Chàm sữa có lây khi tiếp xúc không?
Bệnh chàm sữa là bệnh lý phổ biến xảy ra chủ yếu ở trẻ em trong giai đoạn trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm cho bé nhưng lại ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ vì các vùng mụn đỏ li ti, ngứa rát và khó chịu. Điều lo lắng là nhiều phụ huynh có con nhỏ bị chàm sữa băn khoăn là liệu chàm sữa có lây khi tiếp xúc không? Để trả lời cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Độ tuổi trẻ dễ mắc chàm sữa
Chàm sữa hiện nay là một trong hững căn bệnh về da tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhơ nhưng đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu hoành hành dai dẳng và khó dứt điểm.
Bệnh chàm sữa là tình trạng viêm da kèm theo mụn nước li ti, có thể bị ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, da khô dần trở nên bong tróc, nứt nẻ thậm chí dẫn đến chảy máu rất khó chịu.
Chàm sữa thường gặp nhiều nhất ở độ tuổi từ 2 tuần đến 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm. Lúc này, hệ miễn dịch của con còn non yếu, không chống cự được các tác nhân gây dị ứng tấn công. Đó là lí do khiến chàm sữa phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Theo số liệu thống kê, chàm sữa ảnh hưởng đến 20% trẻ em. Nghĩa là cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 20 bé bị bệnh. Trong số đó có đến 60% số trẻ mắc chàm sẽ phát triển trước 1 tuổi.
Tuy khởi phát sớm xong bệnh có xu hướng thuyên giảm khi trẻ lớn lên. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi khi trẻ hơn 2 tuổi vì lúc này hệ thống miễn dịch của con đã dần hoàn thiện. Nếu sau 4 tuổi,các triệu chứng của bệnh chàm vẫn không thuyên giảm, khả năng cao nó sẽ chuyển thành chàm thể tạng và đeo đẳng con suốt đời.
➤ Đọc thêm: Dấu hiệu chàm sữa giúp mẹ nhận biết phân biệt với bệnh khác!
2. Chàm sữa có lây qua tiếp xúc không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu hàng đầu, nguyên nhân gây chàm sữa là do sức đề kháng củ trẻ còn yếu hoặc do các yếu tố ngoại giới như: môi trường ô nhiễm, thời tiết diễn biến đột ngột, dị ứng hóa chất,… Bệnh không do bất kì một loại virus nào gây ra. Vì vậy, chàm sữa hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.
Mặc dù, chàm sữa là bệnh mạn tính, khó chữa trị dứt điểm mà còn gây ra nhiều tổn thương trên da, nhìn có phấn đáng sợ nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào nói về khả năng lây kan của chàm sữa, nghĩa là nó không thể lây từ trẻ này sang trẻ khác dù tiếp xúc trực tiếp.
Bởi vậy, trẻ mắc chàm sữa hoàn toàn có thể chơi đùa hay sinh hoạt chung với người thân và những trẻ khỏe mạnh bình thường khác mà không lo đến vấn đề lây nhiễm.
Vấn đề cân lưu ý ở đây, tuy chàm chữa không lây từ bé này sang bé khác qua tiếp xúc trực tiếp, song bệnh lại có khả năng lan ra các vùng da khác trên cơ thể. Nhất là khi con có thói quen cào gãi khiến mụn nước vỡ ra. Hành động này làm những mụn nước vỡ ra, dịch từ mụn nước lây sang vùng da khác rồi phát triển tạo thành vùng da nhiễm bệnh mới.
Như vậy, dù chàm sữa không có khả năng lây nhiễm và không nguy hiểm đến tính mạng của con nhưng các bậc phụ huynh không được coi nhẹ bệnh này. Chàm sữa cần được xử lí sớm đến tránh vùng chàm lan rộng trên cơ thể khiến bé khó chịu. Đồng thời, càng để lâu bệnh càng khó được khắc phục, gây ra nhiều biến chứng xấu trên da con. Cách tốt nhất là mẹ nên điều trị cho con càng sớm càng tốt.
3. Nguyên nhân làm chàm sữa phát triển
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm rất phức tạp và vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, bác sĩ da liễu thấy rằng chàm sữa khởi phát là do sự kết hợp giữa yếu tố bên trong cơ thể và các tác nhân bên ngoài môi trường bao gồm:
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể khiến cho bệnh chàm sữa phát triển. Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình từng có tiền sử bệnh nấm da như chàm, mề đay, hắc lào,… thì bé có tỷ lệ cao sẽ mắc chàm sữa.
Theo số liệu thống kê cho thấy, 73% trẻ em bị chàm sữa có tiền sử gia đình mắc các bệnh về viêm da cơ địa.
Hệ miễn dịch của trẻ
Hệ miễn dịch kém là yếu tố dễ khiến cho trẻ mắc nhiều bệnh, trong đó có chàm sữa. Hàng rào bảo vệ da của trẻ có liên quan mật thiết đến sức đề kháng. Do đó, những vấn đề liên quan đến sức đề kháng như mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt hoặc dư thừa các vi chất cũng có thể gây ra tình trạng kích ứng da.
Cơ địa của mỗi bé
Nguyên nhân do cơ địa là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh chàm sữa. Những trẻ nhỏ có cơ địa mẫn cảm, da bị khô,… thường dễ mắc phải những bệnh ngoài da như chàm sữa.
Ngoài ra, những trẻ bị rối loạn chức năng cơ thể như rối loạn thần kinh, rối loạn đường tiêu hóa hoặc bài tiết cũng có nguy cơ mắc bệnh chàm rất cao.
Tiếp xúc với dị nguyên
Bên cạnh những nguyên nhân do di truyền, cơ địa từng bé là những nguyên nhân không thể thay đổi được khiến bé bị chàm thì còn nhiều tác nhân bên ngoài khác cũng gây ra bệnh chàm sữa được y học ghi nhận như:
- Dị ứng với lông thú cưng như chó, mèo.
- Dị ứng với các loại hóa chất, làm kích ứng da như: thuốc nhuộm, bột giặt, xà bông, nước hoa …
- Quần áo, khăn tắm được làm bằng sợi vải thô như len, sợi tổng hợp,… chà xát lên da bé gây kích ứng da do da của trẻ thường mỏng và nhạy cảm.
- Nơi bé chơi có các tấm thảm, đệm, gối lâu ngày không vệ sinh làm tích tụ mầm bệnh nấm mốc, vi khuẩn.
➤ Các mẹ có thể đọc chi tiết tại bài: Tổng hợp nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa
4. Mách mẹ cách phòng ngừa chàm sữa lan rộng trên da.
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh chàm có lây không? Có chữa được không? Các mẹ cũng nên tìm hiểu chi tiết về cách phòng tránh để bệnh chàm không lây lan trên da của bé.
Dưới đây là một số cách giúp ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ chàm sữa tái phát, bao gồm:
- Thường xuyên vệ sinh cho bé sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày. Lưu ý nên tắm cho trẻ bằng nước ấm làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Tốt nhất mẹ nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đảm bảo an toàn và lành tính cho da của con. Không nên sử dụng các loại dầu gội, xà phòng tắm hóa chất vì chúng dễ gây kích ứng cho da trẻ.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho bé: Nguyên nhân gây chàm sữa là do lớp màng bảo vệ da tổn thương khiến da khô, vì thế cha mẹ cần bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên để cung cấp độ ẩm cần thiết và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Nên bôi kem dưỡng ẩm 1-2 lần một ngày. Thời điểm thích hợp để thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ là ngay sau khi tắm xong, vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao, rất dễ thẩm thấu. (➤ Đọc thêm: Cách chọn kem dưỡng ẩm cho trẻ bị chàm)
- Tránh ăn thực phẩm gây dị ứng: Với trẻ sơ sinh, chế độ ăn cho mẹ hay cho bé đều quan trọng vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho trẻ trong thời kì đầu. Tốt nhất mẹ nên để trẻ sử dụng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu, Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ cho bé tập ăn dần từ các mon thanh đạm, nhiều chất xơ. Tránh những thực phẩm có nguy cơ gây sị ứng như hải sản, trứng, các loại thực phẩm lên men,…
- Tránh để trẻ cào gãi: Việc bé cào gãi cho bớt ngứa sẽ làm trầy xước vùng da bị chàm, điều này làm tăng nguy cơ bội nhiễm ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý không để trẻ gãi, thay vào đó, phụ huynh có thể xoa nhẹ hoặc thử ấn đè lên da giúp làm giảm cảm giác ngứa cho trẻ. Ngoài ra, nhằm tránh tác hại do gãi các mẹ cần cắt ngắn móng tay hay cho trẻ mang bao tay khi ngủ.
- Tránh không cho bé tiếp xúc với các dị nguyên có nguy cơ gây dị ứng như: mỹ phẩm, phấn hoa, lông động vật, cao su, các loại hóa chất độc hại,…
- Quần áo rộng rãi: Lựa chọn trang phục thoáng mát là việc đơn giản giúp cha mẹ điều trị chàm sữa cho bé. Tránh mặc đồ chật và các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp vì chúng có thể gây bí tắc hay cọ sát vào xùng da bị chàm khiến tình trạng tệ hơn. Cha mẹ nên lựa chọn quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi từ các loại vải sợi mềm, sợi lanh, cotton 100%, bông nhẹ.
- Giữ cho nơi ở của trẻ luôn phải sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của trẻ. Môi trường trẻ tiếp xúc cần phải thoáng, không khói thuốc, không thú nuôi, không bụi bẩn.
5. Sodermix Cream – Giải pháp cho làn da bị chàm sữa ở trẻ nhỏ.
Vì chàm là một bệnh ngoài da nên cũng có thể dùng loại thuốc bôi. Nhưng trẻ sơ sinh bị chàm sữa bôi thuốc gì cho hiệu quả? Nhiều mẹ khi thấy con mình nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu liền nôn nóng tìm mọi cách để “đánh đuổi” chúng đi. Do đó, cha mẹ thường chọn những thuốc có tác dụng nhanh chóng.
Tuy nhiên, những loại thuốc có tác dụng nhanh thường có chứa corticoid, sẽ không tốt cho làn da của trẻ. Da có trẻ mỏng và dễ bị kích ứng, khi bôi corticosteroid lâu ngày sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nhiễm trùng, teo da, mất màu da, da bé nhiễm nấm.
Kem bôi để điều trị chàm sữa cho trẻ nên là sản phẩm chiết xuất từ thảo dược hoặc có nguồn gốc tự nhiên để an toàn cho làn da của trẻ. Vì vậy, phụ huynh có thể tham khảo Sodermix Cream.
SODERMIX® là kem bôi độc đáo không chứa corticoid. Sản phẩm với thành phần được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, tuyệt đối an toàn và lành tính đối với làn da nhạy cảm, kể cả trẻ nhỏ lẫn phụ nữ có thai. Do đó, mẹ hoàn toàn an tâm khi sử dụng Sodermix cho con bị chàm sữa trong thời gian dài.
Sodermix là một dạng kem dưỡng nhưng lại có tác dụng không thề thua các loại thuốc đặc trị trong quá trình trị chàm sữa. Với công thức độc đáo bổ sung enzyme Superoxide Dismutase (SOD) – một chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể có chiết xuất từ cà chua xanh. Enzyme này có tác dụng trung hòa các gốc tự do – điều này tác động trực tiếp lên nguyên nhân hình thành chàm sữa. Từ đó nhanh chóng làm giảm các trứng ngứa ngáy đồng thời cải thiện hiệu quả tình trạng chàm sữa trên da bé.
Ngoài ra, trong thành phần của Sodermix còn có tinh dầu paraffin từ quả bơ làm giữ ẩm và phục hồi vùng da bị chàm. Để chàm trên má bé hết nhanh chóng, không để lại tổn thương gây mất thẩm mỹ trên da của con, mẹ hãy sử dụng kem bôi sodermix ngay từ khi trẻ bắt đầu hình thành những triệu chứng chàm sửa trên da để ngăn chặn tức thời sự tiến triển của vùng chàm da.
Xem thêm tại đây: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa
Để mua SODERMIX® tại nhà thuốc gần nhất, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua hàng Online (Giao hàng, thu tiền tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
Như vậy, bài viết trên đã giúp mẹ giải đáp chi tiết câu hỏi: Chàm sữa có có lây khi tiếp xúc không? Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gợi ý tới phụ huynh một số cách hiệu quả giúp phòng tránh chàm sữa lan rộng trên da bé. Vì tính chất dai dẳng, mãn tính của bệnh lý này, tốt nhất mẹ nên sớm cho bé thăm khám tạo các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục phù hợp nhất, tránh để bệnh tiến triển dai dẳng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.
Nguồn: Sodermix.vn