Bệnh viêm da cơ địa có lây không?

Nói đến viêm da cơ địa chắc hẳn nhiều người sẽ ám ảnh vì các triệu chứng khó chịu, bám theo dai dẳng mà nó gây ra. Ngoài hàng tá những phiền phức mà nó mang lại thì còn một điều khác được rất nhiều người quan tâm đó là viêm da cơ địa có lây không? Và để trả lời cho thắc mắc này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây.

Bệnh viêm da cơ địa có lây không? 1

1. Nhận biết viêm da cơ địa như thế nào?

Viêm da cơ địa là một bệnh lý bệnh da liễu quen thuộc, xảy ra ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng phổ biến ở trẻ nhỏ. Thực chất nó là một loại viêm da có tính chất dị ứng, gây nên những tổn thương trên bề mặt da, khi xuất hiện sẽ gây nên những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, da sưng đỏ, nổi mụn nước, nứt nẻ, đóng vảy và bong tróc.

Bệnh viêm da cơ địa nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì rất dễ chuyển sang mãn tính, bội nhiễm da gây khó khăn cho việc điều trị và ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe của người bệnh. Lúc này làn da của người bệnh sẽ trở nên sần sùi, sậm màu, tình trạng viêm da tái đi tái lại nhiều lần.

Xem chi tiết về bệnh: Tìm hiểu về chứng bệnh viêm da cơ địa

Những dấu hiệu để nhận biết viêm da cơ địa gồm:

  • Cảm giác ngứa ngáy: Đây được coi là dấu hiệu đặc trưng nhất khi bị viêm da cơ địa. Khi các tác nhân gây bênh xâm nhập vào da, kích hoạt phản ứng histamin gây dị ứng, ngứa ngáy,… Khi đó người bệnh càng gãi nhiều sẽ càng tạo điều kiện cho các vi khuẩn ở móng tay xâm nhập vào da dẫn đến viêm loét, hoại tử da, thậm chí vi khuẩn có thể nhiễm sâu hơn vào máu làm phát bệnh toàn thân.
  • Da phù nề, đóng vảy: Viêm da cơ địa khiến vùng da bị nhiễm bệnh dày lên, kèm theo đó là mụn nước bị vỡ chảy dịch, đóng vảy dày, xuất hiện các mụn mủ và vảy tiết vàng đi cùng với triệu chứng phù nề.
  • Bị nổi ban đỏ, mụn nước: Một trong những triệu chứng viêm da cơ địa điển hình, xuất hiện ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh đó là da bị nổi ban đỏ hình tròn hoặc da bị bong trượt. Cùng với đó là sự phát triển của mụn nước, mẩn da do cơ thể phát nóng từ bên trong. Vị trí nổi ban đỏ, mụn nước thường ở mặt sau đầu gối, mặt trước khuỷu tay, da mặt, da đầu, cổ, ngực,…
  • Ngoài ra khi bị viêm da cơ địa người bệnh sẽ có một số triệu chứng khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn,… và có thể kéo theo một số bệnh lý viêm nhiễm khác như viêm kết mạc mắt, viêm mũi, viêm họng,…

Cùng với các triệu chứng chung phía trên thì viêm da cơ địa sẽ có các dấu hiệu nhận biết đặc trưng ở từng độ tuổi như sau:

  • Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh: Lúc này trẻ còn đang bú mẹ nên có các biểu hiện ban đầu là nổi hồng ban, mụn nước ở hai bên má, quanh vùng mũi và miệng. Sẽ thấy trẻ quấy khóc nhiều hơn, thậm chí là bỏ bú vì cơ thể đang phát ngứa, khó chịu.
  • Viêm da cơ địa ở trẻ em: Trẻ em bị viêm da cơ địa sẽ xuất hiện các vết sần đỏ trên da, các vết trợt, mảng da dày, các nốt mụn nước khu trú hoặc lan tỏa cấp tính,… ở những vùng co duỗi, nếp gấp cổ, lưng bàn tay, bàn chân,… Đặc biệt là sau viêm trẻ có thể bị khô da hoặc xuất hiện các vảy trắng Alba do vùng da từng tổn thương bị mất sắc tố.
  • Người lớn bị viêm da cơ địa: Dấu hiệu đặc trưng của viêm da cơ địa ở người lớn đó là các mảng da vùng bị tổn thương bị dày lên, xuất hiện tình trạng lichen hóa, khô da, các sẩn đỏ gồ lên khỏi bề mặt da. Chúng có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung ở các vị trí như khuỷu tay, khoeo chân, núm vú, quanh khu vực hậu môn sinh dục. Các dạng tổn thương này thường gây ngứa ngáy khiến người bệnh gãi nhiều gây nên những vết xước đồng thời làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân nào gây ra viêm da cơ địa?

Đến hiện tại thì nguyên nhân gây viêm da cơ địa vẫn chưa biết được cụ thể và chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu cho rằng bệnh có thể liên quan đến các yếu tố như:

  • Yếu tố di truyền: Những ai có ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình bị viêm da cơ địa thì khả năng người đó bị viêm da cơ địa cũng sẽ cao hơn người bình thường
  • Do cơ địa: Người nào có cơ địa dễ dị ứng hoặc sức đề kháng kém, cơ thể yếu ớt thì nguy cơ bị viêm da cơ địa sẽ cao hơn
  • Do dị ứng hóa chất: Nhiều sản phẩm sinh hoạt trong gia đình như xà phòng, nước rửa chén, nước tẩy rửa chuyên dụng, các loại hóa chất, dầu nhớt, dung môi, xi măng,… khi tiếp xúc vào cơ thể có thể sẽ gây dị ứng và dẫn đến tình trạng viêm da, trong đó có viêm da cơ địa
  • Môi trường sống: Ngay cả nguồn nước, đất đai,… mà người bệnh tiếp xúc cũng có thể là nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí thải sẽ gây một số tổn thương nhất định trên da và hình thành viêm da cơ địa.
  • Yếu tố vệ sinh: Lười vệ sinh da hoặc vệ sinh da không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận lợi có các loại vi khuẩn và nấm tấn công bề mặt da. Điều này không những gây nên tình trạng viêm da cơ địa mà nó còn làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều bệnh viêm nhiễm nguy hiểm khác bên trong cơ thể.
  • Tình trạng stress, lo lắng, căng thẳng, chế độ dinh dưỡng hoặc chế độ sinh hoạt không phù hợp cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm da cơ địa

3. Vậy viêm da cơ địa có lây không?

Vì các triệu chứng bên ngoài như ngứa da, da bong tróc, đỏ da, phù nề, mụn nước,… nên nhiều người lo ngại viêm da cơ địa sẽ có khả năng lây nhiễm. Điều này sẽ tạo nên tâm lý kỳ thị, né tránh giao tiếp của những người xung quanh khiến người bệnh trở nên mặc cảm, căng thẳng khiến bệnh tình ngày càng nặng hơn.

3. Vậy viêm da cơ địa có lây không? 1

Theo lời của chuyên gia da liễu thì viêm da cơ địa không lây từ người này qua người khác khi tiếp xúc trực tiếp bởi các tác nhân gây bệnh không liên quan đến các yếu tố có khả năng lây nhiễm khi tiếp xúc như vi khuẩn, virus. Chính vì vậy các bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bị viêm da cơ địa, đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân viêm da cơ địa.

Tuy không có khả năng lây qua người khác khi tiếp xúc nhưng viêm da cơ địa lại có thể lan rất nhanh từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể của người bệnh. Nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ trở nặng hơn và dễ dẫn đến các biến chứng viêm da cơ địa bội nhiễm gây tổn thương sâu, đau đớn, nguy cơ hoại tử. Ngoài ra những vi khuẩn bội nhiễm như tụ cầu vàng, tụ cầu khuẩn,… thường có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. Có thể nói viêm da bội nhiễm chính là nỗi sợ hãi, ám ảnh của nhiều người.

Chính vì sự nguy hiểm này nên thay vì lo lắng viêm da cơ địa có lây không, chúng ta nên điều trị bệnh đúng cách, kịp thời, ngay từ khi thấy những dấu hiệu đầu tiên. Ngoài ra cũng cần chú ý phòng ngừa bệnh cũng như tránh các tác nhân gây viêm da cơ địa để hạn chế nguy cơ tái phát.

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh chúng ta có thể tham khảo

4. Các biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa

Mặc dù viêm da cơ địa chỉ gây tổn thương ngoài da và ít khi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của người mắc nhưng các triệu chứng của bệnh lại tiến triển dai dẳng, thường xuyên tái phát, gây khó chịu và dẫn đến một số biến chứng như viêm da thần kinh, viêm da bội nhiễm, thâm sẹo,…

Ngoài ra bệnh lý này lại có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền nên không thể phòng ngừa hoàn toàn. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể làm giảm nguy cơ tái phát của bệnh bằng các biện pháp sau:

Thứ nhất là tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Mặc dù viêm da cơ địa không thể chữa trị hoàn toàn nhưng việc can thiệp bằng điều trị có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát của bệnh. Không những vậy, việc tích cực điều trị còn giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, làm giảm mức độ ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến sức khỏe và tâm lý. Do đó, ngay khi thấy những dấu hiệu khởi phát của chứng bệnh này, người bệnh nên đến các chuyên khoa da liễu để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp.

Một số phương pháp điều trị viêm da cơ địa thường được sử dụng bao gồm:

  • Điều trị viêm da cơ địa bằng cách sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da như thuốc bôi chứa corticoid, thuốc ức chế calcineurin, thuốc chứa axit salicylic, dung dịch sát trùng, kem dưỡng ẩm,…
  • Kết hợp vừa sử dụng các loại thuốc bôi vừa uống các loại thuốc uống như thuốc kháng histamine H1, thuốc ức chế IgE, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, corticoid đường uống,…
  • Điều trị viêm da cơ địa bằng liệu pháp ánh sáng. Liệu pháp này có thể giảm nhẹ triệu chứng trên da và ngăn chặn hình thành các đám tổn thương mới bằng cách sử dụng tia UV nhân tạo để ức chế các cơ quan tiền viêm như tế bào mast, tế bào lympho T, bạch cầu hạt,…
  • Ngoài ra còn có một phương pháp cực kỳ an toàn, mang lại hiệu quả cao đó là bổ sung thêm SOD tự nhiên, chẳng hạn như SOD được chiết xuất từ cà chua xanh có tác dụng dưỡng ẩm da, ngăn ngừa các gốc tự do, gốc oxy hóa gây viêm,đau. Hoạt chất này có nhiều trong các sản phẩm như: Kem Bôi Sodemix®,…

4. Các biện pháp phòng ngừa viêm da cơ địa 1

SOD trong cà chua xanh giúp ngăn ngừa và làm giảm tình trạng viêm nhiễm da

Việc điều trị viêm da cơ địa kịp thời, đúng cách sẽ giúp kiểm soát được triệu chứng của bệnh trong một khoảng thời gian và làm giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu thì người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua thuốc về sử dụng khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Thứ hai là cách ly với các yếu tố kích thích

Những yếu tố kích thích hay còn gọi là các dị nguyên có vai trò quan trọng trong cơ chế khởi phát bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra các yếu tố này có thể khiến bệnh tái phát hoặc làm da tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy để phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát, người bệnh cần chủ động tránh xa các loại dị nguyên này. Bao gồm:

  • Không tiếp xúc với lông chó mèo, các loại quần áo chất liệu len dạ, các loại hóa chất, mủ thực vật, bụi bẩn, nấm mốc, côn trùng,…
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có khả năng dị ứng cao như đậu phộng, sữa, thịt bò, hải sản, bia rượu,…
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với không gian nhiều khói thuốc vì khói thuốc không những ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ hô hấp mà còn kích thích hệ miễn dịch gây bùng phát viêm da cơ địa
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, trồng thêm nhiều cây xanh và sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ bụi mịn, chất gây dị ứng,…
  • Luôn giữ ấm cơ thể, tăng cường dưỡng ẩm da khi thời tiết trở lạnh đột ngột, hanh khô
  • Không nên tắm với nước quá lạnh hoặc quá nóng, đồng thời chỉ nên tắm trong khoảng 10 – 15 phút. Vì tắm quá lâu có thể khiến da khô, bong tróc, dễ tái phát tổn thương do viêm da cơ địa
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức khỏe đồng thời kiểm soát tốt căng thẳng – một trong những yếu tố kích thích viêm da cơ địa

Tóm lại, viêm da cơ địa tuy là chứng bệnh phổ biến nhiều người mắc nhưng nó không lây lan từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp. Nếu các bạn còn bất cứ vấn đề nào thắc mắc về chứng bệnh này thì có thể kết nối với chúng tôi qua Zalo theo số điện thoại 0862.241.650 hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...