Mách cách lựa chọn thuốc trị mẩn ngứa mề đay tốt nhất!

Mề đay, mẩn ngứa là một trong những bệnh dị ứng thường gặp và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nổi mề đay với dấu hiệu ngứa ngáy, khó chịu gây ảnh hưởng rất lớn đến cả sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị mẩn ngứa, mề đay đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Vậy, người bệnh nên lựa chọn thuốc trị mẩn ngứa, mề đay như thế nào? Cùng Sodermix tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mách cách lựa chọn thuốc trị mẩn ngứa mề đay tốt nhất! 1

Mẩn ngứa, mề đay nguy hiểm như thế nào?

Nổi mẩn ngứa, mề đay thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Bệnh mề đay không trực tiếp đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường rất khó kiểm soát, gây cảm giác khó chịu và mất tập trung. Đặc biệt, các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu có thể nặng hơn vào ban đêm, khiến cho bệnh nhân mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, lâu dài dẫn tới suy nhược cơ thể.

Mẩn ngứa, mề đay nguy hiểm như thế nào? 1
Mẩn ngứa, nổi mề đay có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm

Tưởng chừng chỉ là một căn bệnh phổ biến, không nguy hiểm, tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Cụ thể, các biến chứng của bệnh như sau:

  • Nhiễm trùng: Ngứa ngáy khiến bệnh nhân không thể kiểm soát được hành động gãi ngứa, cọ xát khiến cho vùng da dễ gặp phải tổn thương. Đồng thời, điều này cũng tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng cho da và có thể dẫn tới hậu quả bội nhiễm.
  • Sốc phản vệ: Sốc phản vệ được coi là một biến chứng nặng nề nhất của tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay. Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng phù nề lưỡi gà, phù nề thanh quản dẫn đến khó thở, thở khò khè, sốt cao, huyết áp giảm nhanh chóng. Trong tình huống bệnh nặng, bệnh nhân có thể gặp nguy cơ trụy tim mạch hoặc có thể tử vong khi không được cấp cứu đúng cách và kịp thời.
  • Một số biến chứng khác: Ngoài các biến chứng nặng như trên, bệnh nhân có thể gặp tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, phù mạch… nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát tốt.

Bị nổi mề đay phải làm sao?

Trước khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần tìm hiểu tình trạng gặp phải có thực sự là nổi mề đay hay không. Khi khám sức khỏe, các bác sĩ có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng là các nốt mẩn, phát ban trên da. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm da để xác định nguyên nhân gây phát ban.

Bị nổi mề đay phải làm sao? 1
Biện pháp thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa giúp quá trình điều trị bệnh mề đay thu được kết quả tối ưu

Khi đã có kết luận về tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị thích hợp như:

  • Điều trị không dùng thuốc: Nếu dị ứng nhẹ, bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian, bệnh nhân có thể không cần điều trị bằng thuốc.
  • Điều trị bằng thuốc: Thuốc giúp cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh. Có nhiều loại chế phẩm thuốc được sử dụng: thuốc bôi, thuốc uống, thuốc rửa…

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý:

  • Tránh gây khó chịu cho vùng da tổn thương: hạn chế tắm nước nóng, sử dụng các sản phẩm gây kích ứng cho da…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: khi thấy các dấu hiệu bệnh trở nặng hoặc các biện pháp trước đó không kiểm soát được tình trạng bệnh.

☛ Tham khảo thêm: Các cách trị mẩn ngứa an toàn hiệu quả tại nhà!

Tiêu chí lựa chọn thuốc trị mẩn ngứa, mề đay

Tiêu chí lựa chọn thuốc trị mẩn ngứa, mề đay 1
Lựa chọn thuốc thích hợp với tình trạng bệnh giúp bệnh nhân loại bỏ nguyên nhân, đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa tái phát

Để lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp nhất, người bệnh nên đánh giá theo các tiêu chí sau:

  • Hiệu quả điều trị: Thuốc loại bỏ nhanh các triệu chứng khó chịu, giúp cho người bệnh nhanh chóng lấy lại sức khỏe bình thường. Đồng thời, thuốc có tác dụng loại bỏ nguyên nhân gây bệnh tận gốc góp phần ngăn cản tái phát bệnh và giảm thời gian sử dụng thuốc.
  • Phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa bệnh nhân: Tùy vào cơ địa của người bệnh cũng như tình trạng bệnh, bác sĩ có thể kê thuốc khác nhau.
  • An toàn, ít tác dụng phụ: An toàn với sức khỏe là một trong những tiêu chí quan trọng của thuốc mà người bệnh cần quan tâm.
  • Tiện lợi, dễ sử dụng: Việc sử dụng thuốc đơn giản, dễ thực hiện giúp cho bệnh nhân tuân thủ điều trị cũng như giảm khó chịu, bất tiện khi sử dụng thuốc, duy trì cuộc sống bình thường.
  • Tính kinh tế: Giá thành cũng là một trong những tiêu chí mà người bệnh cần quan tâm.

Các loại thuốc trị mẩn ngứa mề đay Tây y

Dưới đây là một số nhóm thuốc điều trị mẩn ngứa mề đay có thể được bác sĩ lựa chọn kê đơn cho người bệnh:

Nhóm thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin là một trong những lựa chọn đầu tay của các bác sĩ, chẳng hạn như: Diphenhydramine hoặc Cetirizine.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong một số trường hợp bệnh nổi mề đay mẩn ngứa xảy ra do nhiễm khuẩn, vùng da bệnh có dấu hiệu bội nhiễm hoặc nhiễm khuẩn do hoạt động gãi và chà xát.

Nhóm thuốc Corticoid toàn thân

Corticoid là nhóm thuốc có khả năng cải thiện tình tốt tình trạng ngứa ngáy, đỏ ửng, phát ban da, phù nề… Tình trạng bệnh được kiểm soát rất hiệu quả và nhanh chóng. Thông thường, tình trạng phát ban, mẩn đỏ của người bệnh sẽ được kiểm soát chỉ sau 1 – 3 ngày điều trị với Corticoid.

Tuy nhiên, Corticoid có thể gây ra tác dụng phụ nặng nề với sức khỏe người bệnh.

Vì vậy, Corticoid được đưa vào đơn thuốc nếu tình trạng bệnh nặng, nổi mẩn toàn thân, bệnh cấp tính và có nguy cơ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng.

Thuốc ức chế miễn dịch, thay đổi huyết tương

Thuốc ức chế miễn dịch, thay đổi huyết tương là sự lựa chọn cuối cùng khi các thuốc trên không đem lại kết quả điều trị khả quan cho người bệnh. Ngoài ra, loại thuốc này còn được sử dụng khi bệnh phát triển nhanh theo chiều hướng xấu, với nhiều biến chứng nguy hiểm như phù mạch, khó thở…

Có thể kể đến một vài ví dụ như: thuốc ức chế Calcineurin (Cyclosporin), thuốc ức chế mTOR (Sirolimus)…

Thuốc ức chế miễn dịch, thay đổi huyết tương 1
Lựa chọn và sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ giúp tăng hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho người bệnh

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị tình trạng mẩn ngứa mề đay, người bệnh nên cân nhắc ưu nhược điểm sau:

– Ưu điểm:

  • Tác dụng điều trị nhanh, giúp đẩy lùi các triệu chứng chỉ sau 2 – 3 lần sử dụng.
  • Tiện lợi và dễ dàng sử dụng, giúp tiết kiện thời gian chuẩn bị hơn so với các thuốc Đông Y, các bài thuốc dân gian.
  • Có nhiều loại chế phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của người bệnh.

– Nhược điểm:

  • Nhiều tác dụng không mong muốn. Đặc biệt là nhóm thuốc Corticoid.
  • Có thể gây kích ứng cho da.
  • Một số thuốc chỉ giải quyết được các triệu chứng bên ngoài mà không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh.

Các bài thuốc dân gian trị mẩn ngứa, nổi mề đay hiệu quả

Đông Y quan niệm, dị ứng, nổi mề đay là bệnh do chức năng gan, thận yếu làm giảm khả năng đào thải độc tố khỏi cơ thể, từ đó gây nên các nốt mẩn đỏ trên da (4).

Dân gian đến nay vẫn lưu truyền rất nhiều bài thuốc hay trị mẩn ngứa, nổi mề đay như:

Dùng lá khế chữa mề đay

Lá khế có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, nước lá khế còn có khả năng làm dịu các vết sưng, mẩn đỏ làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị:

  • 100g lá khế tươi
  • 2 lít nước

– Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch lá khế. Đem lá khế đun sôi với nước, sau đó để nguội.
  • Bước 2: Dùng nước đó để tắm, ngâm mình hoặc rửa vùng da bị nổi mề đay.

Cách này thực hiện 2 ngày/lần sẽ giúp làm giảm tình trạng nổi mề đay hiệu quả.

Uống nước lá tía tô

Lá tía tô chứa các chất như: Hydrocumin, Limonen, Vitamin, Perillaldehyd, cùng các khoáng chất giúp trị nhiều bệnh trong đó có nổi mẩn ngứa, mề đay (4).

Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị:

  • 200 g lá tía tô.
  • 1 lít nước.

– Cách làm:

  • Bước 1: Lấy 200g lá tía tô tươi đã rửa sạch đem xay nhuyễn cùng 1000ml nước.
  • Bước 2: Đem hỗn hợp trên đun sôi, lọc bã lấy nước rồi để nguội.
  • Bước 3: Lấy nước đó uống, mỗi ngày 3-5 lần. Uống cách ngày trong vòng 1 tháng.

Ngoài ra, dùng lá tía tô xay nhuyễn để đắp lên vùng da bệnh cũng có thể đem lại hiệu quả điều trị tốt.

Uống nước lá tía tô 1
Uống nước lá tía tô giúp hấp thu hoàn toàn các dưỡng chất trong lá tía tô để mang đến hiệu quả trị mẩn ngứa toàn diện

Bài thuốc điều trị mề đay bằng lá kinh giới

Không chỉ là một loại rau gia vị, lá kinh giới còn có công dụng làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh nổi mề đay, viêm da cơ địa…

Cách thực hiện như sau:

– Chuẩn bị:

  • 100g lá kinh giới.
  • 1 thìa cà phê muối hạt.

– Cách làm:

  • Lấy 100g lá kinh giới đem rửa sạch.
  • Mang đi sao nóng và thêm khoảng một thìa cà phê muối hạt. Sao cho tới khi lá kinh giới chuyển màu vàng.
  • Đem chỗ lá đã sao nóng bỏ vào khăn mỏng. Sau đó chườm lên vùng da bị nổi mề đay cho tới khi lá nguội hẳn.

Người bệnh có thể áp dụng cách này mỗi ngày một lần sẽ thấy bệnh được cải thiện đáng kể.

Cũng giống như thuốc Tây y, các bài thuốc dân gian cũng tồn tại ưu nhược điểm nhất định:

– Ưu điểm:

  • Nguyên liệu thiên nhiên an toàn, ít gây tác dụng phụ.
  • Có hiệu quả làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, phát ban.

– Nhược điểm:

  • Thời gian chuẩn bị lâu, phức tạp.
  • Trị bệnh không tận gốc, chỉ làm giảm các triệu chứng bên ngoài, bệnh dễ dàng tái phát lại sau một thời gian.

Sodermix – kem bôi trị dứt điểm mẩn ngứa mề đay tiện lợi an toàn!

Sodermix xuất xứ từ Pháp là liệu pháp điều trị mẩn ngứa, mề đay không chứa Corticoid hiệu quả hàng đầu hiện nay.

Sodermix là sản phẩm đầu tiên và duy nhất có chứa Enzym Superoxide Dismutase (SOD) có nguồn gốc từ quả cà chua xanh. Enzym này có tác dụng trung hòa các gốc tự do – vốn là nguyên nhân làm tăng sinh quá mức các Collagen gây sẹo, ngứa ngáy, nổi mẩn ở bệnh nhân bị nổi mề đay. Ngoài ra, Sodermix còn chứa chiết xuất từ dầu quả bơ và dầu khoáng giúp làm mềm da, giữ ẩm và phục hồi vùng da bị tổn thương.

Sodermix có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn và lành tính. Vì vậy, Sodermix có thể dùng được cho cả những đối tượng nhạy cảm nhất như trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, người bệnh có làn da nhạy cảm… Người bệnh không cần quá lo lắng về tác dụng phụ như các dòng thuốc Tây y thông thường.

Sodermix - kem bôi trị dứt điểm mẩn ngứa mề đay tiện lợi an toàn! 1
Sodermix là liệu pháp điều trị không Corticoid nên rất an toàn với cả phụ nữ có thai và trẻ sơ sinh

Công dụng của Sodermix:

  • Chống viêm, giảm ngứa, giảm mẩn đỏ.
  • Ức chế tăng sinh Collagen quá mức.
  • Dưỡng ẩm, làm sáng da, phục hồi vùng da bị tổn thương.

Sodermix là một trong số ít sản phẩm trị ngứa, nổi mẩn đã được nghiên cứu lâm sàng. Nghiên cứu được đăng lên bởi tạp chí Acta Dermatovenerotogica Croatica 2009 – tạp chí chính thức của Hiệp hội Da liễu Croatica. Nghiên cứu được thực hiện trên 15 tình nguyện viên khỏe mạnh, chia làm 2 nhóm và được gây ngứa bởi tác động nhiệt của thiết bị Thermal Sensitivity Analyser.

Kết quả cho thấy, nhóm dùng Sodermix có đến 33% và 20% bệnh nhân không khởi phát ngứa tại thời điểm 30 giây và 90 giây. Thời gian ngứa của nhóm dùng Sodermix bị trì hoãn 41 giây so với nhóm còn lại.

Vì vậy, Sodermix là sản phẩm tin cậy và được nhiều bệnh nhân lựa chọn khi mắc bệnh mẩn ngứa, nổi mề đay.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Thay đổi lối sống để phòng ngừa mẩn ngứa, nổi mề đay

Những thay đổi đơn giản đối với lối sống có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai. Người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp phòng bệnh như:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng như: thức ăn, quần áo, sản phẩm vệ sinh và dưỡng da có pH cao…
  • Giữ vệ sinh da và không gian sống.
  • Tránh ở những nơi có độ ẩm cao hoặc mặc quần áo chật nếu gần đây mới bị nổi mề đay.
  • Tăng cường sức đề kháng tự nhiên bằng cách luyện tập thể dục, thể thao, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Chích ngừa dị ứng là một lựa chọn khác có thể giúp giảm nguy cơ bị nổi mề đay trở lại.
  • Khi bị nổi mề đay lần đầu, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị kịp thời, hiệu quả, loại trừ nguyên nhân để tránh tái phát.
Thay đổi lối sống để phòng ngừa mẩn ngứa, nổi mề đay 1
Người bệnh nổi mề đay nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin A như: gan gà, gan bò, cà chua, cá chép… hỗ trợ quá trình tái tạo vùng da tổn thương

Mặc dù không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nổi mẩn ngứa, mề đay lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Mong rằng, bài viết ngày hôm nay của Sodermix sẽ giúp người bệnh tìm được một loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả, an toàn và thích hợp nhất.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/hives
  2. https://medlineplus.gov/ency/article/000845.htm
  3. https://emedicine.medscape.com/article/1956597-overview
  4. https://suckhoedoisong.vn/noi-me-day-man-ngua-dau-hieu-va-cach-chua-benh-bang-bai-thuoc-thao-duoc-n159192.html
  5. https://vtv.vn/suc-khoe/bi-me-day-nen-kieng-gi-20200524225210907.htm

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...