cho con bú. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam từ năm 2018 với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY Viêm da tiếp xúc bội nhiễm tuy là chứng bệnh tiến triển khá phức tạp nhưng chúng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Còn nếu chủ quan, để bệnh kéo dài, có thể khiến tình trạng bội nhiễm lan rộng, gây nên những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, ngay khi thấy các triệu chứng bất thường xuất hiện, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Chia sẻ

anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...