Cách phòng chống bệnh tổ đỉa hiệu quả không lo tái phát!
Tổ đỉa là bệnh lý mãn tính dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh tổ đỉa lại gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, sức khỏe và cuộc sống ngày thường. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vậy có thể phòng tổ đỉa bằng cách nào? Hãy cùng Sodermix.vn tìm hiểu ở nội dung sau nhé!
Mục lục
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa hay còn được gọi là chàm tổ đỉa là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm – Eczema. Bệnh đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ li ti từ 1 – 3 mm, tập trung trên bàn tay, bàn chân, ngón tay, chân… Chúng nằm sâu trong cấu trúc da, dày cứng, khó vỡ, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng cụm, gây cảm giác ngứa từ âm ỉ đến dữ dội dưới da. Khi khô, chúng dày và cứng lại, bong tróc thành từng mảng trên da.
Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước của bệnh lại làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc cũng như thẩm mĩ của người bệnh.
☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh tổ đỉa và giải pháp điều trị
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa
Hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh tổ đỉa, tuy nhiên các yếu tố dưới đây có thể thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa:
- Di truyền: Một nghiên cứu đã chỉ ra, hơn một nửa số người mắc bệnh tổ đỉa có liên quan đến yếu tố di truyền. Điều này chỉ ra rằng, nếu gia đình bạn có người mắc bệnh tổ đỉa thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn rất nhiều so với người khác.
- Dị ứng: Khi cơ thể tiếp xúc với các kháng nguyên gây dị ứng, các chất trung gian hóa học gây viêm như Histamine, kháng thể IgE được giải phóng vào máu, làm bùng phát các triệu chứng dị ứng, viêm da, tăng nguy cơ hình thành tổ đỉa.
- Nhiễm khuẩn, nhiễm nấm: Vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh tổ đỉa thường tồn tại trong các môi trường không vệ sinh như: nước bẩn, bùn đất, chất thải… Một số vi khuẩn gây bệnh điển hình có thể kể đến là: liên cầu khuẩn, vi khuẩn Proteus, nấm Candida…
- Sức đề kháng suy giảm: Nhiều người mắc tổ đỉa có thể do sức khỏe yếu, sức đề kháng giảm, mắc các bệnh lý nền như: viêm gan, viêm thận…
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc lạm dụng mỹ phẩm, sử dụng thuốc không đúng cách khiến làm cho da mỏng hơn, hàng rào bảo vệ da bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại, gây ra bệnh lý tổ đỉa.
- Căng thẳng, stress: Căng thẳng, rối loạn thần kinh khiến cho tuyến mồ hôi và bã nhờn hoạt động mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển thành tổ đỉa.
- Nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh tổ đỉa còn có thể do các nguyên nhân khác gây ra như: thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ, suy giảm miễn dịch…
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa không phải căn bệnh đặc biệt nguy hiểm, không đe dạo tính mạng nhưng lại mang tính chất mãn tính, tái phát liên tục gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, với những bệnh nhân chăm sóc và điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý
Tổ đỉa tạo nên các mảng mụn nước, nổi mẩn đỏ kèm theo tình trạng ngứa ngáy, bứt rứt,… ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình, hiệu suất công việc khiến bệnh nhân luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí trở nên tự ti, e ngại trong giao tiếp hằng ngày.
Móng bị biến dạng
Nếu bạn mắc tổ đỉa ở ngón tay, ngón chân trong thời gian dài, chúng có thể gây nứt, vỡ móng, khô móng, thậm chí biến dạng móng tay.
Nguy cơ bội nhiễm
Ngứa ngáy gây ra phản xạ gãi làm các mụn nước vỡ ra, chảy dịch… gây nên các tổn thương trên da. Đồng thời, bàn tay, bàn chân là khu vực có tần suất tiếp xúc cao, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, khiến da dễ bị nhiễm nấm, nhiễm trùng. Biểu hiện của biến chứng này là các mụn mủ sưng đau, nóng rát… có thể lan rộng nếu không được điều trị và xử lí kịp thời.
☛ Tham khảo: Tổ đỉa bội nhiễm là gì?
Phòng ngừa bệnh tổ đỉa tái phát bằng cách nào?
Mặc dù bệnh tổ đỉa gây nhiều phiền toái với cuộc sống của bệnh nhân nhưng thực tế, bệnh tổ đỉa có thể dễ dàng phòng ngừa với những biện pháp đơn giản.
Đối với những bệnh nhân đang mắc bệnh tổ đỉa, việc ngăn ngừa bệnh tái phát cũng là một biện pháp ngăn ngừa các biểu hiện của bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển, lan rộng và gây biến chứng trên da.
Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa tái phát bạn có thể áp dụng:
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Tuân thủ điều trị giúp bệnh nhân kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh, tiêu diệt tác nhân gây bệnh, từ đó giúp ngăn ngừa tái phát bệnh hiệu quả.
☛ Tham khảo: Thuốc trị tổ đỉa có những loại nào?
Chế độ ăn
Các bệnh nhân tổ đỉa nên hạn chế những thực phẩm dễ gây kích ứng hay cản trở quá trình trao đổi chất và thải độc của cơ thể. Đồng thời, người bệnh cũng cần bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin, khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng, tái tạo da, nhanh làm lành các tổn thương trên da. Đặc biệt là các loại thực phẩm như:
- Nhóm thực phẩm nhiều Kẽm: ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu…
- Bổ sung chất xơ từ thực vật như: đậu bắp, cải bó xôi…
- Bổ sung Vitamin E.
Chăm sóc và dưỡng ẩm hằng ngày cho vùng da bị bệnh
Vào mùa xuân hè là thời điểm bùng phát của bệnh tổ đỉa. Vì thế, bạn nên chú ý nhiều đến việc làm sạch và chăm sóc da cũng như hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây bệnh dị ứng.
Tránh cào gãi, chà xát vùng da tổn thương
Vùng da bị bệnh có thể bị bội nhiễm nếu bạn cào, gãi, ma xát gây các tổn thương trên da.
Sử dụng kem bôi Sodermix
Kem bôi Sodermix – kết hợp giữa điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát hiện đang là phương pháp được giới chuyên gia đánh giá cao bởi tính an toàn, không gây tác dụng lại mang tới kết quả điều trị tối ưu, không tái phát.
Cách giảm thiểu nguy cơ mắc tổ đỉa!
Để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải bệnh tổ đỉa, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Giữ vệ sinh
Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là khu vực bàn tay, bàn chân, các kẽ ngón tay, chân giúp phòng bệnh hiệu quả. Bạn có thể tắm gội, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn, đồng thời giữ cho vùng da tay, chân được thông thoáng để bảo vệ da.
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, bạn nên tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, các hoạt động chà xát, gãi ngứa mạnh tay gây tổn thương cho da.
Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh môi trường sống cũng nên được thực hiện thường xuyên. Nhờ đó, bụi bẩn, lông chó mèo, phấn hoa… vốn là các yếu tố dễ gây dị ứng và tổ đỉa có thể được loại bỏ.
Chăm sóc và bảo vệ làn da
Song song với việc giữ vệ sinh, chăm sóc và bảo vện da tay cũng giúp hạn chế tác động xấu của môi thường lên làn da của bạn.
Trong mùa hanh khô, bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh nứt nẻ kẽ ngón tay hoặc dùng kem chống nắng vào những ngày trời nắng nóng để tránh các tác hại do tia UV gây ra.
Hạn chế tiếp xúc
Bạn nên tránh xa các yếu tố có thể là thủ phạm gây nên tổ đỉa ở nhiều người như: bùn đất, nước bẩn, phân bón, hóa chất, xà phòng…
Ngoài ra, với những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường chứa hóa chất như: thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu, sơn… cần tranh bị dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp bạn có được sức khỏe tốt, tăng cao miễn dịch và sức đề kháng tự nhiên. Vì vậy, việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao cũng góp phần giúp bạn phòng ngừa tổ đỉa hiệu quả.
Đặc biệt, bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Vitamin A, C – là những Vitamin quan trong trong quá trình hình thành và tăng sinh tế bào da.
Thăm khám nếu thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào về da
Nếu nhận thấy bất kì dấu hiệu nào bất thường, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời về tình trạng bệnh lý bạn mắc phải.
Sodermix – kem bôi trị và ngăn ngừa tổ đỉa tái phát hiệu quả!
Điều trị bệnh tổ đỉa cần nhiều thời gian do bệnh kéo dài dai dẳng, lâu khỏi và dễ tái phát. Vì thế, các bác sĩ thường hướng người bệnh đến các sản phẩm an toàn, lành tính và đem lại hiệu quả điều trị khả quan, điển hình như kem bôi Sodermix.
Được nhập khẩu nguyên hộp từ Pháp, kem bôi Sodermix là liệu pháp đầu tiên và duy nhất hiện nay có chứa enzym SOD – một loại hoạt chất có nguồn gốc từ quả cà chua xanh châu Âu. Enzym SOD có tác dụng trung hòa các gốc tự do gây nên phản ứng ngứa, viêm da, nổi mẩn đỏ ở người bệnh viêm da, tổ đỉa. Ngoài ra, Sodermix còn có chứa dầu khoáng thiên nhiên và dầu parafin giúp dưỡng ẩm và làm mềm da, khôi phục vùng da bị tổn thương do tổ đỉa.
Do có chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên kem Sodermix rất an toàn với làn da. Sản phẩm có thể dùng được cho phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh và cả những người có làn da nhạy cảm.
Kem Sodermix hiện đã có mặt tại hơn 100 quốc gia khác nhau trên thế giới, được các bác sĩ, chuyên gia da liễu đánh giá cao trong điều trị các bệnh về da như tổ đỉa, viêm da cơ địa, á sừng, chàm sữa…
Đại học Y khoa quốc gia Donetsk – Ukraina đã tiến hành một thử nghiệm lâm sàng trên 61 bệnh nhân bị vảy nến và viêm da cơ địa. 61 bệnh nhân trên được chia thành 2 nhóm: một nhóm có sử dụng Sodermix và một nhóm chỉ dùng kem dưỡng ẩm thông thường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sau 3 tuần thử nghiệm, có đến 93,1% bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn ở nhóm dùng Sodermix trong khi nhóm không dùng kem Sodermix chỉ có 75%.
Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh hiệu quả và tính an toàn của kem bôi Sodermix với bệnh viêm da cơ địa. Thực tế hiện nay, Sodermix cũng sản phẩm nhận được rất nhiều đánh giá tích cực và sự tin tưởng sử dụng đến từ bệnh nhân và các bác sĩ.
Để đặt mua sản phẩm Sodermix giao hàng tận nhà vui lòng “BẤM VÀO ĐÂY”
Ngoài ra, bạn có thể tìm mua kem bôi sodermix tại các nhà thuốc trên toàn quốc, địa chỉ xem chi tiết “TẠI ĐÂY”
Lời kết
Nhìn chung, bệnh tổ đỉa ít gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng lại là căn bệnh gây nhiều phiền phức cho người bệnh. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh tổ đỉa giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, giảm tỉ lệ tái phát và các triệu chứng khó chịu. Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- http://soytehaiphong.gov.vn/soytehpg/1283/30607/58812/348297/Y-hoc-co-truyen/Benh-to-dia-la-gi–Nguyen-nhan–trieu-chung-va-cach-chua.aspx
- https://www.healthline.com/health/types-of-eczema
- https://medlineplus.gov/ency/article/000832.htm
- https://suckhoedoisong.vn/co-phai-benh-to-dia-169190656.htm