Nguyên nhân, triệu chứng viêm da cơ địa ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa là căn bệnh da liễu có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ đều có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, da khô ráp, nứt nẻ, nổi mẩn,… gây rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sông sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân, triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn và trẻ nhỏ như thế nào? Và có gì khác biệt ở hai độ tuổi này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa hay còn có các tên gọi khác như chàm thể tạng, chàm cơ địa, lichen đơn dạng mãn tính. Đây là một loại bệnh da liễu tương đối phổ biến hiện nay, đặc trưng bởi các tổn thương da mãn tính, dai dẳng và tái phát nhiều lần. Mặc dù viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng các triệu chứng của chúng gây nên rất nhiều phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh.
Phần lớn người bị viêm da cơ địa là do tiền sử của bản thân và gia đình. Nếu trong gia đình có người mắc các bệnh liên quan như dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa,… thì nguy cơ bị viêm da cơ địa sẽ rất cao.
Viêm da cơ địa không những gây nên các tổn thương ngoài da mà còn kèm theo các vấn đề sức khỏe khác như sốt cỏ khô, hen suyễn, viêm mũi dị ứng. Các tổn thương của viêm da cơ địa điển hình là tình trạng da viêm đỏ, nổi mụn nước li ti, các mụn nước vỡ ra khiến da rỉ dịch, tróc vảy, da khô ráp, ngứa ngáy và dày sừng. Trong đó ngứa ngáy là triệu chứng dai dẳng, xuyên suốt từ giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính đến giai đoạn bán cấp và mãn tính.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Những thông tin cần biết về bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở cả người lớn và trẻ em
Vì viêm da cơ địa là chứng bệnh da liễu mãn tính, có căn nguyên phức tạp nên hiện nay các chuyên da vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra chứng bệnh này. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu khoa học thì viêm da cơ địa cả ở người lớn hay trẻ em đều có mối liên hệ mật thiết với yếu tố cơ địa, di truyền, rối loạn hệ miễn dịch,…
Và dưới đây là một số yếu tố thuận lợi để viêm da cơ địa có thể bùng phát:
Yếu tố di truyền
Di truyền được coi là yếu tố phổ biến và có mối liên hệ mật thiết với bệnh viêm da cơ địa. Nếu có ông bà, cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị mắc chứng bệnh này thì khả năng thế hệ sau có nguy cơ bị mắc sẽ cao hơn bình thường. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì có đến 80% người bị viêm dã mãn tính có người thân cận huyết mắc phải các bệnh lý liên quan như chàm, viêm da cơ địa, nổi mề đay, dị ứng, hen suyễn, sốt cỏ khô, mẩn ngứa,…
Yếu tố cơ địa
Những người có cơ địa nhạy cảm, làn da mỏng manh thường có nguy cơ cao mắc viêm da cơ địa. Đặc biệt nếu vệ sinh da không sạch sẽ, thường xuyên tiếp xúc với các loại dị nguyên như phấn hoa, hóa chất, lông động vật,… cũng dễ khiến cho viêm da cơ địa bùng phát
Sức đề kháng yếu (hệ miễn dịch suy giảm)
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu, chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ mắc các bệnh lý viêm nhiễm như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… Không những vậy, sức đề kháng yếu còn là điều kiện thuận lợi làm viêm da cơ địa ở trẻ và các bệnh viêm da mãn tính khác bùng phát mạnh hơn.
Ở người lớn, khi hệ miễn dịch bị suy giảm, sức khỏe ốm yếu có thể khiến các triệu chứng của viêm da cơ địa bùng phát mạnh. Khi đó, viêm da cơ địa không những gây thương tổn trên da mà còn kích thích các bệnh khác như hen suyễn, sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng.
Yếu tố dị ứng
Dị ứng là một trong những yếu tố phổ biến gây viêm da cơ địa. Các phản ứng dị ứng thường xảy ra do thời tiết thay đổi, tiếp xúc với các dị nguyên, sử dụng thuốc, thức ăn, mỹ phẩm,… Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ kích hoạt, sản sinh ra các kháng thể IgE, kháng thể này sẽ di chuyển tới các tế bào và giải phóng histamin – một chất trung gian gây phản ứng ngứa ngáy, dị ứng, nổi mẩn trên da,…
Yếu tố thời tiết
Sự thay đổi thời tiết cũng là một trong những yếu tố thuận lợi kích thích viêm da cơ địa khởi phát. Nếu thời tiết bỗng dưng thay đổi đột ngột hoặc chuyển lạnh khô sẽ khiến các bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, tổ đỉa, chàm,… dễ dàng bùng phát. Và nếu thời tiết trở nên ấm hơn thì các triệu chứng của các bệnh này sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt.
Yếu tố dinh dưỡng
Ở trẻ nhỏ, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa cũng kích thích các triệu chứng viêm da cơ địa bùng phát
Còn ở người lớn, ăn nhiều các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, thịt bò,… hoặc thường xuyên uống bia rượu, sử dụng chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ khởi phát viêm da cơ địa.
Các yếu tố cơ học
Việc da cọ xát quá nhiều vào quần áo (do mặc quần áo chật, chất liệu dày) cũng là yếu tố thuận lợi khiến viêm da cơ địa bùng phát
Yếu tố tâm lý
Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài, chấn động tinh thần mạnh, xúc động, làm việc quá sức,… cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa
Yếu tố kích ứng
Cơ thể bị kích ứng sau khi tiếp xúc với nhựa cây độc hoặc bị côn trùng cắn cũng kích thích bùng phát viêm da cơ địa
Triệu chứng viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa thường đặc trưng bởi các tổn thương trên da cơ màu đỏ hồng, da khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, các hình thái tổn thương mà viêm da cơ địa gây ra rất đa dạng, tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn bệnh mà triệu chứng viêm da cơ địa sẽ khác nhau.
Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ em
Dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ ở độ tuổi nhũ nhi có thể gặp phải như:
- Xuất hiện các nốt ban da hình móng ngựa ở vùng má hoặc trán
- Nhiều trẻ còn bị nổi ban ở cổ, xung quanh miệng, vùng đầu hoặc cả thân mình
- Các tổn thương trên da sẽ dần chuyển sang màu đỏ, cùng với đó trên bề mặt da sẽ nổi nhiều mụn nước
- Mụn nước sau khi vỡ ra sẽ chảy dịch và gây nên các vết trợt loét
- Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn da thứ phát, da sẽ đỏ và xuất hiện vảy tiết
- Ngoài ra viêm da cơ địa ở trẻ có thể đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy, viêm tai giữa
Trẻ từ 2 tuổi trở lên sẽ có các triệu chứng viêm da cơ địa gồm:
- Xuất hiện các tổn thương da dạng ban đỏ với hình đĩa
- Các tổn thương này thường có xu hướng lichen hóa khiến da trở lên khô, dày sừng
- Vùng da bị tổn thương sẽ trở nên khô ráp, xuất hiện các vảy màu trắng bạc
- Các vùng khuỷu tay, đầu gối, lòng bàn tay, bàn chân xuất hiện hiện tượng bong vảy
- Lúc này các tổn thương da có thể đi cùng với dày sừng nang lông, đục thủy tinh thể hoặc bệnh vảy cá thông thường.
Biểu hiện viêm da cơ địa ở người lớn
Biểu hiện viêm da cơ địa của người lớn ở giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính cũng có nhiều đặc điểm khác biệt. Ngoài ra, các yếu tố như phạm vi ảnh hưởng, mức độ tổn thương và vị trí xuất hiện của viêm da cơ địa còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, cơ địa và hệ miễn dịch của từng trường hợp mắc cụ thể.
Những biểu hiện viêm da cơ địa ở người lớn trong giai đoạn cấp tính gồm:
- Trên da xuất hiện các vết ban màu hồng hoặc đỏ với hình thái và kích thước đa dạng, thường bằng phẳng và không có ranh giới rõ ràng
- Các mụn nước nhỏ hoặc các đám sẩn sẽ mọc trên các nốt ban da, khi các mụn nước vỡ ra gây chảy dịch tiết
- Da phù nề, chảy dịch tiết và bắt đầu đóng mài
- Các vùng da bị tổn thương có cảm giác nóng rát, sưng đau và ngứa âm ỉ
Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn trong giai đoạn mãn tính:
- Những vùng da bị tổn thương trở nên thâm sạm, dày sừng và lichen hóa
- Trên da xuất hiện các vết nứt nẻ hoặc các nếp nhăn da
- Đi cùng với đó là các triệu chứng ngứa ngáy
Các tổn thương mà viêm da cơ địa gây ra ở người lớn thường phát sinh chủ yếu ở vùng khuỷu tay, mặt sau đầu gối, mu bàn tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, ngực, lưng hoặc đầu và thường có tính chất đối xứng. Một số trường hợp các tổn thương da có thể lan ra phạm vi lớn hơn như toàn bộ thân trên hoặc thân dưới, các chi,…
Điều trị viêm da cơ địa hiệu quả ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Tây
Sử dụng các thuốc điều trị tại chỗ bao gồm:
- Dung dịch thuốc tím hoặc dung dịch Chlorhexidine và Hexamidine: Các dụng dịch này có tác dụng sát trùng và khử khuẩn nhẹ, được sử dụng ngay khi các triệu chứng viêm da cơ địa mới bùng phát.
- Hồ nước hoặc Nitrate bạc: Đây là loại thuốc bôi dùng trong giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính, bôi ngay sau khi sử dụng các dung dịch kháng khuẩn. Thuốc có tác dụng làm khô các dịch tiết đồng thời thúc đẩy các tổn thương da đóng mài nhanh chóng.
- Thuốc mỡ corticoid: Là loại thuốc thường được dùng trong giai đoạn viêm da cơ địa mãn tính, có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng sưng viêm và dị ứng. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong một thời gian ngắn vì thuốc có thể gây rậm lông, mỏng da, teo da, tăng nguy cơ nhiễm trùng,…
- Thuốc chứa acid salicylic: Acid salicylic có tác dụng làm bạt sừng, giảm dày sừng da. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa mãn tính.
- Các loại kem dưỡng ẩm lành tính: Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, tạo màng bảo vệ da và ngăn ngừa nứt nẻ. Chỉ nên dùng sản phẩm này sau khi các vùng da tổn thương đã lành hẳn.
Dùng các loại thuốc điều trị toàn thân như:
- Thuốc kháng histamine H1: Thuốc có tác dụng chống dị ứng và giảm ngứa bằng cách ức chế thụ thể histamine H1 ở hệ thần kinh trung ương. Tuy nhiên sử dụng loại thuốc này sẽ gây tình trạng buồn ngủ
- Corticoid đường uống: Thuốc có thể được dùng nhằm giảm dị ứng và chống viêm mạnh ở giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính. Tuy nhiên, vì tính rủi ro cao nên thuốc chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (khoảng 3 ngày) với liều lượng thấp. Và Corticoid đường uống rất hiếm khi được chỉ định điều trị viêm da cơ địa mãn tính do thuốc chứa độc tính cao và có khả năng kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát mạnh
- Thuốc chống viêm không steroid: Trường hợp các tổn thương của viêm da cơ địa gây sưng đau, viêm nhiễm và sốt nhẹ thì các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm không steroid để cải thiện các triệu chứng này
- Thuốc kháng sinh, chống nấm: Nếu viêm da cơ địa bị bội nhiễm, các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng các thuốc chống nấm và kháng sinh toàn thân trong khoảng 7-10 ngày để khắc phục và cải thiện tình hình
- Các viên uống bổ sung khác: Trường hợp viêm da cơ địa mãn tính tái phát nhiều lần do người bệnh bị suy giảm miễn dịch và thiếu hụt vi lượng thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các viên uống bổ sung vitamin C và vitamin nhóm B nhằm tăng cường miễn dịch, hạn chế bệnh tái phát.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị viêm da cơ địa loại nào tốt?
Quang trị liệu điều trị viêm da cơ địa
Quang trị liệu hay còn được gọi là liệu pháp ánh sáng, đây là phương pháp sử dụng các bức xạ cực tím (tia UVA/ UVB) kết hợp với thuốc (tùy trường hợp) và chiếu trực tiếp lên vùng da tổn thương để giảm viêm, ngứa và phục hồi mô da. Phương pháp này được đánh giá là tương đối an toàn, có thể áp dụng cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, không phải trường hợp viêm da cơ địa nào cùng nên điều trị bằng phương pháp này. Quang trị liệu chỉ được chỉ định trong trường hợp người bệnh không thể sử dụng thuốc hoặc không có đáp ứng đối với điều trị nội khoa.
Phương pháp này đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt và có thể giảm thiểu được tác hại khi sử dụng thuốc mỡ chứa corticoid trong thời gian dài. Tuy nhiên, điểm trừ của liệu pháp này đó là chi phí tương đối cao và có thể gây lão hóa da sớm, tăng nguy cơ ung thư.
Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Nam
Các bài thuốc nam thường được dùng phổi hợp với thuốc Tây y hoặc Đông Y để mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Một số loại thuốc nam thường dùng chữa viêm da cơ địa gồm:
Lá trầu không: Trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu có tác dụng sát trùng mạnh, giảm viêm ngứa, phục hồi mô da tổn thương. Người bệnh có thể nấu nước lá trầu không để tắm hoặc ngâm để làm giảm các triệu chứng mà viêm da cơ địa gây ra.
Lá chè xanh: Lá chè xanh chứa nhiều thành phần kháng viêm và chống oxy hóa có tác dụng thúc đẩy làm lành vết thương, tiêu viêm, sát khuẩn, giảm ngứa. Có thể nấu nước chè xanh uống hàng ngày hoặc dùng để ngâm rửa các vùng da tổn thương sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
Lá lốt: Lá lốt có vị cay nồng và tính ấm cùng với khả năng sát trùng mạnh. Bài thuốc ngâm rửa từ lá lốt rất phù hợp với những người bị viêm da cơ địa mãn tính gây ngứa ngáy dai dẳng, dữ dội.
☛Xem thêm: Tổng hợp các phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả
SODERMIX® – Giải pháp KHÔNG CORTICOID cho cả trẻ em và người lớn bị viêm da cơ địa
Sử dụng thuốc bôi chứa corticoid điều trị viêm da cơ địa trong khoảng thời gian dài sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho làn da. Điều này cũng đã được các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo trước. Vậy nên các bạn có thể tham khảo một giải pháp mới, một loại kem bôi không corticoid, rất an toàn và hiệu quả với người bị viêm da cơ địa – Sodermix® Cream. Sản phẩm được sản xuất tại PHÁP và đã có mặt tại hơn 123 quốc gia trên thế giới. Cơ chế tác động của Sodermix® Cream là phục hồi lớp lipid trên da, giúp da khỏe và mềm mịn hơn, từ đó làm giảm thiểu các triệu chứng viêm da cơ địa gây ra.
Sodermix Cream là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay trên thị trường giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh, kết hợp với tinh chất bơ và tinh dầu khoáng giúp ngăn chặn quá trình viêm ngứa ở người bị viêm da cơ địa. Không những vậy, sản phẩm cực kỳ an toàn với làn da em bé và cả các mẹ bầu.
Cách sử dụng sản phẩm cũng cực kỳ đơn giản: bôi sản phẩm 2 lần/ ngày lên vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa, mỗi lần bôi một lớp kem mỏng, để khô trước khi dùng các sản phẩm kem hoặc mỹ phẩm thông thường. Nên duy trì sử dụng SODERMIX® Cream cho đến khi không có sự cải thiện thêm nữa, hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý nhỏ là không bôi SODERMIX® Cream vào vùng da có vết thương hở. Nếu xuất hiện đỏ, đau hoặc khó chịu khi bôi thì nên dừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sỹ. Sản phẩm chỉ dùng để bôi ngoài da, không dùng để uống.
Phòng ngừa viêm da cơ địa tránh tái phát
Viêm da cơ địa là chứng bệnh da liễu mãn tính, dai dẳng và dễ tái phát. Dù không thể chữa khỏi toàn toàn viêm da cơ địa nhưng chúng ta có thể làm giảm mức độ tổn thương và hạn chế bệnh tái phát bằng một số phương pháp sau:
- Thường xuyên dưỡng ẩm da, đặc biệt là những khi thời tiết chuyển khô, lạnh.
- Nên tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng khiến viêm da cơ địa bùng phát như lông chó mèo, len dạ, mạt bụi, hóa chất, mỹ phẩm, xà phòng,…
- Nên tắm bằng nước ấm để làm mềm da, giảm dày sừng. Tuy nhiên không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm tầm 15 phút và bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm
- Cần sử dụng găng tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng,… Vì các chất này có thể ăn mòn keratin và phá vỡ lớp lipid khiến da khô ráp, bong tróc và có nguy cơ tái phát tổn thương do viêm da cơ địa.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, sữa bò, thịt bò, hải sản,…
- Lựa chọn kỹ càng và thận trọng khi sử dụng các sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua để hạn chế tình trạng không phù hợp dẫn đến dị ứng
- Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, luôn giữ tính thần thoải mái, tránh làm việc quá sức gây căng thẳng, stress, tạo điều kiện thuận lợi để viêm da cơ địa tái phát
*** Các bạn có thể xem thêm những chia sẻ của PGS.TS Trần Đăng Quyết – Nguyên trưởng khoa da liễu Bệnh viên Quân Y 103 về cách điều trị và ngăn ngừa tái phát viêm da cơ địa hiệu quả qua video dưới đây:
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng viêm da cơ địa ở cả người lớn và trẻ em. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân và những người thân yêu trong gia đình. Nếu các bạn còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về chứng bệnh này thì có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn