Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng chính xác!

Á sừng tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, khiến người bệnh chán ăn, mất ngủ, gây suy nhược cơ thể, ngoài ra bệnh cũng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Ở bài viết này, sodermix.com sẽ giúp bạn đọc nhận biết các dấu hiệu của bệnh á sừng để có thể điều trị kịp thời, nhanh chóng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh á sừng chính xác! 1

Á sừng là gì?

Á sừng hay còn gọi là viêm da cơ địa á sừng là bệnh da liễu mãn tính thuộc nhóm viêm da cơ địa, có liên quan đến cơ địa dị ứng. Một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh á sừng ta có thể kể đến dưới đây như:

  • Di truyền – đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao gây bệnh á sừng
  • Cơ địa da nhạy cảm hoặc ra nhiều mô hôi
  • Thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, hóa chất
  • Thời tiết hanh khô hoặc thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh
  • Tay chân thường xuyên bị cọ xát, ví dụ như chân bị cọ vào giày khi di chuyển
  • Cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng như vitamin A,C,D,E
  • Thay đổi nội tiết bên trong cơ thể.

☛ Đọc chi tiết hơn tại thông tin: Bệnh á sừng

Dấu hiệu bệnh á sừng tại vùng da bị bệnh!

Dấu hiệu bệnh á sừng tại vùng da bị bệnh! 1
Da khô, bong tróc, nứt nẻ là những triệu chứng điển hình của bệnh á sừng

Bệnh á sừng thường xuất hiện ở lòng bàn tay, ngón tay, bàn chân, kẽ ngón chân, đặc biệt là phần gót chân, với những triệu chứng điển hình như da khô, bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy,… cụ thể các dấu hiệu của bệnh như sau:

Da khô, dày sừng

Ngay khi bệnh á sừng mới khởi phát, da của người bệnh sẽ trở nên khô ráp, các lớp sừng phát triển dày hơn, khi sờ tay vào có thể cảm thấy vùng da này sần và cứng hơn da ở các vị trí khác.

Da nứt nẻ, bong tróc thành từng mảng

Khi bị bệnh á sừng tấn công, quá trình hình thành tế bào da bị dang dở, do đó lớp da tại vùng nhiễm bệnh thường khô ráp, dày sừng, các tế bào sừng chết đi, sau đó bắt đầu bong tróc, nứt nẻ, làm xuất hiện tình trạng đỏ và sưng tấy.

Mất vân tay, vân chân

Việc bong tróc da xảy ra thường xuyên, liên tục sẽ khiến da mỏng đi, dẫn đến tình trạng mất vân tay, vân chân ở người bệnh á sừng.

Ngứa ngáy

Ngứa ngáy khó chịu chính là cảm giác hầu như tất cả người bệnh á sừng đều trải qua. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cảm giác ngứa ngáy sẽ ở mức âm ỉ đến dữ dội tại vùng da tổn thương.

Trong nhiều trường hợp người bệnh không chịu được cảm giác ngứa, thường xuyên cào, gãi vùng da này, khiến da ửng đỏ, trầy xước, thậm chí là chảy máu. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Xuất hiện mụn nước trên da

Khi bệnh á sừng tiến triển nặng, trên da sẽ xuất hiện những đốm mụn nước nhỏ, khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi các mụn nước này vỡ ra. Sau khi các đốm mụn bị vỡ, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công, khiến những tổn thương da nặng nề và lan rộng hơn.

Đau rát, chảy máu

Khi các lớp sừng bong tróc nhiều, da dễ bị tổn thương hơn hoặc những nứt nẻ nghiêm trọng sẽ làm người bệnh bị chảy máu, đau rát tại vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, việc người bệnh gãi mạnh, tự ý bóc bỏ lớp sừng hoặc các mụn nước bị vỡ cũng là nguyên nhân khiến tình trạng đau rát, chảy máu xuất hiện.

Có thể xuất hiện sự thay đổi ở móng tay, móng chân

Ở một số trường hợp không được điều trị sớm, vùng da bị bệnh lan rộng, có thể dẫn đến sự thay đổi ở móng. Khi đó móng của người bệnh sẽ chuyển sang màu vàng, phần da dưới móng có thể rộp lên, thậm chí tách rời khỏi phần móng. Kèm theo đó là sự xuất hiện của những lỗ nhỏ li ti, sần sùi quanh móng tay và móng chân người bệnh.

Dấu hiệu bệnh á sừng thay đổi theo nguyên nhân tác động

Ngoài những dấu hiệu bệnh á sừng điển hình kể trên, triệu chứng của bệnh có thể thay đổi ít nhiều phụ thuộc vào một vài nguyên nhân tác động dưới đây:

Thời tiết

Thời tiết 1
Một vài triệu chứng của bệnh á sừng có thể thay đổi theo thời tiết

Bệnh á sừng thương có xu hướng khởi phát hoặc trở nặng vào mùa đông khi thời tiết hanh khô và thuyên giảm dần vào mùa hè. Do đó, triệu chứng của á sừng vào 2 mùa này sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Mùa đông: Da bị mất nước, khô ráp, nứt nẻ nghiêm trọng, có thể rớm máu, đau nhức.
  • Mùa hè: Các triệu chứng nhẹ hơn so với mùa đông. Vào mùa hè, người bệnh á sừng có thể cảm thấy da khô cứng nhưng không còn bong tróc. Thay vào đó da sẽ căng bóng, xuất hiện mụn nước và ngứa ngáy.

Tiếp xúc với hóa chất

Khi người bệnh á sừng tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa, xăng dầu,… sẽ khiến vùng da bị tổn thương kích ứng mạnh hơn, làm cho những biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn nhiều lần so với những dấu hiệu thường gặp kể trên.

Các dấu hiệu kèm theo của bệnh á sừng

Khi bị á sừng nghiêm trọng, người bệnh có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng dưới dây:

Mệt mỏi, ăn ngủ kém

Cảm giác ngứa ngáy thường trực khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, khó đi vào giấc ngủ, thậm chí khi đã ngủ được thì vẫn có khả năng bị tỉnh giấc vì ngứa. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, tình trạng mất ngủ có thể kéo dài triền miên, người bệnh mệt mỏi, chán ăn, dẫn đến suy nhược cơ thể.

Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Nếu làn da bị á sừng không được bảo vệ, chăm sóc và điều trị đúng cách, khiến vi khuẩn và nấm tấn công vào vùng da nhiễm bệnh, khiến những tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện kèm theo những triệu chứng như mưng mủ, lở loét,…

Khi xuất hiện dấu hiệu bệnh á sừng phải làm sao?

Á sừng là bệnh lý mãn tính, có tính chất dai dẳng, dễ tái phát. Do đó khi bị á sừng, việc đầu tiên cần bạn cần làm là đến gặp các bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những đáng tiếc có thể xảy ra.

Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ khiến quá trình trị bệnh á sừng diễn ra nhanh chóng, cũng như kiểm soát được tình trạng bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát.

Khi xuất hiện dấu hiệu bệnh á sừng phải làm sao? 1
Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh á sừng, bạn cần đến bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị

Đặc biệt trong một số trường hợp dưới đây, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay:

  • Đã tự chữa bằng những biện pháp tại nhà nhưng không thành công
  • Làn da nứt nẻ nhiều, gây chảy máu và đau đớn cho người bệnh
  • Ngứa ngáy nghiêm trọng, gây khó ngủ và mất ngủ
  • Móng tay móng chân sần sùi, có những lỗ nhỏ li ti.

Ngoài ra, để quá trình điều trị á sừng đạt hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo một vài gợi ý dưới đây:

  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên cắt móng tay, móng chân
  • Tránh gãi, cào, bóc vảy và hạn chế chà xát vùng da bị tổn thương hoặc làm vỡ các mụn nước vì như vậy sẽ khiến các vi khuẩn, nấm tấn vào bên trong gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
  • Không ngâm tay, chân với nước muối vì nước muối có khả năng hút nước trong ác tế bào da, khiến da bị mất nước nghiêm trọng hơn
  • Thoa kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần 1 ngày để cung cấp độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng bong tróc, nứt nẻ
  • Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng dầu,… vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nên đeo găng tay khi làm việc nhà, tránh để da tiếp xúc thường xuyên với nước và các dung dịch chất tẩy rửa
  • Có thể xem xét việc thay đổi môi trường sống hoặc làm việc nếu môi trường hiện tại thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất
  • Duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, tránh tình trạng da thiếu nước
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng, tránh việc thiếu hụt chất dinh dưỡng khiến bệnh nặng thêm và lâu lành
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như lạc, sữa, trứng, hải sản,..
  • Khi nấu ăn cần tránh tiếp xúc với các gia vị như ớt muối vì chúng có thể khiến da bị kích ứng
  • Nên sử dụng các loại tất chân có chất liệu mềm, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và thay tất theo định kỳ từ 3-4 tháng 1 lần
  • Tránh mang giày dép chật và cứng vì chúng có thể khiến da ở chân bị trầy xước, khiến các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

☛ Tham khảo thêm: Cách chữa á sừng hiệu quả

Sodermix – giải pháp trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh á sừng

Những biện pháp kể trên chỉ là những giải pháp giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh á sừng. Để có thể điều trị dứt điểm các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này, bạn sẽ cần một loại kem bôi chuyên biệt.

Ở đây chúng tôi xin giới thiệu cho bạn đọc kem bôi Sodermix – giải pháp hiệu quả, hoàn toàn không chứa corticoid, đặc biệt an toàn cho người bệnh. Sản phẩm được các chuyên gia da liễu hàng đầu trong và ngoài nước tin dùng.

Sodermix - giải pháp trị dứt điểm các triệu chứng của bệnh á sừng 1
Kem bôi Sodermix là giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bệnh á sừng

Sodermix chứa thành phần được chiết xuất từ trái cà chua xanh châu Âu, dầu trái bơ và dầu khoáng thiên nhiên. Kem bôi Sodermix giúp bổ sung Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể, với khả năng phân giải các gốc tự do, mang đến tác dụng chống viêm cực kỳ hiệu quả, từ đó giúp chữa lành các các tổn thương da nhanh chóng và cực kỳ an toàn.

Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm mềm da, giúp giảm nhanh cơn ngứa và cải thiện nhanh chóng tình trạng bong tróc, nứt nẻ của bệnh á sừng. Đồng thời sản phẩm cũng có khả năng tái tạo và phục hồi những hư tổn trên da chỉ sau từ 3-4 ngày sử dụng. Kem bôi Sodermix sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để đẩy lùi căn bệnh á sừng đáng ghét.

Để tìm địa chỉ gần nhất có bán kem bôi Sodermix, vui lòng “XEM TẠI ĐÂY”

Để đặt mua Sodermix giao hàng thanh toán tại nhà, vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh á sừng hoặc sản phẩm Sodermix bạn có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800 6225 hoặc kết nối Zalo theo số điện thoại 0862 241 650 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...