Tổ đỉa bôi gì? - Chọn đúng, dùng đúng để mau khỏi!

“Tổ đỉa bôi gì cho mau khỏi?” là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Lý do là khi áp dụng các liệu pháp tại chỗ, triệu chứng bệnh giảm nhanh khiến người bệnh thấy thoải mái hơn. Nếu bạn cũng có chung mối băn khoăn trên thì bài viết này là để dành riêng cho bạn!

Tổ đỉa là bệnh gì?

Tổ đỉa (hay Pompholyx)  là bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là mụn nước kèm ngứa dữ dội ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, kẽ ngón tay và kẽ ngón chân. Bệnh không lây nhiễm nhưng lại dễ lan rộng gây ra phiền toái và mệt mỏi cho người mắc.

Tổ đỉa là bệnh gì? 1
Bệnh tổ đỉa gây mụn nước li ti ở kẽ ngón chân

Ngoài tên khoa học là Pompholyx, bệnh tổ đỉa còn được gọi là cheiropompholyx khi xuất hiện ở bàn tay hoặc pedopompholyx nếu nó xảy ra ở bàn chân. Dựa vào biểu hiện bệnh mà y học chia bệnh tổ đỉa thành 4 thể như sau:

  • Thể giản đơn: Tổn thương ngứa và mụn nước ở mức độ nhẹ và vừa.
  • Thể nhiễm khuẩn: Xuất hiện mụn mủ do vi khuẩn xâm nhiễm vào vùng da bị tổ đỉa.
  • Thể bọng nước: Là khi vùng da tổ đỉa bị nổi bọng nước to do tiếp xúc với hóa chất  thường xuyên.
  • Thể khô: Thể bệnh đặc biệt được xác định khi vùng da tổ đỉa bị đỏ rát, tróc vảy mà không có mụn nước.

☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh tổ đỉa – nguyên nhân và giải pháp điều trị

Tổ đỉa bôi gì nhanh khỏi?

Mỗi nhóm trị liệu tại chỗ sẽ phù hợp với một giai đoạn riêng của bệnh tổ đỉa. Có những nhóm được sử dụng xuyên suốt trong cả thời gian trị bệnh. Ngược lại, có nhóm thì dùng trong thời gian ngắn. Để có đáp án chính xác nhất cho câu hỏi: Tổ đỉa bôi gì nhanh khỏi?, bạn cần tìm hiểu kỹ các phương pháp và tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc bôi trị tổ đỉa

Đây là nhóm thuốc giúp điều trị nhanh triệu chứng hoặc tác động trực tiếp vào nguyên nhân. Những thuốc trị tổ đỉa tại chỗ được bác sĩ kê đơn phổ biến như:

Thuốc bôi trị tổ đỉa 1
Các thuốc bôi trị tổ chỉ được sử dụng khi bác sĩ kê đơn
  • Clobetasol: Thuốc được chỉ định trong các đợt cấp nặng. Clobetasol là một loại steroid nhóm I có tác dụng giảm viêm và gây co mạch giúp giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy, tăng tiết dịch tại vùng da tổ đỉa.
  • Fluocinonide: Đây là một steroid nhóm II. Fluocinonide giúp chống viêm, chống ngứa và co mạch. Thuốc được chỉ định trong giai đoạn 1 – 2 của bệnh tổ đỉa.
  • Betamethasone: Thuốc được chỉ định trong các đợt cấp tính, nặng. Betamethasone tạo ra tác dụng chống viêm, giảm ngứa rất nhanh chóng. Người bệnh có thể thấy triệu chứng cải thiện trong vòng 1 giờ sau khi bôi thuốc và duy trì tác dụng đến 72h sau đó.
  • Clotrimazole (hoặc terbinafine): Được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân khởi phát tổ đỉa là do nhiễm nấm da pedis.
  • Tacrolimus (hoặc pimecrolimus): Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm ngứa ngáy và sưng tấy tương tự nhóm corticosteroid nhưng ít tác dụng phụ hơn. Do đó, kem bôi Tacrolimus được sử dụng để kiểm soát triệu chứng bệnh tổ đỉa khi phải điều trị trong thời gian dài.
  • Acid Salicylic: Thuốc được dùng để tiêu sừng, làm bong da nhanh nên được chỉ định ở giai đoạn 4.

Tất cả những thuốc trên đều nằm trong danh mục thuốc kê đơn. Trong đó, một số loại thuốc bôi nhóm steroid hay corticoid khi sử dụng kéo dài hoặc không đúng liều lượng có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm như: teo da, giãn mao mạch, viêm da, bội nhiễm,… Vậy nên, bạn chỉ được sử dụng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.

Ngoài ra, để sử dụng thuốc bôi trị tổ đỉa có hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thông báo tiền sử dùng thuốc cho bác sĩ: Bao gồm những thuốc bạn đã – đang sử dụng và các triệu chứng dị ứng nếu có. Việc sử dụng một loại thuốc không phù hợp có thể khiến bệnh tổ đỉa của bạn nặng hơn
  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ: Hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian mà bác sĩ hướng dẫn. Điều này quyết định trực tiếp đến kết quả điều trị bệnh.
  • Ngưng sử dụng đúng lúc: Khi bạn đã dùng thuốc theo đúng chỉ định mà bệnh không chuyển biến tích cực hoặc có chiều hướng xấu đi, hãy ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ.

☛ Tham khảo chi tiết: Thuốc trị tổ đỉa loại nào tốt?

Dung dịch sát khuẩn

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giúp loại bỏ vi trùng và bụi bẩn bám trên bề mặt vùng da bị tổ đỉa, từ đó ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng. Bạn có thể lựa chọn một số dung dịch phổ biến dưới đây:

Dung dịch sát khuẩn 1
Dung dịch thuốc tím giúp sát khuẩn vùng da tổ đỉa
  • Dung dịch Hexamidine (Hoặc chlohexidine): Thuốc được sử dụng trong giai đoạn 3 khi mụn nước vỡ, vùng da tổ đỉa chảy dịch nhiều. Thuốc giúp làm loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên bề mặt da bị tổn thương.
  • Dung dịch thuốc tím 1/20.000: Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc từ khi khởi phát giai đoạn 1  đến giai đoạn 3. Thuốc giúp sát khuẩn và giảm rỉ dịch.
  • Thuốc chấm BTS: Được chỉ định trong giai đoạn 1 khi da mới xuất hiện nốt mụn nước đơn thuần hoặc trong giai đoạn 4 khi da dày sừng và bong. Thuốc chứa I-ốt có tác dụng sát khuẩn, khử trùng và Acid salicylic giúp tiêu sừng, bong da nhanh.
  • Dung dịch Milian: Thuốc chứa tím Gentian và xanh Methylen thường được chỉ định trong giai đoạn 3 khi tổ đỉa vỡ, chảy nhiều dịch hay có dấu hiệu nhiễm trùng. Dung dịch milian dùng để bôi lên vùng da tổn thương 2 – 3 lần/ ngày kéo dài từ 3 – 5 ngày.

Liệu pháp thiên nhiên

Không phải bây giờ bệnh nhân tổ đỉa mới có băn khoăn: Tổ đỉa bôi gì? Vấn đề này đã có từ thời xưa và được giải quyết bằng những liệu pháp tự nhiên. Trải qua thời gian dài, những biện pháp hiệu quả đã được ghi chép hoặc truyền miệng đến thời nay.

Liệu pháp thiên nhiên 1
Lá trầu không giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, tấy đỏ của bệnh tổ đỉa
  • Lá trầu không: Trong Đông y, lá trầu có tính ấm, vị cay giúp giảm đau, giảm ngứa, sát chuẩn và chống viêm. Vì thế lá trầu được sử dụng như một phương pháp trị bệnh tổ đỉa. Người bệnh chỉ cần lấy 3 – 5 lá trầu ngâm nước muối rồi rửa sạch. Sau đó, bạn vò nát rồi đun sôi với khoảng 1 lít nước. Dùng nước này để ngâm tay, chân bị tổ đỉa khi nước còn ấm.
  • Lá khế: Theo các thầy thuốc, lá khế có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn rất tốt. Nhờ đó, triệu chứng ngứa và đau nhức được kiểm soát nhanh chóng. Để trị tổ đỉa bằng lá khế, bạn dùng 300 – 500g lá khế tươi, rửa sạch rồi vò nát. Sau đó, đun sôi lá khế cùng 2 lít nước rồi ngâm tay, chân khi nước còn ấm.
  • Tỏi tươi: Trước kia, dù chưa phân tích được thành phần của củ tỏi nhưng các thầy thuốc vẫn biết tỏi có tác dụng sát khuẩn, chống viêm. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra củ tỏi có chứa chất Allicin hoạt động như một loại kháng sinh, kháng viêm tự nhiên, rất tốt cho người bị tổ đỉa. Bạn chỉ cần lấy 3 củ tỏi, bóc vỏ rồi ngâm ngập trong 200ml rượu trong 2 tuần. Sau đó, dùng rượu tỏi này để xoa lên vùng da bị chàm khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước ấm.
  • Chanh tươi: Chanh tươi chứa nhiều vitamin và acid tự nhiên có tác dụng dưỡng da, giảm tiết mồ hôi ở vùng da bị tổ đỉa. Ngoài ra, chanh cũng giúp kháng khuẩn rất tốt. Bạn chỉ cần lấy ½ quả chanh tươi vắt lấy nước cốt rồi trộn với một chút nước ấm. Sau đó, dùng hỗn hợp này thoa trực tiếp lên vùng da tổ đỉa khoảng 8 – 10 phút. Cuối cùng, bạn dùng nước ấm để rửa sạch vùng da này.

☛  Tham khảo thêm: Cách chữa tổ đỉa bằng dân gian hiệu quả!

Mặc dù đã được lưu truyền nhiều năm nhưng vẫn chưa có thống kê rõ ràng nào về hiệu quả quả những biện pháp này. Vì vậy, người bệnh chỉ nên áp dụng nó như một biện pháp phụ trợ. Ngoài ra, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi kết hợp cùng các thuốc điều trị được chỉ định.

Chất dưỡng ẩm da

Da khô là một trong những yếu tố khởi phát và khiến bệnh tổ đỉa tiến triển nặng hơn. Dưỡng ẩm phù hợp và đúng cách được cho là biện pháp hiệu quả giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh tổ đỉa.

Chất dưỡng ẩm da 1
Dưỡng ẩm đúng cách giúp bệnh tổ đỉa nhanh khỏi hơn

Để lựa chọn được chất dưỡng ẩm da phù hợp, người bệnh cần phân biệt rõ dải dưỡng ẩm từ sữa dưỡng da đến thuốc mỡ. Trong đó, sữa dưỡng da, kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ có sự khác nhau về tỷ lệ dầu (lipid) so với nước. Hàm lượng lipid càng cao, cảm giác nhờn và dính hơn và trông sáng bóng hơn trên da. Theo đó, sữa dưỡng da có hàm lượng lipid thấp nhất,  kem dưỡng trung gian và thuốc mỡ có hàm lượng lipid cao nhất.

Để lựa chọn được chất dưỡng ẩm phù hợp với tình trạng bệnh tổ đỉa của mình, bạn có thể áp dụng theo nguyên tắc sau:

  • Da khô nhẹ (Tổ đỉa chưa bùng phát): Bạn nên dưỡng ẩm da bằng sữa dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày.
  • Da khô ở mức độ trung bình đến nặng (Giai đoạn 1 – 2): Lựa chọn phù hợp là các kem dưỡng ẩm đặc hoặc thuốc mỡ. Nếu lựa chọn kem, bạn cần bôi thường xuyên hơn thuốc mỡ.
  • Vùng da tổ đỉa có tổn thương hở hoặc bong tróc (Giai đoạn 3 – 4): Bạn nên lựa chọn dưỡng ẩm bằng sữa dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng ẩm là tốt nhất vì sử dụng dạng mỡ sẽ khiến da bị bí và khó chịu hơn.
Sau khi lựa chọn được chất dưỡng ẩm phù hợp, bạn cần lưu ý đến quá trình sử dụng. Nếu có thể, bạn nên lựa chọn những sản phẩm dưỡng ẩm chứa trong tuýp hoặc bình phun. Điều này sẽ hạn chế được nguy cơ xâm nhiễm của vi khuẩn. Nếu chất dưỡng ẩm của bạn chứa trong hũ, hãy dùng dụng cụ chuyên biệt để lấy kem thay vì dùng tay trực tiếp.

Sodermix – Kem bôi đa tác động chữa tổ đỉa an toàn hiệu quả!

Vì lý do cá nhân nên bạn muốn một sản phẩm trị tổ đỉa đáp ứng được các tiêu chí: Đơn giản – gọn gàng – tiện dụng? – Sodermix là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Sodermix - Kem bôi đa tác động chữa tổ đỉa an toàn hiệu quả! 1
Sodermix khắc phục hiệu quả tình trạng tổ đỉa ở tay, chân

Kem bôi Sodermix giúp người bệnh giải quyết đồng thời nhiều vấn đề chỉ trong một sản phẩm:

  • Trị ngứa: Thành phần enzyme SOD trong Sodermix có tác dụng loại bỏ gốc tự do, ức chế giải phóng các chất trung gian hóa học gây ngứa tại vùng da tổ đỉa. Nhờ đó, người bệnh sẽ nhanh chóng “thoát khỏi” những cơn ngứa dữ dội trong giai đoạn 1 – 2 của bệnh tổ đỉa.
  • Giảm sưng tấy: Ngoài trị ngứa, cơ chế hoạt động của enzyme SOD còn ức chế phản ứng viêm. Vì vậy, bạn sẽ giảm hẳn cảm giác khó chịu vì tình trạng sưng tấy, đỏ đau khi mụn nước tổ đỉa vỡ ra ở giai đoạn 3.
  • Dưỡng ẩm: Tinh chất quả bơ bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết giúp vùng da tổn thương mềm mại, giảm bong tróc. Đây là một tác động tuyệt vời của Sodermix với bệnh nhân tổ đỉa ở giai đoạn 4.
  • Bảo vệ da: Thành phần dầu khoáng trong Sodermix tạo nên một lớp bảo vệ tự nhiên, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn và bụi bẩn lên da. Tác động này giúp người bệnh hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng.

Bởi Sodermix tạo tác dụng tích cực trên tất cả các giai đoạn của bệnh tổ đỉa nên bạn có thể sử dụng kem từ khi bệnh bắt đầu đến khi khỏi. Cách sử dụng của Sodermix rất đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch vùng da tổ đỉa với nước ấm. Sau đó, bạn dùng khăn bông mềm để lau khô rồi thoa một lớp kem mỏng lên da. Bạn nên bôi Sodermix với tần suất 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối sẽ thấy triệu chứng được cải thiện rõ rệt.

Sodermix - Kem bôi đa tác động chữa tổ đỉa an toàn hiệu quả! 2

Đặc biệt, với bảng thành phần hoàn toàn tự nhiên, lành tính – Sodermix có thể sử dụng được cho người bệnh tổ dỉa thuộc các nhóm đối tượng đặc  biệt như: Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai hay phụ nữ đang cho con bú. Bạn có dùng Sodermix lâu dài cho những lần tổ đỉa tái phát mà không cần lo lắng về nguy cơ tác dụng phụ.

Hiện nay, sản phẩm được tư vấn sử dụng tại nhiều bệnh viện lớn như: Bệnh viện 108, bệnh viện da liễu TW, bệnh viện Nhi TW, bệnh viện da liễu thành phố, bệnh viện 103,… Ngoài ra, sản phẩm cũng là lựa chọn của các nhà thuốc lớn trên toàn quốc.

Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”

Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”

Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa để đạt hiệu quả!

Bệnh tổ đỉa thường không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị kịp thời. Trong quá trình trị bệnh, bạn cần lưu ý một số điều sau để có được kết quả tốt nhất:

Lưu ý khi chữa bệnh tổ đỉa để đạt hiệu quả! 1
Luôn có biện pháp để bảo vệ vùng da bị tổ đỉa
  • Chú ý vệ sinh da: Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trị liệu tại chỗ, bạn cần chú ý giữ vệ sinh vùng da tổ đỉa tốt. Tránh để da bị bẩn hay ẩm ướt trong thời gian dài.
  • Tránh gãi, chà xát mạnh: Hành động này không chỉ khiến da tổn thương mà còn mở rộng vùng da bị tổ đỉa.
  • Hạn chế căng thẳng quá mức: Có thể bạn chưa biết nhưng tâm lý căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân khởi phát hoặc khiến bệnh tổ đỉa nghiêm trọng hơn.
  • Tránh để bị dị ứng – kích ứng: Những yếu tố như kim loại, dịch tiết côn trùng, mỹ phẩm,… có thể gây dị ứng cho da và trở thành yếu tố khởi phát hoặc tăng cường bệnh tổ đỉa. Vậy nên, hãy có biện pháp để phòng tránh chúng.
  • Luôn có biện pháp bảo vệ da: Những người bị tổ đỉa thường có làn da nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi những tác nhân như: nước tẩy rửa, hóa chất, xăng dầu,… Vì vậy, khi phải tiếp xúc với những yếu tố này, bạn cần mang theo các dụng cụ bảo hộ như ủng, găng tay cao su. Ngoài ra, bạn cũng có thể đeo thêm một lớp găng tay hoặc tất cotton bên trong để thấm hút mồ hôi.

Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp cho thắc mắc: Tổ đỉa bôi gì nhanh khỏi? Hy vọng qua bài viết, bạn đã lựa chọn được đáp án riêng phù hợp với mình. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, bạn có thể gửi lời nhắn cho chúng tôi hoặc, tìm đến bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://emedicine.medscape.com/article/1122527-medication#2

https://patient.info/skin-conditions/atopic-eczema/pompholyx

https://patient.info/skin-conditions/atopic-eczema/moisturisers-for-eczema-emollients

https://benhvienfavina.vn/thuoc-boi-tri-to-dia-1797.html

http://soytehaiphong.gov.vn/Default.aspx?sid=1283&pageid=30607&catid=58812&id=353190&catname=y-hoc-co-truyen&title=thuoc-tri-benh-to-dia-bang-thuoc-tay-va-thuoc-nam-dan-gian

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...