Sẹo thâm ở chân: Thì thào mẹo nhỏ "xóa bỏ" sẹo to!

Sẹo thâm ở chân không gây nguy hiểm nhưng lại khiến không ít người cảm thấy phiền toái và tự ti, đặc biệt là phái đẹp. Nếu bạn vẫn đang bối rối với những “dấu hoa thị” trên chân, đừng bỏ lỡ “bí kíp” được giới thiệu trong bài viết này.

Sẹo thâm là gì?

Trên lý thuyết, sẹo thâm không được tính là sẹo mà chỉ là chứng tăng hắc sắc tố melanin khiến vùng da trở nên sẫm màu hơn bình thường. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở những vết thương không được chăm sóc tốt, thường xuyên chịu tác động tiêu cực như: ánh nắng, bụi bẩn, chà xát mạnh,…

Sẹo thâm là gì? 1
Sẹo thâm là vết sẹo do tổn thương không được chăm sóc và điều trị đúng cách

Màu sắc và kích thước của sẹo thâm có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những yếu tố sau đây:

  • Mức độ tổn thương: Tổn thương càng rộng và sâu vào da thì sẹo thâm càng lớn và rõ rệt.
  • Cách chăm sóc vết thương: Bảo vệ tốt vết thương sẽ giúp hạn chế quá trình tăng sinh các hắc sắc tố trên da. Qua đó, sẹo thâm ở chân cũng nhạt màu hơn.

Sẹo thâm ở chân do đâu mà có?

Nguyên nhân khiến hình thành sẹo thâm ở chân có rất nhiều, trong đó phải kể đến như:

  • Vết côn trùng cắn: muỗi, ong, kiến,… bị chúng cắn sẽ gây ngứa ngáy khó chịu nên khi gãi sẽ tạo ra tổn thương trên da và kết quả để lại là các nốt sẹo thâm..
  • Vết bỏng: bỏng do các tác nhân nhiệt ví dụ bỏng bô xe máy, bỏng cồn… gây ra tổn thương da sẽ để lại sẹo thâm trên chân.
  • Sau va đập: những va đập gây ra do tai nạn xe cộ, các cú ngã, hay chỉ đơn giản là chân bị đập vào đâu đó như thành giường ghế đều có thể tạo nên những vết thương hở hoặc kín và để lại sẹo thâm lớn ở chân
  • Vết thương hở do phẫu thuật: vết thương sau phẫu thuật thường rất sâu và rộng nên cần thời gian rất lâu để lành lặn và thường để lại sẹo.

Sẹo thâm ở chân có chữa hoàn toàn được không?

Theo nhiều chuyên gia da liễu, sẹo thâm ở chân có thể tự khỏi hoàn toàn nếu không quá nghiêm trọng. Những tế bào da sậm màu sẽ “già đi và chết”. Thay vào đó là lớp da mới có màu giống như da bình thường. Quá trình này diễn ra liên tục khiến sẹo thâm ở chân dần bị “đào thải”.

Tuy nhiên, có một bất cập là thời gian “thay da tự nhiên” thường diễn ra rất lâu. Để một vết sẹo thâm ở chân biến mất, bạn có thể mất đến cả năm, hay lâu hơn. Mặt khác, những sẹo thâm lớn gần như không thể tự khỏi nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.

Có thể thấy, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc da và hỗ trợ loại bỏ sẹo thâm là rất cần thiết. Quá trình này có thể rút ngắn thời gian trị sẹo. Tuy nhiên, bạn cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn được biện pháp phù hợp với mình.

☛ Tham khảo thêm: Sẹo thâm có tự khỏi không?

Bật mí 10 cách chữa sẹo thâm ở chân ngay tại nhà

Để thúc đẩy nhanh quá trình mờ sẹo thâm, hãy áp dụng ngay những mẹo nhỏ này!

Nha đam (Lô hội)

Nha đam là thảo dược được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực mỹ phẩm – dược mỹ phẩm. Các nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng làm dịu da, trị bỏng và kích thích vết thương nhanh lành. Ngoài ra, sử dụng nha đam trong điều trị sẹo cũng cho thấy hiệu quả khả quan.

Nha đam (Lô hội) 1
Nha đam có tác dụng làm dịu da, trị bỏng và kích thích vết thương nhanh lành

Cách sử dụng nha đam trị sẹo thâm ở chân rất dễ thực hiện. Bạn chọn những lá nha đam không quá già cũng không không quá non, rửa sạch và cắt bỏ phần vỏ xanh. Phần ruột còn lại đem ép lấy chất keo trong suốt. Bôi gel này vào vùng da bị sẹo và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn. Phương pháp này nên được thực hiện 3 – 4 lần/ ngày để cho hiệu quả tốt nhất.

Dầu ô liu

Dâu ô liu nguyên chất được biết đến là phương pháp giảm sẹo thâm ở chân hiệu quả nhờ hàm lượng cao axit và vitamin K và E. Dầu ô liu có chức năng như một loại kem dưỡng ẩm, làm mềm da và khiến các mô sẹo trở nên lỏng lẻo. Thành phần axit trong dầu ô liu giúp tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các mô chết trên da. Nhờ đó, vết sẹo trở nên sáng màu hơn.

Dầu ô liu 1
Dầu ô liu giảm sẹo thâm ở chân hiệu quả

Để sử dụng dầu ô liu làm mờ sẹo, bạn dùng 1 thìa cà phê dầu ô liu nguyên chất xoa trực tiếp lên vùng sẹo thâm ở chân. Sau đó, bạn dùng tay massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn nhỏ đến khi da hấp thụ hết dầu. Thực hiện 1 -2 lần/ ngày để thấy được hiệu quả.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu oliu nguyên chất để chế biến hỗn hợp tẩy da chết bằng cách trộn dầu oliu với khoảng 1 thìa cà phê baking soda. Bạn thoa hỗn hợp này lên da bị sẹo thâm, massage nhẹ nhàng rồi để một vài phút trước khi rửa sạch với nước ấm. Tẩy da chết nên được thực hiện 3 – 4 ngày/ lần.

Nếu không tìm được dầu oliu nguyên chất, bạn có thể sử dụng dầu oliu thông thường nhưng sẽ kém hiệu quả hơn.

Nước chanh tươi

Dùng chanh tươi để khắc phục sẹo thâm ở chân là phương pháp rất phổ biến. Nước chanh được biết đến như một chất tẩy trắng giúp làm mờ vết sẹo thâm. Nó cũng được cho là có khả năng tẩy tế bào chết, giúp da trẻ hóa và tái tạo da.

Nước chanh tươi 1
Nước chanh giúp tẩy trắng, làm mờ vết sẹo thâm

Bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh thoa trực tiếp lên vùng da chân bị sẹo thâm, massage nhẹ nhàng rồi để yên khoảng 30 phút. Sau đó, bạn rửa lại với nước ấm. Cách này nên thực hiện 1- 2 ngày/ lần.

Mặc dù nguyên liệu chanh tươi dễ tìm và áp dụng đơn giản nhưng nó không phù hợp với tất cả mọi người. Nước cốt chanh có độ acid cao gây khô và kích ứng ở làn da nhạy cảm. Vì vậy, trước khi áp dụng thường xuyên, bạn hãy cắt một lát chanh nhỏ đắp lên da và theo dõi phản ứng.

Trường hợp da chỉ khô nhẹ và bạn vẫn muốn áp dụng cách này, hãy trộn nước cốt chanh với một chút nước hoặc dưa chuột để làm giảm khó chịu.

Bơ ca cao

Bơ ca cao là một sản phẩm tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Việc sử dụng bơ ca cao thường xuyên giúp làm mịn và mờ vết sẹo thâm ở chân hiệu quả.

Để áp dụng cách này, bạn bôi bơ ca cao lên vùng da sẹo tối đa 4 lần/ ngày. Trong khi bôi, bạn massage nhẹ nhàng để kích thích tăng tuần hoàn máu dưới da, tăng thẩm thấu dưỡng chất. Để tăng hiệu quả trị sẹo bằng bơ ca cao, bạn hãy áp dụng cách này sớm nhất có thể kể từ khi sẹo hình thành.

Hãy duy trì thói quen này và bạn sẽ bắt đầu thấy được những cải thiện tại vết sẹo sau khoảng 1 tháng áp dụng.

Vitamin E

Vitamin E có tác dụng làm mềm da, chống oxy hóa và kích thích quả trình sửa chữa tổn thương trên da. Sử dụng vitamin E để chăm sóc sẹo thâm ở chân giúp cải thiện kết cấu sẹo, góp phần khiến sẹo mờ và nhỏ hơn.

Vitamin E 1
Vitamin E có tác dụng làm mềm da, chống oxy hóa

Cách sử dụng đơn giản nhất là bạn tìm mua những viên nang vitamin E rồi dùng dịch bên trong thoa trực tiếp lên vết sẹo thâm ở chân. Tiếp đó, bạn đừng quên massage nhẹ nhàng đến khi dầu thẩm thấu hết vào trong da.

Vitamin E tương đối dịu nhẹ nên thường không gây kích ứng hay dị ứng. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn hãy thoa một lượng nhỏ lên mu bàn tay hoặc cẳng tay và để yên trong 10-15 phút và theo dõi phản ứng trên da. Nếu bạn thấy phản ứng bất thường hay dị ứng, hãy ngừng sử dụng.

☛ Tham khảo chi tiết: Có nên dùng vitamin E trị sẹo thâm?

Mật ong

Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và sát khuẩn cho da rất tốt. Mặt khác, mật ong có khả năng tẩy nhẹ nên có thể giúp loại bỏ tế bào chết trên da.

Mật ong 1
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm và sát khuẩn

Để sử dụng mật ong làm mờ sẹo thâm ở chân, bạn hãy phủ một lớp mật ong lên vết sẹo vào buổi tối trước khi đi ngủ. Sau đó, dùng băng quấn vết sẹo lại. Sáng hôm sau, bạn tháo băng và rửa sạch mật ong với nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy vết sẹo thâm được cải thiện rõ rệt.

Lưu ý: Mật ong có thể gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm. Do đó, hãy test thử trên vùng da non của bạn trước khi áp dụng.

Dầu dừa

Dầu dừa nổi tiếng với khả năng chăm sóc da nhờ thành phần vitamin phong phú. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, làm trắng và làm mềm da. Sử dụng dầu dừa thường xuyên cho những vết sẹo thâm ở chân có thể cải thiện độ phẳng và màu sắc của sẹo.

Dầu dừa 1
Dầu dừa giúp cải thiện độ phẳng và màu sắc của sẹo.

Cách trị sẹo thâm với dầu dừa được thực hiện như sau. Bạn đun nóng một chút dầu dừa đến khi nó hóa lỏng. Sau đó, dùng dầu xoa bóp vào vết sẹo trong khoảng 10 phút. Tiếp đó, để da hấp thụ dầu dừa liên tục  trong ít nhất một giờ. Lặp lại 2 – 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng.

Giấm táo

Nếu nhà bạn có sẵn một hũ giấm táo, hãy lấy nó ra để khắc phục vết sẹo thâm trên chân. Giấm táo chứa axit tự nhiên giúp làm mềm các mô sẹo và kích thích tăng sinh tế bào mới. Ngoài ra, giấm táo còn có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của sẹo thâm hiệu quả.

Giấm táo 1
Giấm táo chứa axit tự nhiên giúp làm mềm các mô sẹo

Đầu tiên, bạn pha giấm táo với nước cất theo tỷ lệ 1 thìa giấm táo: 2 thìa nước cất. Tiếp đó, nhưng bông gòn vào hỗn hợp rồi chấm đều lên vết sẹo vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Cuối cùng, bạn rửa sạch vùng da này với nước ấm vào sáng hôm sau.

Khoai tây

Có thể bạn chưa biết, khoai tây là một trong những cách giúp giảm sẹo thâm ở chân rất hiệu quả. Khoai tây chứa axit tự nhiên giúp loại bỏ tế bào chết. Ngoài ra, thành phần vitamin và nước giúp vùng da sẹo mềm và sáng hơn.

Khoai tây 1
Khoai tây chứa vitamin và nước giúp vùng da sẹo mềm và sáng hơn.

Để áp dụng phương pháp này, bạn cần rửa sạch một củ khoai tây. Sau đó, bạn cắt khoai tây thành những lát tròn dày vừa phải. Dùng tay di chuyển lát khoai tây lên vết sẹo thâm ở chân theo chuyển động tròn đến khi lát khoai khô. Thực hiện massage với khoai tây liên tục trong 20 phút và để vết sẹo khô tự nhiên khoảng 10 phút. Cuối cùng, rửa sạch da với nước mát.

Mẹo chữa sẹo thâm ở chân với khoai tây nên được thực hiện ít nhất 1 lần/ ngày để cho hiệu quả nhanh chóng.

Nghệ vàng

Thành phần Curcumin trong củ nghệ có tác dụng chống viêm, tăng tái tạo, làm mờ sẹo và vết thâm. Phương pháp trị sẹo thâm với nghệ rất nổi tiếng và cho thấy hiệu quả rõ ràng trên rất nhiều bệnh nhân.

Nghệ vàng 1
Curcumin trong củ nghệ có tác dụng chống viêm, tăng tái tạo, làm mờ sẹo và vết thâm

Bạn chỉ lấy một củ nghệ tươi, rửa sạch và ép lấy nước cốt. Sau đó, thoa nước cốt trực tiếp lên da và để nó khô tự nhiên. Lặp lại phương pháp này từ 1 – 2 lần/ ngày sẽ thấy sẹo thâm ở chân của bạn được cải thiện đáng kể.

☛ Tham khảo thêm: Mách bạn 6 cách trị sẹo thâm bằng nghệ tươi

Lưu ý khi chăm sóc sẹo thâm ở chân

Làm mờ vết sẹo thâm không phải việc dễ dàng nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn kiểm soát tình trạng sẹo thâm ở chân tốt hơn:

Lưu ý khi chăm sóc sẹo thâm ở chân 1
Sử dụng kem chống nắng giúp hạn chế hình thành sẹo thâm ở chân
  • Trị sẹo thâm ở chân càng sớm càng tốt: Thời gian tốt nhất để điều trị sẹo là từ 2 tuần – 2 tháng kể từ khi vết thương xuất hiện. Đây là thời gian các mô sợi bắt đầu tăng sinh để hình thành sẹo. Can thiệp đúng cách trong thời gian này giúp kiểm soát hiệu quả kích thước và màu sắc của sẹo.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ: Loại bỏ tế bào chết sẽ giúp trẻ hóa vùng da bị sẹo và làm vết sẹo nhạt màu hơn. Tuy nhiên, bạn không được tẩy da chết trên những vết sẹo mới, chưa lành miệng.
  • Bảo vệ da bằng kem chống nắng: Tia UV là một trong những nguyên nhân khiến vết sẹo trở nên sẫm màu hơn. Vì vậy, hãy dùng kem chống nắng cho đôi chân của bạn mỗi ngày.
  • Hạn chế tổn thương và sẹo mới ở chân: Tổn thương mới có thể gây nhiễm trùng, tạo ổ viêm loét và khiến vết sẹo trở nên nghiêm trọng hơn. Tình trạng “sẹo chồng sẹo” khiến kết cấu sẹo trở nên dày đặc, tăng kích thước, tăng độ đậm và khiến điều trị khó khăn hơn.
  • Lựa chọn phương pháp phù hợp: Một phương pháp phù hợp phải đảm bảo được yếu tố: Rõ ràng – an toàn – hiệu quả. Nếu bạn chưa biết phải xử lý vết sẹo thâm ở chân của mình như thế nào, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu
  • Hãy kiên trì: Điều trị sẹo thâm ở chân không phải ngày một ngày hai là thấy được hiệu quả. Theo các bác sĩ, người bệnh cần tối thiểu 1 tháng để biết được phương pháp điều trị hiện tại có phù hợp với mình hay không. Tâm lý nôn nóng và việc thay đổi điều trị liên tục dễ khiến bạn thất vọng và không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Kem bôi Sodermix – Mờ sẹo thâm, da sáng mịn

Sẹo thâm là kết quả của những vết thương không được chăm sóc đúng cách khiến sắc tố da bị biến đổi. Xuyên suốt quá trình này đều có sự góp mặt của các gốc tự do. Nếu các gốc tự do được hạn chế, quá trình hình thành sẹo thâm sẽ được cải thiện đáng kể.

Kem bôi Sodermix - Mờ sẹo thâm, da sáng mịn 1
Sodermix giúp giảm thiểu tối đa tác động của các gốc tự do đến quá trình hình thành sẹo thâm

Dựa trên cơ chế này, các nhà khoa học Pháp đã nghiên cứu và phát triển thành công dòng sản phẩm chăm sóc da bị sẹo – Sodermix. Kem bôi Sodermix chứa thành phần enzyme SOD trong chiết xuất cà chua xanh có khả năng trung hòa gốc tự do. Nhờ đó, giảm thiểu tối đa tác động của các gốc tự do đến quá trình hình thành sẹo thâm. Ngoài ra, việc thu dọn gốc tự do còn gián tiếp ức chế phản ứng viêm, phản ứng dị ứng, cải thiện hiệu quả tình trạng viêm – ngứa trong quá trình vết thương làm sẹo.

Sodermix cũng đã trải qua thử nghiệm lâm sàng cho thấy khả năng trị ngứa, giảm kích thước và thể tích sẹo rõ rệt. Chỉ sau 1 tuần sử dụng sẹo thâm đã biến mất với các vết sẹo thâm vừa được hình thành. Sản phẩm đã được chứng minh là có hiệu quả tốt ngay cả với sẹo thâm lâu năm sau 1 tháng.

Kem bôi Sodermix là lựa chọn hoàn hảo cho những người cần trị sẹo thâm ở chân mà lại quá bận rộn. Cách sử dụng Sodemix rất đơn giản. Bạn chỉ cần làm sạch vùng da sẹo, lấy lượng kem vừa đủ, thoa nhẹ nhàng và massage đến khi kem tan hẳn vào da là được.

Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY

Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY

Mẹo khắc phục sẹo thâm ở chân được nhiều người yêu thích bởi nguyên liệu đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đa số những phương pháp này đều chưa được nghiên cứu chứng minh rõ ràng. Vậy nên, bạn không nên quá thất vọng nếu chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hãy thay đổi một phương pháp khác hoặc xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để tăng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/how-to-get-rid-of-old-scars#remedies

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...