Phác đồ chẩn đoán và điều trị tổ đỉa - 5 phút để hiểu nhanh!
Tổ đỉa là bệnh lý dai dẳng kéo dài, gây khó chịu cho bệnh nhân nên cần được thăm khám và điều trị sớm. Bạn muốn thăm khám nhưng vẫn còn phân vân, thắc mắc về các bước chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa của bác sĩ? Đừng lo lắng, hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để có được thông tin đầy đủ nhất nhé!
Mục lục
Tổ đỉa là bệnh gì?
Tổ đỉa (còn được gọi là chàm tổ đỉa) là một bệnh lý viêm da cơ địa rất phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhiều hơn ở những người có cơ địa nhạy cảm, có biểu hiện đặc trưng là các đốm mụn nước đi kèm tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt rất khó chịu dưới da. Các triệu chứng này thường xuất hiện nhiều ở chân, tay, mu bàn tay, bàn chân, móng tay…
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến bệnh nhân rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày. Bên cạnh đó, bệnh tổ đỉa được đánh giá là căn bệnh dai dẳng, dễ tái phát khi gặp các yếu tố thuận lợi như: thời tiết, bụi bẩn, dị ứng… Vì thế, khi nhận thấy triệu chứng bệnh tổ đỉa, bệnh nhân cần đi khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời, làm giảm khó chịu, ngăn ngừa tổ đỉa tiến triển, lan rộng.
☛ Chi tiết tìm hiểu tại: Bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Khi đánh giá mức độ nguy hiểm, bệnh tổ đỉa chỉ là bệnh lý ngoài da nên thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy vậy, bệnh lại là căn bệnh phiền phức, gây khó chịu đối với sinh hoạt ngày thường của bệnh nhân.
Các triệu chứng của bệnh làm cho bệnh nhân có cảm giác “ngứa như điên”, thậm chí đau rát, kích thích phản xạ gãi ngứa, cọ xát, ở các vùng da có xuất hiện mụn nước. Lâu dài, đây có thể là nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể, mất ngủ… ở nhiều bệnh nhân.
Các chuyên gia đánh giá tổ đỉa là bệnh có tính chất dai dẳng, dễ tái đi tái lại nhiều lần và khó điều trị. Trong một số trường hợp, tổ đỉa có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh nhân không được điều trị, thăm khám kịp thời:
- Ngứa ngáy, mụn nước, tróc da gây mất thẩm mỹ, bệnh nhân vừa khó chịu, stress, mất ăn mất ngủ, vừa mất tự tin khi giao tiếp.
- Biến dạng móng tay.
- Nhiễm trùng da: thói quen chà xát, cào gãi của bệnh nhân có thể làm tổn thương vùng da bị bệnh, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm… dễ dàng xâm nhập và gây hại.
Khi nào bệnh nhân nên đi khám bác sĩ?
Nếu nhận thấy các triệu chứng sau, bệnh nhân nên đi khám sớm nhất:
- Tổ đỉa không kiểm soát được bằng các biện pháp đang dùng.
- Tổ đỉa gây ngứa, đau rát… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt.
- Tổ đỉa có kèm theo chảy mủ, sưng đỏ… nghi ngờ bội nhiễm.
Chẩn đoán tổ đỉa như thế nào?
Khi đi thăm khám, các bác sĩ, chuyên gia da liễu sẽ chẩn đoán bệnh tổ đỉa dựa trên các tiêu chí sau đây:
Chẩn đoán lâm sàng
Quan sát triệu chứng bệnh
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ quan sát các triệu chứng lâm sàng bên ngoài của bệnh:
- Xuất hiện mụn nước mọc thành đám dưới da.
- Cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt rất khó chịu dưới da, nếu gãi nhiều có thể gây đau rát.
- Sau một thời gian, mụn nước khô se lại, hình thành vùng da dày cứng, sần sùi, nhanh tróc vảy.
- Có thể xuất hiện dịch nhầy xung quanh mụn nước.
Nhờ đó, các bác sĩ có thể nhận biết chính xác tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải có phải bệnh tổ đỉa hay không. Đồng thời, dựa vào các triệu chứng bên ngoài có thể đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tổ đỉa mà bệnh nhân mắc phải.
Hỏi bệnh
Song song với quá trình quan sát các triệu chứng của bệnh, bác sĩ, chuyên gia da liễu sẽ đặt cho bệnh nhân những câu hỏi giúp kết quả chẩn đoán bệnh chính xác hơn:
- Tiền sử bệnh của người bệnh và người thân trong gia đình
Việc khai thác tiền sử bệnh giúp nhanh chóng xác định bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải có thể dẫn tới nguy cơ bùng phát tổ đỉa.
Những người có cơ địa dị ứng có khả năng mắc tổ đỉa cao hơn. Hoặc với những bệnh nhân đang mắc tổ đỉa, bác sĩ có thể hỏi bạn về lần tái phát gần đây nhất.
Với những bệnh nhân trong gia đình có người mắc tổ đỉa, rất có khả năng bệnh nhân cũng mắc bệnh lý này. Một nghiên cứu cho thấy: gia đình nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh tổ đỉa, tỉ lệ di truyền bệnh cho con là 8%, nếu cả bố và mẹ cùng mắc, tỉ lệ đó lên đến 47%.
- Thói quen, công việc hằng ngày
Một số thói quen xấu và môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với nhiều khói bụi, phấn hoa, hóa chất, chất tẩy rửa… có thể là yếu tố nguy cơ phá hủy hàng rào bảo vệ da, làm kích thích các phản ứng viêm của cơ thể gây bệnh tổ đỉa.
Chẩn đoán phân biệt
Xét nghiệm test dị ứng kháng nguyên
Trong trường hợp nghi ngờ bệnh tổ đỉa xảy ra do nguyên nhân dị ứng, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện Test áp – một loại xét nghiệm giúp kiểm tra phản ứng dị ứng.
Phương pháp này sử dụng một số mẫu dị nguyên có sẵn vốn là tác nhân gây tình trạng dị ứng thường gặp với đa số người. Khi tiếp xúc với người bệnh, nếu bạn có phản ứng với dị nguyên nào, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên trong máu. Nhờ đó, bác sĩ có thể xác định loại dị nguyên mà bạn bị dị ứng, có thể là nguyên nhân gây tổ đỉa, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Các xét nghiệm khác
- Xét nghiệm vi sinh
Trong trường hợp bệnh nhân bị tổ đỉa do nguyên nhân vi sinh vật gây hại hoặc tổ đỉa gây bội nhiễm, các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm vi sinh để tìm ra căn nguyên gây bệnh.
Dựa trên mẫu bệnh phẩm là vùng da bị tổ đỉa, dịch rỉ viêm… xét nghiệm vi sinh sẽ phân tích, chẩn đoán hình ảnh vi sinh vật. Các kết quả này giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất với tình trạng bệnh của bạn.
- Sinh hóa máu
Một bộ phận nhỏ bệnh nhân bị tổ đỉa mắc bệnh do nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể như: đái tháo đường, suy gan, suy thận… làm giảm sức đề kháng, giảm chức năng đào thải độc tố của cơ thể. Các chất độc không được chuyển hóa và đào thải sẽ dưới da cùng với sự suy giảm của hàng rào bảo vệ da của cơ thể là những yếu tố dẫn tới bùng phát bệnh tổ đỉa.
Dựa vào kết quả sinh hóa máu, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán ban đầu tổ đỉa có liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể hay không. Nếu có, các phương án điều trị sẽ tập trung vào bệnh lý tiềm ẩn trước, việc điều trị tổ đỉa lúc này chỉ là các biện pháp giảm triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
☛ Có thể bạn quan tâm: Tổ đỉa có tự khỏi được không?
Phác đồ giúp điều trị bệnh tổ đỉa
Với những kết quả ban đầu chẩn đoán được, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa cho bệnh nhân.
Cụ thể như sau:
Chườm lạnh giúp khô nhanh mụn nước
Với bệnh nhân tổ đỉa nhẹ và trung bình, các triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt do mụn nước có thể gây khó chịu. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chườm lạnh vừa giảm ngứa ngáy, khó chịu, vừa giúp khô nhanh mụn nước, hạn chế lây lan.
Theo đó, bệnh nhân nên chườm lạnh 15 phút, từ 2 – 4 lần mỗi ngày bằng đá lạnh bọc trong khăn sạch. Khi thực hiện biện pháp này, người bệnh cần lưu ý tránh ma sát quá nặng tay, có thể làm cho mụn nước bị vỡ gây đau và làm nặng thêm bệnh tổ đỉa.
Sử dụng Corticosteroid giúp kiểm soát nhanh triệu chứng bệnh
Sau khi chườm lạnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc Corticoid có tác dụng chống viêm, loại bỏ tình trạng nổi mụn nước, ngứa ngáy nhanh chóng.
Một số thuốc thường được kê đơn là: Fluocinolone acetonide, Dexamethason…
Mặc dù giúp giảm nhanh các triệu chứng tổ đỉa nhưng Corticoid lại là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ có hại với da: mài mòn, làm mỏng da, làm giãn các mạch máu li ti dưới da gây xung huyết, da đỏ, nổi mụn li ti… Nếu dùng kéo dài, Corticoid có thể làm nặng hơn tình trạng tổ đỉa do ức chế quá mức các phản ứng viêm, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm nấm…
☛ Có thể bạn muốn biết: Thuốc trị tổ đỉa lựa chọn thế nào cho tốt?
Thuốc chống ngứa làm giảm khó chịu
Tình trạng ngứa ngáy do tổ đỉa khiến nhiều bệnh nhân cực kì khó chịu, mệt mỏi, stress thậm chí mất ăn mất ngủ vì ngứa. Các thuốc chống ngứa thường được kê đơn để làm giảm khó chịu, cũng như hạn chế phản xạ gãi ngứa khiến da tổn thương, làm bệnh nặng hơn.
Trong đó, nhóm thuốc kháng Histamin thường được ưu tiên, giúp chống lại sự hình thành của Histamine – chất gây viêm nội bào, nguyên nhân chính gây ra ngứa ngáy ở bệnh nhân tổ đỉa.
Giảm tình trạng khô da với kem dưỡng ẩm
Những nghiên cứu của Y học cho thấy, kem dưỡng ẩm giúp giảm khô da, từ đó giảm tình trạng bệnh tổ đỉa và ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả.
Vì thế, bác sĩ khuyên bệnh nhân tổ đỉa nên duy trì thói quen dưỡng ẩm hằng ngày sau khi tắm, rửa tay… với kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, không gây kích ứng cho da.
Thuốc điều trị nhiễm trùng
Với bệnh nhân tổ đỉa có kèm theo triệu chứng nhiễm trùng, đơn thuốc sẽ có thêm các thuốc kháng sinh như: Penicillin (Ticarcilin hoặc Carbenicilin) hoặc các Cephalosporin (Cefixim, Ceftriaxon và Cefuroxim) cho bệnh nhân bị dị ứng Penicillin.
Một số trường hợp bệnh nhân không bị bội nhiễm, nhưng bác sĩ vẫn chỉ định các thuốc điều trị nhiễm trùng ngoài da để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa.
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị tổ đỉa
Phần lớn những ca bùng phát hoặc tái phát bệnh tổ đỉa là do các thói quen sinh hoạt không tốt của người bệnh gây ra.
Do đó, bên cạnh hướng dẫn điều trị cụ thể của bác sĩ, để bệnh tổ đỉa mau lành, hạn chế tái phát thì những lưu ý khi chăm sóc người bệnh tại nhà cũng quan trọng không kém. Bệnh nhân hãy note lại ngay những lưu ý sau:
Thay đổi thói quen có hại
Một số thói quen không tốt có thể làm tình trạng tổ đỉa nặng hơn như:
- Khi vệ sinh, tắm rửa, người bệnh thường chà xát mạnh có thể gây bong tróc, tổn thương vùng da bị bệnh.
- Thói quen cào gãi, ma sát khi bị ngứa hoặc chọc vỡ mụn nước có thể gây sứt, tổn thương da, vừa làm tăng tình trạng tổ đỉa, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, bội nhiễm.
- Thói quen sử dụng thuốc không đúng cách, không đúng liều dùng ở một số bệnh nhân cũng có thể là yếu tố làm tăng tình trạng kháng thuốc, gây nhiều tác dụng phụ, thậm chí thất bại trong điều trị, khiến tổ đỉa tiến triển nặng hơn.
Hạn chế tiếp xúc
Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với một số yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tổ đỉa như: nước bẩn, đất bẩn, chất tẩy rửa, hóa chất… Khi bắt buộc phải tiếp xúc các chất này, bạn nên có các biện pháp phòng tránh như đeo bao tay, quần áo bảo hộ lao động…
Trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cũng nên chọn lựa các loại sữa tắm, xà phòng có tính dịu nhẹ, ít gây kích ứng cho da.
Chế độ kiêng ăn – nên ăn
Chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh tổ đỉa. Một số thực phẩm bệnh nhân tổ đỉa nên ăn là:
- Thực phẩm giàu Vitamin A: đu đủ, rau diếp, dầu cá…
- Thực phẩm nhiều Vitamin C: cam, chanh, quýt, ổi…
- Thực phẩm giàu Kẽm: ngũ cốc, các loại hạt, gan lợn…
Ngoài ra, một số thực phẩm có thể làm tăng tình trạng ngứa, dị ứng, tái phát tổ đỉa bệnh nhân nên tránh như:
- Thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt chó, da gà, nhộng tằm…
- Các loại hải sản: tôm, cua, ốc…
- Các gia vị cay nóng: tiêu, ớt…
- Các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá…
Tập luyện giúp tăng cường sức đề kháng
Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn hằng ngày giúp bạn có được nền tảng sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng. 30 phút thể dục, thể thao mỗi ngày giúp bạn thư giãn, giảm Stress, cũng như phòng ngừa tổ đỉa tái phát hiệu quả.
Khi đó, bạn cần một giải pháp khác vừa đạt hiệu quả đẩy lùi bệnh tổ đỉa, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bệnh nhân có thể tham khảo kem bôi Sodermix – liệu pháp điều trị các bệnh lý tổ đỉa, viêm da cơ địa hàng đầu hiện nay.
Kem bôi Sodermix – giải pháp đẩy lùi bệnh tổ đỉa hiệu quả
Sodermix Cream được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp và là liệu pháp chữa tổ đỉa hoàn toàn không chứa Corticoid. Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ các thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn với làn da.
Sodermix là dòng sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường chứa chiết xuất từ cà chua xanh có tên Enzyme Superoxide Dismutase (SOD), được các chuyên gia đánh giá là có khả năng trung hòa các gốc tự do – nguyên nhân chính gây ra các bệnh viêm, ngứa ngoài da. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa dầu quả bơ, dầu khoáng… giúp làm mềm, tránh tình trạng bong tróc, hỗ trợ tái tạo và phục hồi da.
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trị bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa của Sodermix cho thấy: sau 3 tuần sử dụng, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn.
Một nghiên cứu khác thực hiện bởi Hiệp hội Da liễu Croatica đã chứng minh: kem Sodermix vừa kéo dài thời gian khởi phát cơn ngứa, đồng thời làm giảm thời gian ngứa và mức độ ngứa rất hiệu quả.
Bạn có thể tìm mua Sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ “XEM TẠI ĐÂY”
hoặc “BẤM VÀO ĐÂY” để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà!
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về phác đồ chẩn đoán và điều trị tổ đỉa. Rất mong đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nào về tình trạng tổ đỉa, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế sớm nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh kéo dài làm bệnh có nguy cơ lây lan, bội nhiễm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
- https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm
- https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema
- https://www.dieutri.vn/chandoanbenhda/to-dia-chan-doan-va-dieu-tri
- https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema#home-remedies