Triệu chứng dị ứng da và cách chữa hiệu quả

Dị ứng da (dị ứng) không phải là chứng bệnh xa lạ, hầu như ai cũng ít nhất bị mắc một lần trong đời. Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về chứng bệnh này. Nguyên nhân, triệu chứng dị ứng như thế nào? Dị ứng da có những loại nào? Cách xử lý bệnh ra sao? Để hiểu chi tiết về những vấn đề này, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Triệu chứng dị ứng da và cách chữa hiệu quả 1

Dị ứng da là bệnh gì?

Dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng quá mức so với bình thường khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố vô hại từ môi trường bên ngoài như thời tiết, phấn hoa, thực phẩm, lông chó mèo,côn trùng,…

Những phản ứng dị ứng ở da có thể là biểu hiện của một loại dị ứng khác hoặc do tiếp xúc với các dị nguyên. Chẳng hạn như ăn phải thực phẩm gây dị ứng vừa khiến người bệnh ngứa ở miệng và cổ họng vừa gây phát ban ở trên da.

Dị ứng da gồm có các loại như phát ban, chàm, mề đay, viêm da tiếp xúc, ngứa da, nóng rát da,… Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người mắc. Thậm chí nhiều trường hợp còn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm da, phù mạch, sốc phản vệ,… Những biến chứng này có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, do đó khi thấy các dấu hiệu của dị ứng da, người bệnh không nên chủ quan mà cần thận trọng và chủ động khám chữa, điều trị bằng phương pháp thích hợp.

Nguyên nhân gây dị ứng da

Dị ứng xảy ra do hệ thống miễn dịch nhầm lẫn chất vô hại thành nguy hiểm, từ đó tạo ra các kháng thể (IgE) cảnh báo cho các chất gây dị ứng đó. Tuy nhiên, việc tạo ra quá nhiều kháng thể IgE sẽ kích thích giải phóng một số hóa chất trong hệ miễn dịch (chẳng hạn như histamine) gây nên các triệu chứng dị ứng.

Dưới đây là một số tác nhân gây dị ứng da phổ biến:

  • Các dị nguyên thường có trong không khí như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật, nấm mốc,…
  • Những loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng, thịt bò, sữa,…
  • Nọc độc côn trùng như ong, kiến,…
  • Dị ứng do sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh nhóm penicillin
  • Tiếp xúc với mủ cao su hoặc các chất khác mà khi chạm vào có thể gây phản ứng dị ứng da

Ngoài các tác nhân trên thì có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dị ứng da như:

  • Gia đình có tiền sử mắc các bệnh như hen suyễn, dị ứng. Đặc biệt nếu cha mẹ bị mắc thì khả năng con cái bị là rất cao.
  • Người bệnh bị viêm mũi dị ứng hay hen suyễn thì nguy cơ bị tái phát bệnh cao hơn bình thường
  • Trẻ em thường dễ bị dị ứng hơn người lớn vì hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ con non yếu, hoạt động chưa hiệu quả.
  • Người có sức đề kháng hoặc hệ miễn dịch yếu kém.

Triệu chứng dị ứng điển hình

Triệu chứng dị ứng điển hình 1

Khi bị dị ứng, người bệnh thường gặp những triệu chứng cơ bản sau:

  • Da phát ban hoặc nổi mề đay
  • Da nổi mẩn đỏ, sưng viêm, phù nề
  • Có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, châm chích
  • Xuất hiện những đốm nhỏ li ti trên da
  • Mắt đỏ, ngứa
  • Môi, lưỡi, họng sưng
  • Da mặt sưng đỏ, mẩn ngứa
  • Có thể xuất hiện mụn nước, mụn mủ
  • Da khô nứt, bong tróc,…
  • Có thể thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, suy hô hấp, tụt cân,…

Triệu chứng dị ứng riêng theo từng loại dị ứng

Ở phần phía trên chỉ là những dấu hiệu cơ bản khi bị dị ứng, còn tùy thuộc vào loại dị ứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà triệu chứng ở mỗi người là khác nhau. Dưới đây là triệu chứng riêng theo từng loại dị ứng.

Triệu chứng khi bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, xảy ra khi bạn hít phải dị nguyên gây dị ứng. Bệnh có thể xảy ra theo mùa hoặc quanh năm. Khi mắc phải chứng bệnh này, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như: hắt xì liên tục; xung huyết mũi; ngứa mũi; chảy nước mũi; ngứa mắt; viêm kết mạc,…

Triệu chứng khi bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng được biết đến như một loại của bệnh chàm, bệnh có tính chất mãn tính, dai dẳng và có xu hướng bùng phát định kỳ. Viêm da dị ứng thường đi kèm với hen suyễn và sốt cỏ khô. Bệnh thường gặp nhiều hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như:

  • Ngứa da
  • Khô da
  • Phát ban, nổi mẩn trên da
  • Nổi mụn nước
  • Da bong trợt

Triệu chứng khi bị dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn thành phần trong thức ăn là dị nguyên gây hại và tạo ra kháng thể chống lại dẫn đến hiện tượng dị ứng.

Dị ứng thực phẩm sẽ gây ra các triệu chứng như: Miệng ngứa; môi, lưỡi, cổ họng sưng; nổi mề đay; buồn nôn, tiêu chảy; mệt mỏi, khó thở; sốc phản vệ.

Triệu chứng dị ứng khi bị côn trùng đốt

Với người bình thường khi bị côn trùng đốt thì chỉ gây và sưng tấy và viêm nhẹ nhưng với những người nhạy cảm hoặc có cơ địa dị ứng thì nọc độc của côn trùng lúc đó sẽ bị cơ thể coi là protein lạ, hệ miễn dịch sẽ ra sức tấn công quyết liệt gây nên tình trạng dị ứng, thậm chí các triệu chứng dị ứng lúc đó còn nghiêm trọng hơn bình thường. Chẳng hạn:

  • Vùng da bị đốt sưng lớn, đau nhức
  • Ngứa hoặc phát ban toàn cơ thể
  • Sưng họng, lưỡi
  • Ho, khó thở, tức ngực
  • Nôn mửa, tiêu chảy
  • Thậm chí có thể bất tỉnh

Triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết

Triệu chứng khi bị dị ứng thời tiết 1

Dị ứng thời tiết xảy ra do thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột, độ ẩm không khí thay đổi,… khiến cơ thể chưa kịp thích nghi, gây nên dị ứng. Khi đó người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, sưng mắt, ngứa da, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay,…

Triệu chứng dị ứng thuốc

Một số loại thuốc sau khi sử dụng có thể gây ra tác dụng phụ, đó là dị ứng da. Điển hình là các loại thuốc như: Penicillin, Aspirin, Salycylate,…

Khi bị dị ứng thuốc, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng:

  • Nổi mề đay
  • Ngứa da
  • Phát ban
  • Thở khò khè
  • Buồn nôn, tiêu chảy
  • Sốc phản vệ

Triệu chứng dị ứng do vật nuôi

Lông cùng với các vật ký sinh (rận, ve) của các loại vật nuôi trong nhà như chó, mèo,… rất dễ gây nên tình trạng dị ứng da ở người. Lúc đó, các triệu chứng gặp phải sẽ là: Ngứa da dữ dội, nổi mẩn đỏ, mụn nước, hắt hơi, sổ mũi, khó thở,…

Triệu chứng dị ứng trầm trọng

Khi đó người bệnh thường sẽ bị sốc phản vệ với những dấu hiệu như:

  • Mất ý thức
  • Choáng, ngất
  • Thở dốc
  • Mạch yếu
  • Da phát ban
  • Buồn nôn và nôn
  • Sưng phù đường hô hấp và có thể bị chặn thở.

Người bệnh khi gặp các triệu chứng mà nghĩ rằng có thể do dị ứng gây ra, đặc biệt là nhận thấy môi trường xung quanh có yếu tố nào đó có thể kích thích dị ứng thì nên tránh xa yếu tố đó ngay, đồng thời đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tránh trường hợp để nặng, dẫn đến sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Người bệnh nên đi gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Khi người bệnh bị các triệu chứng nghi ngờ là dị ứng da và đã sử dụng các loại thuốc chống dị ứng không kê đơn nhưng không có hiệu quả, các triệu chứng không hề thuyên giảm.
  • Xuất hiện các triệu chứng dị ứng ngay sau khi bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới nào đó.
  • Các tổn thương do dị ứng gây ra có dấu hiệu bị nhiễm trùng, mưng mủ, lan rộng và ngày càng nặng hơn
  • Người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã được kê thuốc điều trị.
  • Gặp dị ứng nghiêm trọng dẫn đến sốc phản vệ. Trường hợp này cực kỳ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nên phải đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Cách chữa dị ứng da hiệu quả

Tránh xa tác nhân gây bệnh

Đưa người bệnh tránh xa tác nhân gây bệnh được coi là một trong những cách điều trị và ngăn ngừa dị ứng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh bị dị ứng với những chất dẫn truyền trong không khí thì để tránh tiếp xúc thường tương đối khó.

Sử dụng thuốc giảm triệu chứng

Sử dụng thuốc giảm triệu chứng 1

Để chữa dị ứng da, người bệnh có thể sử dụng thuốc giúp làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng. Sử dụng thuốc nào phụ thuộc vào loại dị ứng và triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải. Có thể gồm thuốc không kê toa hoặc thuốc kê toa ở dạng uống, dạng bôi, dạng xịt mũi hoặc nhỏ mắt. Một số loại thuốc thường được sử dụng khi bị dị ứng gồm: Thuốc kháng histamin, corticosteroid, thuốc thông mũi, natri cromolyn, thuốc kháng leukotriene,…

Liệu pháp miễn dịch

Với những trường hợp dị ứng nặng, khó kiểm soát, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc sử dụng thuốc không mang lại kết quả khả quan, các bác sĩ thường khuyến cáo người bệnh áp dụng liệu pháp miễn dịch (tiêm chất dị ứng). Tiêm chất dị ứng có thể giúp cơ thể không phản ứng thái quá với các dị nguyên , đồng thời ngăn ngừa dị ứng trở lại.

Phương pháp này nếu muốn mang lại hiệu quả tốt thì người bệnh cần phải tiêm thường xuyên. Liều lượng mỗi lần tiêm sẽ khác nhau, lần sau thường sẽ nhiều hơn lần trước. Với mỗi người khác nhau thì liều tiêm sẽ khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như cơ địa, mức độ nặng nhẹ của bệnh,…

Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi

Phương pháp này, người bệnh sẽ không phải tiêm thuốc mà chỉ ngậm một viên thuốc dị ứng với liều lượng nhất định ở dưới lưỡi để làm tăng khả năng chịu đựng, từ đó giúp giảm triệu chứng của bệnh.

Epinephrine khẩn cấp

Trong trường hợp dị ứng nặng, gây sốc phản vệ thì tiêm một mũi epinephrine khẩn cấp được coi là giải pháp thiết yếu khi đó. Sau khi cho người bệnh sử dụng thuốc thì cần nhanh chóng đưa vào cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Mũi tiêm epinephrine có thể giúp làm giảm các triệu chứng sốc phản vệ đến khi người bệnh nhận được điều trị khẩn cấp.

Điều trị dị ứng tại nhà

Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng dị ứng tại nhà bằng những phương pháp như:

  • Nếu bị nghẹt mũi, tắc nghẽn xoang thì có thể cải thiện bằng việc rửa mũi, rửa xoang bằng dung dịch nước muối sinh lý
  • Nếu bị côn trùng đốt, có thể dùng nha đam, baking soda để giảm tình trạng ngứa rát, sưng đau
  • Giảm việc tiếp xúc với các dị nguyên bằng cách lau dọn nhà và các đồ dùng trong nhà thường xuyên, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng. Hạn chế nuôi vật nuôi trong nhà, các đồ dùng bằng len dạ nên thay thế bằng vật liệu khác.
  • Giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng bằng cách tránh làm việc ngoài trời trong thời tiết ẩm ướt, nên đeo khẩu trang và đồ bảo hộ khi làm việc bên ngoài, ban đêm cần đóng hết các cửa sổ để tránh các dị nguyên từ bên ngoài xâm nhập vào trong phòng.

Liệu pháp khác

Ngoài các phương pháp trên, người bệnh có thể giảm bớt , khắc phục các triệu chứng dị ứng bằng các loại thảo dược như lá lốt, trầu không, lá đơn đỏ, tía tô, chè xanh,… Hoặc sử dụng các liệu pháp thay thế như châm cứu, thôi miên,…

Sodermix – kem bôi KHÔNG CORTICOID giúp giảm các triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra

Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm  nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.

Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Sodermix - kem bôi KHÔNG CORTICOID giúp giảm các triệu chứng khó chịu do dị ứng gây ra 1

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi.

Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...