Chàm sữa bội nhiễm ở trẻ em. Những thông tin cha mẹ cần biết
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý phổ biến, xong chàm sữa bội nhiễm lại gây nhiều nguy hiểm cho bé. Khác với chàm sữa, chàm bội nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nêu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Chàm sữa bội nhiễm là gì?
Trước khi tìm hiểu về chàm sữa bội nhiễm, các bậc phụ huynh cần biết “Chàm sữa là bệnh gì?”.
Chàm sữa ở trẻ nhỏ là một bệnh lí trên da rất phổ biến, nghiên cứu cho thấy có 20% trẻ em trên thế giới mắc căn bệnh này. Chàm sữa thường khởi phát ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi, đặc biệt là những trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng yếu. Tổn thương trên da do chàm sữa mang lại đặc trưng bởi các phát ban đỏ, ngứa ngáy, da khô, bong tróc da, nứt nẻ và thậm chí là loét da.
Chàm sữa bội nhiễm là thể nặng hơn của chàm sữa. Khi bé cào gãi khiến da bị trầy xước, điều này khiến da bị mở, tạo điều kiện cho virus và khi khuẩn xâm nhập vào da gây nhiễm trùng. Tình trạng này được xem là một biến chứng của chàm sữa và được gọi là chàm sữa bội nhiễm.
Chàm sữa bội nhiễm thường gồm 2 giai đoạn chính:
- Giai đoạn cấp tính: Đây là giai đoạn đầu khi mới khởi phát, bệnh sẽ có những dấu hiệu như xuất hiện cảm giác ngứa ngáy khó chịu kèm theo mụn nước dày đặc trên da, nền da đỏ ửng bị phù nề do bị viêm. Các mụn này ngay sau đó sẽ rất nhanh bị vỡ ra và chảy nước vàng gây dày sừng.
- Giai đoạn mãn tính: Ở giai đoạn này, bệnh sẽ kéo dài và các triệu chứng thường xuyên lặp đi lặp lại, lúc này chàm sữa bội nhiễm có thể gây tổn thương da nghiêm trọng và gây nghiễm trùng. Chàm sữa bội nhiễm có thể kéo dài sau 1 tháng, vì vậy mà mẹ cần đưa con đến khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Điều quan trọng đối với phụ huynh khi chăm sóc trẻ em bị bệnh chàm sữa bội nhiễm là phải biết nguyên nhân gây ra bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng và lựa chọn điều trị nào phù hợp nhất với tình trạng bệnh của trẻ.
2. Nguyên nhân gây chàm sữa bội nhiễm
Để điều trị chàm sữa bội nhiễm hiệu quả, trước tiên cha mẹ cần biết rõ nguyên nhân vì sao con bị bệnh lý này. Chàm sữa bội nhiễm được gây ra bởi nhiều loại virus, vi khuẩn hoặc nấm, bao gồm:
- Tụ cầu vàng: Đây là một loại vi khuẩn được tìm thấy trên da của hầu hết những người bị chàm. Nó phát triển mạnh khi vết chàm xuất hiện tình trạng rỉ nước hoặc mụn nước bị vỡ ra. Trường hợp trẻ bị nhiễm tụ cầu vàng, bệnh chàm sữa sẽ lây lan nhanh hơn, việc chữa lành cũng trở nên khó khăn hơn.
- Nấm: Trường hợp da bé bị nhiễm nấm cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên chàm sữa bội nhiễm. Nấm da có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên chúng thường xuất hiện nhiều ở những vùng da có ngấn, nếp gấp và kẽ chân.
- Virus hepes simplex: Virus này thường gây ra những biểu hiện như mụn rộp, lở miệng hay môi. Ngoài ra, chúng cũng có thể gây nhiễm trùng ở trẻ bị bệnh chàm. Do đó, khi bé bị chàm sữa, tốt nhất mẹ không nên để con tiếp xúc với những người có biểu hiện trên. Nếu không được chuẩn đoán và chính xác và điều trị kịp thời bằng các loại thuốc kháng virus, nó có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến mù lòa hoặc tử vong.
Ngoài ra, một số các yếu tố liên quan cũng làm tăng nguy cơ mắc chàm sữa bội nhiễm, bao gồm:
- Do sức đề kháng: Sức đề kháng ở trẻ nhỏ thường yếu, hệ miễn dịch không chống lại được các tác nhân gây bệnh, từ đó dễ dàng để cho chàm tấn công và phát triển nhanh chóng thành bội nhiễm.
- Do cơ địa của trẻ: Những bé có làn da khô thường hay bị chàm bội nhiễm hơn các trẻ khác. Bởi da khô nghèo lipid và các dưỡng chất khác, cấu trúc da cũng khiến cho các vi khuẩn, nấm xâm nhập dễ dàng. Do đó, nếu như trẻ có làn da khô thì khả năng mắc bệnh chàm cũng như các bệnh về da khác lên tới 80%.
- Do yếu tố di truyền: Khi cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh chàm bội nhiễm hoặc các bệnh về da khác thì chắc chắn con cái cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
- Do da bị kích ứng, dị ứng: Làn da của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các tác nhân như: hóa chất, mỹ phẩm, động vật; quần áo làm từ len hay vải vợi tổng hợp…
- Do vệ sinh kém: Môi trường xung quanh, nơi ở, chăn ga gối đệm… luôn rình rập những hiểm nguy cho làn da của trẻ, trong đó có chàm bội nhiễm. Bụi bẩn và các loại nấm, vi khuẩn luôn tồn tại trong không khí cũng như các vật dụng hàng ngày của trẻ, từ đó dẫn đến bệnh chàm dần “ăn sâu” vào cơ thể của các bé, lâu ngày gây ra tình trạng bội nhiễm.
➤ Bài viết liên quan: Tổng hợp nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa
3. Biểu hiện của chàm sữa bội nhiễm
Giống như những bệnh lý khác, chàm sữa bội nhiễm cũng cần có thời gian phát bệnh. Thông thường, các triệu chứng của chàm sữa bội nhiễm không xuất hiện ngay mà phát sinh từ 5-12 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Do đó, cha mẹ có thể quan sát và nhận diện bệnh thông qua các biểu hiện trên da bé.
Dưới đây là một số triệu chứng khi bé mắc chàm sữa bội nhiễm, bao gồm:
- Da nóng rát, ngứa và ửng đỏ: Da trẻ xuất hiện những vùng da bị viêm đổ theo mảng ở mặt, cổ, tay chân kèm theo là cảm giác ngứa ngáy khiến con khó chịu, thường đưa tay lên mặt để gãi dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, viêm loét.
- Da đỏ, nổi nhiều mụn nước: Ở những vùng da bị đỏ, mụn nước bắt đầu xuất hiện, mụn nông, nhỏ li ti, mọc thành từng cụm và lan ra các vùng da xung quanh. Mụn nước này thường gây ngứa dữ dội và có xu hướng tự vỡ. Khi vỡ, chúng rỉ dịch vàng, sưng viêm khiến gây ra đau đớn ở trẻ.
- Da lở loét: Sau khi mụn nước vỡ, rỉ dịch vàng, nếu không được chăm sóc đúng cách, da con có thể xuất hiện mủ dịch trắng hoặc vàng, lở loét nghiêm trọng. Điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng máu cao, tát nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.
- Da bong tróc: Trường hợp mụn nước vỡ ra, ba mẹ biết cách chăm sóc hợp lí, mụn nước sẽ kho lại, đóng vảy. Sau một thời gian, vùng da bị chàm sẽ tự động bong tróc vảy, lớp da bên trong khô hơn so với những vùng da xung quanh.
- Trong trường hợp bệnh phát triển nặng hơn, bé có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, sốt, ớn lạnh, đau nhức và mệt mỏi. Những triệu chứng này phát sinh trong thời gian da xuất hiện mụn nước.
4. Điều trị chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây ra chàm sữa bội nhiễm là vi khuẩn, virus hay nấm nên khi gặp điều kiện thích hợp, bệnh sẽ bùng phát và thường kéo dài từ 2-6 tuần. Vì vậy, để an toàn cho bé, các mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà mà nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ để có các điều trị tốt nhất, dứt điểm, tránh tái diễn nhiều lần.
Thông thường, nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus, bác sĩ có thể chỉ định dùng toa thuốc kháng virus.
Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh uống hoặc tại chỗ, ưu tiên chọn loại kháng sinh có hoạt tính lên tụ cầu vàng như cephalexin, cefadroxyl, oxacillin, erythromycin. Liều lượng, thời điểm dùng thuốc cũng như thời gian dùng thuốc cần tuân thủ nghiêm theo hướng dẫn của bác sĩ vì nếu dùng không đúng liều cũng như đủ thời gian không những không điều trị khỏi bệnh mà còn làm cho bệnh khó điều trị hơn.
Trường hợp, nguyên nhân gây bệnh là nấm, trẻ có thể được chỉ định các loại kháng sinh trị nấm uống hoặc bôi tại chỗ.
Ngoài ra, chàm sữa bội nhiễm có thể điều trị bằng các loại kem trong trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, đa phần các loại kem này đều có chứa steroid nhằm giảm sưng đỏ, nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng mỏng da, sạm da, teo da, nhiễm nấm… Thường dùng là hydrocortisol 1% hoặc clobetasol butyrate 0,05% thoa ngày 1-2 lần.
Trường hợp, mẹ sử dụng những loại thuốc bôi có chứa steroid mà lo sợ tác dụng phụ có thể xảy ra, thì mẹ có thể tham khảo kem bôi chàm sữa Sodermix cream.
Sodermix cream là giải pháp điều trị tại nhà KHÔNG CORTICOID cho trẻ bị chàm. Đây là sản phẩm đầu tiên và suy nhất có Enzyme Superoxide Dismutase (SOD) tự nhiên từ chiết xuất cà chua xanh vì vậy lành tính với mọi loại da. Kể cả đối tượng có làn da nhạy cảm như trẻ nhỏ hay phụ nữ mang bầu đều có thể an tâm sử dụng sản phẩm mà không cần lo về tác dụng phụ.
Ngoài ra, trong thành phần của Sodermix cũng có chứa dầu Paraffin có trong quả bơ cũng có tác dụng dưỡng ẩm làm mềm da và khôi phục phần da bị tổn thương của bé nhanh hơn.
➤ Tác dụng điều trị của sản phẩm đã được kiểm nghiệm lâm sàng: SODERMIX® cải thiện đến 90% tổn thương da ở trẻ em bị viêm da cơ địa
Để tìm nhà thuốc gần nhất bán SODERMIX®, bạn xem TẠI ĐÂY
Để đặt mua SODERMIX® (Giao hàng, thanh toán tại nhà), bạn xem TẠI ĐÂY
5. Cách chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa bội nhiễm
Ngoài việc sử dụng thuốc thì mẹ cần kết hợp thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà. Điều này vừa đem lại hiệu quả tốt trong việc điều trị vừa ngăn ngừa bệnh tái phát ở trẻ nhỏ.
Dưới đây là một số điều phụ huynh cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm sữa bội nhiễm:
- Tuyệt đối không để bé cào gãi lên vùng da bị chàm, vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng làm tình trạng bệnh của bé tồi tệ hơn. Mẹ có thể cắt móng tay cho bé thường xuyên hoặc đeo bao tay cho con trong lúc ngủ để tránh tình trạng bé cào vào da gây tổn thương.
- Việc giữ vệ sinh da sạch sẽ cũng là điều quan trọng giúp mẹ kiểm soát tốt tình trạng bệnh của con. Bằng cách tắm rửa thường xuyên, ưu tiên tắm bằng nước ấm và sử dụng các loại xà phòng dịu nhẹ dành riêng cho da chàm,… Những điều này giúp đem lại hiệu quả tốt trong quá trình điều trị chàm sữa bội nhiễm ở trẻ nhỏ.
- Với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng hoặc đang trong thời gian bị chàm sữa, tuyệt đối, mẹ không cho con tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây bệnh như mỹ phẩm, hoá chất tẩy rửa, cao su,…
- Xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con. Đối với những bé còn đang ăn sữa mẹ, các mẹ nên ăn nhiều cá biển để tăng chất ARA, chất này có tác dụng giúp trẻ chống lại dị ứng. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế tối đa các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho con như: hải sản (tôm, cua, hàu,…), nội tạng động vật, trứng, sữa động vật và các chế phẩm từ sữa.
- Có thể mẹ không biết, trang phục bé mặc hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân khiến chàm sữa bội nhiễm ở trẻ bùng phát. Nếu không biết lựa chọn, quần áo có chất liệu bằng len, dạ, sợi tổng hợp dễ gây bí tắc da bé, điều này vô tình trở thành nguyên nhân khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng nề hơn. Do đó, mẹ cần lưu ý trong việc lựa chọn trang phục cho con, ưu tiên những loại quần áo mềm, sợi lanh dễ thấm hút mồ hôi, rộng rãi, thoáng mát để tránh làm tổn thương da bé.
- Giữ cho da bé luôn khô, tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt bằng cách thay tã lót cho bé ít nhất 3 lần/ngày. Điều này vừa giúp bé dễ chịu, hoạt động thoải máu vừa tránh gây bí da bé làm giảm nguy cơ bùng phát chàm sữa ở trẻ.
- Môi trường xung quanh bé cũng quan trọng. Luôn luôn giữ cho môi trường sinh sống của bé được sạch sẽ bằng cách vệ sinh nhà cửa, chăn, đệm, gối, da giường và đồ chơi của con.
➤ Mẹ có thể tham khảo thêm: Bé bị chàm sữa, mẹ phải làm sao?
Chàm bội nhiễm ở trẻ em là một bệnh ngoài da phổ biến. Cha mẹ cần phát hiện sớm các triệu chứng bệnh cũng như đưa trẻ đi khám để trị dứt điểm bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Ngoài ra, cha mẹ nên bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, không để trẻ phải chịu đựng những cơn ngứa ngáy, đau tức từ bệnh chàm bội nhiễm. Mong rằng với những thông tin trên, các bậc phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa cho con khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
Nguồn: Sodermix.vn