Ngứa ở hai cẳng chân - nguyên nhân và cách trị triệt để
Bị ngứa ở hai cẳng chân hay ở bất kì vị trí nào trên cơ thể đều khiến người mắc khó chịu, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Không chỉ vậy, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Nếu bạn đang đau đầu tìm kiếm nguyên nhân và cách điều trị tình trạng ngứa hai cẳng chân thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Ngứa ở hai cẳng chân là bệnh gì?
Ngứa ở hai cẳng chân là phản ứng của cơ thể tại vùng cẳng chân khi có những tác nhân gây phản ứng trên da từ bên ngoài hoặc bên trong, khiến người bệnh khó chịu muốn được giải thoát cơn ngứa bằng cách gãi.
Thông thường, khi không gặp các vấn đề nghiêm trọng về da liễu, bệnh nhân chỉ cảm thấy ngứa ở hai cẳng chân ở mức độ nhẹ và hiện tượng này sẽ nhanh chóng tự hết. Trong trường hợp người bệnh có các cơn ngứa dai dẳng không giảm, thậm chí, cơn ngứa ngày càng tăng, trở nên ngứa dữ dội, thì rất có thể đó là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn.
Nguyên nhân gây ngứa ở hai cẳng chân
Ngứa ở hai cẳng chân có thể do nhiều nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Một số nguyên nhân gây ngứa được kể đến bao gồm:
Do các bệnh lý về da liễu
Mề đay, mẩn ngứa
Tình trạng ngứa hai cẳng chân có thể là triệu chứng của bệnh mề đay, mẩn ngứa.
Nổi mề đay là một dạng viêm da cấp tính hoặc mạn tính, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: cơ địa, thời tiết, môi trường, phấn hoa, dị ứng hóa chất… Bệnh có biểu hiện là các nốt sẩn ngứa nổi cộm trên da, kèm theo tình trạng ngứa ngáy, da bong tróc, nổi mẩn đỏ…
Nổi mề đay có thể xảy ra trong một khu vực nhỏ hoặc trên diện rộng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa thường là bệnh mãn tính do yếu tố di truyền, gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm da cơ địa khiến cho khả năng miễn dịch của da suy giảm, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh bên ngoài.
Bệnh gây nên các tổn thương trên da, khiến làn da trở nên khô, ráp kèm theo biểu hiện ngứa ngáy khó chịu. Khi bệnh nhân gãi nhiều, làn da dễ bị trầy xước, dày lên và tình trạng ngứa ngày càng lan rộng.
☛ Chi tiết tham khảo: Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Côn trùng cắn
Các loại côn trùng như: muỗi, kiến… cắn gây ra các nốt sưng, mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy ở hai cẳng chân. Các côn trùng chứa nọc độc mạnh còn khiến da phát ban, nổi mụn nước, ngứa rát rất khó chịu.
Do bệnh lý về thận
Thận có chức năng lọc máu và đào thải các độc tố trong cơ thể. Khi thận bị tổn thương, chức năng của thận suy giảm, độc tố không được đào thải sẽ tích tụ lại, bộc phát qua da. Biểu hiện đầu tiên với người bị bệnh thận dù nặng hay nhẹ cũng đều bị ngứa da, trong đó bao gồm bị ngứa hai cẳng chân.
Chức năng gan bị rối loạn
Cũng như cơ quan thận, gan cũng là một cơ quan cần thiết cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu bạn thấy dấu hiệu ngứa khắp cơ thể, ngứa ở hai cẳng chân thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý về gan. Rối loạn chức năng gan, mật khiến cho mật bị ứ đọng, không đi được đến ruột non để hấp thu thức ăn, bị tắc lại ở gan và bị acid hóa. Lượng acid mật này ngấm vào máu và gây nên các tổn thương trên da.
Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp bao gồm cả cường giáp, nhược giáp là một căn bệnh cần điều trị lâu dài. Bệnh tuyến giáp gây nên các thay đổi về nội tiết trong cơ thể bệnh nhân.
Thiếu hụt vitamin B12
Vitamin B12 có vai trò đặc biệt quan trọng đến việc nuôi dưỡng và tái tạo tế bào da. Chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin B12 khiến các tế bào bị suy giảm, dẫn tới hiện tượng ngứa hai cẳng chân. Bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như hoa mắt, chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi…
Ngứa hai cẳng chân có nguy hiểm không?
Ngứa ở hai cẳng chân là tình trạng nhiều người gặp phải. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà ngứa ở hai cẳng chân có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Thông thường, tình trạng này không nguy hiểm. Tuy nhiên, ngứa ngáy khó chịu khiến người bệnh cảm thấy bất tiện, mệt mỏi và tự ti trong cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó, khi tình trạng ngứa không được kiểm soát tốt, mức độ ngứa ngày càng tăng, bệnh nhân gãi nhiều dễ khiến cho làn da tổn thương và có thể nhiễm trùng. Ngứa lâu dài còn có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân.
Trong trường hợp, ngứa hai cẳng chân là dấu hiệu bệnh lý thì cần được thăm khám và xử lý triệt để bệnh tránh biến chứng nguy hiểm. Khi bệnh lý được cải thiện tình trạng ngứa hai cẳng chân sẽ tự động khỏi.
Khi nào ngứa hai cẳng chân cần thăm khám gấp?
Với trường hợp nhẹ, ngứa ở hai ống chân chỉ xuất hiện và tiêu biến trong thời gian ngắn, người bệnh không cần sự can thiệp của y khoa. Nhưng trong các trường hợp sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, tư vấn và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp:
- Nhiễm trùng da: Xuất hiện các nốt phát ban, mẩn đỏ, mụn nước, mụn mủ… ngày càng tăng và lan rộng sang vị trí khác.
- Ngứa nghiêm trọng và tái phát liên tục: Tình trạng ngứa hai cẳng chân không cải thiện hoặc kèm theo sự xuất hiện của các vết sưng, nổi mẩn hoặc đau kéo dài cản trở việc nghỉ ngơi, giấc ngủ hoặc các sinh hoạt khác trong cuộc sống.
- Kèm theo các triệu chứng bất thường: Ngứa dai dẳng kéo dài kèm theo các dấu hiệu bất thường khác như: sốt, vàng da…
- Không tìm được nguyên nhân: Khi không tìm được nguyên nhân gây bệnh, bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ các bác sĩ để tránh bệnh tiến triển gây hậu quả đáng tiếc.
Làm gì khi bị ngứa hai cẳng chân?
Thực tế, ngứa ở hai cẳng chân gần như không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh luôn trong tình trạng khó chịu, bứt rứt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt. Khi gặp phải triệu chứng này, bệnh nhân cần thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Với trường hợp ngứa hai cẳng chân do bệnh lý về gan, thận, tuyến giáp… bệnh nhân cần điều trị triệt để bệnh. Khi bệnh được điều trị khỏi, các triệu chứng ngứa ở hai cẳng chân sẽ chấm dứt.
Đối với nguyên nhân do các bệnh lý về da liễu, một số bệnh lý đòi hỏi người bệnh cần điều trị lâu dài, cần có sự kiên trì trị liệu. Người bệnh có thể thực hiện các phương pháp chữa bệnh khác nhau như: các biện pháp giảm ngứa tại nhà, các phương pháp trị bệnh dân gian, chỉ định thuốc của bác sĩ…Đặc biệt, người bệnh có thể tìm đến và sử dụng kem bôi Sodermix vừa giúp giảm ngứa hiệu quả, vừa rất an toàn cho làn da.
Kem bôi Sodermix giúp giảm ngứa hai cẳng chân nhập khẩu từ Pháp
Sodermix là dòng kem bôi da chuyên biệt cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa, chàm ngứa, sẹo lồi, tổ đỉa với ưu điểm vượt trội là hoàn toàn không chứa Corticoid. Sodermix được nghiên cứu và sản xuất từ năm 2012. Hiện nay, sản phẩm đã được phân phối tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
Năm 2018, Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp về Việt Nam. Nhờ những ưu điểm vượt trội, Sodermix nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và đánh giá tích cực từ bệnh nhân, các bác sĩ, chuyên gia da liễu vì hiệu quả sản phẩm đem lại.
Kem Sodermix giúp giảm ngứa hai cẳng chân như thế nào?
Sodermix là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường hiện nay có chứa enzym SOD được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu. Enzym này có công dụng tiêu diệt là quét sạch các gốc tự do – là các tác nhân chính gây bùng phát các nốt mẩn và tình trạng ngứa ở hai cẳng chân. Các gốc tự do tăng sinh mất kiểm soát làm giải phóng các Cytokine kích hoạt cơ chế gây viêm, ngứa.
Ngoài ra, Sodermix còn bổ sung dầu quả bơ, dầu khoáng tự nhiên giúp dưỡng ẩm, làm mềm và tái tạo vùng da bị tổn thương.
Nhờ chiết xuất từ các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên Sodermix rất an toàn và lành tính, có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thực tế đã chứng minh, Sodermix giúp người bệnh giảm ngứa, mẩn đỏ chỉ sau 2 -3 ngày sử dụng.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem thêm chi tiết địa chỉ “TẠI ĐÂY”
Để đặt mua online sản phẩm kem bôi Sodermix giao hàng tận nhà, bạn có thể “BẤM VÀO ĐÂY”
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả giảm ngứa của Sodermix
Sodermix là một trong số ít sản phẩm trên thị trường hiện nay được chứng minh lâm sàng về hiệu quả giảm ngứa.
Nghiên cứu được đăng lên bởi tạp chí Acta Dermatovenerotogica Croatica 2009 – tạp chí chính thức của Hiệp hội Da liễu Croatica. Thí nghiệm được thực hiện trên hai nhóm bệnh nhân khác nhau. Khảo sát này được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí:
- Thời điểm khởi phát ngứa.
- Thời gian ngứa.
- Mức độ ngứa.
Kết quả cho thấy, nhóm dùng Sodermix có thời điểm khởi phát ngứa chậm hơn và thời gian, mức độ ngứa thấp hơn rất nhiều so với nhóm còn lại.
☛ Chi tiết: Thử nghiệm lâm sàng về tác dụng giảm ngứa của Sodermix
Lưu ý trong lối sống để làm giảm ngứa hai cẳng chân
Để cải thiện triệu chứng ngứa ở hai cẳng chân, đồng thời hạn chế tình trạng ngứa lan rộng, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Không nên gãi, cọ xát nhiều, điều này gây tổn thương da và có thể khiến vi khuẩn bám vào tay, lan rộng ra các vùng khác.
- Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, nấm bám trên da.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất có thể gây tình trạng dị ứng như: chất tẩy rửa mạnh, phấn hoa, thuốc…
- Nên lựa chọn các loại sản phẩm làm sạch lành tính, nhẹ dịu cho da, có độ pH phù hợp, không gây kích ứng và khô da.
- Không nên mặc đồ chật, bó sát, thay vào đó hãy mặc quần áo có chất liệu mềm, thoáng mát, thấm hút mồ hôi.
- Thăm khám khi thấy triệu chứng bất thường hoặc bệnh lâu không khỏi.
- Tuân thủ tuyệt đối theo đúng chỉ định của bác sĩ để điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần có một lối sống lành mạnh và khoa học, giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể:
- Chế độ ăn cân đối, đầy đủ dinh dưỡng.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn giúp tăng cường thể lực.
- Uống nhiều nước.
Măc dù ngứa ở hai cẳng chân rất phổ biến, gây nhiều bất tiện cho người bệnh, nhưng nếu được phát hiện và điều trị đúng cách thì hoàn toàn không gây nguy hiểm đến sức khoẻ. Vậy nên, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên tìm hiểu kĩ, xin ý kiến và thực hiện theo đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Qua bài viết, Sodermix rất mong đem đến những thông tin hữu ích cho bạn trong quá trình điều trị.
Tài liệu tham khảo:
https://medlineplus.gov/itching.html
https://medlineplus.gov/ency/article/003217.htm
https://suckhoedoisong.vn/danh-bay-ngua-do-thoi-tiet-n101899.html
https://benhvienquandan102.org/ngua-hai-ong-chan-10813.html
https://caodangyduochochiminh.vn/tin-tuc-y-duoc/ngua-hai-ong-chan-hoai-khong-dut-la-benh-gi-dieu-tri-ra-sao-c26689.html