Các loại thuốc, kem bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả
Viêm da cơ địa là chứng bệnh mạn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, phát ban, bong tróc rất khó chịu. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa viêm da cơ địa, bao gồm cả thuốc bôi lẫn thuốc uống. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem những loại thuốc nào thường được dùng để chữa viêm da cơ địa qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Nguyên nhân, triệu chứng viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một chứng bệnh da liễu có liên quan đến tính di truyền và cơ địa. Bệnh thường có tiến triển mãn tính, dai dẳng và xu hướng tái phát nhiều lần. Viêm da cơ địa thường phát triển qua ba giai đoạn là: cấp tính, giai đoạn bán cấp và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn lại có các dấu hiệu đặc trưng khác nhau. Dưới đây là triệu chứng viêm da cơ địa theo từng giai đoạn
☛ Xem chi tiết: Những thông tin tổng quan về bệnh viêm da cơ địa
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa theo từng giai đoạn
Giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính
Ở giai đoạn này, bệnh mới hình thành nên chưa có dấu hiệu nhận biết rõ ràng phát ra bên ngoài. Một số dấu hiệu được ghi nhận gồm:
- Da có biểu hiện khô, đỏ nhưng không có ranh giới rõ ràng
- Cảm giác ngứa tái diễn nhiều lần
- Vùng da tổn thương xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti
- Da phù nề, mụn nước vỡ ra, tiết dịc và đóng vảy
- Có thể xuất hiện những vết trợt da, mụn mủ do bị bội nhiễm
Các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến phần lớn cơ thể của bé ngay từ thời thơ ấu và mức độ nghiêm trọng sẽ tăng dần qua các năm. Còn ở người trường thành, bệnh thường xuất hiện nhiều ở tay, chân, mặt, trán và nếu tình trạng nghiêm trọng có thể lan sang các vùng khác.
Giai đoạn viêm da cơ địa bán cấp
Ngoài các triệu chứng giống với giai đoạn cấp tính như ngứa, da xuất hiện mụn nước li ti,.. thì các biểu hiện viêm da cơ địa ở giai đoạn bán cấp sẽ nhẹ hơn, da không tiết dịch, phù nề.
Giai đoạn viêm da cơ địa mãn tính
Viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần sẽ trở thành mãn tính. Ở giai đoạn này da sẽ bị dày thâm, lichen hóa, ranh giới phân biệt rõ ràng, ngứa dữ dội. Ngoài ra da dễ bị nứt nẻ, thậm chí là rớm máu do người bệnh cào gãi nhiều.
Nguyên nhân và các yếu tố làm bùng phát viêm da cơ địa
Theo các chuyên gia da liễu thì vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên chứng bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên chứng bệnh này có liên quan đến yếu tố cơ địa và sự rối loạn của hệ miễn dịch. Theo nhiều thống kê cho thấy, có đến 60% trường hợp bị viêm da cơ địa có tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc các chứng bệnh liên quan như hen suyễn, sốt cỏ khô, dị ứng. Không những vậy, ở những người nhiễm bệnh, các nhà khoa học đều nhận thấy có sự bất thường về gen và vai trò của kháng thể IgE – yếu tố khiến cơ địa nhạy cảm.
Thời tiết thay đổi thất thường là một trong những yếu tố khiến viêm da cơ địa bùng phát
Ngoài ra, viêm da cơ địa có thể bùng phát do các yếu tố nguy cơ như:
- Các dị nguyên: Tiếp xúc với các di nguyên như len, dạ, lông chó mèo, hóa chất, khói thuốc, côn trùng, nhựa cây hoặc ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, thịt bò, hải sản, sữa,… sẽ làm tăng nguy cơ khởi phát viêm da cơ địa.
- Nhiễm tụ cầu vàng: Độc tố từ tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) có khả năng kích thích tế bào lympho T, đại thực bào, tăng kháng nguyên trong huyết tương và làm phát sinh các triệu chứng lâm sàng của viêm da cơ địa.
- Yếu tố thời tiết: Thời tiết hanh khô, lạnh đột ngột cũng khiến các triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát. Nguyên do là khi thời tiết khô hanh hoặc lạnh khiến da bị khô, mất nước, màng lipid trên bề mặt da bị phá vỡ gây suy giảm khả năng bảo vệ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các dị nguyên xâm nhập và kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch, gây bùng phát viêm da cơ địa.
- Yếu tố tuổi tác: Phần lớn các trường hợp viêm da cơ địa khởi phát trong 5 năm đầu đời và có rất ít trường hợp khởi phát sau 6 tuổi. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên thường nhạy cảm hơn với các yếu tố kích thích.
- Các yếu tố nội sinh: Viêm da cơ địa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi gặp phải các yếu tố nội sinh như hệ miễn dịch suy giảm, nội tiết tố rối loạn, trầm cảm, stress kéo dài,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân, triệu chứng viêm da cơ địa ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính và rất dễ tái phát, việc điều trị viêm da cơ địa đòi hỏi người bệnh phải kiên trì và thực hiện đúng theo liệu trình bác sĩ đề ra. Việc dùng thuốc tây y để chữa trị viêm da cơ địa tương đối phổ biến, dưới đây là những loại thuốc hay được dùng trong điều trị viêm da cơ địa, các bạn có thể tham khảo.
Các loại thuốc chữa trị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng thường dùng
Các thuốc chữa trị viêm da cơ địa dạng bôi
Thuốc bôi được sử dụng phổ biến nhất trong bệnh viêm da cơ địa sự tiện dụng và đặc biệt là cho hiệu quả nhanh chóng.
Với các trường hợp bệnh không nghiêm trọng, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa như:
Thuốc bôi giúp kháng khuẩn và làm dịu da
Các loại thuốc này có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn, hỗ trợ phục hồi lớp màng bảo vệ da. Các loại thuốc kháng khuẩn, làm dịu da thường được sử dụng gồm:
- Kẽm Oxide 10%: Thuốc có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và bảo vệ da, được chỉ định dùng 2-3 lần/ngày để điều trị viêm da cơ địa. Tuy nhiên cần lưu ý là Kẽm Oxide có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da nếu ta sử dụng chúng trên vùng da chưa được khử trùng. Ngoài ra, với các bệnh nhân nhạy cảm với Pyrazol thì cũng không nên sử dụng Kẽm Oxide để tránh các rủi ro và các tác dụng phụ không mong muốn.
- Hồ nước: Hồ nước hay gọi là thuốc hồ có tác dụng giảm viêm, giảm sung huyết và hạn chế tình trạng chạy dịch mủ ở người bệnh viêm da cơ địa. Với thành phần chính gồm Glycerin, kẽm Oxide và bột Talc, thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch hỗn hợp dùng để thoa ngoài da giúp làm lành và khô các vết trầy xước, tổn thương nhỏ. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là cần sát trùng vùng da bị bệnh bằng dung dịch sát khuẩn trước rồi mới thoa hồ nước. Việc này giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến viêm da cơ địa bội nhiễm. Ngoài ra, trước khi sử dụng hồ nước, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cách sử dụng chính xác và hiệu quả nhất.
- Thuốc Chlorhexidine và Hexamidine dạng dung dịch thoa ngoài: Đây là hai loại dung dịch thoa ngoài có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, thường được chỉ định để điều trị viêm da cơ địa cấp tính và bán cấp. Thuốc có tác dụng kháng viêm, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, tăng cường khả năng phục hồi da cho người viêm da cơ địa, viêm da dị ứng.
Các loại kem hoặc thuốc mỡ Corticoid
Các loại kem bôi và thuốc mỡ Corticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và cải thiện tình trạng da ở người viêm da cơ địa. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc bôi chứa Corticoid phù hợp. Phổ biến bao gồm các loại sau:
- Nhóm thuốc bôi Corticoid có tác dụng yếu: Prednisolon, Hydrocortison hoặc Dexamethason
- Nhóm Corticoid tác dụng vừa phải: Triamcinolon và Alclometasone
- Nhóm thuốc bôi Corticoid có tác dụng mạnh: Betamethasone valerate, Fluocinolon acetonid và Betamethasone valerate
- Nhóm Corticoid có tác dụng rất mạnh: Betamethason dipropionat.
Thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa Acid Salicylic
Những loại thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa Acid Salicylic thường được các bác sĩ chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa mãn tính. Đặc tính của Acid Salicylic là có khả năng tan trong dầu, giúp làm sạch da, sát trùng nhẹ và tẩy tế bào chết trên bề mặt da. Ngoài ra chúng có thể được kết hợp với Corticoid để tăng thêm hiệu quả điều trị bệnh viêm da cơ địa.
Khi sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa Acid Salicylic cần lưu ý là không được bôi lên vết thương hở, nơi có vết trầy xước hoặc vùng bị viêm da cơ địa bội nhiễm. Ngoài ra, bị viêm da cơ địa trên mặt, nhất là các vùng xung quanh miệng cũng không nên sử dụng thuốc bôi chứa Acid Salicylic.
Các loại thuốc kháng sinh dạng bôi
Những loại thuốc này thường được chỉ định dùng trong trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm hoặc có nguy cơ bị nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường hợp này, thuốc kháng sinh dạng bôi sẽ được chỉ định kết hợp cùng với thuốc Corticoid nhằm hỗ trợ chống viêm, hạn chế sưng đỏ và ngăn ngừa các tổn thương trên bề mặt da.
Tuy kháng sinh dạng bôi là loại thuốc điều trị viêm da cơ địa bội nhiễm phổ biến nhưng việc sử dụng chúng cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại vi khuẩn gây bội nhiễm. Vì vậy, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và kê loại kháng sinh phù hợp. Tránh trường hợp tự ý sử dụng thuốc dẫn đến những rủi ro không mong muốn.
Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch dạng bôi
Tương tự như thuốc bôi Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch dạng bôi cũng có tác dụng chống viêm, giảm sưng, cải thiện tình trạng nứt nẻ ở người viêm da cơ địa. Phổ biến nhất trong nhóm này đó là Tacrolimus – thuốc hỗ trợ điều trị viêm da dị ứng, viêm da cơ địa.
Tuy cơ chế hoạt động thì giống với Corticoid nhưng các thuốc ức chế hệ thống dạng bôi không gây giãn tĩnh mạch hoặc mỏng da. Tuy nhiên, sử dụng thuốc này sẽ khiến da nhạy cảm hơn với anh sáng mặt trời. Nếu dùng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da hoặc hình thành các khối u ác tính trên da,…
Thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống
Thuốc trị viêm da cơ địa dạng uống thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da cơ địa nghiêm trọng. Các loại thuốc thường dùng gồm:
Thuốc kháng Histamine
Loại thuốc này hoạt động bằng cách ngăn ngừa cơ thể sản sinh ra Histamine (một chất trung gian giữ vai trò quan trọng trong sốc phản vệ và phản ứng dị ứng) giúp hạn chế tình trạng ngứa ngáy và cải thiện da khô, nứt nẻ.
Một số loại thuốc kháng Histamine thường được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa gồm: Meclizine; Hydroxyzine; Cyclizine; Desloratadin,…
Khi dùng thuốc kháng Histamine, người bệnh có thể cảm thấy buồn ngủ hoặc gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, sốt nhẹ,…
Thuốc Corticosteroid đường uống
Loại thuốc này có tác dụng kiểm soát, cải thiện các triệu chứng của viêm da cơ địa nhanh chóng và thường được các bác sĩ chỉ định khi các loại thuốc trị viêm da cơ địa khác không mang lại hiệu quả.
Các thuốc Corticosteroid đường uống dùng điều trị viêm da cơ địa phổ biến gồm: Metasone; Prednison; Medrol
Sử dụng các loại thuốc này cần phải được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc để tránh những rủi ro đáng tiếc hoặc những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Thuốc kháng sinh đường uống
Thuốc kháng sinh đường uống có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ da. Thuốc thường được sử dụng điều trị viêm da cơ địa ở những người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng hoặc bội nhiễm cao.
Amoxicillin và Cephalosporin là các loại kháng sinh thường được chỉ định điều trị viêm da cơ địa. Người bệnh cũng cần lưu ý là không được tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh, mọi loại thuốc sử dụng cần được chỉ định và đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa.
☛ Đọc thêm: Các phương pháp chữa trị viêm da cơ địa hiệu quả
Sodermix kem bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả của Pháp
Các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa kể trên tuy có hiệu quả nhưng ít nhiều cũng gây nên những tác dụng phụ cho người dùng, đặc biệt là một số loại không thể dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Điều này gây khó khăn cho người bệnh vì viêm da cơ địa là tình trạng mạn tính, thường xuyên tái phát. Chính vì vậy các nhà khoa học châu Âu đã tìm ra giải pháp mới, an toàn và hiệu quả với người bị viêm da cơ địa, đó là Sodermix – kem bôi trị viêm da cơ địa từ Pháp.
Điểm ưu việt của kem bôi Sodermix là thành phần chính gồm Enzym Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. Đây là chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể người, nhờ đó nhanh chóng cắt đứt phản ứng viêm gây tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nước… ở người viêm da cơ địa.
Ngoài SOD từ cà chua xanh, thành phần của Sodermix còn có thêm dầu trái bơ và các dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, dưỡng ẩm, làm sáng da, khôi phục vùng da bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của viêm da cơ địa. Với các thành phần nguồn gốc thiên nhiên, Sodermix an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Cách sử dụng kem bôi Sodermix rất dễ dàng và nhanh chóng:
- Vệ sinh sạch vùng da cần chăm sóc và lau khô.
- Lấy một lượng kem vừa đủ ra đầu ngón tay, thoa đều và massage nhẹ nhàng để kem thấm sâu vào da.
- Sử dụng Sodermix 3 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối) trong thời gian đầu để có tác dụng tốt nhất. Sau 2-3 tháng, bạn có thể giảm xuống 2 lần/ngày để duy trì tác dụng và ngăn ngừa tái phát.
Ngoài ra, bạn nhớ lưu ý Sodermix không bôi lên các vết thương hở. Với các tổn thương trên da mới, bạn nên để vết thương lành miệng rồi mới bôi Sodermix giúp ngăn quá trình hình thành sẹo xấu, sẹo lồi.
Tại Việt Nam, Sodermix được nhập khẩu và phân phối bởi công ty TNHH Dược Mỹ phẩm Amazon từ năm 2018 với số đăng ký: 180000325/PCBA-HN. Từ đó đến nay, Sodermix nhận được nhiều sự ủng hộ của các bác sĩ tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Da liễu Trung Ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện TW Quân đội 108, bệnh viện Nhi TW…
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa
Sử dụng các loại thuốc trị viêm da cơ địa đúng cách có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách sẽ gây ra các tác dụng phụ và những rủi ro không mong muốn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:
- Chỉ được sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa khi nhận được chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa
- Cần uống thuốc theo đúng liều lượng được hướng dẫn, không tự ý sử dụng thuốc hay thay đổi liều lượng nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn
- Với các loại thuốc trị viêm da cơ địa dạng bôi, trước khi sử dụng người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh và tay, việc này sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da
- Không được sử dụng thuốc Corticoid và thuốc ức chế hệ thống miễn dịch trong thời gian dài vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ và biến chứng nghiêm trọng khác
- Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa mà nhận thấy các tác dụng phụ hoặc các phản ứng khác không mong muốn, người bệnh cần trao đổi ngay với bác sĩ để có các biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp
Viêm da cơ địa là chứng bệnh mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Chính vì vậy việc điều trị viêm da cơ địa đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, phối hợp tốt với các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Việc sử dụng thuốc để điều trị viêm da cơ địa cần nhận được sự tư vấn và chỉ định của chuyên gia để tránh tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng hơn. Bởi vậy, nếu có bất cứ thắc mắc nào về viêm da cơ địa, các bạn có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được tư vấn miễn phí.