Bị ngứa uống thuốc gì để mau khỏi?
Ngứa là một triệu chứng trên da và có thể được khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù ít nguy hiểm nhưng ngứa lại gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Vì vậy, “bị ngứa uống thuốc gì?” vẫn luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để giải quyết băn khoăn này, mời độc giả theo dõi trong nội dung bài viết hôm nay.
Mục lục
Ngứa là gì?
Da là hàng rào bảo vệ cơ thể nhờ khả năng lưu trữ số lượng lớn các tế bào miễn dịch. Những tế bào này rất nhạy cảm. Vậy nên, khi có sự xâm nhập của các yếu tố lạ vào da, chúng sẽ kích hoạt phản ứng viêm, phản ứng dị ứng làm giải phóng các chất trung gian hóa học gây ngứa.
Ngứa được định nghĩa là cảm giác khó chịu trên da dẫn đến phản xạ gãi. Đa số trường hợp ngứa đều là triệu chứng cấp tính kéo dài từ vài giây đến một tuần. Một số ít trường hợp ngứa kéo dài trên 6 tuần và được xác định là ngứa mãn tính.
Ngứa da có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là chúng thường kích hoạt phản ứng viêm, dị ứng trên da. Những nhóm nguyên nhân gây ngứa da gồm có:
- Bệnh ngoài da: Là nguyên nhân khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Các chất trung gian hóa học gây viêm, dị ứng được giải phóng ồ ạt khiến da bị ngứa ngáy, sưng tấy, mẩn đỏ. Bệnh da liễu phổ biến như: viêm da cơ địa, tổ đỉa, vẩy nến, viêm da dị ứng,…
- Bệnh lý trong cơ thể: Những bệnh này có thể ảnh hưởng đến thần kinh hoặc quá trình chuyển hóa, nội tiết trong cơ thể và phát sinh triệu chứng ngứa da. Các bệnh thường gặp như: tiểu đường, cường giáp, thiếu sắt, suy giáp,…
- Dị ứng thuốc: Ngứa do dị ứng thuốc thường xuất hiện ở toàn thân. Ngoài ngứa ngáy, bạn còn có thể bị phù nề, mẩn đỏ,… trên da.
☛ Chi tiết hơn qua bài: Lộ diện “thủ phạm” gây ngứa
Khi nào ngứa cần uống thuốc điều trị?
Để trị ngứa trên da, người bệnh có thể cần áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ hoặc điều trị toàn thân (uống thuốc) hoặc cả hai. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp, các bác sĩ cần dựa trên nguyên nhân gây ngứa và các triệu chứng cụ thể mà người bệnh đang gặp phải.
Điều trị ngứa trong từng trường hợp
Thông thường, cách trị ngứa trong từng trường hợp sẽ như sau:
- Ngứa do bệnh ngoài da: Chủ yếu sử dụng các loại thuốc điều trị tại chỗ. Trong trường hợp ngứa lan tỏa toàn thân hoặc kèm theo tình trạng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc uống cho người bệnh.
- Ngứa do bệnh trong cơ thể: Người bệnh cần uống thuốc để điều trị các bệnh lý hiện tại. Khi bệnh lý được kiểm soát thì triệu chứng ngứa da cũng dần dần biến mất.
- Ngứa do dị ứng thuốc: Trường hợp này, triệu chứng ngứa chỉ chấm dứt khi thuốc gây dị ứng được đào thải hết ra khỏi cơ thể. Người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị toàn thân như: uống thuốc, tiêm, truyền để tăng đào thải và hạn chế ảnh hưởng của thuốc gây dị ứng tạo ra trong cơ thể.
Thuốc uống được chỉ định khi nào?
Không phải lúc nào ngứa cũng cần phải uống thuốc. Đa số trường hợp ngứa đều có thể kiểm soát bằng phương pháp điều trị tại chỗ. Bạn thường chỉ phải dụng thuốc uống khi:
- Ngứa dữ dội ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày
- Ngứa lan tỏa toàn thân
- Không đáp ứng với thuốc điều trị tại chỗ
- Ngứa kéo dài liên tục kéo dài trên 2 tuần
☛ Tham khảo thêm tại: Nắm bắt ngay cách trị mẩn ngứa hiệu quả, an toàn tại nhà!
Bị ngứa uống thuốc gì?
Có nhiều loại thuốc uống trị ngứa da như: thuốc Tây, thuốc Đông y và thuốc dân gian. Mỗi nhóm thuốc này đều có những ưu – nhược điểm nhất đinh. Tùy theo mức độ ngứa, hướng dẫn của bác sĩ và điều kiện cá nhân để lựa chọn được loại thuốc phù hợp.
Thuốc Tây trị ngứa
Thuốc uống tân dược trị ngứa da là phương pháp điều trị toàn thân thường được áp dụng khi ngứa trên diện rộng, ngứa toàn thân hoặc khi triệu chứng ngứa quá dữ dội. Tùy vào nguyên nhân gây ngứa và mức độ ngứa mà các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp.
Một số thuốc uống trị ngứa phổ biến như:
- Thuốc kháng histamine: Thuốc có tác dụng ức chế giải phóng histamin trong phản ứng dị ứng. Nhờ đó, triệu chứng ngứa ngáy được giải quyết nhanh chóng. Thông thường, các kháng histamin thế hệ I (hydroxyzine) được dùng để giảm ngứa ban đêm và kháng histamin thế hệ II (loratadine, cetirizine,…) để giảm ngứa ban ngày.
- Thuốc corticoid: Thuốc ức chế phản ứng viêm, ngăn giải phóng các chất trung gian gây ngứa, từ đó kiểm soát triệu chứng ngứa nhanh chóng và hiệu quả. Các corticosteroid đường uống thường được kê đơn như: prednison và prednisolon.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Thuốc ức chế phản ứng viêm, từ đó khắc phục các triệu chứng: ngứa ngáy, mẩn đỏ, phù nề và sưng tấy trên da. Những thuốc ức chế miễn dịch trị ngứa thường được dùng gồm có: cyclosporin và azathioprine.
- Thuốc chống trầm cảm: Can thiệp vào quá trình tái hấp thu chất dẫn truyền thần kinh (như serotonin và norepinephrine) tác động đến hoạt động của vỏ não để giảm cảm giác ngứa. Các hoạt chất điển hình của nhóm thuốc này như: mirtazapine, paroxetine và fluvoxamine,…
- Thuốc an thần kinh: Cản trở quá trình dẫn truyền tín hiệu thông báo cảm giác ngứa đến não, từ đó giảm triệu chứng ngứa. Thuốc được dùng phổ biến là: gabapentin và pregabalin.
Thuốc Đông y trị ngứa
Đông y là phương pháp điều trị cổ truyền thường được lưu lại trong các kinh sách, được cha đông ta áp dụng chữa bệnh và lưu truyền từ bao đời. Một số bài thuốc Đông y trị ngứa có thể kể đến như:
- Trị ngứa da mùa đông: Nguyên liệu gồm: quế chi 9g, bạch thược 9g, gừng tươi 9g, ma hoàng 9g, cam thảo 9g, táo đỏ 4 quả và hạnh nhân 12g. Bạn cần cắt lát gừng tươi, bỏ vỏ quế chi và hạnh nhân, sao qua cam thẻo, bỏ mắt ma hoàng. Sau đó, cho ma hoàng vào nấu đến khi nước sôi thì vớt bọt rồi cho dược liệu còn lại vào sắc cùng. Chắt lấy nước thuốc chia làm 3 phần uống trong ngày, trước bữa cơm.
- Trị ngứa da ban đêm nhiều hơn ban ngày: Chuẩn bị: sinh địa 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, hoàng kỳ 15g, mạch môn đông 15g, thiên môn đông 15g, đào nhân 10g, thiên hoa phấn 12g, hồng hoa 10g, hoàng cầm 12g và thăng ma 6g. Bạn đem tất cả dược liệu sắc cùng nước sạch rồi bỏ bã, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn trong ngày.
- Trị ngứa mùa hè: Bạn cần có các dược liệu: sinh địa 12g, đương quy 6g, nhân sâm 15g, đơn sâm 30g, cam thảo 3g, bạch tật lê 12g, long cốt 20g, mẫu lệ mỗi 20g. Đem toàn bộ dược liệu sắc lấy nước uống ngày 3 lần trước bữa cơm.
Thuốc dân gian
Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều bài thuốc để sắc uống trị ngứa hiệu quả. Một số cây thuốc dân gian trị ngứa phổ biến như:
- Đinh lăng: Lá đinh lăng chứa: saponin, vitamin B1 và 13 loại axit amin nên có khả năng chống viêm hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá đinh lăng đã được phơi khô nấu cùng nước rồi uống như trà hàng ngày sẽ thấy triệu chứng ngứa được cải thiện rõ rệt.
- Lá lốt: Đây là thảo dược có mùi nồng, tính ấm giúp kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc, rất phù hợp để điều trị ngứa da. Bạn chỉ cần lấy lá lốt rửa sạch, thái nhỏ rồi sao thơm. Sau đó, mang lá lốt này đi đun với nước sôi khoảng 30 phút rồi uống ngay khi còn ấm sẽ làm dịu được cảm giác ngứa trên da.
- Lá khế: Lá khế có vị chua, tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc trị. Bài thuốc từ lá khế có thể trị ngứa do bệnh ngoài da hoặc suy giảm chức năng gan, thận. Bạn chỉ cần lấy một ít lá khế non đem đun sôi với nước trong vòng 10 phút. Sau đó, bạn chắt lấy nước rồi chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Sodermix – Giảm ngứa nhanh chóng, an toàn
Sodermix là kem trị ngứa tại chỗ khắc phục được nhược điểm của thuốc cả thuốc Tây và thuốc Đông y. Không chỉ tác dụng nhanh, hiệu quả cao mà Sodermix còn sở hữu thành phần hoàn toàn tự nhiên, không chứa corticoid, an toàn tuyệt đối khi sử dụng.
Theo phân tích của các chuyên gia, tác dụng trị ngứa của Sodermix được tạo ra bởi thành phần enzyme SOD – Một chất chống oxy hóa mạnh được tìm thấy trong chiết xuất cà chua xanh. Enzyme này có tác dụng thu dọn gốc tự do trong cơ thể, ức chế nhanh chóng phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Nhờ đó, các triệu chứng: ngứa ngáy, mẩn đỏ, sưng tấy trên da cũng được kiểm soát hiệu quả.
Ngoài ra, Sodermix còn giúp dưỡng ẩm, thúc đẩy tổn thương trên da nhanh lành nhờ thành phần tinh chất quả bơ. Sodermix cũng được ưa chuộng bởi dạng bào chế kem tan nhanh, không gây bết dính, bí, nhờn trên da. Với tuýp kem 15gr nhỏ gọn, bạn có thể dễ dàng sử dụng và mang theo bên người.
Kem trị ngứa Sodermix cũng là một trong những sản phẩm hiếm hoi đã trải qua thử nghiệm lâm sàng chứng minh tác dụng trị ngứa. Kết quả cho thấy, Sodermix kéo dài thời gian tái phát ngứa, giảm thời gian và mức độ ngứa nhanh chóng. Đây cũng là lý do khiến sản phẩm này được tin chọn bởi hơn 5000 nhà thuốc và hàng loạt các bệnh viện lớn như: bệnh viện 108, bệnh viện da liễu TW, bệnh viện nhi TW,…
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán Sodermix, bạn vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua Sodermix giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Bạn đừng quá chú trọng vào việc “bị ngứa uống thuốc gì?” bởi k phải t/h nào cũng cần uống thuốc điều trị mà cần phối hợp nhiều biện pháp khác nhau. Dùng thuốc trị ngứa được bác sĩ chỉ định trong từng trường hợp tùy thuộc nguyên nhân, tình trạng ngứa. Hãy chủ động thăm khám sớm khi xuất hiện tình trạng này. Tư vấn của bác sĩ chính là phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn ngứa khó chịu.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2885583/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/11879-pruritus
https://www.medicalnewstoday.com/articles/311473#_noHeaderPrefixedContent
https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-chua-chung-ngua-16980847.htm
Bài viết liên quan
- SODERMIX® cam kết: Hoàn lại toàn bộ tiền nếu không giảm nhanh ngứa ngay trong tuần đầu sử dụng và phục hồi tổn thương da sau một liệu trình
- Thuốc trị mẩn ngứa cho bé có những loại nào?
- Bị ngứa uống thuốc gì để mau khỏi?
- Mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?
- Kem trị mẩn ngứa cho trẻ em "chỉ hiệu quả" khi dùng đúng!