29/05/2020 10:59
Bé bị chàm sữa ở má, trị như thế nào?
Chàm sữa có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể bé nhưng nó đặc biệt khó chịu, ngứa ngáy và đau đớn khi xuất hiện ở má vì tính nhạy cảm của da. Để điều chàm sữa ở má mau khỏi mà không để lại tổn thương trên da cha mẹ cần xác định nguyên nhân gây bệnh và áp dụng cách chăm sóc phù hợp.
➤ Tìm hiểu trước: Chàm sữa lác sữa ở trẻ nhỏ là bệnh gì?
Mục lục
1. Dấu hiệu cho thấy bé bị chàm ở má
Theo nghiên cứu, chàm sữa ở trẻ nhỏ là tình trạng xảy ra do hàng rào bảo vệ da bị tổn thương dẫn đến da khô, ngứa ngáy bong tróc vảy. Căn bệnh này ảnh hưởng đến 20% số trẻ em trên toàn thế giới. Trong đó, trẻ ở độ tuổi từ 2 tháng tuổi – 2 tuổi thường có nguy cơ bị chàm ở má cao nhất.
Các dấu hiệu giúp nhận biết chàm sữa ở má của bé:
- Chàm sữa ở má thường xuất hiện ở vị trí đối xứng 2 bên má
- Bầu má đỏ ửng, da khô và nứt nẻ. Khi chạm tay vào sẽ có cảm giác thô ráp chứ không hề mịn màng và có những vảy nhỏ li ti.
- Trên bề các mảng hồng bạn bắt đầu nổi những mụn nước nhỏ li ti, chúng có thể xuất hiện thành đám hoặc rải rác
- Mụn nước có xu hướng tự vỡ gây rỉ dịch hoặc chảy máu
- Sau một thời gian, những vết chàm vỡ sẽ để lại vảy trên da
- Ngứa ngáy là triệu chứng dai dẳng, kéo dài suốt trong khi bé bị chàm, do đó cha mẹ sẽ thấy bé hay có thói quen đưa tay lên dụi vào hai bên má cho bớt ngứa.
- Khi bị chàm sữa, bé rất nhạy cảm nên con thường cáu gắt, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú và mất ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Hầu hết trẻ bị chàm ở má sẽ tự khỏi trước khi bước vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên nếu không kiểm soát và điều trị đúng cách sẽ dễ gây nhiễm trùng do gãi ngứa tạo điều kiện cho các dị ứng xâm nhập vào da gây chàm. Từ đó bệnh sẽ trầm trọng và dễ tái phát nhiều lần, việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
➤ Có thể bạn muốn biết: Nhận biết chàm sữa ở trẻ bằng cách nào?
2. Nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa ở má
Nguyên nhân gây ra chàm sữa rất phức tạp và chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các chuyên khoa da liễu, chàm sữa ở má có sự liên quan đến sự kết hợp của hai yếu tố cơ địa dị ứng và những chất có khả năng gây dị ứng. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Cơ địa của trẻ dễ dị ứng, sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu tạo điều kiện cho các dị nguyên dễ dàng xâm nhập gây chàm ở trẻ.
- Do yếu tố di truyền: Trong gia đình có cha mẹ từng có tiền sử mắc các bệnh về viêm da cơ địa hay bị hen suyễn thì khả năng con cái sinh ra cũng mắc chàm cao hơn.
- Rối loạn tiêu hóa, dị ứng với thức ăn: Việc mẹ cho bé ăn quá nhiều độ dinh dưỡng khiến trẻ không thể hấp thụ hết hay trường hợp bé có thể dị ứng với một số thực phẩm như hải sản, đồ lên men khiến bé dễ bị chàm.
- Tiếp xúc với dị nguyên: Da của bé nhạy cảm, khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như mỹ phẩm, các chất tẩy rửa như xà phòng, nước giặt, dung môi công nghiệp,… khiến chàm khởi phát.
- Tác nhân bên ngoài: Phấn hoa, lông động vật, nấm mốc, khói thuốc lá hay sự thay đổi thời tiết cũng là các tác nhân có thể khiến chàm sữa ở trẻ bùng phát.
➤ Chi tiết hơn: Nguyên nhân gây ra tình trạng chàm ở trẻ
3. Bé bị chàm ở má có nguy hiểm không?
Chàm sữa xuất hiện trên má có thể khiến mẹ lo lắng, tuy nhiên tình trạng này xuất hiện nhiều ở trê sơ sonh và tương đối lành tính. Đa số các trường hợp trẻ sơ sinh bị chàm ở mặt đều không nguy hiểm đến tính mạng. Dù vậy các mẹ cũng không nên lơ là chủ quan có thể khiến tình trạng trở nên tệ hơn và gặp khó khăn trong quá trình điều trị.
Theo nhận định định của các chuyên gia, chàm ở má có thể tự xuất hiện hoặc do lây lan từ các vùng da lân cận. Tổn thương xuất hiện trên mặt gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ khiến trẻ mất tự tin về sau. Ngoài ra vùng da bị chàm rất thô và ngứa ngáy, trong khi gãi bé có thể tự làm tổn thương da của mình gây bội nhiễm và để lại sẹo.
Thông thường chàm sữa sẽ thuyên giảm và tự khỏi sau 2 tuổi – độ tuổi này sức đề kháng của trẻ đã phát triển hoàn thiện, bảo vệ trẻ trức tác động bên ngoài. Tuy nhiên sau 4 tuổi, nếu tình trạng các mảng đỏ thường xuyên tái phát nhiều lần và có chuyển biến xấu đồng nghĩa với việc nó đã trở thành một căn bệnh ngoài da mãn tính. Việc điều trị lúc này trở nên rất khó khăn, các tổn thương trên da sẽ đi theo trẻ suốt đời, ngoài ra còn lèm theo nhiều bệnh lí khác trên da.
Chính vì vậy, khi có những biểu hiện đáng nghi ngại xuất hiện trên hai gò má của bé, mẹ cần có những phương pháp điều trị đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh và tránh những biến hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
4. Điều trị chàm sữa ở má cho bé như thế nào?
Mục đích của quá trình điều trị chàm sữa trên má cho bé là bình thường hóa làn da đồng thời làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. Để điều trị thành công, đầu tiên các mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân ngọn nguồn vì sao bé bị nổi chàm, xác định xem tổn thương trên má bé đang ở mức độ nhẹ hay nặng. Tùy theo tình trạng bệnh mà cha mẹ áp dụng cách điều trị phù hợp.
Chữa chàm ở má mức độ nhẹ
Khi chàm ở má mới xuất hiện, cha mẹ không nên quá lo lắng có thể dẫn đến áp dụng sai cách điều trị làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, các mẹ có thể áp dụng một số cách điều trị làm giảm ngứa đơn giản như:
Luôn giữ vệ sinh vùng da ở má của bé được sạch sẽ bằng việc rửa mặt bằng nước ấm. Sau đó dùng khăn bông khô và sạch để lau khô nước. Một lưu ý khác, khăn mặt của bé cũng cần được làm sạch thường xuyên. Bởi, khăn mặt luôn ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho da mặt nhưng mắt thường không thể thấy được.
- Không sử dụng nước quá nóng để rửa mặt cho bé bởi nước quá nóng có thể khiến da bị khô ráp, dễ bị kích ứng, thậm chí có thể gây bỏng da.
- Không nên sử dụng sữa rửa mặt bở da trẻ yếu và mỏng dễ kích ứng với các thành phần có trong sản phẩm.
- Mẹ cần lựa chọn kỹ càng sản phẩm dưỡng ẩm da, đặc biệt là dưỡng ẩm cho vùng da mặt của bé. Nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, ít hương liệu, lành tính và an toàn với da của trẻ nhỏ. Thời điểm tốt nhất để bạn sử dụng chúng là vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và sau khi da mặt đã được làm sạch.
- Tránh để bé cào gãi hay chà sát lên má có thể khiến da trầy xước, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công gây hại cho da. Các mẹ tránh trường hợp này bằng cách cắt ngắn móng tay hoặc đeo bao tay cho trẻ.
- Chú ý cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn của cả mẹ và bé. Không ăn quá nhiều chất dinh dưỡng và tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng như tôm, cua, hải sản, các thực phẩm lên men,…
- Thường xuyên vệ sinh chăn đệm, ga gối để giữ cho nơi ở của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, ít vi khuẩn và các yếu tố gây dị ứng nhất.
Chữa chàm ở má mức độ nặng
Trường hợp bé bị chàm nặng hơn, mẹ cần đưa con đến bác sĩ để được khám và điều trị cụ thể. Lúc này bác sĩ có thể yêu cầu dùng một số loại thuốc bôi ngoài da đặc trị chàm trên má hoặc đề nghị sử dụng thuốc uống nếu có dấu hiệu nhiễm trùng da.
Một số loại thuốc bôi và thuốc uống được chỉ định điều trị bệnh chàm ở da mặt như:
- Thuốc mỡ Corticoid
- Kem Hydrocortisone
- Thuốc ức chế Calcineurin
- Thuốc kháng sinh (Tetracyclin, Erythromycin,…)
- Thuốc kháng Histamine H1
- Các loại thuốc khác: như nước muối sinh lý, hồ nước, thuốc bôi kháng nấm,…
Tất cả những thuốc liệt kê trên chỉ là tham khảo, các mẹ muốn dử dụng thuốc để điều trị chàm sữa ở má cho con cần khám và sử dụng đúng theo liều lượng, chỉ định của bác sĩ.. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để sử dụng cho con khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ vì các mẹ sẽ không biết hết được mức độ hiểm nguy mà nó có thể dẫn đến trên làn da mỏng manh của con.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Trẻ sơ sinh bị chàm sữa bôi thuốc gì? Mách mẹ cách chọn
SODERMIX® CREAM – giải pháp hiệu quả cho chàm sữa ở má của trẻ
Nếu cha mẹ đang phân vân không biết lựa chọn sản phẩm nào để trị chàm ở má cho trẻ mà không chứa corticoid thì Sodermix cream chính là câu trả lời chính xác cho các bậc phụ huynh lúc này.
Mẹ có thể yên tâm dùng SODERMIX® CREAM ngay cả trên má của bé bởi thành phần 100% tự nhiên, an toàn với da của trẻ. Chiết xuất từ cà chua xanh có chứa Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một loại enzyme chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể, do đó có tác dụng kiểm soát và ngăn chặn tức thời cảm giác ngứa, giảm triệu chứng khó chịu của chàm sữa ở trẻ.
Ngoài ra, trong thành phần của Sodermix còn có tinh dầu paraffin từ quả bơ làm giữ ẩm và phục hồi vùng da bị chàm. Để chàm trên má bé hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da của con, mẹ hãy sử dụng kem bôi sodermix ngay từ khi trẻ bắt đầu hình thành những triệu chứng chàm sửa trên da.
Công dụng của sản phẩm trong việc trị chàm sữa giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy và phục hồi tổn thương đã được chứng minh lâm sàng, được tin dùng với nhiều chuyên gia da liễu.
Xem thêm: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa
Kem bôi Sodermix có nguồn gốc xuất xứ từ Châu Âu và đến nay đã được phân phối đi nhiều nước. Nó đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong các dạng kem bôi hỗ trợ điều trị các triệu chứng của chàm sữa.
Để mua SODERMIX® tại nhà thuốc gần nhất, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua hàng Online (Giao hàng, thu tiền tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Phía trên là những thông tin cần thiết về bé bị chàm ở má mong rằng sẽ giúp các mẹ tìm ra hướng giải quyết an toàn nhất cho sức khỏe cho con . Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được các chuyên gia tư vấn.
Nguồn: Tổng hợp
-
30/05/2020 10:00
Chào bạn Phương, Sản phẩm kem bôi Sodermix của Pháp đã được nghiên cứu chứng minh an toàn có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh, và sau gần 10 ...[Xem thêm]