Bệnh tổ đỉa có chữa được không? Có tự khỏi không?

 1

Tổ đỉa là bệnh lý mãn tính, kéo dài dai dẳng và rất dễ tái phát. Mặc dù không nguy hiểm nhưng người bệnh thường xuyên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Vậy có thể chữa khỏi hẳn bệnh tổ đỉa không? Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm của bệnh Tổ đỉa

Đặc điểm của bệnh Tổ đỉa 1

Bệnh tổ đỉa ở bàn tay

Bệnh tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bệnh qua những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Cảm giác ngứa, rát là một trong những dấu hiệu sớm đầu tiên. Một số trường hợp có kèm tăng tiết mồ hôi.
  • Sau đó, bạn sẽ bị nổi những mụn nước màu trắng trong, li ti, kích thước khoảng 1mm. Vị trí xuất hiện thường là ở kẽ ngón chân, ngón tay, mu bàn tay hoặc chân, và không bao giờ mọc quá cổ tay, cổ chân. Đặc điểm của các mụn tổ đỉa này là nằm sâu dưới da, kết cấu rất chắc, khó vỡ, thường tập trung thành từng chùm, hơi gồ lên trên mặt da.
  • Trong một số trường hợp, các mụn nước sẽ kết tụ thành bóng nước lớn, thường gặp ở lòng bàn tay hay các rìa ngón tay. Bạn sẽ ít gặp các bóng nước lớn này ở lòng bàn chân và rìa ngón chân.
  • Theo tiến trình thông thường, sau một vài tuần, các mụn nước tổ đỉa sẽ tự khô đi và để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da. Nếu không có lực tác động mạnh nào, các mụn tổ đỉa ít khi tự vỡ được.
  • Khi bệnh nhân gãi, hay tác động mạnh làm vỡ mụn nước, các mụn nước hoặc bóng nước tổ đỉa sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, mờ đục, sưng đỏ, sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận, có khi nóng sốt.
Bệnh tổ đỉa thường tiến triển dai dẳng, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và hay tái phát theo chu kỳ thành mãn tính.

 ☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Tổ đỉa là bệnh gì?

Những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Nguyên nhân gây bệnh chàm nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dịch tễ học đã liệt kê một số yếu tố nguy cơ có khả năng gây khởi phát hoặc làm bệnh tổ đỉa nặng hơn, cụ thể là:

  • Mắc các bệnh về dị ứng như: hen suyễn, mày đay, viêm mũi dị ứng…
  • Dị ứng với một số loại thức ăn như tôm, cua, ghẹ, ốc, trứng, đậu phộng, đậu nành…
  • Mắc bệnh rối loạn thần kinh giao cảm
  • Dị ứng với nấm kẽ chân.
  • Cơ thể phản ứng với các dị nguyên như: đồ mạ có niken, crom, cobalt, hóa chất trong mỹ phẩm, nước hoa, chất tẩy rửa
  • Sinh sống và làm việc trong điều kiện nóng ẩm liên tục, da bị tăng tiết mồ hôi tại tay và chân.
  • Môi trường ô nhiễm không khí, bụi bẩn, đất, nước…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không? 1

Bệnh tổ đỉa ở tay, thể nhiễm trùng mủ

Vì tính chất dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần của bệnh tổ đỉa mà nhiều người băn khoăn, không biết bệnh tổ đỉa có chữa khỏi hoàn toàn được không.

Do nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ nên việc điều trị bệnh chàm nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng còn gặp nhiều bất lợi. Các biện pháp điều trị chỉ có tác dụng cải thiện thương tổn lâm sàng, giảm triệu chứng cơ năng, hạn chế biến chứng và giảm nguy cơ hình thành tổn thương mới. Vì vậy, các bác sĩ không thể cam kết chữa khỏi hoàn toàn 100% bệnh tổ đỉa cho bạn.

Ngoài ra, bệnh tổ đỉa có thể điều trị dễ dàng hơn khi bệnh ở trường hợp cấp tính, chỉ kéo dài khoảng từ 2 – 4 tuần sau đó có xu hướng thuyên giảm dần mà không cần can thiệp điều trị quá nhiều. Tuy nhiên, khi bệnh ở trường hợp mãn tính, đã tái đi tái lại trong nhiều năm thì việc điều trị và kiểm soát bệnh nhiều khó khăn hơn.

Một điều cần lưu ý nữa, đó là nếu bạn mắc bệnh tổ đỉa do di truyền, hay do cơ địa mẫn cảm dễ dị ứng thì việc chữa khỏi bệnh tổ đỉa hoàn toàn là rất khó khăn.

Hơn nữa, hiệu quả chữa bệnh tổ đỉa còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong quá trình điều trị, điển hình như mức độ tổn thương da, triệu chứng đi kèm, sự đáp ứng của cơ địa với phác đồ điều trị…

Bạn cũng cần lưu ý rằng bệnh tổ đỉa có nguy cơ tái phát rất cao, ngay cả khi đã được điều trị triệt để. Vì thế, trong và sau quá trình điều trị, bạn cần duy trì và thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ tái phát của bệnh.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? 1

Bệnh tổ đỉa ở bàn tay thể bọng nước nhiễm trùng

Bệnh tổ đỉa có thể tự khỏi sau vài tuần (khoảng 3 – 4 tuần). Sau thời gian này, các mụn nước có xu hướng tự tiêu để lại vảy màu vàng rơm trên da. Khi bong vảy hết để lại nền da căng bóng và có màu hồng.

Mặc dù có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng tổn thương da do bệnh tổ đỉa gây ngứa ngáy dữ dội, vướng víu, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh hoạt, lao động, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống, gây mất thẩm mỹ, bị mọi người kì thị và xa lánh vì sợ lây nhiễm (mặc dù đây không phải là bệnh lây nhiễm). Hơn nữa tổn thương da không được chăm sóc còn có nguy cơ bị bội nhiễm, tụ mủ và đau nhức.

Ngoài ra, bệnh tổ đỉa tuy có thể tự thuyên giảm nhưng có khả năng tái phát rất cao, nhiều lần, có nguy cơ trở thành mãn tính rất khó điều trị.

Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến khích điều trị chàm tổ đỉa trong giai đoạn bùng phát mạnh để ngăn ngừa bội nhiễm và cải thiện chất lượng cuộc sống, không nên chủ quan chờ bệnh tự hết vì khả năng bệnh nặng hơn là rất cao.

Điều trị bệnh tổ đỉa bằng cách nào?

Điều trị bệnh tổ đỉa bằng cách giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, cụ thể là:

Dùng thuốc điều trị tổ đỉa

Bạn cần đến khám bác sĩ ngay từ khi có dấu hiệu sớm để được hướng dẫn điều trị chính xác nhất. Thông thường ở bệnh tổ đỉa, hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp, rất khó để bạn có thể tự điều trị tại nhà.

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ để điều trị cho bạn. Bác sĩ cũng sẽ điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa là:

Dung dịch sát trùng: Thường được dùng là bạc nitrat 0.5%, tím methyl 1%, dùng trong giai đoạn tổ đỉa mới phát, có tác dụng làm khô tổn thương da và hạn chế bội nhiễm.

Thuốc mỡ corticoid: Sau khi mụn nước tiêu biến và tổn thương da khô lại, có thể dùng thuốc mỡ corticoid để giữ ẩm cho da, giảm viêm và ngứa ngáy. Tuy nhiên, thuốc mỡ corticoid có thể gây ra các tình trạng như teo da, mỏng da, dày sừng nang lông hay làm suy giảm đề kháng nếu quá lạm dụng. Bạn chỉ nên dùng trong phạm vi nhỏ, tối đa trong thời gian 20 ngày.

Thuốc bôi chứa corticoid là một phương pháp được dùng để điều trị các bệnh lí ngoài da thể nặng ở trẻ em, trong đó có bệnh chàm sữa

Corticoid có thể gây teo da, mỏng da, dày sừng nang lông hay làm suy giảm đề kháng nếu quá lạm dụng

Thuốc bôi kháng nấm: Hầu hết các trường hợp bị tổ đỉa đều có hiện tượng nhiễm nấm (do đặc thù của vùng da chân và tay). Vì vậy bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc bôi kháng nấm để ức chế nấm men và làm giảm tổn thương da.

Thuốc ức chế calcineurin: Tác dụng chống viêm, kháng dị ứng và được sử dụng xen kẽ với thuốc bôi chứa corticoid. Thuốc ức chế các chất trung gian gây viêm và dị ứng, từ đó làm giảm tổn thương thực thể và các triệu chứng cơ năng do chàm tổ đỉa gây ra.

Thuốc kháng histamine: Để làm giảm ngứa dữ dội và dai dẳng, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc kháng histamine H1 tổng hợp như Clorpheniramine, Cetirizine, Loratadin,…

Thuốc kháng sinh: Dùng khi bị nhiễm trùng (tổ đỉa bội nhiễm), ở đường uống hoặc kết hợp với kháng sinh dạng bôi trong trường hợp cần thiết.

Các loại thuốc khác: thuốc uống corticoid, thuốc chống nấm,…

Bên cạnh đó bạn có thể dùng bài thuốc dân gian trị tổ đỉa bằng muối và lá trầu không như sau:

Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch, vớt ra để ráo nước, cho muối vào cùng lá trầu không, giã nhuyễn lấy nước. Dùng nước này thoa trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa. Để im trong khoảng 20 – 30 phút, sau đó rửa sạch lại da bằng nước ấm. Đắp muối biển và lá trầu không khoảng 2 – 3 lần/ tuần để bệnh tổ đỉa nhanh chóng được cải thiện.

 ☛ Tham khảo chi tiết: Cách chữa tổ đỉa theo từng mức độ bệnh!

Kem bôi Sodermix – giải pháp an toàn đẩy lùi triệu chứng bệnh tổ đỉa

Như đã nói ở trên, sử dụng thuốc tây, đặc biệt là các loại thuốc chứa corticoid tiềm ẩn quá nhiều rủi ro và tác dụng phụ cho da. Vậy giải pháp nào vừa an toàn vừa hiệu quả, lại phù hợp với cả những người cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai? Đó là sử dụng kem bôi Sodermix với thành phần tự nhiên, lành tính, không chứa CORTICOID mà vẫn giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh tổ đỉa nhanh chóng, hiệu quả.

Sử dụng kem bôi Sodermix - giải pháp an toàn đẩy lùi các triệu chứng viêm da tiếp xúc nhanh chóng 1

Thành phần chính của Sodermix là Enzyme Superoxide Dismutase (SOD – chất chống oxy hóa mạnh và đặc hiệu nhất trong cơ thể) từ tinh chất trái cà chua xanh giúp trung hòa các gốc tự do, từ đó giúp chống viêm, giảm ngứa do tổ đỉa gây ra nhanh chóng. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng tự nhiên giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, khôi phục da tổn thương cực kỳ tốt.

Với các thành phần chiết xuất hoàn toàn tự nhiên nói trên, Sodermix đặc biệt hiệu quả và an toàn kể cả với làm da nhạy cảm và dễ tổn thương nhất như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Sản phẩm có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu chính hãng về Việt Nam và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Chăm sóc da trong điều trị và phòng ngừa tổ đỉa tái phát

Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo hướng dẫn từ bác sĩ thì người bệnh tổ đỉa cần kết hợp với chế độ chăm sóc tại nhà. Điều này không chỉ hỗ trợ kiểm soát bệnh mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tổ đỉa tái phát nhiều lần với diễn tiến nặng nề hơn.

Dưới đây là những biện pháp chăm sóc tại nhà hiệu quả cho người bệnh tổ đỉa:

Không chà xát và gãi cào lên da để tránh vỡ mụn nước, bóc vảy, chọc lể mụn. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.

Kiêng tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, dung môi công nghiệp, kim loại,… Nếu công việc bắt buộc tiếp xúc thì cần mang ủng và đeo găng tay cao su kĩ càng để bảo vệ da.

Hạn chế ăn các thực phẩm lạ và tránh sử dụng đồ uống, thực phẩm có khả năng dị ứng cao như hải sản, sữa, trứng, thịt gà, đậu phộng, đậu nành, lúa mì,…

Nếu mụn nước có kích thước lớn và gây khó khăn trong sinh hoạt, nên đến bệnh viện để được trích rạch bọng nước đúng cách và vô trùng.

Dưỡng ẩm da từ 2 – 4 lần/ ngày.

Chọn giày dép phù hợp, không quá bí bách chân, chất liệu mềm để giảm ma sát lên da. Ngoài yếu tố dị ứng, tác động cơ học cũng có thể là nguyên nhân kích thích chàm tổ đỉa và các bệnh da liễu mãn tính bùng phát.

Thường xuyên giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tập luyện thể thao để nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng. Thể trạng suy yếu là điều kiện thuận lợi để bệnh chàm tổ đỉa và các vấn đề da liễu bùng phát mạnh.

Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa mà bác sĩ chỉ định. Dùng thuốc theo khuyến cáo và chú ý báo cáo ngay khi triệu chứng không được đáp ứng hoặc có những vấn đề rủi ro phát sinh.

Khi phát hiện những tổn thương bất thường trên da, nhất là nổi mụn nước dưới da thì nên chủ động thăm khám bác sĩ ngay.

Tổ đỉa là căn bệnh ngoài da mãn tính, khó chữa trị khỏi triệt để, nhưng vẫn có thể kiểm soát tốt những triệu chứng mà bệnh gây ra. Điều quan trọng là bạn cần phát hiện sớm, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, có chế độ chăm sóc da trong và sau khi điều trị thật tốt, cũng như sử dụng các loại kem bôi với thành phần tự nhiên, lành tính, không chứa CORTICOID để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

Nếu còn vấn đề nào thắc mắc về tình trạng này, các bạn có thể gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...