Bé bị chàm sữa, mẹ phải làm sao?

Hiện tượng chàm sữa ở trẻ sơ sinh là một trong các bệnh ngoài da thường hay xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với các trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Theo thống kê của ngành y tế thì có khoảng 20% bé bị chàm sữa sau khi sinh. Vậy khi bé bị mắc chàm sữa, mẹ phải làm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tại sao cha mẹ cần phải tìm hiểu về bệnh chàm sữa?

1. Tại sao cha mẹ cần phải tìm hiểu về bệnh chàm sữa? 1
Cha mẹ cần hiểu bệnh chàm sữa giúp ứng phó kịp thời khi con mắc bệnh.

Nuôi con là trải nghiệm đầy thú vị nhưng cũng vô cùng gian nan của các bậc làm cha làm mẹ. Khi con khỏe mạnh, phát triển bình thường, mọi thứ sẽ thật êm đềm. Nhưng khi con ốm đau, bệnh tật, dù chỉ là những bệnh ngoài da thông thường như chàm sữa cũng khiến cha mẹ sốt sắng không yên, “vái tứ phương” để mong tìm được cách chữa.

Theo thống kê, tỷ lệ chàm sữa ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 20%, tức là cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 20 bé bị bệnh. Trong số đó có đến 60% số trẻ mắc chàm sẽ phát triển trước 1 tuổi. Phổ biến là như vậy, nhưng có tới 90% các bậc cha mẹ lại không hề có chút kiến thức nào về bệnh lý này, thậm chí còn không biết con đang mắc phải chàm sữa, dẫn đến áp dụng sai cách điều trị.

Chính vì sự thiếu hiểu biết này đã dẫn tới nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Do đó, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết về chàm sữa giúp ứng phó kịp thời khi con mắc bệnh.

2. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh

2. Chàm sữa ở trẻ sơ sinh 1
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa hay còn được dân gian gọi là lác sữa là một dạng chàm thể tạng. Đây là tình trạng bệnh bị viêm da mạn tính, không có khả năng lây lan nhưng hay tái phát nhiều lần.

Bệnh có những biểu hiện chung là khô da, đỏ và ngứa. Các vết mẩn đỏ không chỉ xuất hiện trên mặt mà còn ở nếp gấp khuỷu tay, khuỷu chân, nặng hơn là lan tới khắp người.

Mỗi bé có biểu hiện nặng nhẹ khác nhau. Có bé ngứa nhiều, có bé lại ngứa ít hơn. Trường hợp nếu cha mẹ không biết cách vệ sinh sạch sẽ cho con sẽ khiến tình trạng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Mụn nước vỡ ra có thể tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

Chàm sữa tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng để lâu sẽ khiến cho trẻ khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của con.

3. Vì sao trẻ sơ sinh bị chàm sữa?

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở trẻ có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, di truyền cũng được xem yếu tố nguyên nhân gây nen chàm sữa. Khi cha mẹ của bé có tiểu sử mắc các bệnh về viêm da cơ địa, bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… thì con sinh ra có khả năng cao mắc chàm sữa.

Các chuyên gia da liễu chỉ ra rằng, chàm sữa xảy ra là sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Ngoài cơ địa dịa ững thì các chất gây dị ứng đế từ bên ngoài môi trường và thông thường cha mẹ có thể điều trị chàm sữa nhờ việc loại bỏ hết những tác nhân gây dị ứng này.

Những yếu tố gây làm tăng nguy cơ dị ứng dị ứng và khiến bệnh nặng thêm bao gồm:

  • Thức ăn: Đôi khi những vết chàm xuất hiện do bé ăn phải thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, sữa bò, trứng, đậu phộng, đồ dầu mỡ,…
  • Phấn hoa, khói thuốc: Mặc dù, chàm ở trẻ sơ sinh không phải là tình trạng di ứng với một số chất cố định, xong phấn hoa, khói thuốc có thể là tác nhân tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
  • Quần áo: Da trẻ bị chàm thường mỏng và nhạy cảm. Vì vậy, khi mặc quần áo chất liệu tổng hợp hoặc sợi len có thể gây kích ứng trên da.
  • Hóa mỹ phẩm: Tiếp xúc với các chất kích ứng da có trong các loại sữa tắm, xà bông, bột gặt, nước tẩy rửa,…
  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt là khó hậu lạnh, hanh khô làm tăng nguy cơ bùng phát chàm sữa ở trẻ.
  • Ngoài ra, lông động vật, thú nuôi cũng có thể gây dị ứng, làm bùng phát chàm sữa ở trẻ.

➤  Đọc chi tiết: Tổng hợp nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa

4. Phương pháp nhận biết biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh

4. Phương pháp nhận biết biểu hiện chàm sữa ở trẻ sơ sinh 1
Chàm sữa gây ra các vảy nhỏ li ti, chạm tay vào sẽ thấy thô ráp

Khi thấy làn da của trẻ có các dấu hiệu khác lạ, cha mẹ có thể dựa vào đó mà cân nhắc đưa ra các phán đoán về tình trạng viêm da dị ứng mà trẻ hiện đang mắc phải. Cụ thể:

  • Chạm vào vùng da bị dị ứng của trẻ thấy thô ráp, xuất hiện các vảy nhỏ, chấm nhỏ li ti trên da.
  • Mẹ sẽ thấy bé có thói quen thường xuyên gãi bởi cảm giác ngứa ngáy khiến bé khó chịu và hành động gãi ngứa giúp làm giảm nhanh cơn ngứa. Tuy nhiên hành động này có thể gây vỡ mụn nước, trợt da, tạp điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
  • Tổn thương khi bé bị chàm sữa thường xuất hiện trên mặt, kèm với đó là các vùng da trên trán, cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, đầu gối, cổ tay,…
  • Bệnh gây nên cảm giác khó chịu cho làn da khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, sút cân,…

☛ Dấu hiệu bé sơ sinh bị chàm sữa từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi: Xuất hiện những mảng hồng ban, sẩn, có mụn nước, ngứa, đóng mài. Vùng da bệnh thường vị trí ở 2 má, da đầu, cằm, trán và mặt duỗi cánh tay, khuỷu, đầu gối. Một vài trẻ bị nặng có thể lan toàn thân. Bệnh có thể khiến trẻ có các biểu hiện kèm theo như hay quấy khóc, ngủ ít. Với trẻ sơ sinh, trẻ có thể hay chà mặt hoặc đầu xuống gối hoặc quơ tay lên mặt.

☛ Triệu chứng bé bị chàm từ 2-10 tuổi: Thường có các mảng da khô ráp, rỉ dịch, đóng vảy, ngứa và dày da. Thường gặp ở vùng có nhiều nếp gấp trên cơ thể như mặt trước khuỷu, cổ tay, cổ chân.

5. Mẹ cần phải làm gì khi bé bị chàm sữa nặng?

Một trong những yếu tố tiên quyết khi phát hiện con mắc chàm sữa là cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để bôi lên da bé để tránh những hệ lụy không hay xảy ra với bé.

Bởi nhiều mẹ khi thấy con mình nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu liền nôn nóng tìm các loại thuốc bôi có chứa corticoid vì chúng có tác dụng lập tức lên vết thương, mang lại hiệu quả nhanh trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng, corticoid không tốt cho da trẻ. Việc lạm dụng thuốc bôi có chứa corticoid trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ khôn lường.

Dưới đây là một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng điều trị cho con khi phát hiện bé mắc chàm sữa:

Điều trị tại nhà

Khi phát hiện ra con mình bị chàm sữa nặng, các mẹ có thể tham khảo những cách xử lí tại nhà sau đây:

★ Chú ý tới chế độ dinh dưỡng

Điều trị tại nhà 1
Theo các chuyên gia da liễu thì rất nhiều trẻ nhỏ bùng phát chàm sữa do chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Chế độ dinh dưỡng của bé: Mẹ nên suy trì việc cho con bú trong thời gian lâu nhất có thể (ít nhất là 6 tháng đầu sau khi sinh) để cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật của bé. Thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ chất cho trẻ nhằm tăng cường sức khỏe và để bé phát triển toàn diện. Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Nên phong phú bữa ăn cho bé, khi chế biến thức ăn mẹ nên nấu nhừ giúp trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa bò, các hạt khô.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ:

  • Nên: Tăng cường ăn nhiều cá biển bổ sung ARA( chống lại tác nhân gây dị ứng), Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước
  • Không nên: Hạn chế ăn nội tạng, mỡ động vật, đồ ăn cay nóng. Các thực phẩm có thể gây ngứa cho trẻ như tôm, cua, gà,…

➤ Mẹ có thể tham khảo chi tiết qua bài viết: Bé bị chàm sữa mẹ nên ăn gì kiêng gì?

★ Bôi kem dưỡng ẩm cho bé

Điều trị tại nhà 2
Dưỡng ẩm cho da bé thường xuyên giúp tăng cường độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Nguyên nhân gây chàm sữa là do lớp màng bảo vệ da tổn thương khiến da khô, vì thế cha mẹ cần bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để cung cấp độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Một loại kem dưỡng ẩm có xuất xứ rõ ràng, không mùi, không dầu, ưu tiên những sản phẩm có chiết suất từ thiên nhiên hoặc sản phẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh sẽ là lựa chọn đúng đắn lúc này. Để chắc chắn hơn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành thoa cho bé.

Thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ là ngay sau khi tắm xong, vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao, rất dễ thẩm thấu. Mỗi ngày, mẹ có thể thoa cho bé 1 đến 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Thoa kem dưỡng ẩm vừa làm mềm da, vừa có thể khôi phục “hàng rào” bảo vệ da nhanh chóng.

★ Tắm bằng nước ấm

Vệ sinh sạch sẽ cho bé thông qua việc tắm rửa thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa và loại bỏ những nguy cơ gây nhiễm trùng da. Việc tắm rửa đúng cách góp phần điều trị bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.

Khi bé bị chàm sữa, làn da rất nhạy cảm, chính vì vậy mà cha mẹ cần phải chăm sóc kỹ hơn. Mẹ nên pha nước tắm hơi ấm, không dùng nước lạnh hoặc nước quá nóng vì có thể làm da bé bị khô và thêm khó chịu. Một bồn tắm ấm áp có pha chút tinh dầu tràm trà sẽ phát huy công dụng trong việc giảm ngứa, và làm sạch da cho cho bé khá hiệu quả.

Để đảm bảo nhiệt độ nước tắm phù hợp với bé, mẹ nên dùng cặp nhiệt độ để thử nhiệt độ trước khi cho bé vào tắm. Thời gian tắm không quá 10 phút và lưu ý không dùng tay hoặc khăn tắm chà xát vào những vùng da đang bị chàm sữa.

Một mẹo nữa có thể giảm ngứa là pha vào nước tắm vài muỗng cà phê bột yến mạch. Sau khi tắm, dùng một chiếc khăn bông sạch và thấm thật khô nước trên da bé. Môi trường ẩm ướt sẽ khiến cho chàm sữa có điều kiện phát triển nhanh hơn.

★ Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ bị chàm

Điều trị tại nhà 3
Sử dụng xà phòng riêng cho trẻ bị chàm

Một vấn đề cần chú ý là mẹ nên chọn những loại sữa tắm dành riêng cho bé bị chàm. Trên thị trường hiện có bày bán khá nhiều loại sữa tắm gội toàn thân dành cho trẻ bị chàm da, mẹ có thể tìm mua về để tắm bé hàng ngày. Lưu ý, hỏi kĩ bác sĩ trước khi dùng, tránh trường hợp da trẻ không phù hợp hoặc mua nhầm hàng kém chất lượng.

Trường hợp không tìm được những loại sữa tắm chuyên dụng cho bé bị chàm, mẹ có thể tìm mua các loại xà phòng dịu nhẹ, có chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm organic, ít hương liệu và dành cho da nhạy cảm. Đây cũng là một cách để có thể làm giảm chàm sữa trên da bé.

Mỗi tuần, mẹ chỉ nên tắm cho bé bằng xà phòng từ 3-4 lần, và phải pha thật loãng vào nước. Sau đó tắm bé lại với nước mát. Tuyệt đối không dùng những loại sữa tắm của người lớn hay những sản phẩm có quá nhiều bọt và hóa chất để tắm cho bé.

Lưu ý: Chỉ sử dụng xà phòng chà xát lên da khi bé bị lấm bẩn.

★ Lựa chọn trang phục thoáng mát

Chàm sữa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại khiến cho bé cảm thấy rất khó chịu, hay quấy khóc, biếng ăn và khó ngủ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển.

Một việc đơn giản mà mẹ vẫn hay quên, đó là chú ý đến quần áo của con mình. Đối với bé đang bị chàm sữa thì những trang phục thoáng mát, dễ chịu sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát.

Mẹ nên ưu tiên chọn cho trẻ những chất liệu bằng vải tự nhiên, cotton đồng thời tránh len sợi và các vật liệu khác khiến cho da dễ bị trầy xước.

Bên cạnh đó, bậc làm cha mẹ nên hình thành thói quen giặt thật sạch quần áo mới mua trước khi mặc. Việc làm này sẽ có thể loại bỏ bụi bẩn cùng các tác nhân gây hại bám vào quần áo (nếu có).

★ Tránh để trẻ cào gãi lên vùng da bị chàm

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị chàm sữa bố mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho con, đặc biệt là vệ sinh tay. Bởi chàm sữa có ngứa sẽ gây khó chịu, mà bé còn quá nhỏ chưa thể ý thức hết sự ảnh hưởng của việc gãi.

Việc bé cào gãi cho bớt ngứa sẽ làm trầy xước vùng da bị chàm, điều này làm tăng nguy cơ bội nhiễm ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý không để trẻ gãi, thay vào đó, phụ huynh có thể xoa nhẹ hoặc thử ấn đè lên da giúp làm giảm cảm giác ngứa cho trẻ. Ngoài ra, nhằm tránh tác hại do gãi các mẹ cần cắt ngắn móng tay hoặc cho trẻ mang bao tay khi ngủ.

★ Bôi Sodermix cream – kem hỗ trợ điều trị chàm sữa

Điều trị tại nhà 4

Có một số sản phẩm bôi ngoài da có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa mà không cần phải kê đơn như Sodermix Cream. Sản phẩm này có tác dụng hiệu quả hơn trong việc điều trị chàm sữa giúp làm giảm triệu chứng và phục hồi làn da bị tổn thương do chàm sữa ở trẻ.

Sodermix cream là giải pháp điều trị tại nhà KHÔNG CORTICOID cho trẻ bị chàm. Đây là sản phẩm đầu tiên và suy nhất có Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh vì vậy lành tính với mọi loại da. Kể cả đối tượng có làn da nhạy cảm như trẻ nhỏ hay phụ nữ mang bầu đều có thể an tâm sử dụng sản phẩm mà không cần lo về tác dụng phụ.

Ngoài ra, trong thành phần của Sodermix cũng có chứa dầu Paraffin có trong quả bơ cũng có tác dụng dưỡng ẩm làm mềm da và khôi phục phần da bị tổn thương của bé nhanh hơn.

➤  Tác dụng điều trị của sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa

Dù đây là sản phẩm không cần kê đơn xong mẹ cũng luôn phải kiểm tra kỹ hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng trước khi bôi lên da bé.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ 1
Trường hợp điều trị tại nhà không thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám cụ thể

Nếu sau 1 tuần áp dụng tất cả những phương pháp trên mà tình trạng chàm sữa trên da bé không có tiến triển khả quan, thì lúc này, tốt nhất mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khóa thăm khám và điều trị.

Sau khi được các bác sĩ thăm khám, các mẹ cũng luôn ghi nhớ làm theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời tái khám đúng hẹn (nếu có), uống thuốc đủ và đúng liều lượng.

Chàm sữa nặng cũng như chàm da thông thường, không phải là bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng vì nó mang lại cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nên các mẹ không nên xem thường. Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về căn bệnh này phụ huynh giải quyết được vấn đề “bé bị chàm sữa phải làm sao?”. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể đến gặp bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Nguồn: Sodermix.vn

Cập nhật lúc: 16/11/2023

Bài viết liên quan

Xem thêm »
anh-blog-800x450-1.png

Bài Đọc Nhiều Nhất

Loading...