Chữa chàm sữa bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Mẹo chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp đã được biết đến từ lâu, được áp dụng và lưu truyền khá rộng rãi. Theo ghi chép, cách chữa này có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, cải thiện ngứa ngáy và hạn chế nhiễm khuẩn. Vậy thực hư hiệu quả ra sao? Cách thực hiện như thế nào để mang lại kết quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểm thật kỹ qua bài viết dưới đây.
➤ Tìm hiểu thêm: Chàm sữa là bệnh gì?
Mục lục
1. Tác dụng của lá trầu không trong việc trị chàm sữa
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa thường xuất hiện những nốt sẩn đỏ, mụn nước li ti, sờ vào có cảm giác thô ráp. Da của bé rất khô bị kéo căng kèm theo ngứa ngáy khiến bé khó chịu, quấy khóc, bú kém,… điều này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Điều trị chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng bởi từ lâu vị thảo dược này đã được tận dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Hơn nữa, mẹo chữa này có nguồn gốc tự nhiên an toàn với làn da bé và nguyên liệu sẵn có giúp tiết kiệm được chi phí trong quá trình điều trị.
Theo đông y, lá trầu có vị cay cay nồng, tính ấm, mùi thơm hắc có công dụng sát trùng, diệt khuẩn giúp điều trị tốt các bệnh ngoài da như vảy nến, chàm, mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa,… Người lớn và trẻ em đều có thể sử dụng vì độ an toàn của nó.
Ngoài ra theo nghiên cứu, trong 100g lá trầu không có tới 2.5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt động của các vi khuẩn. Chính vì vậy mà lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc đẩy lùi các triệu chứng của bệnh chàm như: mẩn ngứa, tấy đỏ, mụn nước.
Không chỉ vậy, các hợp chất phenol, tanin và vitamin được tìm thấy nhiều trong lá có công dụng tốt trong việc cải tạo và phục hồi tổn thương da do chàm gây ra, kích thích tế bào da mới phát triển. Chính vì những lí do trên đã khiến việc sử dụng lá trầu không trong điều trị chàm sữa trở nên phổ biến và được nhiều phụ huynh lựa chọn.
2. Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Dù lá trầu không là thành phần tự nhiên và an toàn, xong làn da của trẻ mỏng và nhạy cảm, trong thời gian bị chàm sữa càng dễ kích ứng hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu và thực hiện đúng các bước khi dùng lá trầu không để chữa chàm cho con.
Với duy nhất trầu không, chúng ta đã có nhiều cách chữa chàm khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa chàm từ lá trầu không được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Cách 1: Chữa chàm sữa bằng tinh dầu lá trầu không
Phương pháp này được sử dụng với chàm mức độ nhẹ và chỉ xảy ra ở phạm vi nhỏ. Tinh dầu từ lá trầu có thể giúp giảm viêm và ngứa ngáy ở trẻ, ngoài ra còn thúc đẩy tốc độ phục hổi da, giảm sưng và làm dịu hiện tượng kích ứng.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch và ngâm với nước muối để diệt khuẩn.
- Vò hoặc giã nát lá trầu để tiết ra tinh dầu.
- Vệ sinh da trẻ sạch sẽ với nước, sau đó dùng bông thấm tinh dầu thu được thoa đều lên vùng da bị chàm.
- Để yên như vậy qua đêm rồi vệ sinh lại cho bé vào sáng hôm sau.
- Nên thực hiện cách này từ 3-4 lần/tuần để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Cách 2: Dùng bã lá trầu không để chữa chàm sữa.
Khi bé bắt đầu có dấu hiệu của bệnh chàm sữa như nổi mẩn đỏ, mụn nước li ti, ngứa ngáy thì việc đắp bã lá trầu không lên da bé có thể thực hiện hàng ngày. Cụ thể phương pháp này được thực hiện như sau:
- Lấy một nắm lá trầu không, rửa thật sạch rồi đem giã nhuyễn cùng một chút muối để tăng công dụng diệt khuẩn.
- Vò nát lá trầu vừa phải sao cho tinh dầu không bị tiết hết ra ngoài.
- Sau đó, dắp bã trầu lên vùng da bị chàm hoặc mẹ có thể nhẹ nhàng xoa bã trầu lên vùng da bị tổn thương của bé từ 15-20 phút.
- Để thêm 10 phút để tinh dầu ngấm sâu vào da rồi nhẹ nhàng lau bằng khăn mềm ẩm.
- Để đạt kết quả tốt, mẹ nên thực hiện phương pháp này mỗi ngày vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
Cách 3: Chữa chàm chữa bằng cách tắm lá trầu không
Tắm lá trầu không thích hợp với những trẻ bị chàm sữa trên phạm vi rộng như lưng, tay, chân hay mặt. Mẹo chữa này giúp giảm ngứa ngáy, làm sạch da và hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn da. Bên cạnh đó, tắm nước lá trầu không còn có tác dụng ngăn ngừa các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ như rôm sảy và hăm tã.
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch và vó xát nhẹ.
- Đun sôi 2 lít nước, sau đó cho lá trầu không vào.
- Đun thêm khoảng 15 phút để tinh chất của lá trầu tan ra hết trong nước.
- Có thể thêm một chút muối để tăng công dụng kháng khuẩn.
- Chờ nước nguội bớt rồi dùng để tắm cho trẻ.
- Nên áp dụng đều đặn 1 lần/ngày trong thời gian dài để thấy hiệu quả.
3. Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng lá trầu không điều trị chàm sữa
Ưu điểm
- Lá trầu là một nguyên liệu dễ kiếm, cách sơ chế đơn giản và dễ sử dụng.
- Nguyên liệu tự nhiên, lành tính, an toàn với da trẻ, đặc biệt là làn da nhạy cảm do chàm sữa.
- Tiết kiệm được chi phí điều trị bệnh do giá thành rẻ.
- Các mẹo từ lá trầu không đều có tác dụng giảm ngứa mà không bị giới hạn vùng điều trị.
Nhược điểm
- Phương pháp điều trị bằng lá trầu không chỉ có tác dụng làm giảm tổn thương trên da chứ không có tác dụng chữa trị dứt điểm chàm sữa.
- Các triệu chứng có xu hướng giảm trong quá trình điều trị nhưng nguy cơ tái phát cao.
- Không đem lại hiệu quả ngay lập tức mà chuyển biến từ từ. Do đó đòi hỏi cha mẹ cần kiền kiên trì khi áp dụng mẹo này.
- Tùy vào cơ địa của từng bé mà tác dụng đem đến khác nhau, có thể có hiệu quả hoặc không, có tác dụng nhanh hoặc chậm.
- Lá trầu không có tính cay và nóng do đó khi dử dụng không được để dây vào mắt, mũi, miệng, tai,…
4. Chữa chàm sữa bằng lá trầu có hiệu quả không?
Mẹo chữa chàm sữa bằng lá trầu không là phương pháp điều trị từ dân gian đơn giản và dễ thực hiên. Hơn nữa, phương pháp này sử dụng nguyên liệu thảo dược từ thiên nhiên vì thế an toàn và lành tính với mọi làn da, kể cả trẻ nhỏ hay phụ nữ đang mang thai.
Trên thực tế, công dụng chữa chàm sữa từ lá trầu không cũng đã được chứng minh từ cải thiện ngứa ngáy, đẩy lùi các triệu chứng mẩn đỏ, mụn nước đến kháng khuẩn, chống viêm cho vùng da bị tổn thương.
Dù là nguyên liệu tự nhiên, ít gây mẫn cảm với da, xong có một số trường hợp trẻ điều trị chàm sữa bằng lá trầu không vẫn xảy ra một số kích ứng trên da. Điều này xảy ra do phụ huynh trong quá trình điêu trị mắc các sai lầm như không vô trùng nguyên liệu, áp dụng lên vùng da có vết thương hở, hay lạm dụng trong thời gian dài.
Mặt khác vì là nguyên liệu thô, tự nhiên nên tác dụng chậm và không hiệu quả như khi sử dụng thuốc. Do đó chỉ nên áp dụng phương pháp này khi chàm sữa ở mức độ nhẹ, không sung đỏ, rỉ nước hay có dấu hiệu viêm nhiễm.
Các bậc phụ huynh nếu đang phân vân giữa lựa chọn phương pháp điều trị tự nhiên với sử dụngkem bôi trị chàm sữa có thể tham khảo SODERMIX® CREAM
Sodermix cream là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bậc phụ huynh có con nhỏ mắc chàm sữa bởi sản phẩm là dạng kem bôi độc đáo KHÔNG CHỨA CORTICOID, đặc biệt an toàn với làn da của trẻ.
Ngoài ra, Thành phần chính của SODERMIX® là Superoxide Dismutase (SOD) được chiết xuất từ cà chua xanh hoàn toàn tự nhiên, có tác dụng kiểm soát và ngăn chặn tức thời cảm giác ngứa. Vì vậy sản phẩm có độ lành tính ao, rât san toàn cho cả trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.
Các thành phần khác có trong Sodermix cream như dầu trái bơ, dầu khoáng tự nhiên giúp làm mềm da, chống viêm, giảm mẩn đỏ, dưỡng ẩm, khôi phục làn ra bị tổn thương, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của chàm sữa. Tốt nhất để chàm hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da bé, mẹ nên sử dụng Sodermix ngay từ khi các triệu chứng của chàm sữa mới bắt đầu giúp ngăn chặn kịp thời sự tiến triển và lan rộng của vùng da bị chàm.
➤ Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng đã được chứng minh: SODERMIX® cải thiện 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
5. Lưu ý khi chữa chàm sữa bằng lá trầu không
Một số lưu ý phụ huynh cần ghi nhớ khi dùng lá trầu không để chữa chàm sữa giúp mang lại hiểu quả tốt hơn và tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
- Bố mẹ nên thử trên một vùng da nhỏ của bé trước, nếu không thấy xuất hiện dấu hiệu kích ứng mới áp dụng cho phạm vi rộng hơn.
- Khi chọn lá trầu nên chọn lá vừa và tươi, không nên chọn lá quá non hoặc quá già giúp mang lại hiệu quả tốt nhất
- Trước khi dùng nên rửa và ngâm lá sạch sẽ bằng nước muối loãng giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên trên lá
- Vì lá trầu không có tính cay nồng nên tránh sử dụng ở mắt, miệng, tai
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc nôi điều trị chàm, đặc biệt là những thuốc có chứa corticoid khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ
- Thường xuyên vệ sinh da bé, đặc biệt là vùng da bị chàm. Luôn giữ cho da trẻ được sạch sẽ và thoáng mát
- Ngoài điều trị bên ngoài, cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con, bổ sung vitamin và dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ.
Tóm lại hiệu quả của việc điều trị chàm sữa bằng lá trầu không tùy thuộc vào cơ địa của từng bé. Nếu cơ địa của bé phù hợp với mẹo dân gian này thì hiệu quả nhanh và ngược lại.
Trong quá trình điều trị, các mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường như tình trạng bệnh không biến chuyển, vết thương trên da nặng hơn cần dừng ngay tất các các phương pháp điều trị và đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế gần nhất.
➤ Tìm hiểu thêm: Tổng hợp phương pháp điều trị chàm sữa cho trẻ
Nguồn: Tổng hợp