Ngứa ngón chân tay - Đơn giản nhưng đừng xem thường
Mục lục
Ngứa ngón chân tay là hiện tượng gì?
Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi, giới tính nào, đôi khi đây là sự báo hiệu đối với một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Thế nhưng, phần lớn lại không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Ngứa ngón chân hoặc tay khiến cơ thể khó chịu, có lúc kèm theo nhói đau nhẹ làm cho người bệnh bị sao nhãng, mất tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc.
Một số tình trạng khác có thể kèm theo như:
- Nổi mẩn đỏ, da nứt nẻ, chảy máu, bong tróc vảy, thâm sạm.
- Các mụn nhỏ li ti, mụn vỡ tạo dịch nhầy khiến ngứa nhiều hơn.
- Hiếm gặp nhưng một số trường hợp có cảm giác bị kiến bò, tê nhẹ.
Nguyên nhân gây ngứa ngón chân tay
Có nhiều lý do khác nhau gây ra tình trạng này, nhưng thường thấy nhất là một số nguyên nhân sau:
Ngứa đầu ngón chân tay do viêm da tiếp xúc
Đây là tình trạng các tổn thương trên da phát triển khi bạn bị kích ứng hoặc dị ứng bởi một tác nhân bên ngoài mà da bạn chạm phải. Bệnh thường không hết hoàn toàn, dễ tái phát khi gặp thời tiết hanh khô hoặc nắng nóng.
Ngứa còn kèm theo các biểu hiện như:
- Đỏ, sưng đau các ngón chân, ngón tay.
- Da có lớp vảy sừng, khô, bong tróc.
- Nổi các nốt sần, mụn đỏ.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Chàm gây ngứa tại vùng ngón chân tay bị bệnh
Chàm hay còn có tên gọi là viêm da cơ địa xảy ra khi khả năng bảo vệ của da bị suy yếu, làm xuất hiện các vết sần đỏ, mụn nước, ngứa ngáy khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại từ môi trường. Thường lặp đi lặp lại trên một vùng da khiến da trở nên sần sùi, thâm.
Bệnh này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu, trong đó có cả ở các vị trí như ngón tay, ngón chân, kẽ tay, kẽ chân,..Ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chàm và những điều cần biết
Bệnh cước gây ngứa toàn chân
Bệnh này phát triển mạnh mẽ vào mùa đông, khi độ ẩm trong không khí giảm mạnh, chân tay bị lạnh do thói quen thiếu giữ ấm, đặt biệt ở những người lao động tay chân nhiều.
Ngứa kèm theo sưng tấy đỏ, đau rát rất khó chịu, bị nứt nẻ, chảy máu. Người bệnh hay gãi mạnh, làm da bị trầy xước, nhưng triệu chứng lại không giảm đi.
Nấm gây ngứa kẽ ngón chân tay, kẽ móng
Nấm chân, tay hay xuất hiện tại các vị trí ít được quan tâm trong vấn đề vệ sinh như tại các khe, kẽ móng.
Nguyên nhân thường thấy là do vấn đề về vệ sinh kém, đặc biệt do thời tiết ẩm ướt, chân bị bí khi mang giày chật, mồ hôi không thoát ra được. Người mắc bệnh tiểu đường hoặc người bị suy giảm miễn dịch cũng có thể bị nhiễm nấm.
Ngứa do nấm hay đi kèm với đỏ da, có các phấn trắng rơi ra khi gãi, không được chăm sóc và điều trị đúng cách về lâu dài có thể lan sang các vùng da lành bên cạnh.
Ghẻ nước gây ngứa kẽ ngón chân tay
Ghẻ thường phát triển tại vị trí các kẽ ngón. Cơn ngứa do ghẻ cực kỳ khó chịu và chủ yếu ngứa vào ban đêm, thời điểm này ghẻ cái tìm ghẻ đực, đào hang và đẻ trứng.
Nguyên nhân là do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bùn đất, nước bẩn, tạo điều kiện cho chúng chui vào da. Ghẻ cũng có thể lây giữa người với người, dùng chung chăn, gối, khăn với người nhiễm trước đó.
Điều trị ghẻ cần sử dụng thuốc đặc trị mới có thể hết hoàn toàn.
Ngứa do tổ đỉa tại rìa ngón chân tay
Tổ đỉa thường xuất hiện với các triệu chứng điển hình như các mụn nước nhỏ, phồng rộp, có thể mọc thành từng cụm. Cảm giác ngứa ngáy kèm theo tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng rất dai dẳng, khó chịu. Quá trình điều trị lâu dài, dễ dàng tái phát trở lại nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Xuất hiện nhiều tại rìa các ngón chân, ngón tay. Đối tượng dễ mắc phải nhất là những người thường xuyên tiếp xúc trong môi trường hóa chất, tiền sử dị ứng…
☛ Chi tiết trong bài: Tổ đỉa là bệnh gì?
Vảy nến khiến vừa ngứa vừa bong tróc da
Khi các tế bào mới tăng sinh quá mức, gấp 10 lần so với bình thường, các tế bào cũ bị tích tụ tạo thành các vảy kèm theo ngứa, viêm. Bùng phát trên bất kỳ vùng da nào, trong đó có tại các ngón tay, ngón chân, thường do stress, nhiễm trùng da,…đôi khi không rõ nguyên nhân cụ thể.
Ngứa lúc vảy nến chiếm khoảng 70 – 90%, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Nếu không được điều trị đúng cách, một số biến chứng có thể xảy đến như: viêm khớp, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, suy thận,…
Nguyên nhân khác
Ngoài ra, ngứa ngón chân tay còn có thể là triệu chứng một số tình trạng sau:
- Côn trùng cắn: Một số loài côn trùng cắn khiến da tại vị trí cắn ngứa như muỗi, kiến,…
- Thời tiết: Thời tiết thất thường, quá nóng hoặc quá lạnh khiến da bị suy yếu.
- Dị ứng hóa chất: Kem chống nắng, chân giẫm phải bùn đất,…làm da nhạy cảm.
- Bệnh lý mãn tính: gan, thận hay tiểu đường cũng có thể khiến các cơn ngứa xảy ra không chỉ ở ngón chân tay mà khắp cơ thể
Ngứa ngón chân tay có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?
Tình trạng này phần lớn đều không gây nguy hiểm đối với cơ thể, tuy nhiên nếu ngứa kèm nhiễm trùng da, ngứa không rõ nguyên nhân…có thể tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe.
Một số rắc rối làm bạn khó chịu khi ngứa như:
- Ngứa vào ban đêm làm mất ngủ.
- Mất tập trung khi làm việc và học tập, tự ti trong giao tiếp.
- Khi gãi làm cho da bị trầy, dễ nhiễm trùng.
- Trường hợp nặng có thể để lại sẹo.
- Quá trình gãi khi ngứa có thể làm bong tróc da, gây mất thẩm mỹ.
Nếu do các vấn đề về gan – thận hoặc do bệnh tiểu đường,…thì người bệnh cần đặc biệt chú ý theo dõi. Liên hệ bác sĩ chuyên môn để được thăm khám kịp thời.
Cần loại bỏ nguyên nhân gây ngứa mới có thể khiến triệu chứng khỏi hoàn toàn được, trừ một số trường hợp ngứa rất nhẹ như do muỗi cắn. Ví dụ như khi viêm da tiếp xúc, bạn cần phải điều trị bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ thì tình trạng này mới dần được cải thiện, ngứa sẽ được thuyên giảm.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu bạn gặp phải một số vấn đề dưới đây khi ngứa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị tốt nhất như:
- Da bị rách, trầy xước nhiều do gãi, da rỉ máu, sưng lên, có nguy cơ nhiễm trùng.
- Ngứa nhiều, gây khó ngủ, mất tập trung trong công việc dù đã thử qua một số biện pháp giảm ngứa tại nhà.
- Ngứa không rõ nguyên nhân và kéo dài.
Điều trị ngứa ngón chân tay như thế nào?
Dưới đây là các cách giảm ngứa hiệu quả bạn có thể tham khảo tại nhà, tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn cần có sự tư vấn từ bác sĩ để phù hợp với nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng ngứa.
Ví dụ, nếu bạn bị chàm tại kẽ ngón chân tay, nhìn bề ngoài giống với các bệnh về nấm, bạn lựa chọn điều trị tại nhà bằng thuốc bôi nấm. Sự hiểu lầm về nguyên nhân bệnh chỉ khiến bệnh chàm không đáp ứng được thuốc bôi, làm cho ngứa ngày càng tệ hơn và bệnh có nguy cơ tiến triển mạnh.
Giảm ngứa hiệu quả tại nhà
Các biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm, không thể điều trị ngứa dứt điểm, bạn có thể áp dụng trong hầu hết các nguyên nhân.
Chườm lạnh
Giúp làm giảm cơn ngứa do giảm đi các kích thích da. Việc bạn cần làm là bọc một viên đá bằng khăn hoặc cho nước lạnh vào túi chườm, sau đó di chuyển nhẹ trên vùng da đang ngứa. Không nên để chườm khi quá lạnh, hoặc để trực tiếp đá lên bề mặt, dễ dẫn đến bỏng.
Chườm cho đến khi nào cảm giác ngứa bớt đi nhiều hoặc không còn ngứa nữa.
Ngâm chân với nước muối ấm, lá chè xanh
Nước muối loãng và lá chè có khả năng kháng viêm, làm giảm cơn ngứa. Cách ngâm chân với nước muối ấm hoặc lá chè xanh như sau:
- Rửa chân thật sạch.
- Nước ấm pha muối, ngâm chân trong 10 – 20 phút.
- Nếu chọn phương pháp ngâm với lá chè, cần rửa lá thật sạch, đun với nước cho sôi. Đợi nguội bớt hoặc pha với nước mát. Ngâm trong 10 – 20 phút.
Ngâm với nước muối hay lá chè đều cần có sự kiên nhẫn. Đây là cách làm lành tính, ít tác dụng phụ nên có thể áp dụng với phần lớn người bị ngứa ở các ngón chân hay ngón tay.
☛ Tham khảo thêm: Mẹo trị mẩn ngứa tại nhà!
Điều trị ngứa ngón chân tay bằng thuốc
Muốn khỏi ngứa hoàn toàn cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, nếu do tác nhân môi trường, cần loại bỏ ngay như mang dép có chất kích ứng, tiếp xúc chất dễ dị ứng,…Nếu do ký sinh trùng, ghẻ, cần sử dụng một số thuốc đặc trị riêng biệt. Giữ ấm các đầu ngón chân, ngón tay khi bị cước.
Mặc dù là lựa chọn giúp giảm ngứa nhanh chóng, tuy nhiên, thuốc điều trị có một số tác dụng phụ trên cơ thể, vì vậy cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.
Trong Tây y
Một số thuốc được sử dụng phổ biến như:
- Thuốc kháng histamin: Giúp giảm cơn ngứa nhanh chóng, có thể kể đến như cetirizin, hydroxyzine, loratadin,…
- Thuốc Corticoid: Giảm nhanh tình trạng ngứa, thường chống chỉ định đối với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai do có nhiều tác dụng phụ có hại cho cơ thể.
- Acid salicylic: Dạng thuốc mỡ bôi.
- Kháng sinh: Dùng trong trường hợp khi có tình trạng viêm nhiễm, mưng mủ.
- Kem dưỡng ẩm: Dùng khi da bị khô, cần dưỡng ẩm.
Khi điều trị ngứa, các bác sĩ kê đơn thường không chỉ dùng một loại thuốc mà hay có sự kết hợp của nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ. Vì vậy những thuốc nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, nhiều loại có tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể, cần liên hệ bác sĩ để được kê đơn chính xác.
☛ Tham khảo thêm: Mách cách chọn thuốc trị mẩn ngứa!
Trong Đông y
Ngoài các thuốc Tây y, trong Đông y cũng chứa một số vị thuốc giúp điều trị ngứa, tuy nhiên hiệu quả còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh thực tế và khả năng đáp ứng của từng người.
Bài thuốc 1: Dùng cây đơn răng cưa hoặc đơn tướng quân, nấu nước tắm, liều lượng tùy theo mức độ mẩn ngứa. Lá đơn tướng quân thường dùng trong điều trị ghẻ, chủ yếu dùng ngoài như tắm.
Bài thuốc 2: Điều trị ngứa ngón chân tay do chàm ở trẻ em, dùng lá trầu không, khoảng 2 – 3 lá tươi, cắt thật nhỏ. Dội nước sôi cho đến khi ngập lá trầu không. Sau khi đợi khoảng 10 – 25 phút, chắt nước này ra để rửa các vết chàm, vết loét, mụn nhọt nhiễm trùng. Ngày làm 2 – 3 lần.
Sodermix – Giải pháp cho các bệnh ngoài da
Sodermix là sản phẩm dành cho các tình trạng như viêm da cơ địa, chàm,…Được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, có khả năng làm giảm các cơn ngứa do bệnh ngoài da, giúp da mau lành các tổn thương.
Chiết xuất từ những thành phần thiên nhiên, có khả năng chống oxy hóa như Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) có trong cà chua xanh Châu Âu, có khả năng chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng mẩn đỏ và viêm ngứa, dầu khoáng và dầu trái bơ làm mềm và dưỡng ẩm da.
Vì thành phần không chứa Corticoid nên tác dụng có thể không được nhanh như các loại thuốc tây khác, tuy nhiên theo nhiều phản hồi từ khách hàng, thời gian để triệu chứng ngứa giảm trong khoảng 2 – 4 ngày. Ngoài ra tình trạng viêm và mẩn đỏ cũng được cải thiện. Gần như không có các tác dụng phụ như khi dùng Corticoid.
Ngoài hiệu quả trong viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc,…Sodermix còn có tác dụng trong làm mờ sẹo, sau khi sử dụng khoảng 2 – 3 tuần, sản phẩm giúp sẹo mờ đi rõ rệt.
Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”
Lời kết
Ngứa ngón chân tay là triệu chứng phổ biến mà ai cũng từng mắc phải, tuy nhiên cần phải tìm hiểu chính xác nguyên nhân để có phương pháp điều trị đúng đắn và nhanh chóng nhất, giúp người mắc quay lại cuộc sống bình thường. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích, giúp bạn nhiều hơn trong quá trình điều trị.
Tham khảo:
https://drive.google.com/file/d/0BwS43h9KWTgqdGpJVnp3bmF5dE0/view?resourcekey=0-QJ8Pn78mfqoMh3w4rP8-PQ
https://www.healthline.com/health/itchy-between-toes#home-remedies
https://tuoitre.vn/ngua-o-ke-ngon-tay-ngon-chan-300124.htm
Bài viết liên quan
- SODERMIX® cam kết: Hoàn lại toàn bộ tiền nếu không giảm nhanh ngứa ngay trong tuần đầu sử dụng và phục hồi tổn thương da sau một liệu trình
- Thuốc trị mẩn ngứa cho bé có những loại nào?
- Bị ngứa uống thuốc gì để mau khỏi?
- Mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?
- Kem trị mẩn ngứa cho trẻ em "chỉ hiệu quả" khi dùng đúng!