Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa - mẹ phải biết những gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh da liễu thường gặp, khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, quấy khóc, bỏ bú,… Nếu không nhận biết sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Vậy các mẹ cần trang bị những kiến thức gì khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa - mẹ phải biết những gì? 1

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý mãn tính, có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền. Bệnh thường gặp ở các bé dưới 6 tháng tuổi với các triệu chứng đặc trưng như nổi mụn nước nông nhỏ li ti, da sưng đỏ, ngứa ngáy, nổi mẩn từng đám, trớt vảy và bong tróc,… Tình trạng này thường biến mất khi trẻ khoảng 2 tuổi. Tuy không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được quan tâm, chữa trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Các tổn thương do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gây ra chủ yếu xuất hiện ở vùng mặt. Trong một số trường hợp bệnh nặng thì các triệu chứng này có thể lan xuống vùng cổ, thân mình hoặc tay. Theo các thống kê thì phần lớn trẻ sơ sinh sẽ thoát khỏi chứng bệnh này khi trưởng thành. Tuy nhiên cũng nhiều trẻ trong số còn lại sẽ bị bệnh đeo bám dai dẳng, thậm chí tiển triển trong suốt cuộc đời.

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khởi phát chủ yếu ở trẻ 2 tuần tuổi, nhất là ở những trẻ trông bụ bẫm. Lúc này bệnh không những gây nên các tổn thương da mà còn đi kèm theo các chứng bệnh khác như ỉa chảy, viêm tai giữa. Với các trường hợp viêm da cơ địa phát triển mãn tính còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan như viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô, viêm kết mạc mắt, hen suyễn,…

☛ Tìm hiểu thêm: Những thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gây ảnh hưởng gì?

Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thường khỏi khi được 18-24 tháng tuổi, một số khác thì kéo dài đến khoảng 10 tuổi thì dứt hẳn. Cá biệt cũng có các trường hợp bệnh kéo dài đến khi khi trẻ trưởng thành. Khi bị mắc viêm da cơ địa, trẻ có thể trải qua các đợt bùng phát cấp của bệnh hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Dù viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó vẫn gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của trẻ, khiến trẻ quấy khóc, khó chịu, mất ngủ, kém ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển,… Chính vì vậy khi thấy trẻ sơ sinh có bất cứ dấu hiệu nào của chứng bệnh viêm da cơ địa thì các bậc cha mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra bố mẹ cũng cần phải quan tâm, chú ý đến chế độ chăm sóc trẻ nhằm tránh để bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa do đâu?

Viêm da cơ địa là chứng bệnh có quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền. Ngoài ra một số yếu tố khác được coi là có tác động kích thích viêm da cơ địa khởi phát như: yếu tố môi trường, các dị nguyên dễ gây kích ứng da, thời tiết,… Tuy nhiên, viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh đa phần đều liên quan đến yếu tố di truyền, rất ít trường hợp bị bệnh do các yếu tố khác.

Lý giải cho điều này thì các số liệu thống kê cho thấy ở các gia đình có cha hoặc mẹ từng mắc bệnh viêm da cơ địa thì khoảng 60% trường hợp có con cái mắc bệnh. Còn ở những gia đình có cả bố và mẹ đều có tiền sử mắc viêm da cơ địa thì tỷ lệ này là 80%. Ngoài ra, nếu anh chị em ruột của trẻ bị viêm da cơ địa thì khả năng bé cũng bị là rất cao.

Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa do đâu? 1Di truyền là một trong những yếu tố dẫn tới viêm da cơ địa

Nói chung, các yếu tố được coi là nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nếu có bố hoặc mẹ bị các bệnh da liễu như chàm da, viêm da,… thì khả năng con sinh ra bị viêm da cơ địa sẽ rất cao
  • Yếu tố cơ địa: Nếu bé thuộc nhóm có cơ địa dễ dị ứng, khi gặp phải các tác nhân gây bệnh sẽ kích thích tình trạng viêm da bùng phát hoặc phát triển nặng hơn thành viêm da cơ địa cấp và mãn tính
  • Yếu tố thời tiết: Sự thay đổi thời tiết, đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột cũng là yếu tố khiến trẻ sơ sinh dễ bị viêm da cơ địa

Ngoài các yếu tố trên thì còn một vài yếu tố kể sau cũng được coi là có vai trò kích thích viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh khởi phát:

  • Bé không được bú sữa mẹ
  • Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine
  • Cho trẻ mặc quần áo chất liệu len, dạ,…
  • Thời tiết khô hanh, nhiệt độ thấp,…

☛ Xem chi tiết: Những nguyên nhân, triệu chứng gây viêm da cơ địa ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

Một số dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng nhận ra bằng mắt thường như: nổi các mẩn đỏ trên da gây ngứa ngáy, xuất hiện thêm các mụn nước nông rất dễ vỡ, chảy dịch và đóng vảy. Khi bị bệnh, làn da của trẻ trở lên sần sùi, dày sừng, mẩn đỏ gây mất thẩm mỹ. Không những thế nếu các tổn thương da này bị viêm nhiễm ở dây thần kinh, mắt và mặt thì sẽ rất nguy hiểm.

Tóm lại, các triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa thường thấy gồm:

  • Khoảng 3 tuần sau khi sinh viêm da cơ địa ở trẻ sẽ bắt đầu có các đợt bùng phát cấp tính với sự xuất hiện của các vết mẩn đỏ gây ngứa
  • Các mụn nước nông bắt đầu nổi trên da bé, các mụn này rất dễ vỡ dẫn đến chảy dịch, xuất tiết, đóng vảy, thậm chí có thể dẫn tới bội nhiễm
  • Cách hạch lân cận vùng da tổn thương có dấu hiệu sưng nhẹ
  • Vị trí tổn thương do viêm da cơ địa gây ra cho trẻ thường là vùng da đầu, da cổ, tay chân và thân mình nhưng phổ biến nhất vẫn là viêm da cơ địa ở mặt
Lưu ý: Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không gây tổn thương ở vùng da quấn tã như các dạng hăm tã và mẩn ngứa do thời tiết. Do đó cha mẹ cần lưu ý vấn đề này để tránh nhầm lẫn trong việc xác định triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.

Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Ở trẻ sơ sinh các cơ quan còn phát triển chưa hoàn chỉnh, hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố gây hại. Ngay cả việc sử dụng thuốc điều trị cho trẻ sơ sinh cũng phải cân nhắc cẩn thận vì trẻ rất dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Chính vì vậy, việc điều trị viêm da cơ địa cho trẻ sơ sinh sẽ ưu tiên phương pháp cách ly với yếu tố kích thích và điều trị tại nhà. Với những trường hợp cần thiết thì có thể tìm gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị và chỉ định loại thuốc phù hợp

Phương pháp cách ly với yếu tố kích thích

Phương pháp cách ly với yếu tố kích thích 1

Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường khởi phát do hệ miễn dịch và yếu tố di truyền. Tuy nhiên các yếu tố kích thích đóng vai trò rất lớn trong việc khiến các tổn thương da này tiến triển nặng và lan rộng hơn. Do đó, để làm giảm các triệu chứng của bệnh, tránh để bệnh tiến triển nặng thì các bậc cha mẹ nên cách ly trẻ với các yếu tố kích thích như:

  • Không nên cho trẻ mặc quần áo chất liệu len, dạ vì các chất liệu này có thể làm bùng phát viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất, bụi bẩn, xà phòng, chất tẩy,…
  • Nếu muốn sử dụng các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da cho trẻ thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa
  • Khi thời tiết chuyển khô lạnh, các mẹ chú ý nên cho trẻ ở trong nhà, giữ ấm cơ thể, hạn chế cho trẻ ra ngoài
  • Nếu không gặp vấn đề gì bất thường thì các mẹ nên cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt vì sữa mẹ không những chứa hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ sức khỏe và nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa tại nhà

Đi cùng với việc cách ly trẻ khỏi các dị nguyên thì các bậc cha mẹ có thể làm giảm các triệu chứng viêm da cơ địa cho trẻ bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà như:

Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ

Cha mẹ nên tắm cho trẻ 1 lần/ngày và cho trẻ mặc các loại quần áo rộng, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Nếu vệ sinh kém sẽ khiến vùng da bị tổn thương trở nên viêm nhiễm, phù nề,…

Bôi kem dưỡng ẩm

Bôi kem dưỡng ẩm giúp làm ẩm và mềm da, hạn chế các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, nứt nẻ do viêm da cơ địa gây ra. Các mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm cho trẻ 2-3 lần/ngày, đặc biệt là sau khi tắm xong. Việc lựa chọn kem dưỡng ẩm cho bé cũng cần phải chú ý, nên lựa chọn các sản phẩm an toàn, có thành phần lành tính, dịu nhẹ, được kiểm định độ an toàn và phù hợp với trẻ sơ sinh.

Làm sạch không gian sống

Các dị nguyên vẫn thường xuất hiện nhiều trong không gian sống của chúng ta (chẳng hạn như bụi, bông, vải, nấm mốc, lông động vật,…) chúng có thể kích thích viêm da cơ địa và các bệnh lý hô hấp như hen suyễn, viêm mũi dị ứng bùng phát. Vì vậy cha mẹ cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, sử dụng máy lọc không khí và trồng nhiều cây xanh để giữ không gian sống thoáng đãng.

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thảo dược tự nhiên chữa viêm da cơ địa cho trẻ. Phương pháp này không thích hợp với trẻ sơ sinh, nó chỉ nên áp dụng với trẻ lớn và người trưởng thành. Việc tùy tiện sử dụng sẽ khiến da trẻ bị kích ứng, tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, các tổn thương có thể bị viêm nhiễm, phù nề nặng.

Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng cách dùng thuốc

Với trường hợp các tổn thương do viêm da cơ địa gây ra lan rộng, tiển triển dai dẳng, gây ngứa ngáy dữ dội thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:

Hồ nước

Chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bằng cách dùng thuốc 1

Hồ nước là loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch với thành phần chính là Glycerin, bột talc và kẽm oxit. Thuốc có tác dụng sát trùng, làm dịu da, cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa. Ngoài ra, hồ nước hầu như không bị hấp thu vào tuần hoàn máu nên tương đối an toàn, có thể sử dụng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh

Thuốc bôi chứa Panthenol

Panthenol thực chất là dẫn xuất của vitamin B5 – thường được dùng nhiều trong các chế phẩm chăm sóc và điều trị các vấn đề da liễu. Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy, viêm đỏ, duy trì độ ẩm và tăng khả năng chữa lành các tế bào biểu bì cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Thuốc bôi chứa Ceramides

Ceramides còn được gọi là lipid – lớp chất béo nằm trên bề mặt da, có chức năng giữ nước và bảo vệ da khỏi các yếu tố kích thích, gây hại. Màng lipid này bị suy giảm khiến các yếu tố kích thích dễ dàng xâm nhập gây kích ứng và làm bùng phát viêm da cơ địa. Do đó các bác sĩ thường chỉ định loại thuốc này để duy trì độ ẩm, giảm nhẹ các tổn thương do viêm da cơ địa gây ra.

Các loại thuốc khác

Các loại thuốc chữa viêm da cơ địa mạnh như thuốc bôi corticoid, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamine H1,… chỉ được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh trong trường hợp thực sự cần thiết. Các bậc cha mẹ không được tự ý dùng các loại thuốc này cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị viêm da cơ địa loại nào tốt?

SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa

Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.

Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh.

SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa 1

Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương

Cách sử dụng Sodermix rất đơn giản: Sau khi vệ sinh sạch và để khô ráo vùng da cần điều trị, bạn chỉ cần bôi một lớp kem mỏng Sodermix 2-3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Vì Sodermix còn giúp tái tạo da và ngăn ngừa tái phát, bạn nên duy trì sử dụng Sodermix cho đến khi không còn dấu hiệu của bệnh thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”

Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ nhưng nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó các bậc cha mẹ cần trang bị đẩy đủ kiến thức về căn bệnh này để chăm sóc sức khỏe con trẻ ngày càng tốt hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...