Chữa viêm da tiết bã không khó nhưng phải "chuẩn"!

Viêm da tiết bã là bệnh da liễu phổ biến, không gây nguy hiểm nhưng lại khó quản lý và dễ tái phát. Ở giai đoạn cấp, người bệnh không chỉ mệt mỏi bởi các triệu chứng khó chịu mà còn cảm thấy mất tự tin vì làn da thiếu thẩm mỹ. Theo các chuyên gia, không khó để xây dựng được một “phác đồ chuẩn” chữa viêm da tiết bã. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế lại phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tuân thủ của bệnh nhân.

Viêm da tiết bã là gì?

Viêm da tiết bã hay viêm da dầu, chàm da mỡ có tên khoa học là Seborrheic Dermatitis. Đây là một bệnh viêm da cơ địa mãn tính thường xuất hiện tại các vị trí tập trung nhiều tuyến bã nhờn trên cơ thể như: Đầu, mặt, sau tai, cổ – ngực.

Viêm da tiết bã là gì? 1
Viêm da tiết bã tập trung tại vị trí nhiều tuyến bã nhờn trên cơ thể

☛ Chi tiết tìm hiểu trong bài: Bệnh viêm da tiết bã!

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã

Nguyên nhân gây viêm da tiết bã vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố được cho là có liên quan đến sự khởi phát bệnh như:

  • Tăng tiết dầu: Thể hiện rõ khi vị trí bị viêm da tiết bã thường là vùng có nhiều tuyến tiết dầu nhờn. Bên cạnh đó, bệnh cũng xuất hiện phổ biến hơn ở những người trẻ, thanh thiếu niên có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
  • Vi khuẩn, vi nấm: Nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur) và vi khuẩn P. acne là những nguyên nhân phổ biến gây viêm da tiết bã ở da đầu.
  • Hormon: Nhiều nghiên cứu cho thấy, hormon androgen làm tăng hoạt động của các nang lông tiết bã dẫn đến tăng nguy cơ mắc viêm da tiết bã. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ viêm da tiết bã ở nam thường cao hơn nữ.
  • Di truyền: Những gia đình có người bị viêm da tiết bã thì tỷ lệ mắc bệnh cũng cao hơn những người khác.

Triệu chứng của người bị viêm da tiết bã

Triệu chứng của người bị viêm da tiết bã 1
Viêm da tiết bã khiến da bị dày sừng, bong tróc

Tùy vào mức độ bệnh mà tình trạng viêm da tiết bã có thể xuất hiện ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Tại đây, các triệu chứng bệnh có sự khác biệt nhất định, cụ thể:

  • Trên da đầu: Xuất hiện gàu gây ngứa ngáy. Ở giai đoạn muộn, các nang lông trên da đầu chuyển đỏ và lan rộng, đôi khi chúng có thể liên kết với nhau và có thể lan xuống trán, sau tai, ống tai ngoài và cổ.
  • Tại vị trí tăng tiết dầu ở mặt: Da xuất hiện các dát đỏ và vảy da gây bong tróc, khô cứng, ngứa ngáy.
  • Ở vùng da trên cơ thể: Xuất hiện sẩn đỏ ở nang lông phía trên có vảy mỡ (vảy hơi vàng, dày, cứng). Sau đó, các sẩn liên kết với nhau tạo thành mảng lớn, có hình cánh hoa, ở giữa có vảy mỏng.
  • Tại các nếp gấp da: Như: nách, bẹn, nếp dưới vú, hậu môn sinh dục, viêm da tiết bã có triệu chứng như viêm kẽ, da dát đỏ, giới hạn rõ, phía trên có vảy mỡ.
Viêm da tiết bã nhờn thường xuất hiện ở người trẻ từ 18 – 40 tuổi và phổ biến hơn ở nam giới. Điều này có thể do sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn dưới sự kiểm soát của androgen. Ngoài ra, viêm da tiết bã cũng xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi do tác dụng của androgen từ mẹ truyền qua nhau thai. Tình trạng này có thể tự khỏi sau 3 – 12 tháng mà không cần can thiệp điều trị.

Viêm da tiết bã có thể chữa khỏi không?

Câu trả lời là: Có. Theo BSCKII Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam: Chữa viêm da tiết bã gặp khó khăn là do bệnh dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, nếu người bệnh thực hiện điều trị từ giai đoạn sớm, có chế độ sinh hoạt khoa học thì cơ hội khỏi bệnh là rất cao.

Viêm da tiết bã có thể chữa khỏi không? 1
Viêm da tiết bã có thể chữa khỏi

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng chia sẻ: Bệnh viêm da tiết bã không thể tự khỏi. Thậm chí, ở những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể phải dùng thuốc liều cao để kiểm soát triệu chứng và ngăn nguy cơ biến chứng. Quan điểm này cũng từng được  chia sẻ bởi TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

Như vậy, viêm da tiết bã có thể khỏi nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và có lối sống lành mạnh. Sau điều trị, người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tránh để cơ thể gặp phải các yếu tố nguy cơ khiến bệnh bùng phát. Thái độ chủ quan và điều trị chậm trễ có thể khiến bệnh tiến triển nặng gây khó khăn trong điều trị và gây ra biến chứng đỏ da toàn thân.

Nguyên tắc điều trị viêm da tiết bã

Vì muốn nhanh chóng thoát khỏi ảnh hưởng của bệnh viêm da tiết bã mà không ít người vội vàng áp dụng những biện pháp điều trị mà mình chưa hiểu rõ. Điều này có thể dẫn đến những sai lầm khiến hiệu quả trị bệnh sụt giảm và tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

Nguyên tắc điều trị viêm da tiết bã 1
Không nên dùng corticoid trong điều trị viêm da tiết bã

Để hạn chế được những sai lầm không đáng có, bạn cần nắm được những nguyên tắc điều trị dưới đây:

  • Sử dụng thuốc kháng nấm tại chỗ để loại bỏ nấm Pityrosporum
  • Loại bỏ các yếu tố làm nặng bệnh trong thời gian điều trị như: Stress, bia rượu hoặc một số thuốc (thuốc ức chế miễn dịch, thuốc kháng sinh,…)
  • Không nên dùng các thuốc bôi Corticoid trong phác đồ trị viêm da tiết bã

Nếu bạn đang muốn sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó, hãy kiểm tra xem nó có đáp ứng được những nguyên tắc này không. Ngoài ra, trong suốt thời gian chữa viêm da tiết bã, bạn cũng cần chắc chắn mình đang tuân thủ theo những điều này.

Phương pháp điều trị viêm da tiết bã

Dựa trên vị trí và mức độ tổn thương do viêm da tiết bã gây ra, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị riêng cho từng người bệnh. Bạn có thể cần đến một hoặc một số những phương pháp dưới đây để giải quyết triệu chứng, ngăn tổn thương lan rộng và giúp vùng da bị bệnh lành lại nhanh hơn.

Giữ vệ sinh da

Giữ vệ sinh da 1
Bạn nên gội đầu bằng nước ấm

Vệ sinh da sạch sẽ giúp giảm ảnh hưởng của viêm da tiết bã hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn:

  • Sử dụng nước ấm: Để tắm, gội, làm sạch vùng da bị viêm da tiết bã. Cách này giúp làm sạch vảy da bị bong, giảm dầu thừa và giúp vùng da bị bệnh dễ chịu hơn.
  • Sử dụng sữa tắm, sữa rửa mặt phù hợp: Là những sản phẩm có độ pH tiệm cận với pH da (khoảng 5). Không nên dùng sản phẩm có pH cao vì chúng có thể gây kích ứng và làm tăng triệu chứng bệnh.
  • Tránh để da bị bẩn, bí: Thường do bụi bẩn hoặc mỹ phẩm không phù hợp. Những yếu tố này có thể khiến tuyến dầu hoạt động mạnh hơn hoặc da bị kích ứng khiến bệnh bùng phát.

Sử dụng thuốc điều trị

Dùng thuốc Tây chữa viêm da tiết bã rất tiện lợi, tác dụng nhanh chóng và hiệu quả cao. Đó là lý do vì sao chúng được bác sĩ ưu tiên sử dụng trong các phác đồ điều trị bệnh.

Sử dụng thuốc điều trị 1
Các thuốc bôi có thể kiểm soát viêm da tiết bã hiệu quả

Tùy vào triệu chứng thực tế mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc bôi kháng nấm: Nếu viêm da tiết bã do nấm men, bạn cần sử dụng những thuốc được bào chế từ hoạt chất nhóm azol như: Ketoconazol, bifonazol Ciclopirox, econazol,… Trường hợp viêm da tiết bã do chủng nấm Malassezia, bác sĩ sẽ thay thế bằng các thuốc chứa:  Selenium và Zinc pyrithion.
  • Thuốc tiêu sừng: Là thuốc được bào chế từ một số hoạt chất như: Acid salicylic, Acid lactic và Propylen glycol. Thuốc có tác dụng làm bong lớp vảy cứng, kiểm soát dầu thừa và hạn chế quá trình sừng hóa trên da..
  • Thuốc bôi chống viêm: Là thuốc chứa hoạt chất thuộc nhóm corticosteroid như: fluocinolone acetonide 0.01%,  hydrocortisone 1%,… Thuốc có tác dụng giảm viêm da, mẩn đỏ, ngứa ngáy. Tuy nhiên, thuốc chống viêm corticoid không được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã.
  • Thuốc uống kháng nấm: Khi viêm da tiết bã gây tổn thương lan tỏa, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc uống chứa ketoconazol. Tuy nhiên, ketoconazol gây tác dụng phụ trên gan và giảm chức năng sinh lý nam khi dùng lâu dài. Vì vậy, bạn phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc.
  • Thuốc giảm tiết nhờn: Bao gồm những thuốc chứa hoạt chất Isotretinoin. Thuốc giúp kiểm soát bài tiết dầu nhờn trên da, từ đó hạn chế được các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, thuốc có thể ảnh hưởng đến gan và mỡ máu. Vì vậy, bệnh nhân cần theo dõi chức năng gan và mỡ máu khi dùng thuốc.
Nhược điểm lớn nhất của thuốc Tây là nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, phương pháp này có những hạn chế với những đối tượng bệnh nhân đặc biệt như: phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và những người mắc bệnh gan, thận,… Bên cạnh đó, nhiều người bệnh cũng gặp phải tình trạng “nhờn thuốc” dẫn đến phải tăng liều hoặc đổi thuốc khi bệnh tái phát.

Chăm sóc viêm da tiết bã theo từng vùng

Các phương pháp chăm sóc da tại nhà không chỉ giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh mà còn làm giảm tỷ lệ viêm da tiết bã tái phát. Chỉ bằng một vài lưu ý nhỏ, bạn có thể tránh được những phiền toái mà viêm da tiết bã mang lại.

Chăm sóc viêm da tiết bã theo từng vùng 1
Cạo râu giúp vùng da hấp thụ thuốc tốt hơn

Dưới đây là một số lời khuyên chuyên gia dành cho bạn:

  • Vùng da đầu: Sử dụng xen kẽ giữa dầu gội trị gàu và dầu gội thông thường. Những người bị viêm da tiết bã nặng, có vảy cứng thì nên dùng dầu oliu để làm mềm vảy cứng trước khi gội. Trong thời gian này, bạn cũng không nên sử dụng các hóa chất như: thuốc uốn tóc, thuốc nhuộm tóc, thuốc ép tóc,….
  • Vùng da mặt: Cạo râu để các thuốc điều trị tác động lên da tốt hơn. Thực hiện dưỡng ẩm da với sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Ngoài ra, bạn nên đeo khẩu trang để ngăn bụi bẩn và sử dụng kem chống nắng để tránh da bị kích ứng.
  • Vùng da cơ thể: Bạn cần lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp để giúp làm dịu da. Nếu da bị bong vảy, bạn có thể sử dụng các thuốc chứa axit salicylic và lưu huỳnh để giảm sưng, viêm và làm mềm các vảy da.

Sodermix – Xóa tan nỗi lo viêm da tiết bã

Kem bôi Sodermix là dòng sản phẩm trị viêm da tiết bã cao cấp được nhập khẩu từ Pháp. Thông qua cơ chế tác động chuyên biệt, thành phần hoàn toàn tự nhiên, không chứa Corticoid, sản phẩm giúp giải quyết hiệu quả các triệu chứng viêm da tiết bã cho mọi đối tượng.

Sodermix - Xóa tan nỗi lo viêm da tiết bã 1
Sodermix là giải pháp trị viêm da tiết bã hoàn toàn tự nhiên

Khả năng chữa viêm da tiết bã của kem bôi Sodermix đến từ thành phần Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – Một enzyme có khả năng trung hòa gốc tự do, từ đó ức chế phản ứng viêm và phản ứng dị ứng. Thông qua cơ chế này, Sodermix khắc phục hiệu quả tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy và phù nề, sưng tấy trên da.

Sodermix - Xóa tan nỗi lo viêm da tiết bã 2
Sodermix thu dọn gốc tự do giúp chống viêm, chống dị ứng

Mặt khác, trong Sodermix còn chứa tinh chất quả bơ và dầu khoáng tự nhiên giúp dưỡng ẩm, làm mềm và kích thích khả năng tái tạo làm lành tổn thương của da. Đây cũng là thành phần giúp vùng da viêm da tiết bã không còn khô ráp, căng cứng và đau rát. Khi độ ẩm được duy trì tốt, da sẽ hạn chế tiết nhờn và tình trạng đóng vảy cứng trên da cũng được cải thiện đáng kể.

Để sử dụng Sodermix chữa viêm da tiết bã rất đơn giản. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch vùng da bệnh và thấm khô bằng khăn bông thêm. Sau đó, bạn lấy một chút kem ra đầu ngón tay, xoa nhẹ nhàng lên khu vực bị viêm da tiết bã 2 lần/ ngày vào sáng và tối. Bạn cần chú ý thoa kem nhẹ nhàng, dàn đều và chỉ cần thoa một lớp kem mỏng là đủ.

Vì thành phần hoàn toàn tự nhiên nên bạn có thể sử dụng Sodermix trong thời gian dài. Thậm chí, nhiều người còn dùng sản phẩm này như một loại kem dưỡng để dự phòng viêm da tiết bã tái phát. Để tìm mua sản phẩm, bạn có thể tìm đến những nhà thuốc lớn trên toàn quốc hoặc các quầy thuốc của bệnh viện như: Bệnh viện 108, bệnh viện da liễu TW, bệnh viện Da liễu thành phố, bệnh viện Nhi TW,…

Bạn có thể tìm mua sản phẩm kem bôi Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt mua online giao hàng tận nhà bằng cách “BẤM VÀO ĐÂY”

Chữa viêm da tiết bã không quá khó, quan trọng là bạn phải hiểu bệnh, hiểu phương pháp và phối hợp tốt với bác sĩ của mình. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn giải đáp được phần nào thắc mắc về cách điều trị căn bệnh này. Chúc bạn sớm lành bệnh!

Tài liệu tham khảo:

https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/viem-da-tiet-ba-nguyen-nhan-trieu-chung-dau-hieu-thuong-gap

https://www.aafp.org/afp/2000/0501/p2703.html

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/seborrheic-dermatitis/diagnosis-treatment/drc-20352714

https://kcb.vn/wp-content/uploads/2015/09/Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-Da-lieu.pdf

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...