Mẹo giảm ngứa khi bị tổ đỉa nhanh hiệu quả!

Bạn đang bị hành hạ bởi những cơn ngứa dai dẳng từ bệnh tổ đỉa? Bạn không biết làm cách nào để xoa dịu cơn ngứa hay đã thử nhiều cách giảm ngứa mà chưa thành công? Vậy thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ những cách trị ngứa hiệu quả dưới đây nhé.

Mẹo giảm ngứa khi bị tổ đỉa nhanh hiệu quả! 1

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là gì? 1
Hình ảnh làn da bị bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa (chàm tổ đỉa) là bệnh ngoài da thuộc thể chàm – eczema. Bệnh thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân và các ngón tay chân với triệu chứng điển hình là nổi mụn nước, các mụn nước này có thể mọc khu trú hoặc rải rác ở vùng da bị bệnh, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, các triệu chứng sẽ dần trở lên nghiêm trọng.

Khi các mụn nước vỡ ra, khô lại sẽ hình thành một lớp sừng nhám, dày, màu vàng đục trên bề mặt da, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Cảm giác ngứa sẽ luôn thường trực, đặc biệt nghiêm trọng hơn vào buổi tối, tuy nhiên mức độ ngứa sẽ thay đổi phụ thuộc vào tình trạng cũng như cơ địa của người bệnh.

☛ Tham khảo chi tiết trong bài: Bệnh tổ đỉa – nguyên nhân, triệu chứng và điều trị!

Cấp cứu nhanh tay chân khỏi cơn ngứa khi bị tổ đỉa

Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy tạm thời do bệnh tổ đỉa, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp dưới đây:

1. Chườm đá lạnh: chườm đá lạnh là 1 biện pháp giúp bạn cấp cứu trong tình trạng quá ngứa ngáy. Bạn có thể dùng một tấm khăn mỏng hoặc một túi nước đá đặt lên vùng da bị tổ đỉa trong 5–10 phút, cảm giác ngứa sẽ thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có tác dụng trong 1 thời gian ngắn.

2. Dùng muối rang đắp lên da: nhiệt độ nóng từ muối biển có khả năng đánh lừa dây thần kinh cảm giác không nhận tín hiệu ngứa rát trên da, giúp người bệnh cảm thấy đỡ ngứa hơn rất nhiều. Để thực hiện phương pháp này ta cần rang nóng một lượng muối trên bếp, sau đó cho vào túi vải và chườm trực tiếp lên da. Có thể chườm liên tục trong thời gian từ 20-30 phút. Khi bắt đầu chườm, cần chú ý nhiệt độ không nên quá nóng để tránh bị bỏng.

3. Thoa kem dưỡng ẩm: bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để cải thiện tình trạng da khô, bong tróc và làm dịu cơn ngứa. Một vài loại kem dưỡng ẩm có chứa corticoid có thể làm dịu cơn ngứa và cải thiện các triệu chứng tổ đỉa trên da một cách nhanh chóng, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng những loại kem này vì chúng có thể gây teo da, mỏng da, giãn tĩnh mạch,…

☛ Tham khảo thêm: Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Mẹo giảm ngứa khi bị tổ đỉa an toàn tại nhà!

Ngứa ngáy là triệu chứng điển hình, vô cùng khó chịu mà bất cứ người bệnh tổ đỉa nào cũng phải trải qua. Ngoài biện pháp cấp cứu tình trạng ngứa ở trên, bạn cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian giúp giảm ngứa do tổ đỉa dưới đây.

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng muối biển

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng muối biển 1
Muối biển có thể giúp giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm da

Trong muối biển có chứa thành phần natri-clorua và các khoáng chất vi lượng tự nhiên, mang lại tác dụng sát trùng, kháng viêm hiệu quả. Do đó, ngoài phương pháp chườm muối nóng ở trên, người bệnh tổ đỉa có thể ngâm tay chân với nước muối để giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm nhiễm của da.

Để thực hiện ngâm tay chân với nước muối ta làm như sau:

  • Chuẩn bị một chậu nước đã đun sôi và để nguội dần đến khi còn ấm
  • Cho khoảng 2 muỗng muối biển vào chậu nước đã chuẩn bị, khuấy cho tan hết
  • Ngâm vùng da tay/chân bị tổ đỉa trong chậu nước muối ấm từ 10-15 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/1 ngày để giảm tình trạng viêm ngứa.

☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Chữa tổ đỉa bằng muối có hiệu quả?

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng rau răm

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng rau răm 1
Rau răm có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn nước của bệnh tổ đỉa

Trong rau tăm có chứa các thành phần hóa học như decanal, dodecanal, decanol và các sesquiterpene có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt các loại vi khuẩn tấn công da rất tốt. Theo y học cổ truyền, rau răm có vị cay, tính ấm, có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mụn nước và làm lành vết thương của các bệnh ngoài da như tổ đỉa, hắc lào, ghẻ lở…

Để sử dụng rau răm giảm ngứa do tổ đỉa ta thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 5g rau răm, 2 thìa muối biển.
  • Rau răm rửa sạch, để ráo nước, sau đó đem giã nhuyễn rồi sắc đặc hỗn hợp này với 2 thìa muối ăn.
  • Sau khi sắc, đem hỗn hợp đó bôi lên vùng da bị tổ đỉa, để trên da trong khoảng 30 phút rồi rửa sạch da với nước. Nên áp dụng phương pháp này 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng lá trầu không

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng lá trầu không 1
Lá trầu không có khả năng giảm ngứa hiệu quả khi bị tổ đỉa

Sử dụng lá trầu không là phương pháp dân gian thường được áp dụng trong điều trị tổ đỉa, giúp giảm nhanh cơn ngứa và một vài triệu chứng trên da. Bạn có thể áp dụng phương pháp này như sau:

  • Chuẩn bị: lá trầu không, phèn chua, muối biển
  • Lá trầu không rửa sạch, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun sôi cho đến khi phèn chua và muối tan hết
  • Chắt lấy nước thoa lên vùng da bị tổ đỉa.

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng lá khế

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng lá khế 1
Lá khế có khả năng kháng histamine, giúp giảm ngứa ngoài da hiệu quả

Theo Đông y, lá khế có tính bình, mát và ôn sinh, có tác dụng chính là tân dịch, giải khát và giúp lợi tiểu. Do đó từ xa xưa cha ông ta đã sử dụng lá khế như một phương thuốc chữa bệnh ngoài da hiệu quả, trong đó có bệnh tổ đỉa.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh trong lá khế có kháng thể histamine nên có khả năng giảm ngứa ngoài da. Ngoài ra, lá khế còn có thể giúp làm sạch vùng da bị tổn thương, hỗ trợ cải thiện các tổn thương da, thúc đẩy da nhanh lành hơn.

Để giảm ngứa khi bị tổ đỉa với lá khế ta thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: lá khế tươi, 1 dúm muối
  • Lá khế rửa sạch, có thể ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bớt vi khuẩn, sau đó vớt ra để ráo
  • Tiếp đến vò nát lá khế, cho vào nồi, thêm nước sạch và đun sôi. Trong khi đun cho thêm vài hạt muối và tiếp tục đun trong khoảng 10 -15 phút.
  • Chắt nước lá khế ra, chờ cho nguội bớt rồi ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa. Với phương pháp này, bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài cách ngâm da với lá khế, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp đắp trực tiếp lá khế lên vùng da bị tổ đỉa. Cách thực hiện như sau:

  • Lá kế rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo
  • Giã nát lá khế sau đó đắp lên vùng da bị tổ đỉa, cuốn cố định lại với băng gạc hoặc một miếng vải sạch
  • Để nguyên trên da trong vòng 1 giờ sau đó rửa lại da với nước sạch. Bạn có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày 1 lần, 2-3 lần 1 tuần.

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa với tỏi tươi

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa với tỏi tươi 1
Tỏi có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, từ đó giúp giảm ngứa hiệu quả

Từ xa xưa tỏi đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị tổ đỉa với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Trong tỏi có chứa hoạt chất Allicin có khả năng ức chế các loại nấm gây bệnh tổ đỉa trên da. Bạn có thể sử dụng tỏi để giảm ngứa và cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa tại nhà như sau:

  • Chuẩn bị: 2 – 3 củ tỏi tươi, 1 ít rượu trắng
  • Ta bóc bỏ hết lớp vỏ bên ngoài của tỏi sau đó bỏ các tép tỏi vào 1 lọ thủy tinh sạch
  • Đổ thêm rượu trắng vào lọ sao cho ngập hết mặt tỏi, ngâm trong khoảng 1 – 2 tuần
  • Sau khi rượu tỏi đã ngấm, bạn dùng một ít rượu này để thoa lên vùng da bị tổ đỉa mỗi ngày. Sau khi thoa, để rượu trên da khoảng 10 phút rồi rửa sạch da với nước ấm.

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng lá đào

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng lá đào 1
Lá đào có khả năng giảm ngứa do tổ đỉa khá hiệu quả

Theo Đông y, lá đào có tính bình, công dụng chính là kháng khuẩn, giảm viêm và chống dị ứng. Do đó, lá đào được cho là có khả năng giảm các triệu chứng tổ đỉa khá hiệu quả.

Bạn có thể áp dụng phương pháp trị ngứa do tổ đỉa với lá đào như sau:

  • Chuẩn bị: một nắm lá đào tươi
  • Rửa sạch lá đào và ngâm với nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo
  • Vò nát lá đào rồi cho vào nồi, thêm 1 ít nước đun sôi từ 3-5 phút
  • Chắt nước ra thau sạch, để nguội bớt rồi tiến hành ngâm rửa vùng da chân/tay bị tổ đỉa 1-2 lần/1 ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát lá đào tươi và đắp trực tiếp lên vùng da đang bị tổ đỉa, sau đó dùng băng gạc hoặc một miếng vải sạch để cố định lại, để trên da khoảng 25 – 30 phút, sau đó rửa sạch da với nước ấm.

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa với dây đau xương

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa với dây đau xương 1
Dây đau xương giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, lở loét của bệnh tổ đỉa

Ngoài các phương pháp kể trên thì dây đau xương cũng thường được nhiều người truyền tai nhau về tác dụng trị bệnh tổ đỉa. Theo dân gian, dây đau xương có thể cải thiện tốt các triệu chứng ngứa ngáy, lở loét trên da của người bệnh tổ đỉa.

Bạn có thể thực hiện trị tổ đỉa với dây đau xương như sau:

  • Chuẩn bị: dây đau xương rửa sạch, phơi khô, đem sao vàng với lửa nhỏ.
  • Cách dùng: lấy một ít dây đau xương đun sôi với khoảng 1 lít nước. Sau đó chắt lấy nước và chia thành từng phần, uống hết trong ngày.

Bạn nên kiên trì uống dây đau xương hàng ngày, sau một thời gian bạn sẽ nhận thấy những chuyển biến rõ rệt, vết thương nhanh lành hơn và cảm giác ngứa sẽ giảm đi đáng kể.

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa với lá lốt

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa với lá lốt 1
Lá lốt có khả năng giảm ngứa, diệt khuẩn, chống viêm rất tốt

Theo Đông y, lá lốt có tính ấm, mùi thơm, có công dụng sát khuẩn, giảm đau và tán hàn hiệu quả. Lá lốt được cho rằng giúp mang lại hiệu quả giảm ngứa, diệt khuẩn và tiêu viêm rất tốt. Từ xa xưa, cha ông ta thường sử dụng lá lốt để đun nước tắm hoặc ngâm chân tay khi bị ngứa hay nhiễm trùng.

Bạn có thể sử dụng lá lốt để giảm ngứa với cách làm dưới đây:

  • Chuẩn bị: 100g lá lốt mang rửa sạch, ngâm nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo
  • Vò nhẹ lá lốt cho lá dễ tiết tinh dầu hơn, sau đó đem lá lốt với đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 5 – 10 phút
  • Chắt lấy nước, để nguội bớt rồi ngâm vùng da bị tổ đỉa sẽ giúp đẩy lùi hiệu quả cảm giác ngứa ngáy. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá lốt chườm trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa.

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng củ ráy

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa bằng củ ráy 1
Củ ráy có khả năng giảm ngứa và chữa lành các tổn thương trên da do bệnh tổ đỉa

Trong củ ráy có chứa các hoạt chất Flavonoid với khả năng chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Củ ráy có thể giúp chữa lành các tổn thương trên da, đồng thời còn phát huy tốt khả năng làm giảm ngứa do bệnh tổ đỉa.

Cách thực hiện giảm ngứa với củ ráy:

  • Chuẩn bị: cạo bỏ vỏ, rửa sạch và cắt thành các miếng mỏng, sau đó đem xay nhuyễn hoặc giã nát.
  • Nấu một nồi nước sôi, sau đó cho củ ráy và nấu cùng. Tiếp tục đun sôi trong khoảng 10 phút là có thể sử dụng
  • Đổ nước củ ráy đã đun ra thau sạch, chờ nguội bớt, cho vùng da bị tổ đỉa vào ngâm trong khoảng 15 phút. Áp dụng biện pháp này hàng ngày sẽ làm các mụn nước trên da nhanh chóng xẹp lại, triệu chứng ngứa ngáy sẽ biến mất một cách hiệu quả.

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa với chanh tươi

Giảm ngứa khi bị tổ đỉa với chanh tươi 1
Nước cốt chanh tươi giúp giảm ngứa khi bị tổ đỉa và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan

Chanh tươi cũng được đánh giá là giúp cải thiện tích cực các triệu chứng của bệnh tổ đỉa. Việc sử dụng chanh tươi sẽ giúp làm giảm nhanh những cơn ngứa, đồng thời giúp vùng da bị tổn thương trở lên thông thoáng hơn. Qua đó, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lây lan.

Phương pháp sử dụng chanh để giảm ngứa khi bị tổ đỉa đặc biệt thích hợp với những người dễ đổ mồ hôi. Việc tiết nhiều mồ hôi khiến da luôn trong tình trạng ẩm ướt sẽ làm cho da bị bệnh thêm kích ứng, ngứa ngáy và nhiễm khuẩn. Ngoài khả năng sát khuẩn, lượng acid citric dồi dào trong chanh sẽ giúp hạn chế việc tăng tiết của các tuyến mồ hôi, vì vậy việc sử dụng chanh có thể sẽ mang lại hiệu quả giảm ngứa đáng kể.

Cách dùng chanh tươi giảm ngứa do tổ đỉa:

  • Chuẩn bị: nước cốt chanh tươi của 1/2 quả chanh
  • Thực hiện: làm sạch vùng da đang bị tổn thương, hòa nước cốt chanh cùng một chút nước ấm, sau đó thoa hỗn hợp này lên da, để tên trong khoảng 8-10 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Do đặc tính axit của chanh sẽ gây ra cảm giác đau xót và rát, vì vậy bạn cần tránh áp dụng biện pháp này nếu trên da có vết thương hở.

Những phương pháp dân gian thường mang lại hiệu quả chậm và chỉ có tác dụng với những trường hợp bệnh mới khởi phát, ngứa ngáy ở mức vừa và nhẹ. Kết quả sử dụng sẽ thay đổi tùy theo cơ địa của từng người. Các mẹo này cũng có thể tồn tại một vài rủi ro nếu nguyên liệu và cách chế biến không đảm bảo. Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp kể trên với tình trạng da có dấu hiệu bội nhiễm. Để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất, bạn sẽ cần một loại kem bôi chuyên biệt cho bệnh tổ đỉa.

Sodermix – giảm ngứa đồng thời trị tổ đỉa dứt điểm!

Sodermix là dòng kem bôi chuyên biệt cho người bệnh tổ đỉa, á sừng, viêm da cơ địa được các chuyên gia da liễu tại hơn 100 quốc gia trên thế giới tin dùng bởi tính an toàn, hiệu quả và hoàn toàn không chứa corticoid.

Sodermix - giảm ngứa đồng thời trị tổ đỉa dứt điểm! 1

Kem bôi Sodermix được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, là liệu pháp đầu tiên và duy nhất trên thế giới giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh châu Âu. Từ đó giúp bảo vệ da khỏi sự tấn công của các gốc tự do, chặn đứng cơn ngứa và chống viêm vô cùng hiệu quả.

Ngoài ra, Sodermix còn được thêm vào thành phần dầu trái bơ và các dầu khoáng thiên nhiên, giúp dưỡng ẩm, làm mềm và dịu da, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ, thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi hư tổn trên da.

Kem bôi Sodermix là giải pháp an toàn, hiệu quả, giúp đập tan nỗi lo về làn da thô ráp, ngứa ngáy của bạn về căn bệnh tổ đỉa. Đồng thời giúp bạn sớm lấy lại được làn da khỏe mạnh, mịn màng, đầy sức sống, trả lại cho bạn sự tự tin vốn có.

Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại hơn 5000 nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết “XEM TẠI ĐÂY”

Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng thanh toán tận nhà, vui lòng “CLICK VÀO ĐÂY”

Tổ đỉa là bệnh lý mãn tính, có tính chất dai dẳng và rất dễ tái phát, bệnh không chỉ mang lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu mà còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp. Bệnh tổ đỉa không thể tự khỏi. Do đó khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tổ đỉa, bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn, kịp thời nhé.

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...