Da mặt bị ngứa và nổi mụn - Nguyên nhân và cách điều trị
Da mặt bị ngứa và nổi mụn khiến bạn trở nên khó chịu, ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ? Đây có thể là một trong những triệu chứng báo hiệu cho tình trạng cơ thể đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân của nó là gì, cách giải quyết như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn đều sẽ được giải quyết thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Da mặt ngứa và nổi mụn là gì?
Ngứa và nổi mụn vùng da mặt là tình trạng phổ biến hiện nay mà ai cũng từng ít nhất một lần gặp phải. Các nốt mụn đỏ, có thể bị viêm xuất hiện tại một số vị trí như trán, cằm, má hoặc trên toàn bộ gương mặt, kèm theo là ngứa ngáy khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, tự ti trong giao tiếp.
Có 2 loại mụn thường gặp là mụn có nhân và mụn không nhân, chạm vào da mặt nhiều lần để gãi ngứa có thể làm lây lan vi khuẩn, làm mụn nổi nhiều hơn. Các dạng mụn viêm có xu hướng đau và ngứa cùng một lúc, sưng to gây khó chịu.
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác có thể kèm theo trên vùng da mặt như:
- Da khô, bong tróc, nhất là ở vùng chữ T.
- Da đổ nhiều dầu, đặc biệt khi thời tiết mùa hè hanh khô và nóng nực.
- Da thiếu sức sống, sạm đen, để lại sẹo do không được điều trị đúng cách.
- Chạm vào da có thể có cảm giác tê rát, nhức và đau.
Nếu không xác định rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng đắn, tình trạng này không những khiến bạn tự ti trong giao tiếp mà còn có nguy cơ trở nặng, làm da nhiễm trùng, để lại sẹo xấu, sần sùi trên da.
Nguyên nhân da mặt bị mụn và ngứa?
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến da mặt bạn nổi nhiều mụn ngứa, phổ biến nhất có thể kể đến như: dị ứng, da khô, mắc các bệnh da liễu, nhiễm trùng, rối loạn nội tiết,…các yếu tố này khiến lỗ chân lông bị tắc, da nhiễm trùng và khô, kèm theo cơn ngứa từ nhẹ đến nặng.
Đôi khi, ngứa là dấu hiệu cho thấy mụn đang giảm dần. Khi da mặt của chúng ta đang hồi phục, lớp da tổn thương được thay thế bằng làn da mới khỏe mạnh hơn, tốt hơn. Quá trình này diễn ra sẽ làm bong tróc lớp tế bào cũ.
Hầu hết tình trạng nổi mụn ngứa là triệu chứng của một số bệnh lý da liễu dưới đây:
Viêm da cơ địa mặt
Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa là 15 – 30% ở đối tượng trẻ em và 2 – 10% ở người trưởng thành. Viêm da cơ địa mặt ở người lớn có xu hướng kéo dài, tái đi tái lại, có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền nên không lây nhiễm qua tiếp xúc. Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh cũng rất khó khăn, vùng da bệnh dễ lan rộng khi không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện của bệnh nếu xảy ra ở vùng mặt là tổn thương trên da, xuất hiện các mụn đỏ sưng và ngứa.
☛ Tham khảo thêm: Tất tần tật về viêm da cơ địa
Viêm da dị ứng
Xảy ra khi da mặt tiếp xúc với một số yếu tố như thời tiết hanh khô, môi trường ô nhiễm, xà phòng có chất tẩy mạnh, tiêu thụ thực phẩm có nguy cơ dị ứng như hải sản, thịt đỏ, sữa,…Các nốt mụn ngứa lúc này thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Các cơn ngứa châm chích, nặng hơn khi gãi hoặc không điều trị đúng cách. Dễ trở thành mãn tính và tái phát nhiều lần.
☛ Tham khảo chi tiết hơn: Viêm da dị ứng tiếp xúc ở mặt là gì?
Tổ đỉa
Tổ đỉa là một dạng viêm da đặc trưng, xuất hiện các vết mụn nước bé, có thể trên da mặt hoặc tại vị trí khác, các vết phồng rộp, hay mọc thành từng cụm. Mụn vỡ ra có thể để lại các vết sẹo trên da mặt nên người bệnh cần đặc biệt chú ý chăm sóc trong quá trình điều trị để tránh sẹo thâm, sẹo rỗ sau này.
Á sừng
Á sừng da mặt gây ngứa bong tróc da mặt, khiến mặt dễ nổi mụn, nhiều trường hợp da mặt quá khô nứt, dễ chảy máu.
Á sừng có thể dễ dàng kiểm soát nếu như bạn phát hiện bệnh và can thiệp sớm. Ngược lại, nếu không được điều trị đúng cách, á sừng dễ lan rộng sang các vùng da lành, có thể gây bội nhiễm, tổn thương không hồi phục.
☛ Tham khảo thêm: Bệnh á sừng – nguyên nhân triệu chứng và cách chữa!
Da bị nhiễm khuẩn
Hằng ngày, da mặt bạn là một trong những nơi tiếp xúc trực tiếp với không khí nên là nơi chứa nhiều vi khuẩn nếu không được chăm sóc kỹ.
Vi khuẩn tấn công da mặt rất dễ gây nên các dạng mụn bọc, ngứa kèm theo đau nhức tại vị trí viêm. Nếu không xử lý tốt, chọc vỡ nhân mụn làm cho ổ khuẩn lan sang vùng da bên ngoài, khiến mụn lên nhiều hơn. Để lại sẹo xấu, các vết thâm đen.
Các tác nhân làm da mặt dễ nhiễm khuẩn như:
- Tiếp xúc với môi trường khói bụi nhưng không rửa mặt, tẩy trang hoặc tẩy trang không sạch sau khi trang điểm.
- Do chạm, nặn mụn thường xuyên nhưng sai cách.
- Hệ miễn dịch kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Do nội tiết tố, tuổi dậy thì khiến da bị bít tắc lỗ chân lông.
Bệnh Zona thần kinh, thủy đậu
Thủy đậu nổi lên chứa dịch mủ và rất dễ vỡ, gây đau rát, không chỉ xuất hiện ở mặt mà còn có thể ở toàn thân. Thường để lại sẹo xấu nếu không được chăm sóc kỹ.
Đối với Zona thần kinh, hầu hết bệnh ảnh hưởng nhiều ở mạn sườn nhưng cũng có thể xuất hiện tại vị trí khuôn mặt. Một số biến chứng có thể xảy đến nếu không điều trị đúng cách như mất thị lực, đau tai, mất thính giác, viêm não,…
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân do bệnh da liễu, nổi mụn và ngứa tại khuôn mặt còn bởi các tác nhân như:
- Thay đổi nội tiết tố: Đặc biệt đối với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, da mặt dễ đổ nhiều dầu, là môi trường thuận lợi để các loại mụn khác nhau từ mụn không viêm đến viêm phát triển mạnh.
- Vệ sinh da sai cách: Da mặt hằng ngày đều tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, nếu không chăm sóc sạch sẽ mỗi ngày, có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ khó chịu.
- Thiếu nước: Không cung cấp nước đầy đủ làm cho quá trình trao đổi chất bên trong ảnh hưởng, là một trong những nguyên nhân làm da bị ngứa, nổi mụn.
- Stress kéo dài: Có thể khiến da mặt bị mụn ngứa do làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể.
- Hậu quả của lạm dụng Corticoid: Sử dụng Corticoid trong điều trị mụn có thể có tác dụng trong thời gian đầu nhưng ngưng thuốc hoặc dùng lâu dài làm cho da nổi mụn, ngứa trở lại. Ngoài ra còn khiến da bị mỏng, thâm sạm mà khó khắc phục. mắc hội chứng Cushing…
- Các bệnh bên trong cơ thể: Một số vấn đề về gan hoặc thiếu vi chất dinh dưỡng cũng có thể gây ra tình trạng nổi mụn ngứa trên da mặt.
Mụn ngứa ở da mặt có nguy hiểm không?
Tùy vào cơ địa của từng người mà biểu hiện của mụn ngứa khác nhau, trong trường hợp nhẹ, không cần các can thiệp y tế, bệnh vẫn có thể tự khỏi được. Thời gian khỏi thường từ 2 – 5 ngày cho đến vài tuần.
Nhưng nếu mức độ ngứa nặng, mụn to, viêm đỏ với số lượng nhiều, gây đau rát khó chịu. cần được điều trị chuyên sâu đúng cách để có thể hồi phục da tối đa, tránh các biến chứng như:
- Không kiểm soát được mong muốn gãi khi ngứa khiến da bị trầy xước, chảy máu, vỡ các bọc mủ (nếu có) tạo sẹo rỗ, thâm gây mất thẩm mỹ.
- Nguy cơ bội nhiễm da khi không điều trị đúng cách, gây ra những tổn thương rất khó điều trị.
- E ngại, tự ti trong giao tiếp xã hội do các vết sẹo rỗ, thâm nám để lại.
- Ngứa nhiều ảnh hưởng đến sự tập trung trong công việc, học tập.
Tình trạng mụn ngứa trên da mặt nếu liên quan đến các vấn đề bên trong cơ thể như bệnh gan, ung thư da…hay thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin thì cần đặc biệt lưu ý thăm khám và điều trị đúng cách sớm nhất.
Có thể khẳng định rằng, da mặt khi bị ngứa, nổi mụn thường không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của người mắc phải, tuy nhiên bạn vẫn không nên chủ quan hay xem thường triệu chứng này. Cần xác định chính xác nguyên nhân để được lựa chọn phương pháp điều trị đúng.
Khi nào bị mụn ngứa ở da mặt cần gặp bác sĩ?
Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy là triệu chứng không nguy hiểm nhiều nhưng nếu không có các biện pháp điều trị kịp thời, nhất là trong trường hợp nặng, rất có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đời sống của người bệnh, làm họ thiếu tự tin trong giao tiếp.
Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu da mặt có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
- Nổi mụn và ngứa kéo dài trên hai tuần mà không thuyên giảm, kể cả sử dụng các biện pháp cải thiện tại nhà hay dùng mỹ phẩm.
- Có viêm nhiễm nặng, các mụn bọc sưng tấy, đau, chảy dịch.
- Kèm theo cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sút cân, đau nhức.
- Mụn mủ vỡ có mùi hôi, có máu.
- Da bong tróc, sần sùi, để lại sẹo thâm, Tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây khó chịu, mất tập trung trong công việc.
Cách khắc phục da mặt ngứa và nổi mụn hiệu quả
Dù với nguyên nhân gì, nguyên tắc số một khi nổi mụn ngứa là ngừng ngay hành động gãi. Việc gãi không giúp bạn bớt đi triệu chứng mà chỉ khiến tình trạng nặng thêm, nguy cơ lây lan vi khuẩn và nổi nhiều mụn hơn.
Cách chăm sóc da mặt đúng cách
Để hạn chế tình trạng da mặt nổi mụn ngứa, quá trình chăm sóc da hàng ngày là một trong những yếu tố quyết định, để chăm sóc da đúng cách, bạn cần phải thực hiện các bước chăm sóc da tối thiểu như:
- Ra đường che chắn bằng các vật dụng như khẩu trang, sử dụng thêm kem chống nắng trước khi ra đường, kể cả khi thời tiết không quá nhiều nắng.
- Rửa mặt hàng ngày, tùy tình trạng da của mỗi người mà có phương pháp rửa mặt khác nhau, bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt dành riêng cho từng loại da.
- Hạn chế chạm tay lên da mặt, tránh vi khuẩn từ tay làm cho da bị viêm nhiễm, nổi mụn.
Các mẹo dân gian trong giảm mụn ngứa da mặt
Trong dân gian có rất nhiều cách giúp các nốt mụn đỏ cũng như ngứa ở da mặt giảm bớt đi, thích hợp dành cho những đối tượng bị tổn thương da không quá nghiêm trọng, mụn mới hình thành.
Ưu điểm của phương pháp này là tính an toàn cao, nguyên liệu tự nhiên dễ tìm kiếm, cách thực hiện đơn giản và không tốn nhiều chi phí khi áp dụng.
Bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện như:
Chườm đá lạnh
Phương pháp này chỉ có tác dụng giúp giảm ngứa, gần như không hiệu quả trong giảm kích thước hay số lượng mụn. Người bệnh dùng khăn sạch để bọc đá lạnh hoặc cho nước lạnh vào túi chườm, không đặt trực tiếp đá lên da.
Da sau khi chườm đá sẽ giảm cảm giác ngứa và hạn chế tiết bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Thường được phối hợp cùng với phương pháp khác hoặc khi ngứa nhiều nhưng chưa có thuốc điều trị.
Đắp mặt nạ chanh mật ong
Chanh giúp tẩy đi những tế bào chết, mật ong có khả năng kháng khuẩn. Hai thành phần này làm lỗ chân lông thông thoáng, da giữ được độ ẩm và mịn màng.
Đầu tiên, trộn hai hỗn hợp với nhau theo tỉ lệ 1:1, thoa đều hỗn hợp lên mặt. Lưu ý, trước khi thực hiện cần rửa mặt thật sạch để tránh bít tắc lỗ chân lông và giúp hấp thu dưỡng chất nhanh hơn. Để yên khoảng 15 – 20 phút, sau đó rửa mặt với nước ấm.
Thực hiện mỗi tuần từ một đến hai lần, bạn sẽ thấy cải thiện rõ rệt tình trạng ngứa ngáy, mụn giảm đi nhiều.
Rửa mặt với nước muối ấm
Muối giúp sát khuẩn các vết thương, sử dụng một lượng muối nhỏ pha loãng với nước ấm khi rửa mặt hàng ngày giúp làm sạch da, sát khuẩn và giảm ngứa hiệu quả.
Nên rửa vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi.
☛ Chi tiết tham khảo: Mẹo giảm ngứa da mặt nhanh
Giảm mụn ngứa bằng phương pháp Đông y
Đông y tuy là phương pháp an toàn, ít tốn kém nhưng khả năng đáp ứng thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân bệnh của từng người. Chính vì vậy trước khi thực hiện các bài thuốc dưới đây, bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Bài thuốc 1
Theo y học cổ truyền, lá Đơn Đỏ có vị đắng ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giảm đau, trong khi đó triệu chứng mụn nhọt và ngứa do dị ứng chủ yếu do huyết nhiệt. Đầu tiên, dùng khoảng 30 – 50 gam lá Đơn Đỏ sao vàng, sắc uống ngày một thang, chia làm 2 – 3 lần, uống nhiều ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Có thể kết hợp lá Đơn Đỏ 20 gam với một số vị thuốc khác như Kim Ngân Hoa, Ké Đầu Ngựa, Mã Đề, mỗi vị 12 gam, sắc uống mỗi lần một thang, chia ba lần trước bữa ăn.
Bài thuốc 2
Rau Má có khả năng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, dưỡng âm, là vị thuốc thích hợp trong điều trị mụn nhọt mẩn ngứa. Dùng khoảng 30 – 50 gam Rau Má rửa sạch, giã cho nát, sau đó cho nước vào nấu kỹ, nước này chỉ uống trong ngày để giảm mụn nhọt.
Điều trị bằng thuốc Tây, mỹ phẩm đặc hiệu
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị da mặt bị mụn ngứa là giải pháp phổ biến và vô cùng hữu hiệu với ưu điểm là hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Thường được các bác sĩ kê đơn đối với các tình trạng nặng, nhiều ngày không thuyên giảm. Một số thuốc bệnh nhân có thể được kê như:
- Thuốc bôi chứa Corticoid: Giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng ngứa và nổi mụn, giảm viêm. Tuy nhiên thuốc có thể làm mỏng da, dễ bị thâm sạm sau này, ngưng dùng thuốc thì các tình trạng mụn ngứa thường quay trở lại.
- Thuốc kháng Histamin: Được sử dụng trong giảm ngứa, ở dạng bôi hoặc thuốc viên.
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong tình trạng mụn viêm, bội nhiễm, mụn trứng cá.
- Kem chứa Retinol: Hiệu quả cao do giúp thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn tụ bã nhờn, dầu thừa, giảm các mụn viêm, mụn sưng trên da mặt.
Sử dụng các thuốc Tây y đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ, tuyệt đối không tự ý dùng, lạm dụng để tránh các hậu quả đáng tiếc như dị ứng thành phần thuốc, dùng quá liều.
Một số mỹ phẩm như sữa rửa mặt, serum trị mụn chứa thành phần dịu nhẹ cho da, giúp da không bị khô, ngứa. Ưu điểm của mỹ phẩm là thường không cần sự kê đơn của bác sĩ, có nhiều sự lựa chọn tùy theo kinh tế và nhu cầu của từng người.
Sử dụng Sodermix nếu mụn ngứa do viêm da dị ứng
Sodermix là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp chuyên biệt cho viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm,…Chứa enzyme SOD có khả năng làm trung hòa các gốc tự do chiết xuất từ những thành phần hoàn toàn thiên nhiên như cà chua xanh Châu Âu, trái bơ, dầu khoáng.
Enzyme SOD có trong Sodermix giảm viêm ngứa, mẩn đỏ, làm mờ sẹo thâm,…trong khi đó dầu quả bơ và dầu Paraffin giúp dưỡng ẩm, làm mềm da, khôi phục vùng da bị tổn thương hiệu quả. Chính vì vậy, đây là sản phẩm phù hợp với hầu hết các bệnh lý về da.mặt
Sản phẩm hoàn toàn không chứa CORTICOID, vô cùng an toàn cho người sử dụng, kể cả ở phụ nữ có thai, đang cho con bú hoăc trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm.
Thành phần thiên nhiên, an toàn và hiệu quả nhanh, sau khi sử dụng từ 2 – 3 ngày giảm cảm giác ngứa rõ rệt, sau liệu trình sử dụng từ 1 – 2 tháng đã thấy mụn ngứa dần mất đi, tái tạo và phục hồi da một cách tối ưu nhất. Giúp bạn tự tin trong giao tiếp thường ngày.
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Lời kết
Da mặt bị ngứa và nổi mụn tuy luôn khiến chúng ta tự ti, nhưng bạn cũng đừng lo lắng vì nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả mà không hề tốn kém. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn miễn phí cước 1800.6225 hoặc trực tiếp trên trang web để được các chuyên gia tư vấn.
ham khảo
https://www.healthline.com/health/itchy-acne#treatment
https://www.medicalnewstoday.com/articles/327161#treatments
https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/di-ung-da-mat-nguyen-nhan-va-cach-ieu-tri-nhanh-chong
Bài viết liên quan
- SODERMIX® cam kết: Hoàn lại toàn bộ tiền nếu không giảm nhanh ngứa ngay trong tuần đầu sử dụng và phục hồi tổn thương da sau một liệu trình
- Thuốc trị mẩn ngứa cho bé có những loại nào?
- Bị ngứa uống thuốc gì để mau khỏi?
- Mẩn ngứa nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện?
- Kem trị mẩn ngứa cho trẻ em "chỉ hiệu quả" khi dùng đúng!