Viêm da dị ứng uống thuốc gì? - Tổng hợp các loại thuốc trị viêm da dị ứng hiệu quả
Các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, bong tróc,… mà viêm da dị ứng gây nên khiến người bệnh khó chịu, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống hàng ngày. Sử dụng các loại thuốc trị viêm da dị ứng được coi là phương pháp mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem viêm da dị ứng uống thuốc gì cho nhanh khỏi qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Viêm da dị ứng là bệnh gì?
Viêm da dị ứng là chứng bệnh da liễu phổ biến, rất nhiều người mắc phải. Đây là một dạng rối loạn da mãn tính, xuất hiên khi cơ thể đáp ứng quá mức với các kháng nguyên tồn tại trong môi trường, điều này làm kích hoạt phản ứng gây viêm của cơ thể. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi, giới tính và có thể khởi phát ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể. Đặc trưng điển hình của chứng bệnh này là tình trạng da khô, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, mụn nước cực kỳ khó chịu.
Viêm da dị ứng không phải là chứng bệnh gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng người mắc nhưng nó lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti về làn da và ngoại hình của mình.
Viêm da dị ứng có thể khởi phát do các yếu tố như:
- Do yếu tố di truyền
- Hệ miễn dịch bị suy giảm
- Tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, len, dạ,…
- Thời tiết thay đổi thất thường, nóng lạnh đột ngột, quá ẩm ướt hoặc quá khô hanh cũng khiến làn da bị kích ứng
- Thường xuyên phải tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa,…
- Stress, căng thẳng quá mức
Khi bị viêm da dị ứng, người bệnh thường có các triệu chứng gồm:
- Da bị nổi các mẩn đỏ, ngứa ngáy
- Da khô nẻ, ngứa ngáy dữ dội đặc biệt vào ban đêm
- Xuất hiện các mụn nước li ti tại vùng da bị tổn thương
- Các mụn nước này tiếp tục vỡ ra, chảy dịch, đóng mài và bong vảy
- Các vùng da tổn thương sưng đỏ, bong tróc và trở nên dày sừng, có màu thẫm hơn
Với trường hợp bị viêm da dị ứng ở mức độ nhẹ, các triệu chứng của bệnh sẽ tự khỏi khi người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị và chăm sóc da tại nhà. Tuy nhiên nếu thấy các dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, tình trạng viêm da lan rộng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
Nếu các triệu chứng không quá trầm trọng, vùng da tổn thương chưa lan rộng, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ. Trường hợp cách này không có hiệu quả hoặc tình trạng viêm da nặng hơn, các bác sĩ có thể kết hợp thêm các loại thuốc uống để điều trị toàn thân. Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm da dị ứng thường dùng, các bạn có thể tham khảo.
Tiêu chí lựa chọn thuốc điều trị viêm da dị ứng
Tùy vào từng trường hợp, tình trạng bệnh, cơ địa của người mắc mà tiêu chí lựa chọn thuốc điều trị viêm da dị ứng là khác nhau. Chẳng hạn nếu tiêu chí lựa chọn thuốc là an toàn, lành tính thì nên sử dụng các bài thuốc đông y, còn tiêu chí lựa chon thuốc là tác dụng hiệu quả nhanh thì nên sử dụng các loại thuốc tây y. Tuy nhiên, cho dù là loại thuốc nào thì tiêu chí lựa chọn chung sẽ vẫn là làm giảm hoặc ngăn ngừa được các triệu chứng của bệnh, cụ thể như:
- Giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm, nổi mẩn
- Làm mềm ẩm da, chống dày sừng, nứt nẻ
- Giảm kích ứng
- Hạn chế nhiễm trùng
- Giảm sưng ngứa, phù nề,…
- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi da.
Các loại thuốc điều trị viêm da dị ứng hiệu quả
Thuốc bôi điều trị viêm da dị ứng
Kem làm mềm da
Kem làm mềm da giúp cung cấp độ ẩm cho da, ngăn ngừa tình trạng da mất nước. Hầu hết những người bị viêm da dị ứng đều nên sử dụng loại kem này để khôi phục hàng rào bảo vệ da, hạn chế tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn.
Các loại kem làm mềm da phổ biến thường dễ sử dụng, dễ thấm nhưng cũng bay hơi nhanh. Còn thuốc mỡ thì có hiệu quả hơn với những trường hợp da cực khô, nhưng chúng thường khá nhờn rít và khó chịu. Trong khi đó, các loại kem làm mềm da dạng mỹ phẩm lại khá được ưa chuộng, nhưng chúng thường khá mắc tiền và hay chứa các hương liệu, phụ gia có thể khiến da bị kích ứng.
Các chuyên gia da liễu thường khuyên chúng ta rằng: Cho dù sử dụng bất kỳ dạng kem làm mềm da nào thì cũng nên sử dụng ít nhất 2 lần/ngày trên khắp các bề mặt da. Thời điểm tốt nhất để chúng mang lại hiệu quả tối ưu là 3 phút sau khi tắm. Chú ý mỗi lần bôi chỉ lấy một lượng đủ dùng ra khỏi lọ bằng một chiếc muỗng sạch để tránh nhiễm bẩn.
Dung dịch sát trùng
Dung dịch sát trùng có tác dụng làm sạch vùng da tổn thương, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển, hạn chế tình tình trạng viêm nhiễm,… nên rất hữu ích trong việc điều trị viêm da dị ứng.
Các dung dịch sát trùng thường được sử dụng khi bị viêm da dị ứng gồm:
- Kali permanganat
- Natri hypoclorit 6%
- Cetrimide
- Chloroxylenol
- Dibromopropamidine
- Polynoxylin
- Povidone iodine
- Triclosan
Ngoài cách bôi lên vùng da bị tổn thương thì có thể pha dung dịch sát trùng vào bồn tắm để ngâm rửa. Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng dung dịch sát trùng với cả kem làm mềm da để hiệu quả được tối ưu
Thuốc trị viêm da dị ứng tại chỗ chứa Corticoid
Corticoid tại chỗ có tác dụng chống viêm, giảm sưng ngứa, kiểm soát và cải thiện các triệu chứng của viêm da dị ứng tương đối hiệu quả. Chính vì vậy đây được coi là loại thuốc chủ lực trong điều trị viêm da dị ứng, nhất là trong những đợt bệnh kịch phát.
Corticoid tại chỗ được chia làm 3 nhóm khác nhau dựa trên hoạt lực điều trị, gồm: Nhóm vừa, nhóm mạnh và nhóm cực mạnh.
- Nhóm vừa gồm có Hydrocortison 1%, 2,5%; Dexamethason 0,1%… Nhóm này thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da dị ứng ở mặt hay những trường hợp viêm da dị ứng gây tổn thương diện rộng nhằm để hạn chế tác dụng phụ nếu thuốc bị hấp thu toàn thân
- Nhóm mạnh có Betamethasone valerate 0,01%, 0,1%… thường được dùng trong các trường hợp viêm da dị ứng gây tổn thương toàn thân ở người trưởng thành
- Nhóm rất mạnh gồm có Clobetasol propionate và diprolene. Nhóm này chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn trên các tổn thương nặng với diện tích nhỏ
Corticoid tại chỗ sẽ mang lại hiệu quả cao và an toàn nếu được sử dụng đúng liều lượng và đúng thời gian. Các bác sĩ thường khuyến cáo không nên sử dụng thuốc quá 10 ngày/ đợt điều trị, mỗi ngày chỉ nên bôi 1 lần, không quá 2 lần cho tới khi đỡ. Nên bôi thuốc vào buổi tối để thuốc giữ trên da lâu hơn, hiệu quả điều trị cao hơn.
Tuy mang lại hiệu quả điều trị tốt nhưng Corticoid lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ như teo da, mỏng da, giãn tĩnh mạch, rậm lông, thậm chí là suy thượng thận, chậm lớn ở trẻ nhỏ,… nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài. Ngoài ra, nếu dùng thuốc ở các vùng da mỏng như mí mắt có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,…
Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ
Loại thuốc này được dùng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với corticoid hoặc một số trường hợp khác. Các chất ức chế miễn dịch calcineurin tại chỗ như kem Pimecrolimus (Elidel TM) và thuốc mỡ Tacrolimus (Protopic TM) tác động theo cơ chế vừa điều hòa miễn dịch vừa chống viêm, giảm dị ứng đồng thời không làm mỏng da hoặc gây nguy cơ tổn thương da nên tương đối phù hợp điều trị viêm da dị ứng ở những vùng da mỏng như viêm da dị ứng ở mặt, các nếp gấp, bộ phận sinh dục,…
Tuy không gây nhiều tác dụng phụ như corticoid nhưng những ngày đầu sử dụng các chất ức chế miễn dịch calcineurin tại chỗ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng như bỏng, châm chích, ngứa. Và người lớn có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ này nhiều hơn trẻ em.
Ngoài ra, một số trường hợp sử dụng thuốc có thể gây run, tăng huyết áp, tăng đường huyết,… Khi sử dụng thuốc người bệnh cũng hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và tránh tiêm chủng. Vì cơ chế miễn dịch phức tạp nên thuốc chỉ phù hợp với người trưởng thành và trẻ em lớn hơn 2 tuổi.
Thuốc kháng sinh dạng bôi
Thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ sử dụng khi những tổn thương do viêm da dị ứng gây nên có hiện tượng nhiễm khuẩn và có nguy cơ nhiễm trùng cao. Khi đó, các bác sĩ có thể kê 1 loại kháng sinh hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau giúp đáp ứng điều trị nhanh, giảm các triệu chứng của bệnh nhanh chóng.
Các loại kháng sinh điều trị tại chỗ viêm da dị ứng thường dùng gồm: Lincosamid, Tetracyclin, Aminoglycosid, Macrolid,…
Thuốc bôi chống dị ứng
Thuốc bôi chống dị ứng giúp ngăn ngừa phản ứng dị ứng xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Thông thường, thuốc chống dị ứng ít được bào chế ở dạng kem bôi mà thường ở dạng uống để cho tác dụng nhanh và toàn diện. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi chống dị ứng như Benadryl và Phenergan
Viêm da dị ứng uống thuốc gì?
Ngoài sử dụng các loại thuốc bôi trị viêm da dị ứng thì với một số trường hợp bệnh nặng hoặc đe dọa biến chứng thì các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống hoặc tiêm trị viêm da dị ứng.
Vậy viêm da dị ứng uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc uống trị viêm da dị ứng thường được kê đơn:
Thuốc Corticoid đường uống
Thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng viêm ngứa ngoài da đồng thời phòng ngừa bệnh hiệu quả bệnh tiến triển trong những đợt kịch phát. Các loại corticoid đường uống được kể đến như: prednison, prednisolon, methylprednisolon, dexamethason,… Chúng thường được chỉ định trong các đợt điều trị viêm da dị ứng ngắn. Và mỗi loại lại có mức độ hoạt lực khác nhau nên tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp
Thuốc ức chế miễn dịch dạng uống
Thuốc thường được sử dụng để giảm liều steroid hoặc trong trường hợp viêm da dị ứng nặng ở người lớn mà không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Nhóm thuốc này cũng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và cần được sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch không phải là steroid thường thấy như Azathioprine, Cyclosporin, Methotrexate hoặc Mycophenolate,…
Thuốc kháng Histamine đường uống
Các loại thuốc kháng histamine đường uống sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, dị ứng hiệu quả. Người bệnh có thể dùng kết hợp 1-2 loại kháng histamin đường uống và thường sử dụng kết hợp thế hệ 1 với thế hệ 2.
Các thuốc kháng histamine thế hệ 1 như chlorpheniramine, hydroxyzine… có thể gây buồn ngủ, người bệnh nên uống vào ban đêm và tránh sử dụng khi lái xe, vận hành máy móc hoặc làm công việc trí óc. Chlorpheniramine có thể dùng được cho phụ nữ có thai. Thuốc kháng histamine thế hệ 2 gồm cetirizin, levocetirizin… ít gây buồn ngủ hơn, hiệu quả giảm ngứa tốt hơn nên người bệnh có thể dùng được cả ban ngày và ban đêm.
Thuốc kháng sinh dạng uống hoặc tiêm
Nếu trường hợp xuất hiện nhiễm khuẩn hay nguy cơ nhiễm trùng thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh. Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh điều trị tại chỗ thì người bệnh viêm da dị ứng có thể sử dụng kháng sinh dạng uống. Trường hợp tiêm thuốc kháng sinh hoặc truyền tĩnh mạch chỉ áp dụng trong các trường hợp viêm da nhiễm trùng nặng, phải nhập viện điều trị.
Kem bôi Sodermix – giải pháp không chứa Corticoid, đẩy lùi viêm da dị ứng
Sodermix được biết đến là dòng sản phẩm chuyên biệt cho viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm sữa và sẹo lồi, được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp với ưu điểm nổi trội là hoàn toàn KHÔNG CORTICOID.
Đặc biệt, Sodermix chứa hoạt chất chống viêm, giảm ngứa là Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ quả cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên. Do đó sản phẩm rất an toàn, dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da dị ứng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì các gốc tự do chính là “căn nguyên giấu mặt” của các triệu chứng viêm da, ngứa và sẹo. Các gốc tự do sản sinh mất kiểm soát sẽ khiến Cytokine được giải phóng, kích hoạt quá trình viêm ngứa và tăng sinh Collagen gây sẹo lồi.
Cơ chế hoạt động của Sodermix đó là dùng các SOD tự nhiên trung hòa các gốc tự do, từ đó làm giảm các triệu chứng viêm ngứa. Kết hợp với dầu trái bơ và dầu paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, hỗ trợ khôi phục làn da bị tổn thương.
Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”
Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm da dị ứng
Để việc sử dụng thuốc trị viêm da dị ứng mang lại hiệu quả cao, hạn chế nguy cơ tác dụng phụ và rủi ro không đáng có, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Với bất cứ loại thuốc nào, dù là thuốc bôi hay thuốc uống đều cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không được dùng thuốc một các tùy tiện vì mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh lại phù hợp với những loại thuốc khác nhau, liều lượng sử dụng khác nhau. Việc không tuân thủ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Trước khi sử dụng các loại thuốc bôi phải vệ sinh vùng da bôi thuốc sạch sẽ, tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.
- Tuân thủ đúng tần suất, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc, không được tự ý thay đổi các yếu tố trên. Việc làm này có thể khiến thuốc không phát huy hết hiệu quả hoặc dẫn đến tình trạng lờn thuốc, kháng thuốc, thậm chí là gây những biến chứng nguy hiểm.
- Cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng các loại thuốc chứa corticoid vì nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây giãn tĩnh mạch, teo da, rậm lông, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tuyến thượng thận,…
- Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm da dị ứng, nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
- Cần xác định được các yếu tố nguy cơ gây viêm da dị ứng từ đó có cách phòng tránh, hạn chế các tổn thương lan rộng hoặc bệnh tái phát trở lại.
- Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để bệnh nhanh khỏi. Nên uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi, hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, rượu bia, chất kích thích. Thường xuyên tập thể dục, nghỉ ngơi điều độ giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng, hạn chế căng thẳng.
Vì viêm da dị ứng là chứng bệnh mãn tính, với triệu chứng phức tạp nên còn vấn đề gì thắc mắc về chứng bệnh này, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.