Trẻ bị viêm da dị ứng cần làm gì cho nhanh khỏi?
Làn da mỏng manh, mềm mại của em bé luôn là niềm mơ ước của bao người. Tuy nhiên chính vì điều này mà da trẻ em vô cùng nhạy cảm, dễ bị mắc các bệnh các bệnh da liễu khác nhau, trong đó có chứng bệnh viêm da dị ứng. Viêm da dị ứng ở trẻ gây nên những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy cần phải làm gì để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này? Các bậc cha mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua các thông tin dưới đây nhé.
Mục lục
Viêm da dị ứng ở trẻ là gì? Các triệu chứng thường gặp
Trẻ bị viêm da dị ứng xảy ra khi gặp phải các tác nhân gây dị ứng từ ngoài môi trường khiến da bị viêm. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, bong tróc da, nổi mẩn đỏ. Ngoài ra viêm da cơ địa ở trẻ có tính chất mãn tính, dai dẳng và dễ dàng tái phát bất cứ khi nào trẻ tiếp xúc với các tác nhân kích thích như lông động vật, mạt bụi, phấn hoa, thực phẩm,…
Đối với trẻ sơ sinh, vùng da dễ bị ảnh hưởng bởi viêm da dị ứng gồm da đầu, da mặt, khủy tay, đầu gối. Ở trẻ lớn hơn thì viêm da dị ứng thường xảy ra ở vùng bàn tay, cổ tay, mặt trong khuỷu tay, đầu gối, hai bên cổ, xung quanh miệng. Các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ thường xuất hiện và biến mất đột ngột và với mỗi trẻ khác nhau thì triệu chứng lại khác nhau. Tuy nhiên, chúng chỉ xoay quanh các triệu chứng gồm:
- Da khô, ngứa (thậm chí rất ngứa), bị tróc vảy
- Trên da xuất hiện các mẩn đỏ, có thể sưng nhẹ
- Các mẩn đỏ có thể bị nổi cộm lên da xong rỉ dịch vàng nếu bị trầy xước
- Da bị dày lên, nổi các vết sẩn sùi, nhất là ở vùng mặt, mí mắt, xung quanh tai,…
Viêm da dị ứng có nhiều đặc điểm và dấu hiệu giống một số loại bệnh da liễu khác nên rất dễ nhầm lẫn. Do đó khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh trường hợp chủ quan, không đưa trẻ đi khám chữa kịp thời dẫn đến biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm da, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
☛ Xem chi tiết: Những thông tin cần biết về chứng bệnh viêm da dị ứng
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở trẻ
Do làn da của trẻ nhỏ cực kỳ nhạy cảm nên rất dễ bị kích ứng bởi các yếu tố như mồ hôi, quần áo, nhiệt độ, chất tẩy rửa. Dù nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ vẫn chưa được xác định chính xác nhưng có một số tác nhân được coi là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ gây nên chứng bệnh này ở trẻ em, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: Viêm da dị ứng ở trẻ là chứng bệnh liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân bị mắc chứng bệnh này thì khả năng trẻ cũng bị mắc là rất cao
- Hệ thống miễn dịch: Ở trẻ nhỏ, hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện do đó hàng rào bảo vệ da cũng còn non yếu, dễ bị kích ứng với các tác nhân gây hại từ môi trường
- Các yếu tố khác: Ngoài hai yếu tố trên thì viêm da dị ứng ở trẻ có thể khởi phát do thời tiết thay đổi thất thường, quá nóng hoặc lạnh khô; môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi; phấn hoa, nhựa cây, côn trùng, chất tẩy rửa,…
Phân biệt các loại viêm da dị ứng ở trẻ
Phân biệt theo độ tuổi
Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh thường gặp là tình trạng da bong tróc, có thể nổi một vài nốt sẩn đỏ trên da. Vị trí xuất hiện như má, sau tai, da đầu,… lâu dần có thể lan sang vùng cổ và bẹn,…
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do di truyền, sữa mẹ, thời tiết thay đổi, da không được vệ sinh tốt,… Tuy là chứng bệnh da liễu dễ mắc nhưng viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm, bệnh thường có xu hướng tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Dù vậy các bậc cha mẹ cũng không được chủ quan, để bệnh trở nặng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bệnh.
Viêm da dị ứng ở trẻ
Dấu hiệu điển hình của viêm da dị ứng ở trẻ lớn hơn đó là tình trạng da khô ngứa, bong vảy, nổi mụn, sưng đỏ. Ở một số trường hợp còn xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn,…
Các triệu chứng này thường khởi phát khi trẻ tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, hóa chất, thời tiết thay đổi hoặc ăn các loại thực phẩm không phù hợp,… Những triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ lớn thường nặng hơn so với trẻ sơ sinh nhưng chúng cũng không quá nguy hiểm nếu được điều trị sớm. Các bậc phụ huynh cần lưu ý theo dõi mức độ nặng nhẹ và biểu hiện bất thường của trẻ để có phương pháp xử lý, can thiệp kịp thời
Phân biệt viêm da dị ứng theo loại bệnh lý
Hình ảnh trẻ bị phát ban
- Phát ban: Biểu hiện của tình trạng này là da xuất hiện các mẩn đỏ, sưng ngứa. Vùng da bị tổn thương có thể thay đổi, lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát ban là do tác dụng tiêu cực của histamin trong cơ thể lên vùng da nông dẫn đến tình trạng nổi mẩn ngứa
- Viêm da tiếp xúc: Là tình trạng da kích ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu sau khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên hoặc tác nhân gây kích ứng như hóa chất, mỹ phẩm, côn trùng,… Nhiều trường hợp da kích ứng sẽ gây nổi mụn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Nổi mề đay: Tình trạng nổi mề đay nguyên nhân xuất phát từ các vật thể lạ (phấn hoa, thực phẩm lạ, thời tiết, chất hóa học hoặc có thể là vi khuẩn hoặc virus) xâm nhập khiến hệ miễn dịch tạo ra các phản ứng tiêu cực. Khi đó da sẽ nổi các sẩn đỏ với hình dạng không rõ ràng, các nốt sẩn này thường sưng tấy gây đau rát, ngứa ngáy cho trẻ. Trong một số trường hợp trẻ còn xuất hiện kèm theo các triệu chứng sốt, khó thở, chóng mặt,… Vị trí xuất hiện thường thấy là tay, chân, mí mắt, miệng,…
Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay?
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ trong các trường hợp dưới đây:
- Trẻ bị dị ứng kèm theo các triệu chứng khó thở, buồn nôn, tiêu chảy, sốc phản vệ,…
- Vùng da tổn thương bị nhiễm trùng, xuất hiện các vệt đỏ có mủ hay vảy vàng
- Trẻ mệt mỏi, mất ngủ, quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn, sốt,…
- Luôn cảm thấy đau ở vùng da bị bệnh
- Khả năng nhìn bị suy giảm nếu viêm da dị ứng xuất hiện ở vùng quanh mắt
- Trẻ bị viêm da dị ứng nhưng đáp ứng kém với các loại thuốc điều trị.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đi gặp bác sĩ nếu muốn chẩn đoán viêm da dị ứng, xác định nguồn gốc của bệnh, xác định vai trò của mạt nhà, thức ăn,… với người bệnh viêm da dị ứng.
Chẩn đoán viêm da dị ứng ở trẻ
Hiện tại vẫn chưa có thử nghiệm nào chẩn đoán viêm da dị ứng ở trẻ. Các chẩn đoán thường dựa và các triệu chứng bệnh và tiền sử bệnh lý gia đình. Các bác sĩ sẽ hỏi về tần suất và mức độ viêm trong bao lâu hoặc hỏi các thành viên trong gia đình về tiền sử bệnh dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Trong một số trường hợp, các bác sĩ cũng đề nghị thực hiện một số xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra nồng độ giải phóng Histamine của cơ thể
- Xét nghiệm dị ứng da: Thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc các chứng bệnh viêm da khác
Điều trị viêm da dị ứng ở trẻ hiệu quả
Điều trị viêm da dị ứng cho trẻ tại nhà
Rất nhiều trường hợp khi thấy con có dấu hiệu của viêm da dị ứng là các bậc cha mẹ tìm đến các bài lá tắm hoặc các mẹo dân gian nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh gây ra. Bởi đây cũng là phương pháp khá đơn giản và an toàn, các loại nguyên liệu dễ tìm kiếm trong vườn nhà, chi phí rẻ. Một số loại lá tắm thường được sử dụng để chữa viêm da dị ứng ở trẻ gồm:
- Lá trà xanh: Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh tươi và 1 nhúm muối. Ngâm lá trà xanh trong nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn, tạp chất. Vớt lá trà xanh ra rồi cho vào nồi đun sôi với lít nước và 1 chút muối trong 10 phút. Pha loãng nước trà xanh này với một chút nước lạnh rồi tắm cho trẻ. Áp dụng phương pháp này 1-2 lần/ngày trong vòng 3 tuần sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
- Lá khế chua: Ngâm 30g lá khế chua vào nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Nước khế này để nguội bớt rồi dùng làm nước tắm cho trẻ, bã thì lấy chà xát nhẹ lên vùng da bị kích ứng, tổn thương. Kiên trì tắm cho trẻ 1 lần/ngày, đều đặn trong 2-3 tuần sẽ thấy các triệu chứng viêm da dị ứng thuyên giảm nhanh chóng.
Việc dùng lá tắm chữa viêm da dị ứng cho trẻ cũng cần một số lưu ý sau:
- Không nên tắm cho trẻ quá lâu, chỉ nên tắm trong vòng 10-15 phút với nước ấm vừa phải
- Sau khi tắm xong lấy khăn mềm lau khô người cho bé, tránh việc chà xát làm tổn thương da trẻ
- Nên thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm cho bé khoảng 3 phút giúp dưỡng ẩm, hạn chế khô da
- Không nên sử dụng các loại xà phòng tẩy mạnh hoặc các chất tẩy rửa lên vùng da bị tổn thương của trẻ
- Trước khi sử dụng các loại lá tắm cho trẻ, cha mẹ cần tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia da liễu
Các biện pháp chữ trị tại nhà hoặc các mẹo dân gian chữa viêm da dị ứng cho trẻ chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị. Nếu kết hợp phương pháp này với các cách chữa bệnh khách thì các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
☛ Các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin: Chữa viêm da dị ứng bằng thuốc nam hiệu quả
Nếu điều trị tại nhà không có hiệu quả, bệnh trở nặng, khó kiểm soát và có các dấu hiệu sau thì cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám ngay:
- Các triệu chứng viêm da dị ứng ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Những triệu chứng này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như hoạt động hàng ngày của trẻ
- Vùng da bị tổn thương do viêm da dị ứng xuất hiện tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng
- Trẻ có dấu hiệu sốt cao, khoảng da bị dị ứng lan rộng, trẻ mệt mỏi, quấy khóc không ngừng
Áp dụng các bài thuốc đông y
Ngoài các mẹo dân gian thì các mẹ cũng có thể áp dụng một số bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng cho trẻ. Thuốc đông y tuy hiệu quả điều trị hơi chậm nhưng lại không gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, sử dụng thuốc đông y còn giúp bồi bổ cơ thể, giải độc, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Một số bài thuốc đông y thường sử dụng trong điều trị viêm da dị ứng như:
Bài thuốc đông y 1
- Chuẩn bị: Cam thảo 4g; kim ngân, thương nhĩ tử mỗi thứ 10g; bồ công anh, sài đất mỗi loại 12g
- Cách làm: Cho tất cả các vị thuốc chuẩn bị phía trên vào sắc, ngày uống 1 thang, thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian sẽ cho hiệu quả chữa trị cao
Bài thuốc đông y 2
- Chuẩn bị: Đương quy, khổ sâm, kinh giới mỗi thứ 10g; phòng phong, tri mẫu, ngưu bàng tử, thạch cao mỗi loại 8g; thương truật, sinh địa, kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất, rau má, phổ phục linh mỗi vị 12g; thêm 4g cam thảo và 6g huyền thoái
- Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu ở trên vào sắc cùng 2 lít nước, sắc đến khi nước cạn còn 2/3 thì thôi. Gạn lấy nước thuốc chia thành 3 phần cho trẻ uống trong ngày. Kiên trì thực hiện sẽ thấy các triệu chứng viêm da dị ứng giảm đi rất nhiều.
Dù thuốc đông y rất lành tính nhưng thời gian chữa trị thường lâu, công đoạn đun sắc cũng mất khá nhiều thời gian nên đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì. Ngoài ra thuốc có vị đắng nên trẻ nhỏ rất khó uống. Nếu muốn áp dụng phương pháp này cho trẻ các bậc cha mẹ cũng nên cân nhắc và tham khảo ý kiến của các bác sĩ đông y.
Sử dụng các loại thuốc tây y
Kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ đều có thể sử dụng trong điều trị viêm da di ứng. Chúng có công dụng làm mềm da, giảm tình trạng khô tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy mà căn bệnh này gây nên.
Một số loại kem dưỡng ẩm thường dùng cho trẻ bị viêm da dị ứng như: Vaseline; Kem Eucerin; Kem hoặc sữa Cetaphil; Kem bôi da Aveeno; Thuốc mỡ thoa da Aquaphor,…
Dùng kem dưỡng ẩm trị viêm da dị ứng cần phải dùng thường xuyên, ngay cả khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rồi thì vẫn phải tiếp tục dùng. Các mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/ngày để hạn chế và ngăn ngừa viêm da dị ứng tái phát.
Kem thoa Steroid
Thuốc được sử dụng tại chỗ, có tác dụng chống viêm, kiểm soát các triệu chứng viêm da dị ứng. Việc sử dụng thuốc này cho trẻ cần được sự cho phép và giám sát trực tiếp của bác sĩ nhi khoa. Các mẹ thoa thuốc cho trẻ 2 lần mỗi ngày vào vùng da bị tổn thương. Thời gian điều trị bằng kem thoa Steroid không nên quá 10 ngày. Ngoài ra các bậc cha mẹ cần lưu ý là không nên lạm dụng loại thuốc này vì sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như thay đổi sắc tố da, mỏng da, teo da, rạn da,…
Thuốc kháng Histamin
Thuốc có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa cho viêm da gây nên. Vì thuốc có thể khiến trẻ buồn ngủ nên thường được chỉ định sử dụng vào buổi tối. Chỉ nên cho trẻ dùng loại thuốc này khi có sự chỉ định của bác sĩ và lưu ý dùng đúng liều lượng đã được chỉ định. Ngoài ra, một số trẻ bị viêm mũi dị ứng hoặc gặp các vấn đề về dị ứng cũng có thể dùng thuốc Histamin để phòng ngừa các triệu chứng.
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định khi tình trạng viêm da của trẻ bị nhiễm trùng, xuất hiện mủ, rỉ nước hoặc máu. Các loại kháng sinh tại chỗ thường được sử dụng trong trường hợp này gồm thuốc mỡ Bactroban, Centany. Tuy nhiên chúng cũng chỉ được chỉ định trong thời gian ngắn. Thoa thuốc cho trẻ 2 lần mỗi ngày để tăng nhanh thời gian phục hồi các vùng da bị tổn thương.
Thuốc điều hòa miễn dịch
Là loại thuốc đường uống, có tác dụng điều hòa hệ thống miễn dịch của trẻ từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ được sử dụng khi việc sử dụng các loại thuốc phía trên không mang lại kết quả. Do thuốc có rất nhiều tác dụng phụ nên các bậc cha mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng đồng thời trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng để kiểm soát tình trạng bệnh và ngăn chặn các phản ứng xấu
Việc điều trị viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với người lớn vì trẻ nhỏ có làn da nhạy cảm, sức đề kháng còn yếu nên việc sử dụng các loại thuốc tây y cần phải rất thận trọng. Nhất là với các loại thuốc đường uống và thuốc bôi chứa corticid nếu dùng không đúng chỉ định sẽ gây nên những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy xu hướng điều trị viêm da dị ứng cho trẻ hiện nay là hướng đến những sản phẩm có tác dụng giảm triệu chứng triệt để và thành phần tự nhiên, lành tính và an toàn cho trẻ. Đáp ứng được hết các yêu cầu này, trên thị trường đã có dòng sản phẩm Sodermix – Kem bôi không chứa Corticoid, an toàn và hiệu quả cho trẻ bị viêm da dị ứng.
SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho trẻ bị viêm dị ứng
Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.
Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da dị ứng.
Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương
Cách sử dụng Sodermix rất đơn giản: Sau khi vệ sinh sạch và để khô ráo vùng da cần điều trị, bạn chỉ cần bôi một lớp kem mỏng Sodermix 2-3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Vì Sodermix còn giúp tái tạo da và ngăn ngừa tái phát, bạn nên duy trì sử dụng Sodermix cho đến khi không còn dấu hiệu của bệnh thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Làm gì để phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ?
Để hỗ trợ điều trị đồng thời phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ tái phát, các bậc cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Luôn vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận làn da của trẻ. Nên vệ sinh bằng nước sạch và các nguyên liệu lành tính. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số sản phẩm sữa tắm chuyên biệt dành riêng cho trẻ.
- Người chăm sóc trẻ cũng phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng tay và bàn tay
- Không nên lạm dụng các loại thuốc bôi da cho trẻ nếu không thực sự cần thiết
- Cung cấp đủ nước cho trẻ để hạn chế tình trạng khô da
- Luôn giữ cơ thể cho trẻ khô ráo, thoáng mát, tránh tình trạng da lúc nào cũng ẩm ướt
- Cho trẻ mặc quần áo bằng các chất liệu mềm mịn, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt
- Luôn tạo điều kiện để trẻ có giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc, tránh tình trạng căng thẳng, quấy khóc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây bùng phát bệnh như lông động vật, đồ vật không đảm bảo vệ sinh, đồ len dạ, khói thuốc lá, phấn hoa, mạt bụi, hóa chất,….
- Nên tắm cho trẻ thường xuyên nhưng thời gian tắm chỉ nên từ 10-15 phút. Sau khi tắm cần lau khô người và bôi kem dưỡng ẩm luôn, tránh tình trạng da bị khô
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ giúp tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân gây bùng phát bệnh
Viêm da dị ứng ở trẻ em tuy là chứng bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu lơ là, chủ quan không điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó các bậc cha mẹ cần phải lưu ý, khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của chứng bệnh này cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị sớm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.